Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

CHÂN DUNG NHÀ VĂN CỦA XUÂN SÁCH (2)

CHÂN DUNG NHÀ VĂN CỦA XUÂN SÁCH (2)

Xuân Sách
Thứ năm ngày 28 tháng 5 năm 2015 10:27 AM
Chân dung 100 nhà văn qua cái nhìn của Xuân Sách (21-40)

21. Nguyễn Thành Long
Thao thức năm canh nghĩ chẳng ra
Trò chơi nguy hiểm đấy thôi mà
Lặng lẽ giữa khoảng trong xanh ấy
Để mối đùn lên đến lúc già.
22. Đào Vũ
Trời thí cho ông vụ lúa chiêm
Ông xây sân gạch với xây thềm
Con đường mòn ấy ông đi mãi
Lưu lạc đâu rồi mất cả tên
23. Nguyễn Bính
Hai lần lỡ bước sang ngang
Thương con bướm đậu trên giàn mồng tơi
Trăm hoa thân rã cành rời
Thôi đành lấy đáy giếng thơi làm mồ.
24. Nguyễn Văn Bổng
Nhọc nhằn theo bước con trâu
Hỡi người áo trắng nông sâu đã từng
Mỗi bước đi một bước dừng
Mà sao vẫn lạc giữa rừng U minh.
25. Nguyên Ngọc
Mấy lần đất nước đứng lên
Đứng lâu cũng mỏi cho nên phải nằm
Hại thay một mạch nước ngầm
Cuốn trôi đất Quảng lẫn rừng Xà nu
26. Vũ Thị Thường
Vợ chồng nhà thơ Chế Lan Viên - Vũ Thị Thường và hai con gái của họ: Thắm, Vàng Anh (được cha bế)
Từ trong hom giỏ chui ra
Đã toan gánh vác sơn hà chị ơi
Định đem cái lạt buộc người
Khổ thay ông lão vịt trời phải chăn

27. Quang Dũng
"Sông Mã xa rồi tây tiến ơi"
Về làm xiếc khỉ với đời thôi
Nhà đồi một nóc chênh vênh lắm
Sống tạm cho qua một kiếp người
Áo sờn thay chiếu anh về đất
Mây đầu ô trắng, Ba vì xanh
Gửi hồn theo mộng về tây tiến
"Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
28. Mai Ngữ
Tưởng chuyện như đùa hoá ra thật
Biết ông sòng phẳng tự bao giờ
Cái con thò lò quay sáu mặt
Vồ hụt mấy lần ông vẫn trơ
29. Nguyễn Khải
Cha và con và... họ hàng và...
Hết bay mùa thóc lẫn mùa lạc
Cho nên chiến sĩ thiếu lương ăn
Họ sống chiến đấu càng khó khăn
Tháng Ba ở Tây nguyên đỏ lửa
Tháng tư lại đi xa hơn nữa
Đường đi ra đảo đường trong mây
Những người trở về mấy ai hay
Xung đột mỗi ngày thêm gay gắt
Muốn làm cách mạng nhưng lại dát.
30. Hoàng Trung Thông
Đường chúng ta đi trong gió lửa
Còn mơ chi tới những cánh buồm
Từ thuở tóc xanh đi vỡ đất
Đến bạc đầu sỏi đá chửa thành cơm
31. Chính Hữu
Tấm áo hào hoa bạc gió mưa
Anh thành đồng chí tự bao giờ
Trăng còn một mảnh treo đầu súng
Cái ghế quan trường giết chết thơ.
32. Thanh Tịnh
Bao năm ngậm ngải tìm trầm
Giã từ quê mẹ xa dòng Hương giang
Bạc đầu mới biết lạc đường
Tay không nay lại vẫn hoàn tay không
Mộng làm giọt nước ôm sông
Ôm sông chẳng được, tơ lòng gió bay.
33. Chu Văn
Một con trâu bạc già nua
Nhờ cơn bão biển thổi lùa lên mây

