Thứ Hai, 29 tháng 4, 2024

THƠ MỴ DUY THỌ

 

THƠ MỴ DUY THỌ 

screenshot_696

ẾCH NHÁI CHƠI MƯA

 

Uôm uôm, lũ ếch nhái

Mưa xuống là gọi nhau

Nhảy đi chơi tắm mát

Ao chuôm, cánh đồng sâu

 

Bọn nhắm mắt lặn bơi

Bọn nhảy xa tìm đôi

Ễnh ương ngồi lá súng

Hô hoán vang cả trời

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2024

LỜI THỀ CỎ MAY

 LỜI THỀ CỎ MAY



PHẠM CÔNG TRỨpham_cong_tru


Làm sao quên được tuổi thơ
Tuổi vàng, tuổi ngọc - tôi ngờ lời ai
Thuở ấy tôi mới lên mười
Còn em lên bảy, theo tôi cả ngày
Quần em dệt kín cỏ may
Áo tôi đứt cúc, mực dây tím bầm
Tuổi thơ chân đất đầu trần
Từ trong lấm láp em thầm lớn lên
Thế rồi xinh đẹp là em
Em ra tỉnh học em quên một người
Cái hôm nghỉ Tết vừa rồi
Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò
Gặp tôi, em hỏi hững hờ
“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?”
Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ một khoảng trời pha lê
Trăng vàng đêm ấy, bờ đê
Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may...

Nguồn: Báo Tiền phong, số ngày 19/4/1988.

Lời bình của Nguyễn Thị Thiện: 

“CÓ NGƯỜI NGỒI GỠ LỜI THỀ CỎ MAY”

“Lời thề cỏ may’’ là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách sáng tác của nhà thơ Phạm Công Trứ (1953 - Hái Hậu Nam Định). Thi phẩm được rất nhiều bạn đọc yêu thích bởi đã tái hiện những kỷ niệm đẹp của tuổi trẻ, làm sống dậy rung cảm trong trẻo, hồn nhiên thuở ban đầu và thực tế đau xót trước những khác biệt lớn giữa văn hóa nông thôn với nếp sống thị thành.

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2024

MỘT THỜI XẺ DỌC TRƯỜNG SƠN

 MỘT THỜI XẺ DỌC TRƯỜNG SƠN

               Bút kí của BÙI QUANG THANH

bui_quang_thanh

Nhà thơ Bùi Quang Thanh


Đường Hồ Chí Minh, con đường cách mạng, con
đường giải phóng vĩ đại nhất trong lịch sử kháng
chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta đã đi vào huyền
thoại, từ không đến có, từ bí mật đến công khai, từ ngắn
đến dài, từ đường mòn thành đại lộ. Đường Trường Sơn
trong tâm khảm chúng ta là sự hy sinh, cống hiến của bộ
đội, thanh niên xung phong, công nhân quốc phòng, của
nhân dân các địa phương nơi có con đường đi qua. Và còn
một lực lượng đáng kể, dù ít được nói đến nhưng không
thể nào quên khi nhắc tới sự tồn tại của con đường huyết
mạch này: những chiến sĩ dân công hỏa tuyến - những
người nông dân thực thụ làm nhiệm vụ trọng yếu như
những lực lượng chính quy - trong đó có đơn vị chúng tôi
- đơn vị có biệt danh “Công trường 10”.

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2024

GỌI HÈ

 


GỌI HÈ 

   LÊ ĐỨC NGHINH


Tại cứ lang thang từng góc phố
Hồn ai… tạm trú ở phương nào
Cuối xuân hun nắng từng con gió
Bừng bừng nỗi nhớ cứ xôn xao.

Ghé xuống mặt hồ say sóng mây
Bóng hồng khuôn ngọc ấy còn đây
Ta đang phiêu lãng qua ngày tháng
Cứ tự ru mình thổn thức say...

Líu ríu bầy chim đã gọi hè
Hương thầm hoa bưởi giấu giấc quê
Ngọc lan vương vấn còn mê mải
Thơm bước chân em mỗi lối về.

Nghe ơi!... tha thiết lời xa vẳng
Thăm thẳm đường xưa bỏ bùa mê
Tưởng đã khát xuân đời xanh mãi
Để còn xao xuyến những tiếng ve.

Đã chiều ai níu!... bước chân nhung
Tưởng chừng như đã ngấm mặn nồng
 Phượng mới đỏ mùa thi thắp lửa
Sao còn lạnh buốt nhức tàn đông...

