Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

HỌC TRÒ XUÂN ĐỈNH ( tiếp) Đường Văn


HỌC TRÒ XUÂN ĐỈNH ( tiếp)
Đường Văn
3

Năm học 1964 – 1965, năm học thứ 2 ở trường cấp 3 Xuân Đỉnh, chúng tôi lên học lớp 9A, chuyển sang đầu dãy nhà phía tây, vẫn thầy K. chủ nhiệm và dạy Sử, thầy Phan B. vẫn dạy Văn, thầy Vũ dạy Sinh, Tiến T:  Chính trị. Các thầy cô mới là thầy Ch. vui tính dạy Địa, cô Ph. gầy, dạy Lý, thầy H. tóc chải mượt, dạy Hóa và thầy Th. cao kều, quê ngay Xuân La, dạy Thể dục… Nhưng nhân sự học sinh thì thay đổi, xáo trộn khá nhiều. Nhóm  học sinh Liên Mạc: những B, Ba, Kh, Kha, Đư, QĐ… chuyển hết về học trường cấp 3 Minh Khai. Một số đứa bỏ học, xin đi làm công nhân hoặc nhập ngũ: PGB, KQ, PHT, Đào Đức Th. (Đông Ngạc), Đức L, Lê Ph. (Trèm). Vài đứa học yếu bị lưu ban: B. lang, T. ngoẹo, Ng. K, Ng T. Lê H… đồng thời lớp nhận vào mấy anh chị lưu ban từ lớp 9A năm ngoái: Xuân D, Phạm T, Lê B… Lớp trưởng B chuyển, lớp phó Phạm Công lên thay. Càng rất chi năng nổ, tích cực. Hình như Phạm Minh - bí thư Đoàn kiêm luôn lớp phó (?!) Lũ đầu đen - phó thường dân chúng tôi chứng kiến sự chuyển đổi lãnh đạo và cư dân ấy một cách thờ ơ, chẳng chút bận lòng. Chúng tôi thầm nghĩ: Đứa nào làm cán bộ chẳng thế! Đứa này đi thì đứa kia lại tới. Đều là bọn thổi tù và hàng tổng cho các thầy cô ấy mà! Đâu lại vào đấy cả thôi! Chúng tôi cứ suy nghĩ một cách tự thủ bàng quan và yếm thế, vô tri vô trách, hồn nhiên như vậy!

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

CHÙM THU MƯA


CHÙM THU MƯA

THƠ TRẦN TRUNG

1/THANH TÂN
Mưa như rút ruột của trời
Nước trao tới đất-mát lời
xa xôi.
Nụ hôn chan chứa
Đất-Trời,
Như Tình-Yêu...
Mãi muôn đời thanh tân.

2/MƯA THU
Sao thu nhón gót
qua nhanh !?
Mưa thu mát
mướt lá cành...
Thu qua.

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

HỌC TRÒ XUÂN ĐỈNH ( tiếp)


HỌC TRÒ XUÂ ĐỈNH ( tiếp)
Đường Văn
2

Tôi trúng tuyển kỳ thi vào lớp 8 với kết quả cao. Đứng thứ nhì sau Lê T. (17 điểm) quê xứ Nghệ (50 năm qua, chúng tôi không biết tin tức gì của gã!?) Riêng môn Làm văn, tôi đạt điểm cao nhất: 9 điểm. Toán: 7. Cộng 16 điểm.  Điểm chuẩn vào trường, đâu có 12 điểm. Lòng thầm tự hào: ra mình thi cũng chẳng đến nỗi nào!
Lớp 8A chúng tôi năm ấy có khoảng gần 50 đứa, được chia làm 4 tổ. Tổ 1, 2 gồm học sinh ở Đông Ngạc – Vẽ - Liên Ngạc – Bãi Hoa, tổ 3: gồm bọn ở Trèm – Thụy Phương – Liên Mạc, tổ 4: cư dân sở tại Xuân Đỉnh (Giàn – Cáo). Lớp 8B tập hợp học sinh các xã Nhật Tân, Xuân La, Phú Thượng, Bưởi… 8C gồm toàn bọn học trò 19 thôn, làng Noi, xã Cổ Nhuế.
Lớp trưởng được tập thể bầu là Nguyễn Hữu B – người làng Mạc (Liên Mạc). Gã hơn tôi độ 4, 5 tuổi. B. học thường nhưng tính tình vui vẻ, dễ dãi, hòa mình với bạn bè. Chỉ năm sau, hắn bỏ học, đi bộ đội, thành lái xe, rồi chuyển ngành, rồi phục viên, chuyển sang nghề mới hái ra tiền: nghề thầy cúng, viết sớ thuê. Ít năm gần đây, trong 3 ngày lễ hội Đình Trèm, lại thấy B ta áo the, khăn sếp, kéo nhị, gảy đàn súng sính, dẫn rượu đi giữa đội bát âm trong những cuộc rước nước, rước văn. Trong ngoài lục thập thì B không may thất ngẫu! (Vợ B vốn khỏe mạnh, xởi lởi. Vậy mà trời không cho thọ!). Vài năm sau, B tục huyền. Cô vợ mới người mãi đâu tận Phú Diễn, Minh Khai, trẻ hơn chồng cả chục tuổi, tính tình cũng nhanh nhẹn, vui vẻ, chiều chồng và hiếu khách, tỏ ra quý bạn chồng. Ấy là cảm nhận đầu tiên về cô vợ mới của B, của mấy đứa chúng tôi, những ĐV, Ng, H, KL, Kh, ChĐ, D… sau khi ăn cỗ cưới con trai đồng môn NVKh, nhận lời mời của cựu lớp trưởng 8A thuở nào, vào nhà hắn chơi, uống nước mát cho rã rượu. Hai vợ chồng hắn bây giờ ở riêng một nhà, bên cạnh là đất, nhà đã chia hết cho các con. Mỗi đứa một mảnh. Hai ông bà già tha hồ rảnh rang mà chăm sóc, tình tự bên nhau, ríu rít, ngọt ngào như đôi chim cu lão, tình tứ, duyên dáng đáo để! Trong câu chuyện hàn huyên, chúng tôi vẫn nghe tiếng cười khơ khơ, như là vô lo, vui vẻ, hào phóng của 1 U80 thi thoảng lại tự hào, liếc liếc sang bà xã mới đang sẽ sàng ngồi bên cạnh! Tôi quay sang HNG và CHĐ:

