Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

3 BÀI HAY 1 BÀI?

 

3 BÀI HAY 1 BÀI?

Ba bài hay một bài?

                   HOÀNG DÂN


                                                           NHÀ VĂN NHÀ GIÁO HOÀNG DÂN

Có ba dị bản về một bài ca dao như sau:

  1. Mình nói với ta mình hãy còn son

Ta đi qua ngõ thấy con mình bò

Con mình những trấu cùng tro

Ta đi xách nước rửa cho con mình

  1. Mình nói dối ta mình chửa có chồng

Ta đi qua ngõ mình bồng con ra

    Con mình khéo giống con ta

Con mình có bảy, con ta ba phần

  1. Mình nói với ta mình hãy còn son

Ta đi qua ngõ thấy con mình bò

Con mình những trấu cùng tro

Ta đi xách nước rửa cho con mình

Con mình vừa đẹp vừa xinh

Một nửa giống mình, nửa lại giống ta

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2023

BA BÀI THƠ TRONG TẬP TÓC RỐI

 

                                                                                      DỊCH GIẢ CHU THU PHƯƠNG

102.

 

夏花の

すがたは細しき

くれなみに

眞晝いきむの

戀よこの子よ

102.

 

Những bông hoa mùa hạ

Với dáng vẻ yểu điệu mong manh

Mà sắc màu thắm đỏ

Vẫn rực giữa nắng trưa đổ lửa

Đây tình yêu của cô gái đó

 

とき髪を

若枝にからむ

風の西よ

二尺に足らぬ

うつくしき虹

 

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

ĐỢI EM

 ĐỢI EM

              với TTQT 

           ĐẶNG XUÂN XUYẾN




Thắc thỏm ta chờ em ghé chơi
Để ta được ngắm nụ em cười
Để ta tíu tít kìa em tới
Để giỡn nắng chiều líu ríu rơi.

Ừ, đến đi nào, đến ngắm chơi
Vườn xuân rúc rích gió vui cười
Kìa đôi én liệng, chừng như đợi
Một dáng kiều thơm, mặt sáng ngời

Ừ, đến đi nào, đến ghé chơi
Để đêm thêm đắm mắt em cười
Để vườn xưa đượm hương gió mới
Để rộn tiếng lòng, yêu mến ơi.
*.
Hà Nội, 3G30 - 25/03/2023
ĐẶNG XUÂN XUYẾN




Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2023

CÂY CAO BÓNG CẢ

 CÂY CAO BÓNG CẢ

     TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ THIỆN KHÁI

 

 
  

                                                            NHÀ VĂN VŨ THIỆN KHÁI

 


     Chẳng nhớ tự lúc nào, hình ảnh ông nội tôi và cây muỗm đình Bông trong ký ức, cứ mờ nhòe nhập vào làm một mỗi đêm khuya tuổi già khó ngủ, vật vờ, nhớ nhung man mác chốn làng xưa. Chốn làng ấy tận ngoài Bắc xa lơ xa lắc. Mấy cây cao bóng cả trong làng, được tin cây còn cây mất. Mừng làm sao cội muỗm đình Bông ngàn tuổi vẫn còn. Những người già ngày ấy nay khuất bóng cả rồi. Nhớ đến thêm lòng buồn vô hạn. Lẽ đời sinh diệt, tiếc thương cũng là một lẽ đời, làm được gì hơn?  

Ngày ấy cách nay đã xa mờ lắm, hơn sáu chục năm lũ lượt qua rồi!...

Vậy mà đến bây giờ tôi vẫn chẳng hiểu sao, cái làng chôn nhau cắt rốn của tôi, tẻo teo vài trăm nóc gia nghèo xơ nghèo xác, lại có hẳn một ngôi đình Bông to đẹp vào bậc nhất nhì hàng huyện. Và ngay cạnh đường làng, đối diện với cổng đình lại sừng sững một gốc muỗm cổ thụ, thân to cả chục người ôm. Tàn lá xanh dầy của nó cao vời, rộng lớn, như là một đám mây thường trực tỏa bóng râm mát che kín sân đình, che lấn sang bên kia đường, nơi thẻo đất bà Thâu cất quán bán hàng.

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2023

Từ Cô Gái Việt Nam Không Biết Tiếng Anh Đến Nữ Khoa Học Gia Lọt Top 1% Thế Giới Tại Mỹ Quốc.