Tìm mãi xem ta thời thắc thỏm
Nhen lại trong nhau phút mặn lòng... 

                                        Lê Đức Nghinh


Thứ Năm, 25 tháng 4, 2024

CHÙM THƠ CAO NGỌC THẮNG

CHÙM THƠ CAO NGỌC THẮNG 

cao_ngoc_thang

Cao Ngọc Thắng

 

KEM BỜ HỒ

 

cầm que kem

mải ngắm mùa thu ngả màu đổi gió

những mái đầu rối tung

những khoảng xanh tan vỡ 

bâng khuâng

chỉ còn que gỗ

tay lạnh

 

GIÓ

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2024

THƠ ĐÀO THANH CƯỜM

 

THƠ ĐÀO THANH CƯỜM

 anh_co_cuom
          NHÀ THƠ ĐÀO THANH CƯỜM

XUÂN MUỘN 

Gió  bấc lùa, vẫn lạnh lấn tháng ba 
Mùa xuân đâu còn nguyên vẹn 
Dẫu nhỡ hẹn nhưng cũng đành lỗi hẹn
Lòng tái tê, ẩm ướt đường trơn 
Đêm 
Cùng nàng thơ chẳng phải cô đơn 
Giấy trắng đón, ánh đèn chong thức đợi
Người không gặp 
Sao cứ xa vời vợi 
Nghe mơ hồ ai gọi phía mưa giăng 

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

“Từ đuôi mắt Chư Yang” – vọng vang sau biên vực

 

“Từ đuôi mắt Chư Yang” – vọng vang sau biên vực

Vanvn– Trần Nguyệt Ánh giữ trong mình hồn cốt của dãy núi Chư Yang Sin xanh thẳm mà đầy phóng khoáng, tẩm trong lòng tay từng lớp nắng, lớp gió từ vùng đất đỏ màu mỡ chất chứa nỗi lòng tha hương của những con người tứ phương.

Nhà thơ Trần Nguyệt Ánh ở Đắk Lắk 

“Thơ giải tỏa ẩn ức sống, kinh nghiệm sống. Thơ chia sẻ và cứu rỗi cô đơn hay tuyệt vọng của con người”. Trong quá trình đọc tập thơ “Từ đuôi mắt Chư Yang” của nhà thơ nữ Trần Nguyệt Ánh làm tôi nhớ đến quan niệm trên của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Với góc độ là một người đọc, công việc cảm nhận tác phẩm có lẽ là một thách thức, tôi tìm đích đến của mỗi bài thơ, nhưng cái đích ấy không phải là điểm xác lập vị thế của một người thơ mà là hành trình tác giả nhóm đuốc, rọi soi qua từng nốt lặng trong hổn hển hơi thở của mình.

TẢN MẠN SỰ ĐỜI ( TIẾP)

 

TẢN MẠN SỰ ĐỜI ( TIẾP) 

mai_thanh_tan

                            GS.TSKH. MAI THANH TÂN

Thiền định

Thế k 20 đã chng kiến nhng tiến b vượt bc ca khoa hc công nghđồng thi cũng phát trin xu hướng khai thác nhng giá tr ct lõi, bn cht bên trong ca mi con người, hướng đến sng có ý thc hơn trong suy nghĩ, tình cm và hành động mà không b ràng buc bi các nguyên tc, định kiến xã hi.

Cuc sng luôn biếđổi và có nhiu th nm ngoài tm kim soát to nên s lo lng bt an. Thin là mt trong nhng bin pháp giúp thay đổi trng thái tâm trí để tr nên tt hơn. Thin là tĩnh tâm, là s tp trung tâm trí cao độ nhđạđược giác ng v bn cht tht ca s tn ti mt cách đúng đắn và sáng sut. Thin to ra cm giác bình tĩnh và hài hòa v mt ni tâm cho con người. Trong Phật giáo, thiền là những pháp thực hành nhằm luyện tâm. Trong yoga, thiền là trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở, đắm mình trong ý nghĩ về ý thức vũ trụ. Osho, mt trong nhng nhà huyn môn ni tiếng ngườĐộ có viết cuốn “Thin” rất thú vị.

Dù được diễn đạt rất khác nhau nhưng về bản chất, các định nghĩa về thiền đều cho thấy đây là phương pháp rèn luyện khả năng tập trung của con người, từ đó giúp con người trở nên bình tĩnh và lắng dịu để cảm nhận được sự bình an sâu thẳm. 