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

LỜI GIỚI THIỆU cuốn Thánh thơ Cao Bá Quát


LỜI GIỚI THIỆU cuốn Thánh thơ Cao Bá Quát

Nguyễn Trãi (1380-1442), Nguyễn Du (1765-1820), Cao Bá Quát (1808-1855), đều là những nhà thơ lớn của dân tộc. Mỗi người có hoàn cảnh và vai trò lịch sử riêng, có số phận riêng, nhưng có chung một điểm giống nhau, đó chính là lòng yêu nước thương dân vô bờ bến. Sự nghiệp văn chương của họ thật lớn lao, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, non sông đất nước ta.
            Từ mấy năm nay, Nhà giáo, Nhà thơ, Nhà nghiên cứu và phê bình văn học Vũ Bình Lục đã để nhiều công sức tuyển chọn, dịch thơ và bình giải những áng thơ hay của cả một thời kỳ văn học kéo dài hàng ngàn năm, từ Lý-Trần đến cuối thế kỷ XIX, để giới thiệu với bạn đọc trong và ngoài nước tinh hoa của thơ ca thời kỳ Trung đại Việt Nam. Riêng với Cao Bá Quát, Nxb Hội Nhà văn đã ấn hành cuốn sách chuyên đề của Vũ Bình Lục về thi nhân được người đời xếp vào bậc Thi Thánh này, từ năm 2001. Lần này, chúng tôi lại tiếp tục cho tái bản cuốn Thánh Thơ Cao Bá Quát, được tác giả tăng cường gấp đôi về dung lượng, chỉnh lý, dịch thơ và bình giải.
            Đây là một công trình rất công phu, cẩn trọng và tinh tế. Tác giả đã dày công nghiên cứu, định vị, giải mã và bình giải một cách khá hoàn chỉnh khoảng 140 bài thơ chữ Hán đặc sắc của Cao Bá Quát, với lời văn khúc triết và gợi cảm. Những bản dịch thơ của Vũ Bình Lục gần chúng ta hơn, dễ hiểu hơn, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tinh thần nguyên tác, hơn thế, còn có sự sáng tạo tài hoa, có thể đáp ứng được yêu cầu thưởng lãm của bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ tuổi.
            Nhà xuất bản Hội Nhà Văn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc công trình rất có giá trị này của Nhà thơ, Nhà nghiên cứu và phê bình văn học Vũ Bình Lục.

                                                                      Hà Nội 1-12-2013
                                                             Giám đốc-Tổng biên tập

                                                         Nhà văn Trung Trung Đỉnh

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

ĐỔI LỜI THƯA LẠI VỚI PHÓ GIÁO SƯ VŨ NHO



Vunhonb: Trên Blog này, tôi có viết bài góp lời với hai nhà thơ Mai Văn Hoan và Vương Trọng. Nhà thơ Mai Văn Hoan có ghé trang và có bài trao đổi lại. Xin trân trọng giới thiệu với mọi người và cám ơn nhà thơ Mai Văn Hoan!

