Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

HỒN QUÊ





Hồn Quê
.
Ta về gặp lại hồn quê
Mẹ ta xưa quẩy nắng về hong mưa
Một đời sướng thiếu khổ thừa
Mẹ đan hạnh phúc vặn vừa nỗi đau
.
Heo may trở dạ mùa sau
Mẹ se gió lạnh khỏi nhàu nắng tươi
Chắt chiu ủ ấm nụ cười
Mẹ nhen lửa giữ cho “Người ở xa”
.
Tháng Mười, tháng Bảy, tháng Ba
Mẹ gom gió lạnh mưa sa bão dồn
Đổ vào sẫm đỏ hoàng hôn
Mẹ ru ta nặng trĩu hồn quê Cha
.
Ta về gặp lại hồn ta
Mẹ ta thì đã đi xa cuối trời...
*
Hà Nội, sáng 06 tháng 03.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
.


Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

Từ rừng đến người

Nguyễn Chí Hoan
TỪ RỪNG ĐẾN NGƯỜI
Đọc Bùa ngải , tập truyện, Cầm Sơn, Nxb HNV, 2017
   Nhà văn Cầm Sơn cho in cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông, Xuyên qua cánh rừng, năm 2013. Ai đọc vào tác phẩm ấy cũng có thể dự cảm rằng tác giả này có lẽ đang viết tiếp cuốn thứ hai của ông ta; bởi khí chất khỏe khoắn cởi mở của cái giọng kể đó, hẳn sẽ không lên tiếng một lần rồi thu mình lại; cũng bởi cái hiện diện phong phú bề bộn của những câu chuyện trong đó, nó gây ấn tượng về sức ép nội tại của nhiều trải nghiệm cá nhân đòi được tái tạo và biểu hiện ra; và bởi cái ý thức mà người kể trình hiện qua các nhân vật cũng như lời kể, ý thức về nhiều sự biến chuyển không đáng mong đợi – “Thế gian biến cải vũng nên đồi” – như là rừng thì mất, người thì thêm thói tật v.v. Dường như thông lệ là tiểu thuyết thì đòi hỏi một thời hạn không thể xác định. Tác phẩm mới tiếp theo nhà văn Cầm Sơn trình ra là tập truyện Bùa ngải. Tuy nhiên những phẩm chất rõ rệt ở  Xuyên qua cánh rừng , như đã thấy, tiếp tục xuyên suốt các câu chuyện được kể trong tập này, đồng thời với những “bước đi” trong đề tài truyện dường như thăm dò mở rộng phạm vi kể ra xa hơn những cánh rừng rất quen rất thuộc với tác giả.
   Mười bảy truyện mà tác giả đưa vào tập truyện này xoay quanh ba chủ đề nổi bật: huyền thoại và chuyện kỳ lạ về con người miền sơn cước, những tấn kịch bi hài về lối sống thời nay, và những huyền thoại cá nhân thời nay mà ít nhiều chìm khuất. Thuộc về chủ đề thứ nhất, ba truyện Thác Ấu Hùng, Giàng Sín Lủ, Bùa ngải đều dày dặn những chi tiết về phong hóa và lời ăn tiếng nói của người sắc tộc miền núi, người Dao, người Mông. Những mô tả đó đều sinh động và sắc sảo; cũng như việc tái hiện lời lẽ của người miền núi trong các tình huống truyện đều toát ra vẻ chân thực gây tin cậy. Một điều khá thú vị: mang bút danh Cầm Sơn – với cái họ người Dao rất ấn tượng ( mà người đọc nào quan tâm đều có thể liên tưởng ngay vài cái tên như Cầm Đôi, Cầm Biêu) – nhưng giọng kể của tác giả Cầm Sơn ấy không cố làm như mình là dân sắc tộc; giọng kể trong những truyện này cho thấy rõ của một người quan sát từ bên ngoài về phương diện bản sắc văn hóa. Đấy là một lẽ khiến giọng kể cá tính của nhà văn Cầm Sơn không lẫn vào những câu chuyện mà ông kể, mà thêm sắc thái cho những chuyện ấy – sắc thái trải nghiệm cá nhân của người kể, như là một chứng nhân.
biabuangai

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

Người Trung Quốc ... như thế nào?