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

ĐÁNH THỨC TRẦU của Trần Đăng Khoa với lời bình Vũ Nho


Đánh thức trầu
          Trần Đăng Khoa

Trẩu trẩu trầu trầu
Mày làm chúa tao
Tao làm chúa mày
Tao không hái ngày
Thì tao hái đêm
                   (Câu hát của bà em)
Đã ngủ rồi hả trầu?
Tao đã đi ngủ đâu
Mà trầu mày đã ngủ
Bà tao vừa đến đó
Muốn xin mấy lá trầu
Tao không phải ai đâu
Đánh thức mày để hái!
Trầu ơi hãy tỉnh lại
Mở mắt xanh ra nào
Lá nào muốn cho tao
Thì mày chìa ra nhé
Tay tao hái rất nhẹ
Không làm mày đau đâu
Đã dậy chưa hả trầu?
Tao hái vài lá nhé
Cho bà và cho mẹ
Đừng lụi đi trầu ơi!
                                                                                      1966

Lời bình của Vũ Nho
          Với quan niệm hồn nhiên của con trẻ, lại từng thuộc làu làu câu hát của bà khi muốn hái trầu đêm, Trần Đăng Khoa đã đánh thức trầu bằng một lối riêng - lối của những chú bé bạn bè đồng trang đồng lứa. Câu hát của bà em là câu hát để hái trầu đêm của người lớn. Dù có quan hệ bình đẳng (người này là chúa của người kia và ngược lại) thì cái ý thức làm chúa để muốn hái lúc nào thì hái- vẫn là chủ yếu trong mối quan hệ ấy. Câu hát của bà như là chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại, làm rõ thêm mối quan hệ mới hồn nhiên và thật sự bình đẳng, mến thân của Trần Đăng Khoa với bạn Trầu.

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

CHÂN DUNG NHÀ VĂN CỦA XUÂN SÁCH

CHÂN DUNG NHÀ VĂN CỦA XUÂN SÁCH

Xuân Sách
Thứ tư ngày 27 tháng 5 năm 2015 8:14 PM
Chân dung 100 nhà văn qua cái nhìn của Xuân Sách


1. Hồ Phương
Trên biển lớn mênh mông sóng nước
Ngó trông về xóm mới khuất xa
Cỏ non nay chắc đã già
Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem.
2. Nguyễn Đình Thi
Xung kích tràn lên nước vỡ bờ
Đã vào lửa đỏ hãy còn mơ
Bay chi mặt trận trên cao ấy
Quên chú nai đen vẫn đứng chờ.

3. Tô Hoài
Dế mèn lưu lạc mười năm
Để O Chuột phải ôm cầm thuyền ai
Miền tây sen đã tàn phai
Trăng thề một mảnh lạnh ngoài đảo hoang.
4. Nguyên Hồng
Bỉ vỏ một thời oanh liệt nhỉ
Sóng gầm sông Lấp mấy ai hay
Cơn bão đến động rừng Yên thế
Con hổ già uống rượu giả vờ say

5. Nguyễn Công Hoan
Bác Kép Tư Bền rõ đến vui
Bởi còn tranh tối bác nhầm thôi
Bới tung đống rác nên trời phạt
Trời phạt chửa xong bác đã cười.
6. Nguyễn Tuân
Vang bóng một thời đâu dễ quên
Sông Đà cũng muốn đẩy thuyền lên
Chén rượu tình rừng cay đắng lắm
Tờ hoa lại trót lỡ ưu phiền.

KHÔNG – CÓ - CÓ – KHÔNG!...


KHÔNG – CÓ  - CÓ – KHÔNG!...