             ĐỔI LỜI THƯA LẠI VỚI  PHÓ GIÁO SƯ VŨ NHO
                       
         Trong bài Trao đổi với nhà thơ Vương Trọng về chuyện Thúy Kiều nhớ ai, tôi mong muốn: “Giá có thêm một vài người cùng tham gia bàn luận, trao đổi thì hay biết mấy. Vì phải qua trao đổi, bàn luận mới sáng tỏ vấn đề, mới giúp độc giả hiểu đúng, hiểu đầy đủ, sâu sắc hơn về kiệt tác Truyện Kiều. Và tôi thật không ngờ lần này lại được Phó giáo sư - một người mà tôi hết sức nể phúc về sức viết -  cùng tham gia trao đổi. Tôi rất cảm động khi được biết Phó giáo sư “theo dõi sát cuộc trao đổi giữa hai nhà thơ về cách hiểu một đoạn trích Truyện Kiều”. Tôi cảm ơn Phó giáo sư đã có lời động viên: “Tôi quý trọng sự tìm tòi của nhà thơ Mai Văn Hoan…”.
         Sau đây là đôi lời tôi xin thưa lại với Phó giáo sư.
         - Phó giáo sư viết: “Trong bài trả lời nhà thơ Vương Trọng, (Tạp chí Thơ số 6 năm 2014), tác giả vẫn khẳng định phát hiện của mình: “ Cụ Đào Duy Anh viết “ Sau khi Thúc Sinh về thăm quê, Thúy Kiều ở lại Lâm Tri một mình, nàng cũng nhớ cha mẹ trước rồi mới nhớ đến tình nhân” là hơi sơ suất” – Bây giờ hình như nhà thơ không tự tin lắm chăng nên mới thay “nhầm lẫn” bằng “hơi sơ suất”. Ở bài trao đổi với nhà thơ Vương Trọng tôi đã trình bày khá rõ vì sao tôi nói cụ Đào Duy Anh “hơi sơ suất” khi viết “… cũng nhớ cha mẹ trước rồi mới nhớ đến tình nhân”. Bởi trong 3 lần nhớ trước đó thì có đến 2 lần Kiều nhớ tình nhân trước nhớ cha mẹ. Chắc điều này Phó giáo sư cũng đã biết nên cho phép tôi không trích dẫn ở đây. Tôi nói cụ Đào “hơi sơ suất” là với ý ấy, còn cái việc cụ Đào Duy Anh “có sự nhầm lẫn” thì tôi đã chứng minh ở bài trước rồi,  thưa Phó giáo sư!

BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC TÀY TRONG THƠ TRIỆU LAM CHÂU

                   

BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC TÀY TRONG THƠ TRIỆU LAM CHÂU


Lời tâm sự của Triệu Lam Châu:

Có một tìn vui mới, tôi muốn chia sẻ với tất cả bạn bè, nhất là bạn bè thuộc cộng đồng dân tộc Tày – Nùng. Vào ngày 21 tháng 9 năm 2014 vừa qua, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định) nhà nghiên cứu văn học trẻ Nguyễn Văn Thông đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ văn chương, với nhan đề “ Bản sắc văn hoá dân tộc Tày trong thơ Triệu Lam Châu” (Dày 100 trang A 4). Hội đồng khoa học của Trường đã đánh giá phần bảo vệ luận văn bằng hình thức cho điểm trong phiếu kín. Kết quả bình quân là 9,5 điểm.
Niềm vui và vinh dự lớn này, trước tiên thuộc về Nền văn hoá Tày – Nùng thiêng liêng của chúng ta, thuộc về cộng đồng dân tộc Tày – Nùng cả nước và thuộc về những người quan tâm và ưu ái đối với nền văn học dân tộc thiểu số nói chung và nền văn học Tày – Nùng nói riêng.


Tôi xin trích một số phần trong luận văn này đăng lên đây, để chia sẻ niềm vui với bạn bè.
Trong luận văn ấy có trích thư của nhà thơ Y Phương gửi Triệu Lam Châu, để góp phần nhận diện bản sắc thơ Triệu Lam Châu. Do đó tôi xin mạn phép nhà thơ Y Phương công bố bức thư ấy lên Sân trời của Hội ta, cho đông đảo bạn bè người Tày – Nùng cùng xem cho vui.
Nhà thơ Y Phương là bậc đàn anh của Triệu Lam Châu về mọi phương diện:
 Về tuổi đời, nhà thơ Y Phương lớn tuổi hơn tôi. Anh sinh năm 1948. Triệu Lam Châu sinh năm 1952.
Về công lao cống hiến đối với đất nước, nhà thơ Y Phương có công lớn. Anh đã vào sinh ra tử, chiến đấu chống giặc thù trong những năm kháng chiến chống Mỹ hồi xưa. Cũng thời gian ấy Triệu Lam Châu lại yên ổn học hành dài hạn trên đất nước Liên Xô anh em.
Về con đường văn nghiệp: Nhà thơ Y Phương nổi tiếng lẫy lừng trên văn đàn và được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1988. Còn Triệu Lam Châu mãi tới năm 1997 mới được vào Hội nhà văn Việt Nam.
Nhà thơ Y Phương đã ưu ái ban cho bậc đàn em Triệu Lam Châu những lời có cánh. Tôi không xứng đáng nhận những lời ấy. Song tôi rất biết ơn anh suốt bấy năm ròng. Bởi vì những lời ban tặng ấy của anh đã dẫn đường cho Triệu Lam Châu đi tới hôm nay…