                                       NGƯỜI TRUNG QUỐC …



                                                                            Dị Trung Thiên

                                                                            Vũ Công Hoan dịch



          Chuyện của người Trung Quốc khó nói nhất.



          Ví dụ tham nhũng. Người Trung Quốc có thích tham nhũng không? Đương nhiên không thích. Nhắc đến tham nhũng, người Trung Quốc không ai là không nghiến răng đau lòng nhức óc, hận tới tận xương tuỷ, ngay đến những kẻ đi hối lộ và nhận hối lộ cũng vị tất thích tham nhũng thật sự. Nếu không nhận hối lộ, tức của cải chảy vào cuồn cuộn, thì tại sao ông ta phải mạo hiểm bỏ quan vào tù? Nếu không đi hối lộ sẽ có thể thông suốt trôi chảy, thì tại sao ông ta phải đem tiền của mình đi biếu người?

         

          Đa số người không thích tham nhũng, nhưng họ lại không tách được tham nhũng. Thực tế nhiều người Trung Quốc một khi mình có việc, điều họ nghĩ đến đầu tiên là móc nối quan hệ, đi cửa sau, mời ăn uống biếu quà. Nếu tất cả mọi quan chức đều không ăn uống, cũng không nhận quà, có lẽ nhiều người sẽ buồn bã như mất mát, trong lòng trống vắng, không biết việc của mình cuối cùng có thành không? Cho nên  không chống tham nhũng cũng không được. Tốt nhất giữ lại một cái đuôi, hạn chế trong phạm vi ăn một hai bữa cơm, nhận một hai tút thuốc, thì đều vui vẻ cả.



          Bạn bảo,  có phải sự đời đã buộc đã dồn người ta làm việc này? Cũng chưa hẳn. Ví dụ lấy công quỹ ra ăn uống, đều là việc xấu xa độc ác, bị mọi người phản đối. Nhưng nếu bạn mời những người chưa từng tham gia bao gìơ cùng ăn, thì phần đông họ sẽ đến, mà đến với nét mặt vui vẻ. Có thể thấy sở dĩ, anh ta phản đối không phải vì chuyện lấy công quỹ ra ăn uống, mà là vì người khác có phần,  nhưng anh ta không có. Bởi vì bản thân không có phần, nên đành phải cùng phản đối ăn uống bằng công khoản.
                                                                    Nhà văn Vũ Công Hoan

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

Thơ vui...THÁNG BA, HỘI NGỘ




TRÈM DU



(CHÙM 3 QUÀ XUÂN MẬU TUẤT (2018)



ĐƯỜNG VĂN – HOÀNG DÂN

Quý tặng bác Nguyễn Xuân Lạc và nhóm giáo, văn hưu hữu Trèm – Vẽ



BÀI I. THÁNG BA, HỘI NGỘ



Vui tặng cha con Hoàng Dân – Hoàng Linh, đồng tác giả sách Phút 119 bi tráng (tụng ca U23 Việt Nam) cùng bác Nguyễn Xuân Lạc và các bạn Lê Dụ, Nguyễn Hiếu, Đặng Chưởng, Cao Chí Định, Phạm Trượng, Đăng Phúc, Lê Ngà..., trong & sau buổi tụ hội thú vị tại nhà Đường Văn, chủ nhật 25/3/2018 (9/2 Mậu Tuất). Mời họa nối! ĐV



Hẹn hò hội ngộ tháng ba,

rủ bạn gần, nhắn bạn xa cùng về.

Hàn huyên cho thỏa dãi dề,*

hỉ hoan sách tặng, bốn bề hừng xuân...



Trèm hương kết chạ Thạch Bàn.

Giáo hưulục lão du nhàn, bình văn.

Chén thù, Sáu chín băn khoăn:

Hoa đào năm ngoái tần ngần đợi ai!

Chén tạc, Bảy mốt... lai rai,

Ngắm cụ Tám mốt miệt mài,... kinh chưa?!