 (Nghĩ thêm về bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến)

ĐƯỜNG VĂN

1. Nguyễn Khuyến làm thơ về tình bạn không nhiều. Đại khái có thể kể tới mấy bài: Hỏi thăm quan tuần mất cướp, Hỏi thăm bác Châu Cầu nhân lụt, Tạ người tặng chậu trà, Bạn đến chơi nhà, Khóc Dương Khuê... Mỗi bài hay một vẻ. Nhưng ở bài nào cũng thấp thoáng nụ cười buồn, hóm của nhà thơ quê Yên Đổ. Riêng với bài Bạn đến chơi nhà, giá như người đọc ngày nay biết được chính xác người bạn đến thăm cụ Tam Nguyên hôm ấy là ai và đến vào buổi sáng hay chiều thì thú vị biết mấy. Có người đoán là cụ Dương Khuê, hoặc cụ Dương Lâm, hoặc cụ Châu Cầu... Nhưng dù sao cũng chỉ là võ đoán mà thôi! Thực ra, đó chỉ là một bài thơ vui, thơ đùa, thơ ngẫu hứng, nhưng với nhà thơ đầy tài năng và tâm huyết thì vẫn cứ tự nhiên gửi vào những lời đùa cợt tâm tình sâu kín và tàng ẩn triết lí nhân sinh. Tôi cho rằng, đề tài và chủ đề bài này không có gì mới, thể thơ và ngôn từ cũng vậy. Nhưng Bạn đến chơi nhà vẫn được xem là một trong những bài thơ hay nhất về thơ tình bạn xưa nay. Vậy cái hay ở đâu?

2. Về tình cảnh thanh bần, bài Bạn đến chơi nhà có những điểm phảng phất giống bài Khách đến (Khách chí) của Đỗ Phủ:
        Mâm cơm vì chợ xa nên còn thiếu món ăn
                         Rượu, vì nhà nghèo nên chỉ có thứ rượu cũ chưa lọc.
          Ta hãy cùng ông lão bên hàng xóm đối ẩm,
                                           Hết rượu thì qua hàng rào lấy rượu thêm.
Nhưng rõ ràng hoàn cảnh trong Bạn đến chơi nhà ngặt nghèo hơn, điển hình hơn. Và giọng điệu của Đỗ Thiếu Lăng cũng không buồn, hóm như giọng cười Nguyễn Khuyến.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

LIỀU



                                                               


  LIỀU

                                                                                                             A Chính

                                                                                                     Vũ Công Hoan dịch

          Tôi có một người bạn, học tâm lý học. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh tự mở một cơ sở chẩn đoán tâm lý. Sự sinh tồn của con người hiện đại bị sức ép lớn, ít nhiều đều có đôi chút vấn đề tâm lý. Do đó anh bạn tôi hành nghề rất phát đạt.
         
          Anh bạn rất say sưa với nghề, dốc lòng vào công việc, cở sở chẩn đoán tâm lý của anh càng ngày càng nổi tiếng,vài năm sau, kiếm ra một ít tiền, anh bạn tôi xây được ngôi nhà to, lấy được cô vợ đẹp như hoa như ngọc, ai cũng hâm mộ, tấm tắc khen
          Anh bạn thường bảo tôi:
          - Ôi con người, có biết bao nhiêu vấn đề tâm lý đều nảy sinh bởi lòng dạ hẹp hòi, trái tim bị bó buộc, tiến một bước thì khó khăn ì ạch, lùi một bước thì biển rộng trời cao, việc qué gì cứ phải chui vào mũi sừng trâu nhọn hoắt!
         
          Hôm ấy có một khách hàng đàn ông tìm đến cơ sở chẩn đoán của anh. Nét mặt vị khách hàng rất ngượng ngùng, lúng tung, cứ định nói lại thôi. Bạn tôi giục:
          - Có chuyện gì xin anh cứ mạnh dạn nói ra. Anh có nói ra tôi mới biết đúng bệnh mà bốc thuốc.

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

TÚ XƯƠNG- BA DÒNG


CHÙM  THƠ TRẦN TRUNG
1/ TÚ XƯƠNG
          “Ông Nghè ông Thám vô mây khói
           Đứng lại văn chương một Tú tài” (Xuân Diệu)

Kể từ có Một-Tú-Xương,
Văn chương tom chát
              “Chơi lường”-Mất ô.
Hàng Thao, Phố Giấy ngẫn ngờ...
Tám khoa lều chõng,
                 Tú-hờ...Cử nhân.
Ngẫm ra giữa Cõi-Phong-Trần,
Ông Nghè, ông Thám
                 Cũng dần dần qua !
Vung vinh thơ phú...
Gọi là,
Tú Xương
        Cười-Khóc
                 Mới là
                          Tú Xương.
                               (Hà Nội, 24/5/20150).