 

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

MẤY CẢM NGHĨ VỀ NGUYỄN NGUYÊN BẢY& LÝ PHƯƠNG LIÊN

 

MẤY CẢM NGHĨ VỀ NGUYỄN NGUYÊN BẢY& LÝ PHƯƠNG LIÊN

                                  VŨ NHO

                        


                                                                                   VŨ NHO - ẢNH PHẠM VĂN SƠN

          Ngày 19 tháng 3 năm 2023, nhà thơ Lý Phương Liên và con gái Nguyễn Lý Phương Ngọc từ Mĩ về  tổ chức  cuộc gặp gỡ ở khách sạn Melia, phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội với nội dung “ NGUYỄN NGUYÊN BẢY & NHỮNG YÊU THƯƠNG”. Trước khi đi dự, tôi đã đưa lên trang WEBSITE “Tác phẩm & Bạn đọc” bài viết của Mai An Nguyễn Anh Tuấn về thơ của Lý Phương Liên nhân Hội nghị viết văn trẻ; đồng thời đưa lại bài viết của Hoàng Dân  bình bài “Chân hương”. Tôi tiếp tục nghĩ về bài thơ này.

            Gặp Hoàng Dân cùng những người yêu quý cặp vợ chồng Nguyễn Nguyên Bảy Lý Phương Liên tại khách sạn, Hoàng Dân đưa tặng tôi và mọi người tập tư liệu mỏng “ NGUYỄN NGUYÊN BẢY – THƠ LÀ THƠ”, trong đó gồm 7 bài thơ Hoàng Dân viết tặng Nguyễn Nguyên Bảy, 4 bài bình thơ Nguyễn Nguyên Bảy ( trong đó có bài “Chân hương”), 10 bài Hoàng Dân bình thơ các thi hữu được Nguyễn Nguyên Bảy chọn; và phần vĩ thanh  có những bài của Hoàng Dân, Hoàng Xuân Họa, Lê Thiếu Nhơn, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Anh Tuấn.

            Khi nhà thơ Lý Phương Liên mời Vũ Nho chia sẻ đôi điều, tôi đã nói ngắn gọn như sau:

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2023

NGƯỜI THỨ HAI



 PHAN THỊ VĨNH HÀ

 

 

 

 

NGƯỜI THỨ HAI

(Đăng tuần san Đời sống gia đình số 25 ngày 21/6/2018) Kính tặng mẹ của anh

 

Mẹ đừng buồn khi anh ấy yêu con

Bởi trước con anh ấy là của mẹ

Anh ấy có thể yêu con một thời trai trẻ

Nhưng suốt đời anh yêu mẹ, mẹ ơi!

 

Mẹ đã sinh ra anh ấy ở trên đời

Hình bóng mẹ lắng vào tim anh ấy

Dẫu bây giờ con được yêu đến mấy

Con cũng chỉ là người đàn bà thứ hai!...

 

Mẹ đừng buồn những chiều hôm, những sớm mai

Anh ấy có thể nhớ con hơn nhớ mẹ

Nhưng con chỉ là cơn gió nhẹ

Mẹ luôn là bến bờ thương nhớ của đời anh


 

Con chỉ là cơn mưa mỏng manh

Những người đàn bà khác có thể thay thế con

trong trái tim anh ấy

Nhưng có một tình yêu suốt đời âm ỉ cháy

Anh ấy chỉ giành cho mẹ, mẹ ơi!

 

Anh ấy có thể yêu con suốt cả cuộc đời

Cũng có thể chia tay ngay ngày mai, có thể

Nhưng anh ấy suốt đời yêu mẹ

Dù thế nào con vẫn chỉ là người thứ hai.

 

 

 

LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN

 

“MẸ LUÔN LÀ BẾN BỜ THƯƠNG NHỚ CỦA ĐỜI ANH”

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2023

 DẰNG DẶC CHIỀU THÁNG BA, THƯƠNG BẠN

 

Quý gửi các chị LPL, NTS, em MT!

Quý tặng PGSTS. VN, bạn TB. HD cùng các anh CHTR,  LD, QV,CĐ, ĐP!

 


                                               ĐƯỜNG VĂN


 

Nguyễn Hiếu nghênh ngang vừa bay sang trời khác

Chưa vợi nguôi ngoai, nhận tin dữ bác Đồng Quang*

đồng nghiệp, bạn vong niên ân cần, ấm áp

Khéo rủ nhau, song lão quyết “lên đàng”!