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2024

Muôn vàn sao sa…

 


Muôn vàn sao sa…

               MAI NAM THẮNG

Cuối năm 1980, đang dạy học phổ thông ở quê nhà, tôi được lệnh nhập ngũ, vào huấn luyện tân binh ở Trung đoàn 853 thuộc sư đoàn 342 của Quân khu 4, đóng cạnh sân bay Ái Tử. Đây là lần đầu tiên tôi đến Quảng Trị, “miền đất lửa” hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng mà chúng tôi đã được đọc, được nghe, được “nhìn” thấy qua sách báo, phim ảnh...

Hồi đó, ngoài huấn luyện và học tập, thỉnh thoảng chúng tôi còn phải đi lao động dã ngoại; ngược sông Thạch Hãn lên tận vùng Vực Mệ, Pu Cô... để chặt gỗ, bứt tranh về xây dựng doanh trại và làm chất đốt. Khúc sông ở khu vực này gọi là Ba Lòng. Với kiến thức của một giáo viên văn-sử, tôi được biết Ba Lòng là thượng nguồn của sông Thạch Hãn đổ về Cửa Việt. Đây là con sông lớn nhất của tỉnh Quảng Trị, chiều dài khoảng 160 km với rất nhiều phụ lưu uốn lượn qua nhiều miền quê, tạo nên một hệ thống giao thông đường thủy rất đắc dụng của cư dân địa phương...

TIỂU LUẬN CỦA PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

 

Nhân ngày hội sách VN 21/4:
ĐỌC THƠ LÊ TUẤN LỘC – NGHE TIẾNG HÁT TỪ PHAN XI PĂNG !
( Bài viết của Nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo - Nhân ngày hội đọc sách 21/4 và ra sách mới của nhà thơ Lê Tuấn Lộc sáng nay- Tại trụ sở Hội NVVN)
Cảm nhận đầu tiên của tôi khi được cầm trên tay tập thơ của Lê Tuấn Lộc, rằng đây là một tập thơ rất đẹp, dày dặn và sang trọng, dược chọn lọc khá công phu. Tôi thích cái tên của tập sách này. Phan Xi Păng là ngọn núi cao nhất trong dãy núi Hoàng Liên Sơn ở nước ta. Đó chính là Sapa quê hương tuổi thơ của tôi ở tít miền biên viễn Lào Cai. Có lẽ vì thế mà tôi dễ đồng cảm và yêu thích tập thơ nhiều hơn. Hát từ Phan Xi Păng, một tập thơ mang đậm chất núi rừng miền Tây Bắc và những miền núi cao trên khắp đất nước Việt Nam. Đã có nhiều bài viết của các nhà thơ tên tuổi về thơ Lê Tuấn Lộc đã đăng trên các báo. Trong bài viết nhỏ này, tôi chỉ muốn cảm nhận riêng về chất men say của núi rừng Tây Bắc trong thơ ông và vẻ đẹp miền biên viễn Lào Cai quê hương tôi.

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2024

CHÙM THƠ LÊ THANH HÙNG

 


Tuổi thơ trong mùa nắng hạn

Trăng mười bốn, buông lơi bãi vắng

Ngày hè trôi trong tiếng ve ngân

Mùa nắng hạn, thời gian ngưng lặng

Nắng vàng đâu? cỏ úa đầy sân

*

Tuổi thơ giờ không như xưa nữa

Cũng khẳng khiu trong gió trên đồng

Cánh đồng khát, nỗi niềm chan chứa

Trắng một màu, bạc thếch, mênh mông

*

Cánh diều đứt, treo ngang nỗi nhớ

Bập bùng bay, lả tả bến sông

Trống hoang hoác, phất phơ dây nhợ

Dòng sông khô, bức bối oi nồng

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2024

Khắc khoải Dương Kiều Minh

 


Khắc khoải Dương Kiều Minh

                                                                                               CAO NGỌC THẮNG

 

Ngay những bài trong tập Củi lửa, tập thơ xuất bản đầu tiên (Nxb Tác phẩm mới, 1989), Dương Kiều Minh đã biểu lộ thiên hướng bộc bạch nỗi trằn trọc rất riêng tư những cảm hoài bằng ngôn ngữ thơ hiện đại:

“Khắc khoải trầm dài miền quê xa tít

Ai đợi con bên ô giậu thưa

Chùm mồng tơi tim tím”

                                                    (Hy vọng)

Thiên hướng này Dương Kiều Minh chung thủy cho đến cuối chặng đường thơ của mình, tạo nên giọng thơ không lẫn trong môi trường thơ đương đại, mang dấu ấn của người thơ dấn thân vì cái đẹp, vừa thuần khiết vừa sang trọng của thơ.