2/ CHÙM BA DÒNG

2.1/Ve ve
     Gọi hè
      Tình dậy...

2.2/Còi xe
     Cuộn sôi phố
     Cà phê-Giọt buồn.

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Đời ta rồi thua cả loài cỏ dại

Nhà văn nhà giáo Hoàng Dân

Đời ta rồi thua cả loài cỏ dại
                                                                                        Vĩnh Nguyên

Đời ta rồi thua cả loài cỏ dại
Thua cả đám liu chiu dế trũi dế mèn
Là khi ta nằm dài đáy huyệt
Đám liu chiu cỏ dại mọc đè lên!

Không ai tránh được giờ kết thúc
Đức Mẹ hiện ra đâu đó năm nào?
Người sùng đạo tin là có thật
Còn người thường chỉ biết thương nhau

Anh và em trước sau gì cũng vậy
Khi rễ cây hút tuỷ ống xương khô
Bao đốt xương ta rỗng như ống trúc
Ai còn hát theo chi vào những nấm mồ?

Đời ta rồi thua cả loài cỏ dại
Ta cứ tin như thế vững lòng hơn
Để bàn tay với bàn tay lại nắm
Và làn môi tìm tới nụ môi hôn…


Lời bình của Hoàng Dân

Khổ thơ thứ nhất dẫn ra một sự thật hiển nhiên:
Đời ta rồi thua cả loài cỏ dại
Thua cả đám liu chiu dế trũi dế mèn
Là khi ta nằm dài đáy huyệt
Đám liu chiu cỏ dại mọc đè lên!
Khi đã “nằm dài đáy huyệt” thì không chỉ có cỏ dại, dế trũi, dế mèn… “đè lên”; mà còn có thể có nhiều thứ uế tạp khác chất đống tầng tầng lớp lớp rất nặng mùi, ví như: rác thải y tế, xác động vật chết… và cả  cặn bã của những đồng loại còn sống được thản nhiên thải ra…

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

CỔNG TRE

             

CỔNG TRE
          Tặng : Lê Bình

               Nguyễn Khôi
                    
  Lâu ngày, về với Cổng Tre
Thân thương Người đứng bên hè chờ ta
  Bóng Cau rực ánh chiều tà
Cái mùi khói bếp tỏa ra nồng nàn.
                     *
  Lại về tựa gốc Ngọc Lan
Soi vào chum nước thấy ngàn mây trôi
  Kìa ai nón trắng bên trời
Đi ngang đồi Cọ để rồi bặt tăm.
                     *
  Lại về ra giếng rửa chân
Ngồi lên cái bệ đá Ong mơ màng
  Kể từ xa lũy tre làng
Thực / mơ... thấm thoát mười năm não nề.
                     *
  Chen chân Phố thị ...thèm về
Thênh thênh ngõ rộng, chân đê...bồi hồi
  Cổng Tre nào khác Cổng Trời (1)
Đưa ta vào XỨ CON NGƯỜI  mát xanh.
-----
(1) Vào Cổng tre  trung du Phú Thọ , NK lại nhớ "Cổng trời" trên cao nguyên đá Hà Giang...
   Hạ Giáp, Hạc Trì, Phú Thọ 14-5-2015


Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

BÀI HÁT CON LẠI VỀ QUÊ MẸ YÊU THƯƠNG


BÀI HÁT CON LẠI VỀ QUÊ MẸ YÊU THƯƠNG
Thơ: Tác giả thơ Bùi Thị Mỵ
Nhạc: Nhạc sĩ – Nhà thơ Triệu Lam Châu
Phối khí: Nhạc sĩ – Nghệ sĩ ưu tú Thanh Hải
Ca sĩ : Quốc Dũng