Tôi đang có trong tay Bản thảo luận văn “Bản sắc văn hoá dân tộc Tày trong thơ Triệu Lam Châu”. Bạn nào quan tâm và muốn đọc, tìm hiểu thêm – thì hãy cung cấp Đường trời (Email) của mình cho tôi nhé. Và tôi sẽ trân trọng gửi tới bạn.
Tuy Hoà, lúc không giờ 12’ sáng 23 tháng 9 năm 2014
Triệu Lam Châu
(Nhà thơ, dịch giả, nhạc sĩ) – Hội viên Hội nhà văn Việt Nam
Đường trời: trieulamchau@gmail.com
Số nối:  0983 825502

Lưu ý: Trong lễ bảo vệ luận văn thạc sĩ, người to đô, mặc áo xanh đậm, là Nguyễn Văn Thông.

TRÍCH LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA NGUYỄN VĂN THÔNG:


........................................

1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ Triệu Lam Châu

1.2.1. Vài nét về tiểu sử và con người

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

HỌC TRÒ XUÂN ĐỈNH

                                                                         Đường Văn
HỌC TRÒ  XUÂN ĐỈNH
  
(Tản văn – Hồi ức)

Để kỷ niệm 50 năm
ngày ra trường
 (1966 – 2016)

Nhớ thời áo trắng,
Ngây thơ, nhiễu phiền,
 Ngợi khen, la mắng…
Năm tháng thần tiên!
Nhì ma, nhất quỷ!
Học trò thứ ba!

ĐƯỜNG VĂN


      Bài tản văn – hồi ức hơi bị dềnh dang một cách chủ ý này, tôi dự định, trước hết, sẽ dành để:
-                 Tặng các bạn đồng môn của tôi từng học ở trường cấp 3 (THPT) Xuân Đỉnh (tên dân dã là trường Cáo) khóa 1963 – 1966, nhân dịp kỷ niệm  tròn  50 năm ra trường (1966 – 2016) như một hoài niệm nhỏ ấm lòng;
-                  Kế đó, kính tặng các thầy cô giáo – những ân sư - đã từng giảng dạy, giáo dục chúng tôi trong những năm chiến tranh chống Mỹ gian nan, hào hùng ấy, với niềm kính trọng và biết ơn sâu nặng;
-                 Kính tặng ngôi trường ngoại thành Hà Nội thân yêu giữa cánh đồng quê và những mảnh vườn hồng xiêm xanh mướt, với bồng bềnh câu lục bát truyền ngôn một thuở, theo thời gian, cơ hồ đã thành sáo ngữ ngọt ngào:
Dù đi muôn nẻo xa xôi,
Nhớ về Xuân Đỉnh, ấm nôi mẹ hiền!
         -       Và cuối cùng, quý yêu, kỳ vọng dành tặng thế hệ thầy – trò Xuân Đỉnh hôm nay, những lớp đàn em, con cháu chúng tôi, đã và đang chung tay đưa con tàu giáo dục Xuân Đỉnh rẽ sóng vươn khơi tới những bờ bến mới trong nửa đầu thế kỷ 21.

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

TƯỢNG ĐÀI BĂNG



                                                         

 TƯỢNG ĐÀI BĂNG
                                                                                                     
                                                                                                       Đặng Hiểu Yến                                                                                                                                                                                   

                                                                                                    Vũ Công Hoan dịch

          Mùa đông năm ấy thời tiết lạnh vô cùng. Ông Trời ra lệnh ùn ùn xả tuyết xuống trần gian, hình như Ngài muốn vùi lấp thế giới trong mênh mông trắng xóa. Trái tim cô gái xem ra còn lạnh giá hơn cả thời tiết.Phong cảnh núi tuyết Ngọc Long đẹp tuyệt vời, nhưng cô không còn tâm tư thưởng thức. Đi trên núi tuyết hẳn một ngày, cô luôn luôn không hé răng nói một câu. Còn nói được gì nữa?Đã tuyên bố chia tay, có nói cũng bằng thừa. Chàng trai cũng im lặng. Trời đã tối dần. Lại nổi gió. Đã đến lúc xuống núi.
         