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2024

Ra mắt trường ca “Giao hưởng Điện Biên”



Ra mắt trường ca “Giao hưởng Điện Biên” của nhà thơ Hữu Thỉnh 09:41 18/04/2024 

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, sáng ngày 17.4.2024 tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam, NXB Quân Đội Nhân Dân phối hợp cùng với gia đình nhà thơ Hữu Thỉnh tổ chức ra mắt độc giả trường ca “Giao hưởng Điện Biên”. Ở tuổi 82, nhà thơ Hữu Thỉnh vẫn giữ được từ trường sáng tạo và độ bền cảm xúc. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đại diện BCH tặng hoa chúc mừng nhà thơ Hữu Thỉnh. Ảnh Tuấn Linh Đến dự buổi ra mắt tập trường ca của nhà thơ Hữu Thỉnh có ông Nguyễn Minh Nhựt – Vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đại tá Nguyễn Văn Sáu – Phó Giám đốc, Phó Tổng biên tập NXB Quân Đội Nhân Dân; phía Hội Nhà văn có nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Trần Đăng Khoa – Phó Chủ tịch Hội, nhà thơ Hữu Việt – Ủy viên BCH, cùng đông đảo nhà văn, các cơ quan truyền thông, gia đình nhà thơ Hữu Thỉnh. Ông Nguyễn Minh Nhựt tặng nhà thơ Hữu Thỉnh lẵng hoa của ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Ảnh Tuấn Linh Trường ca “Giao hưởng Điện Biên” là một tác phẩm văn học rất có ý nghĩa hướng đến ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, tác phẩm khơi dậy tình yêu và lòng tự hào dân tộc, cũng như sự biết ơn các thế hệ cha anh đã hi sinh vì Tổ quốc. “Điện Biên Phủ từng giờ từng phút/ đang gửi đi thông điệp khắp hành tinh/ những lời hịch của tự do, độc lập/ những khát khao cháy bỏng hòa bình”. Đây là những câu thơ mở đầu của tập trường ca. Nhà thơ Nguyễn Hữu Thỉnh tại buổi lễ ra mắt sách Trường ca “Giao hưởng Điện Biên” gồm 21 chương và 5 phần bình luận bằng thơ, kể về chiến dịch Điện Biên từ những ngày đầu đến lúc kết thúc chiến tranh và cuộc sống hôm nay của vùng đất thiêng ấy. Trong lời mở đầu tập trường ca, nhà thơ Hữu Thỉnh viết “Vào dịp đầu xuân Tân Tỵ 2001, tôi có vinh dự thay mặt Hội Nhà văn Việt Nam lên trao giải thưởng văn học năm 2000 của Hội tặng tác phẩm “Điện Biên Phủ – điểm hẹn lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà văn Hữu Mai thể hiện. Đại tướng rất vui nói với chúng tôi đại ý: Cuốn sách được Hội Nhà văn trao giải thưởng chắc sẽ có thêm nhiều người tìm đọc. Đại tướng thăm hỏi ân cần về tình hình văn học, hoạt động của Hội và gửi lời chúc năm mới tới tất cả nhà văn. Trước lúc ra về, tôi được đại tướng trao tặng tập hồi ức nói trên và nói vui: “Đây là quà năm mới tôi tặng đồng chí”. Tại buổi lễ ra mắt nhà thơ Hữu Thỉnh chia sẻ: ‘’Viết về Điện Biên Phủ với tôi là điều say mê, nhưng đồng thời cũng là việc làm quá sức. 

CHÙM THƠ HOA CỦA TRẦN TRỌNG GIÁ Sửa

 

CHÙM THƠ HOA CỦA TRẦN TRỌNG GIÁ Sửa

anh_anh_gia

ĐÓA EM

Xa anh. Em có nhớ không?

Anh về. Anh nhớ một bông sen vàng
Bên đầm. Im lặng ngân vang
Bỗng dưng trận gió đi ngang nỗi niềm

Anh về. Nhớ một đóa em...

Trần Trọng Giá

BẠCH LIÊN