Hữu duyên: thiên lý – như đùa!

Vô duyên: đối diện – đò đưa cù lần...!*
                                                                                                       Đường Văn
                                Hoàng Dân

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

Nhân vật Thúc Sinh trong cái nhìn so sánh





THÚC SINH
                    Chúng ta có một Thúc Sinh ở trong lòng. Không nhiều thì ít, trong mỗi chúng ta đều có chất liệu đam mê và nhu nhược.
                                                      Nhất Hạnh
                                                                                   Vũ Nho

Thúc Sinh chỉ là một nhân vật phụ trong Truyện Kiều, chàng là người đã quyết tâm chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, rồi lấy Kiều làm vợ lẽ. Dù ông bố nghiêm khắc mắng mỏ, rồi đem đến công đường kiện vì tội bất hiếu, cãi lời cha, nhưng chàng vẫn khăng khăng không chịu đuổi Kiều về lầu xanh. May mà viên quan phủ cũng là người biết “thương vì nết, trọng vì tài” nên đã xử cho hai người lấy nhau và khuyên Thúc ông dẹp bỏ nỗi bất bình. Nhưng với vợ là Hoạn Thư thì Thúc Sinh không nghe lời Kiều khuyên, bưng bít, giấu giếm nên kết cục “thấp cơ thua trí đàn bà”, chàng đành bó tay nhìn người yêu bị hành hạ. Cuối cùng đành chấp nhận giải pháp khuyên Kiều bỏ trốn:
          Liệu mà xa chạy cao bay
          Ái ân ta có ngần này mà thôi
Đã có nhiều lời bình phẩm về nhân vật  Thúc Sinh. Kim Thánh Thán khá nặng nề khi đánh giá Thúc Sinh với sự so sánh hai mối tình Kim Trọng và Thúc Sinh với Kiều : “Mối tình ấy thực là vô cổ vô kim (xưa nay không có), đâu phải mối tình của đầm Đào Hoa có thể sánh kịp một phần trong muôn phần vậy. Bởi thế nên ta mới khinh bỉ mối tình của chàng Thúc vậy” (Lời bình của Thánh Thán về hồi thứ 20). Nhưng thực tình, Thúc Sinh có đáng khinh bỉ như thế không? Con người Thúc Sinh có đáng chê trách hoàn toàn không? Chúng ta sẽ xem xét thái độ và cách cư xử của Nguyễn Du với nhân vật này.
           Trong Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Tử, Thúc Sinh được giới thiệu là một thư sinh. Vợ là Hoạn Thư, con quan Lại bộ, đẹp và thông minh. So với vợ “về phần tài trí thực đã kém xa”. Thúc Sinh đến thăm Kiều được viết : “Nay chàng mượn tiếng du học, theo cha đến thành Lâm Tri, nghe danh tài sắc của Thúy Kiều, bèn sắm một cây vóc, rồi cất lẻn phụ thân, đi cùng người bạn tên gọi Bộ Tân để tới thăm hoa” (Truyện Kiều đối chiếu, trang 230 – 231).

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

Bốn bài thơ Đức do TS Nguyễn Văn Hoa chuyển ngữ



THƠ ĐỨC ĐƯƠNG ĐẠI ca Christoph Olpen ( 1974-1999)
Lời dẫn :

Dưới đây xin phép chuyển dịch chùm thơ  của Christoph Olpen ; nhà thơ đã mất khi 24 tuổi cùng bạn gái do bị tai nạn giao thông bi thương. Sau khi ông mất gia đình &  bè bạn mới phát hiện thấy ông viết rất nhiều thơ & đã sưu tầm công bố thơ ông.


Bài 1
Thú tội
Xin chớ yêu nàng.
Nàng muốn cảm thấy
Không bị ăn cắp,
Không bị bắt giam,
Không bị sở hữu
Mình khao khát muốn chạm vào nàng.
Một khoảnh khắc trong bóng tối
Tim như bị cầm tù.
Nàng cho mình ánh sáng,
Chỉ một chớp mắt.
Cảm xúc nghẹt thở
Đứng tim đột quỵ,
Hai chân bủn rủn,
hơi thở nàng nóng rát
phả vào tai mình.
Rung lắc và run sợ
trước cảm xúc này

và gần như bị tan vỡ.
Các tế bào râm ran
Sự lan truyền sợ hãi.