          Đột nhiên dưới chân ầm ầm rung chuyển. Giữa lúc hai người chưa kịp suy nghĩ, đã bị dòng tuyết cuốn xuống vực sâu. Mấy phút sau, tất cả trở lại yên tĩnh. May mà không ại việc gì.Chỉ bị dòng tuyết cuốn xuống khe núi. Ba lô và dụng cụ leo núi đều mất sạch. Bốn chung quanh, ngoài trắng xóa mênh mông, chỉ còn mênh mông trắng xóa.

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

MẤY ĐIỀU BẤT THƯỜNG XUNG QUANH BÀI THƠ “MÀU THỜI GIAN” CỦA ĐOÀN PHÚ TỨ


MẤY ĐIỀU BẤT THƯỜNG XUNG QUANH BÀI THƠ “MÀU THỜI GIAN” CỦA ĐOÀN PHÚ TỨ

                                                  VŨ NHO
Tham luận trình bày tại Hội thảo Đoàn Phú Tứ do Hội nhà văn HN tổ chức 20/9/2014
         
Không phải vì tác giả là người viết kịch, có duy nhất một bài thơ được chọn vào sách “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh và Hoài Chân, mà bài thơ này có tính bất thường. Trong sách của Hoài Thanh và Hoài Chân có những tác giả sau chỉ có một bài : Thúc Tề, Đoàn Phú Tứ, Vân Đài, Phan Khắc Khoan, Thâm Tâm, Phan Thanh Phước, Hằng Phương, Mộng Huyền. Có hai tác giả được nói đến mà không trích bài nào trọn vẹn là T.T.KH, và Trần Huyền Trân. Vậy thì bài thơ của Đoàn Phú Tứ bất thường ở chỗ nào?
Trước hết, tuy Đoàn Phú Tứ chỉ được trích một bài thơ, nhưng trong phần tiểu luận “Một thời đại trong thi ca”, Hoài Thanh và Hoài Chân đã dành không ít dòng cho tác giả cùng với bài thơ. Ba lần nhắc đến Đoàn Phú Tứ và thơ của ông.
Tiếp  theo đó, Phong hóa luôn luôn đăng thơ mới của Tứ Ly, Thế Lữ, Nhất Linh, Nguyễn Văn Kiện, Vũ Đình Liên, Đoàn Phú Tứ, Huy Thông” ( Thi nhân Việt Nam, nxb Văn Học, Hà Nội 1988, tr. 16).
       “Cái kín đáo của thơ Pháp gần đây tôi còn thấy ở Đoàn Phú Tứ” ( Sách đã dẫn, tr. 27).
Nói tóm lại, phong trào thơ mới đã vứt đi nhiều khuôn phép xưa, song cũng nhiều khuôn phép nhân đó sẽ thêm bền vững. Hẳn tương lai còn dành nhiều vinh quang cho những khuôn phép này. Nó đã qua được một cơn sóng gió dữ dội trong khi các khuôn phép mới xuất hiện đều bị tiêu trầm như thơ tự do, thơ mười chữ, thơ mười hai chữ hay đương sắp sửa tiêu trầm như những cách gieo vần phỏng theo thơ Pháp” (2)

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

HỘI THẢO VỀ ĐOÀN PHÚ TỨ

HỘI THẢO VỀ ĐOÀN PHÚ TỨ

Ngày 20 tháng 9 năm 2014, Hội nhà văn Hà Nội tổ chức Hội thảo kỉ niệm 25 năm ngày mất của nhà viết kịch, dịch giả, nhà thơ Đoàn Phú Tứ. Các nhà văn đã phát biểu và tham luận gồm : Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Hữu Sơn, Đặng Hiển, Vũ Nho, Đàm Khánh Phương, Thúy Toàn, Lại Nguyên Ân, nhà báo Kiều Mai Sơn. Các ý kiến đã làm rõ nhân cách, tài năng và đóng góp của Đoàn Phú Tứ cho văn học nghệ thuật nước nhà.
Anh Đoàn Phú Tuấn, con trai cả của nhà văn Đoàn Phú Tứ cảm ơn Hội nhà văn Hà Nội, các nhà văn đã quan tâm đến sự nghiệp của phụ thân. Kết thúc Hội thảo, mọi người liên hoan nhẹ với rượu vang, bánh, lạc và hoa quả.

Dưới đây là một số hình ảnh buổi Hội thảo.

                                                        Pa no buổi Hội thảo

Những người dự

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

CHÙM NHƯ HAIKU số 2


CHÙM NHƯ HAIKU số 2

                          Vũ Nho

1.     Chào núi rừng
Về Hà Nội
Thác Bà mang theo
   
2.     Cọ xòe hoa
Cây số Bảy
Đón anh về Yên Bái
    
3.     Hương cỏ
Tiếng chim
Hai người lạc chốn thần tiên
   
4.     Điện thoại
Ngoài vùng phủ sóng
Anh và Em vẫn trong nhau
 
5.     Tin hay không
Nụ hôn
Hai tâm hồn qua thiên hà khác.
     
6.      Thức ăn
Ăn thì no

Tình càng ăn càng đói.