TRÍCH THƯ BÙI THỊ MỴ GỬI TRIỆU LAM CHÂU:
…Xã Xích Thổ thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, nơi  có con sông Bôi chạy sát núi phía đông chia xã làm hai bên tả và hữu, người dân đi làm đồng bên tả phải qua bến đò Liêm Trung (Thuộc địa phận làng Liêm Trung).
Con đường 59 là đường quốc lộ chạy dài theo xã, đây là con đường chiến lược từ Hòa Bình - Ninh bình - Thanh Hóa. Dãy núi phía tây sát làng Hồng Quang có một đường lên núi lấy củi hái rau, tên địa phương gọi là quèn và quèn đó gọi là Quèn Gianh. Lúc còn nhỏ tôi thường theo các anh lên đó lấy giang lấy nứa, trong quèn có một khoảng đất rộng có thể chạy nhẩy chơi và thả diều. Anh trai Bùi Lưu Thanh của tôi làm một ống sáo cài vào trong diều khi gặp gió sáo tự phát tiếng kêu cộng với cái âm của núi nghe ai cũng thích.
Xã Xích Thổ có một đồi thông phía đầu xa giáp với tỉnh Hòa Bình, cạnh đường quốc lộ.  Những đêm trăng sáng ngày xưa ấy trai gái thường lên đây trò chuyện, lấy tích " Đồi thông 2 mộ " nên tôi gọi là đồi tình yêu, chứ dân ở đây chỉ gọi là đồi thông thôi. Thôn Đại Hòa là thôn chúng tôi sinh ra và lớn lên ở đó, trước nhà có một ngôi đình tên gọi là đình Liêm Thượng, trước cửa đình là một cái hồ, trên bờ hồ có một cây đa xum xuê tỏa bóng mát.
Thôn Hồng Quang nằm sát dẫy núi phía tây, có một chiếc hồ nhân tạo, trên núi dưới thuyền.
Xích Thổ có một chợ tên là chợ Lạc, chợ họp phiên cạnh sông Bôi, thuộc thôn Minh Long. Thôn này có nhà thờ đạo thiên chúa, hàng ngày cứ 5 giờ chiều nhà thờ lại gióng lên hồi chuông chần chận, nghe êm ả yên bình lắm.
Thôn Hùng Sơn, nhà nào cũng có một đồi chè, chè ở đây chỉ hái lá hãm uống chứ không làm chè khô. Làng Minh Long có nhiều tre nứa. Nói đến cống Kịa cống Thà là 2 cái cống trên đường nối 2 làng 2 bên cống là những cánh đồng, nên 2 cống này rất nhiều cua tôm cá. Hồi xưa chúng tôi thường hay bắt cá lên bọc đất nướng ăn ở đây khi đi chăn trâu. Hai cống này cũng là nguồn sống cho dân nghèo …
Chuyện kể rằng năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong 12 sứ quân, giành lại yên bình cho đất nước, rồi lên làm vua. Và khi chuẩn bị xây Kinh Đô, ngài muốn tìm nơi đất lành chim đậu để xây. Vào một ngày đẹp trời trên quê hương ngài có một đàn chim bay về đậu mỗi con trên một ngọn đồi ở xã Xích Thổ. Đàn chim 100 con mà Xích Thổ chỉ có 99 ngọn đồi, tiếc quá anh Triệu Lam Châu ơi, đàn chim ấy đã bay đi và Đinh Bộ Lĩnh đã xây kinh đô ở Hoa Lư…
(Triệu Lam Châu trích thư, ngày 12/5/2015)
Đường trời:  trieulamchau@gmail.com
Số nối:  0983 825502

Trân trọng mời Quý vị và bạn bè nghe bài hát Con lại về quê mẹ yêu thương theo đường dẫn sau đây:


https://youtu.be/kH-iJFm9wlY  (Video Con lại về quê mẹ yêu thương)


http://youtu.be/kH-iJFm9wlY     (Video Con lại về quê mẹ yêu thương)


https://www.youtube.com/watch?v=kH-iJFm9wlY   (Video Con lại về quê mẹ yêu thương)