Bekenntnis
Liebe sie nicht.
Will sie fühlen,
nicht stehlen,
nicht in Gewahrsam nehmen,
nicht besitzen,
will sie berühren.
Einen Moment in die Dunkelheit
meines Innersten entführen.
Mir Licht geben,
nur einen Moment.
Sehnsucht stillen,
sie steicheln,
ihre Schenkel spüren,
ihren heissen Atem
an meinem Ohr fühlen.
Wie sie beben und erzittern
vor Emotionen Glaube

und fast zersplittern.
Aktive Zellen in
Kommunikationsangst.


Bài 2
Đức tin
Mình từng tin tưởng
nhưng mình chỉ cảm thấy đớn đau.

                    Dịch giả TS Nguyễn Văn Hoa

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

Một thứ thói quen



                                         
MỘT THỨ THÓI QUEN



                                                                      Trương Vũ Phàm

                                                                       Vũ Công Hoan dịch



          Vào một quán ăn của Nhật Bản, mấy đứa chúng tôi tháo giầy để ở cửa. Động tác này rất quen và tự nhiên. Nhưng sau đó có một bà già đi ra, cúi xuống  khẽ nhấc từng đôi giầy của chúng tôi xếp lại ngay ngắn, mũi quay ra ngoài. Sau đó bà đi vào. Đầu tiên chúng tôi cứ tưởng bà là nhân viên phục vụ. Nhưng sau mới biết bà cũng là khách hàng đến ăn như chúng tôi.

         

          Tôi không biết bà là ai, nhưng tôi biết đất nước này có hàng triệu người như bà. Động tác này rất giản đơn. Nhưng đằng sau động tác đó có một ý nghĩa không hề đơn giản, không phải sẽ làm được trong một sớm một chiều. Trong con mắt của họ, bên cạnh phải sạch sẽ và gọn gàng, đời sống không cho phép có một chút  lộn xộn, bởi vì họ hiểu, sống trong rác, mình cũng trở thành rác.

         

          Ở Nhật Bản, học sinh bắt đầu từ vườn trẻ khi vào lớp đã phải bỏ dép xếp gọn gàng, rồi mới thay dép trong lớp màu trắng.



          Cuộc sống có đến gần một phần ba thời gian để tìm đồ dùng. Ngoài tìm đồ dùng có  mục đích, một phần rất lớn thời gian chúng ta lãng phí vào việc tìm đồ

dùng.  Bởi vì ngay từ còn bé, chúng ta đã tạo thành thoí quen tuỳ tiện vứt đồ dùng lung tung, về sau trong công tác đã thường gặp phiền toái tìm không thấy đồ dùng.



          Nhưng người Nhật Bản cho chúng ta biết, hiệu suất chính là để đồ dùng vào nơi cố định, túi bên phải va ly  bao giờ cũng để vé máy bay, túi bên trái bỏ sổ tay, lớp ngăn giữa bỏ chìa khoá, tài liệu quan trọng để ngăn thứ hai…



          Một hôm tôi lên Thượng Hải họp ở công ty Si ti zen, khi đỗ xe, tôi cứ tự nhiên lái xe vào vị trí. Lúc này đột nhiên có một anh bảo vệ vừa gọi vừa chạy đến.
                                                                 Nhà văn Vũ Công Hoan

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

Xuân






XUÂN
               Tâm Dung

Nhởn nhơ chồi biếc với lộc non
Nắng lặn vào trong giọt sương tròn
Lá nõn đa tình - đuôi mắt ướt
Búp nụ dậy thì hé màu son
Tiếng chim thánh thót trong như nước
Mây nõn ngàn xa  lững thững  bay
Đất trời thơm - thoảng hương con gái
Vũ trụ xuân tình trong mắt ai...!

                                               Tác giả Tâm Dung