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

MẮC NỢ DÒNG SÔNG

                                                                             Trần Trung
MẮC NỢ DÒNG SÔNG
                              Nguyễn Địch Long
 “Sông quê gắn bó một đời
Bốn mùa nặng nỗi lở bồi đục trong
Đêm sâu con nước trở dòng
Mảnh trăng thảng thốt đốt lòng người đi
Đa mang sóng vỗ thầm thì
Mùa đi bỏ lại cúc quỳ vàng hây
Con đường xao xác cỏ may
Chân đê gió nổi bụi bay cát mòn
Gốc đa sần vết hoàng hôn
Hẳn in bước mẹ lưng đòn gánh nghiêng
Nỗi sông nỗi bến nào quên
Khi lo thành thị lúc niềm chân quê
Người đi lỗi hẹn ngày về
lục bình lỡ tím lời thề bên sông”.
     (Huyền thoại mẹ-Thơ Nguyễn Địch Long,
      NXB Hội Nhà Văn-2014).
                     ***
Lời bình của TRẦN TRUNG

NGƯỜI ĐI-VƯƠNG NỢ...
                            
  Thơ Nguyễn Địch Long, ở tập gần đây nhất-in nhỏ xinh, khiêm nhường mà chất chứa thật nhiều, thật nặng Nỗi-Niềm-Tình mà nhà thơ dành cho mẹ. Bởi thế, anh không ngần ngại mượn lời lẽ của người khác mà đặt tên cho tập thơ của mình: “Huyền thoại mẹ” .
  Với 26 bài thơ trong tập này, tuy ở mức độ và sắc thái khác nhau, tôi ngẫu hứng mà chọn một thi phẩm khiêm nhường về câu chữ mà dư ba xúc cảm cùng suy tư.  Tôi thích-Bài “Mắc nợ dòng sông.

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

CẢM TÁC VỀ BỨC ẢNH ĐÓN VẠT NẮNG CHIỀU CỦA NGUYỄN TRUNG NGUYÊN

                                                                        Triệu Lam Châu

CẢM TÁC VỀ BỨC ẢNH ĐÓN VẠT NẮNG CHIỀU
CỦA NGUYỄN TRUNG NGUYÊN

Lời tâm sự của Triệu Lam Châu:
Phải nói rằng Nguyễn Trung Nguyên là một nhiếp ảnh gia có đẳng cấp trong Hội những người yêu và muốn giữ gìn tiếng Tày, Nùng của chúng ta. Đó là một niềm tự hào lớn. Những bức ảnh đã công bố của anh, Triệu Lam Châu tôi đã tải về, để lâu lâu lại chiêm ngưỡng chúng mà thấy trào lên trong lòng một tình yêu cố hương miền rừng da diết, nhất là mình đang sống ở đất khách quê người. Và hôm nay Búc ảnh Đón vạt nắng chiều của anh, lại làm cho tôi trào lên cảm hứng mãnh liệt. Bức ảnh đã đẹp tuyệt vời mà tựa đề lại càng tuyệt vời hơn nữa, bởi chất thơ chan chứa nồng nàn trong ấy “Đón vạt nắng nắng chiều”. Vậy tôi xin có ngay mấy vần cảm tác sau đây. Xin trân trọng gửi tới bạn đọc gần xa…
Tuy Hoà, lúc 18 giờ 02’ chiều 16/9/2014
Triệu Lam Châu


Bản thơ tiếng Tày:

SLI HỨN MỪA PJẾNG NGÀU RẲP P’Ì ĐÉT P’ÀI
Hứn huông rẳp p’ì đét p’ài
Đin rà Bản Giốc mjảc lai slim gần
Mọt chài thả noọng, mí hăn
Mai mừng coóp đét, d’om păn noọng nò…
Tuy Hoà, slì 17 rảo 36 d’ắp p’ài 16/9/2014


Bản thơ tiếng Việt:

CẢM TÁC VỀ BỨC ẢNH ĐÓN VẠT NẮNG CHIỀU
Xôn xao đón vạt nắng chiều
Quê mình Bản Giốc bao điều vấn vương
Mình anh đợi… vắng người thương
Ngả tay hứng  ánh nắng hường, gửi em…
Tuy Hoà, lúc 17 giờ 47’ chiều 16/9/2014



Vùng tệp đính kèm
Xem trước tệp đính kèm Anh cua Trung Nguyen 11.jpg

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

LẠI NGHĨ VỀ THẰNG BỜM VỚI TÂM LÝ BỜM & TRIẾT LÝ BỜM

Đường Văn

LẠI NGHĨ VỀ THẰNG BỜM

VỚI  TÂM LÝ BỜM  &  TRIẾT LÝ BỜM

ĐƯỜNG VĂN

          Trong kho tàng ca dao phong phú của dân tộc ta, Thằng Bờm là một trong những bài phổ biến và nổi tiếng nhất. Ai đọc cũng thấy thú vị, tâm đắc. Đã có bộ phim truyện nhựa mà kịch bản điện ảnh được xây dựng và phát triển từ bài ca dao Thằng Bờm. Nhưng cảm nhận, phân tích, lý giải thì cho đến nay, vẫn chưa thống nhất.

          Có ý kiến hết lời khen Bờm thông tuệ, bình tĩnh, đa mưu, thực tiễn, độc đáo vô song  và tượng trưng cho lẽ phải. Còn Phú ông là tay con buôn lèo lá, ma cô, vốn quen ve vãn lừa người… Ý kiến khác hình dung và chê Bờm tóc tài bờm xờm, quần áo nhếch nhác, nghĩ suy hạn hẹp, tầm nhìn thực dụng, kết quả của lối sống buông tuồng, bất hạnh, khó bó khôn; còn Phú ông là thương lái nhạy bén, kiên nhẫn, nắm vững tâm lý khách hàng nên vào cầu, trúng quả. Phú ông không ngu dốt, ti tiện như Nghị Quế (Tắt Đèn, Ngô Tất Tố), cũng không hách dịch, hiểm ác như Bá Kiến (Chí Phèo, Nam Cao)*.

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

NHƯ LÀ HAIKU


NHƯ LÀ HAIKU

                                 Vũ Nho

1.     Gót son EM
Nhẹ lướt
Hồ đầy ngan ngát hương sen.
    
2.     Sông xanh chảy
Mặt trời đỏ
Không mòn trong nước sâu
    
3.     Anh và EM
Khoảnh khắc bên nhau
Bức ảnh thành vĩnh cửu.
    
4.     Mắt người quan họ
Lúng liếng
Một đời ai ngất ngây.
    
5.     Uống rượu trên thuyền
Mắt em giông bão
Mưa dạt dào cây lá cù lao.
    
6.     Thuyền hồ Ba Bể
Chầm chậm
Trên mây trắng và trên nước xanh.
    
7.     Anh con thuyền nhỏ
Ước một mình
Trong biển lớn mắt em.

8.     Mắt trong mắt
Tay trong tay
Anh và em đắm say làm trăng chín!
                                 16 tháng 9 năm 2014
                                       


Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Không làm mới, Anh có bạn không? Không có chuyện lựa chọn


CHÙM THƠ RAXUN GAMZATOV trong bản dịch Việt Tày của Triệu Lam Châu

131. Горянка старая к лудильщику пришла,
Ему кувшин в полуду принесла.
Ответил ей лудильщик мудрым словом:
— Его, как жизнь, уже не сделать новым.

131. Một bà mang theo bình tráng thiếc
Đi đến nhà gặp anh thợ kia.
Người thợ nói một câu cực sáng :
- Bình như đời, không làm mới lại, thưa bà.

131. Mì d’ả đeo thư ăn pình lạng hích
Pây thâng rườn lạo chảng, rổp te.
Lạo chảng phuối gằm đeo đích rủng:
- Pình bặng t’ởi gần, nắm hất mấư đảy nao, d’ả ơi.

132. Крестьянину про Кремль я рассказал,
Дворцы и залы — все я описал.
В тупик меня поставил мой земляк:
— А есть ли у тебя в Кремле кунак?


132. Tôi kể về Kremli cho bà con nghe
Những toà nhà, khán phòng tráng lệ.
Người đồng hương hỏi một câu thật bí:
- Trong Điện Kremli, anh có bạn không?

132. Hây lẩn mừa Kremli hẩư gần kha bản t’ỉnh
Bại gòi rườn, sluổm cai mjảc luông.
Gần tó đin xam gằm đeo chăn tủng:
- Chang Kremli, chài mì pằng d’ạu bâu?

133. Альтернативы все, альтернативы.
Все надо выбирать да выбирать.
У Дагестана нет альтернативы:
Он мне отец, и колыбель, и мать.

133. Bao sự tình trái nhau, trái ngược nhau
Mà chỉ được phép là chọn một.
Đaghextan không có điều trên đâu:
Bởi đó là người cha, chiếc nôi êm và mẹ.

133. Kỷ lai vè thất căn, thất t’àng căn
Tán đảy liếm chiêm ăn đeo nỏ.
D’ú Đaghextan nắm mì vè t’ỷ nao
Nhoòng te lẻ pa, ăn ứ nẩư njàng oạ mé.


Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Tích cực “đổi mới căn bản, toàn diện”, nhưng chưa thể đòi hỏi quá cao

Tích cực “đổi mới căn bản, toàn diện”,
nhưng chưa thể đòi hỏi quá cao
                                                                                  Đăng Bẩy thực hiện
   PGS, TS Vũ Nho nguyên là giảng viên Đại học sư phạm Việt Bắc, Nghiên cứu sinh tại Đại học sư phạm Leningrat (Liên xô cũ), chuyên viên Vụ THPT và là cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục thuộc Bộ GD-ĐT. Nhân dịp năm học mới 2014-2015, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng PGS, TS Vũ Nho về một số vấn đề liên quan đến công tác giáo dục-đào tạo hiện nay.
  
       PGS, TS Vũ Nho cho biết:  
    - Từ những năm đầu của công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định “Giáo dục-Đào tạo là quốc sách hàng đầu” và đã có nhiều chủ trương, chính sách để thực thi quan điểm trên đây. Thế nhưng, thực tế nền giáo dục nước ta vẫn ngày càng bộc bộ nhiều bất cập, hạn chế… Điều đó đã được các nhà quản lí nói, các nhà báo nói, các vị phụ huynh nói, các giáo viên nói, cả học sinh đôi khi cũng nói như “chuyện thường ngày” trên các diễn đàn và phương tiện truyền thông…
      Đi tìm nguyên nhân cho điều này thì cũng chẳng mấy khó khăn. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã chỉ ra nguyên nhân rồi, tôi không nhắc lại. Chỉ nói thêm  một chút. Ví dụ : lương của giáo viên, đội ngũ chủ lực của giáo dục vẫn thấp hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác. Một khi người giáo viên phải làm thêm  đủ mọi việc trái ngành, hoặc dạy thêm (trong khuôn khổ cho phép chứ không tràn lan), mà cũng chỉ tạm đủ sống với tình hình mọi thứ như điện, nước, xăng, gạo, thực phẩm… đều tăng thì làm sao đòi hỏi họ tận tụy hết mình, dạy chất lượng cao được? Trong quân sự có câu “ thực túc, binh cường”, tức là ăn đủ thì quân mạnh. Quân mạnh thì trăm trận trăm thắng. Quân của ngành giáo dục hiện nay ăn chưa đủ no như thế, làm sao có sức chiến đấu cao?
Nhưng nói đi như vậy, cũng cần nói lại. Các cụ ngày xưa dạy: “Tiền nào vải nấy”. Với tình hình kinh tế xã hội của nước ta những năm gần đây, việc giáo dục còn có chỗ này chỗ kia bất cập, nhưng như thế cũng đã là tốt so với các lĩnh vực khác. Nguồn lực đầu tư như thế, kinh tế xã hội như thế, không thể đòi hỏi ở giáo dục quá cao.
   * Thưa ông, trong khi chúng ta đang hết sức bức xúc với những bất cập, hạn chế của một nền giáo dục “tụt hậu” so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, thì Việt Nam vẫn là một trong số những “cường quốc” trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế và khu vực. Ông lý giải hiện tượng có vẻ “trái ngược” này như thế nào?

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Cuộc chia li màu đỏ


              Hoàng Dân

Cuộc chia li màu đỏ
                                                                                 Nguyễn Mỹ

Đó là cuộc chia li chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai hồng
Trưa một ngày sắp ngả sang đông
Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ:
Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ
Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa
Chồng của cô sắp sửa đi xa
Cùng đi với nhiều đồng chí nữa
Chiếc áo đỏ rực như than lửa
Cháy không nguôi trước cảnh chia li
Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia
Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy
Không che được nước mắt cô đã chảy
Những giọt long lanh nóng bỏng sáng ngời
Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi
Và rạng đông đang bừng trên nét mặt
- Một rạng đông với màu hồng ngọc
Cây si xanh gọi họ đến ngồi
Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai
Ngày mai sẽ là ngày sum họp
Đã toả sáng những tâm hồn cao đẹp
Nắng vẫn còn ngời trên những lá cây si
Và người chồng ấy đã ra đi…
Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế
Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ
Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào
“Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau…”

Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy
Cái màu đỏ như màu đỏ ấy
Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi
Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người
Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp
Một làng xa giữa đêm gió rét…
Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi
Như không hề có cuộc chia li…

Lời bình của Hoàng Dân
Bài thơ này thì chắc chắn ra đời trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cuộc kháng chiến lâu dài gian khổ với hàng vạn những cuộc chia li, mà một trong những cuộc chia li ấy đã được hình tượng hoá trong bài thơ “Cuộc chia li màu đỏ” của Nguyễn Mỹ.
Câu thơ mở đầu thật ấn tượng: “Đó là cuộc chia li chói ngời sắc đỏ”!