 

Nguyễn Nguyên Bẩy lìa trần

tận chốn xa xôi, bên kia biển lớn*

mãi chiều nay mới được ra Hà Nội, hồi hương..

Văn ở Trèm quê đành thắp nhang vọng viếng

tưởng niệm từ xa, thương nhớ ngút ngàn

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023

Thơ Hai Ku tiếng Đức

 Thơ Hai Ku tiếng Đức

Chuyển ngữ Nguyễn Văn Hoa ( Tháp Dương Bắc Ninh )

Tư liệu gốc Haiku de



                                                             TS. NGUYỄN VĂN HOA

 

Bài1. Những con diệc trắng,chèo thuyền trên tuyết băng chờ đợi ánh trăng.

Carl Heinz Kurz

Die weißen Reiher,
über den Altschnee segelnd,
warten aufs Mondlicht.
Carl Heinz Kurz



Bài 2.

Một cành hoa anh đào

từ khu vườn của bạn mình 

bây giờ trong phòng của mình

Rolf Böhm

 

Ein Kirschblütenzweig
aus meines Freundes Garten schmückt
jetzt mein Zimmer.
Rolf Boehm


Bài 3.

hoa hồng trắng nở rộ - 


và tôi vẫn vậy trong trang phục đi làm. 


Sabine Sommerkamp

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2023

NGẪM

NGẪM
 
          TRẦN TRỌNG GIÁ
Trong trăng Cuội ngồi gốc đa
Bao năm chẳng thấy Cuội già là sao?
Cuội leo lên tận trời cao
Không vương sương gió,dạt dào mộng mơ
Đêm qua thấy Cuội mần “NGƠ”
“Kệ trâu ăn lúa”… ngồi mơ chị Hằng
Trần gian gọi Cuội là thằng
Xem ra… đã có ai bằng mà chê.
Những khi trăng giãi vườn chè
Gió nồm nam thổi, đêm hè rợi xanh
Ngắm trăng nhìn Cuội rất tình
Mờ mờ… ảo ảo… dáng hình mộng mơ
Trung thu bọn trẻ ngây thơ
Mời Cuội phá cỗ, hát hò dung dăng.
Cuội cười… ta ở cung trăng
Ngàn năm vẫn có chị Hằng để say.
Xuống trần như thể trời đày
Tình yêu sớm- muộn… đến ngày tàn phai
Cõi Trần! Mình thấu lòng ai?
Mơ như Cuội… vượt ra ngoài tháng năm
Đêm nay! Mai nữa… lại rằm
Ngồi ghen với Cuội, âm thầm nhớ em…
Trần Trọng Giá
(Ảnh tác giả và ảnh st mạng; ảnh chỉ mang tính minh họa)



Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2023

THƠ LÝ PHƯƠNG LIÊN

 


Em tuổi hai mươi như tất cả mọi người

Chọn số phận ở thời mình đang sống…
Lý Phương Liên
               
                          NGUYỄN ANH TUẤN

Tôi sẽ không gọi Lý Phương Liên là nhà thơ – mặc dù chị xứng đáng và cần được gọi như vậy, nhất là khi danh xưng “nhà thơ” đang bị lạm dụng. Tôi cũng sẽ không dám nói nhiều tới nội dung – nghệ thuật những sáng tác thơ ca của chị, vì “Sau biết bao chìm nổi, nương dìu nhau mà sống, 40 năm sau, tập thơ “Ca bình minh” của Lý Phương Liên và tập “Thơ Nguyễn Nguyên Bảy” ra mắt bạn đọc” (Thanh niên Oline), đã có nhiều người viết làm công việc đó một cách công tâm, sòng phẳng. Với tư cách là một người yêu thơ, và là một người bạn vong niên rất lâu của chị, nhân Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc lần thứ VIII đang diễn ra, tôi chỉ muốn nhìn lại đôi chút về “Hiện tượng Lý Phương Liên” sau một quãng thời gian đủ hình thành dăm bảy thế hệ người viết…

Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2023

VỀ TIỂU THUYẾT SÓNG ĐỘC CỦA TRẦN GIA THÁI

 

VỀ TIỂU THUYẾT SÓNG ĐỘC CỦA TRẦN GIA THÁI

    Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2022

                          VŨ NHO


                                                                          Vũ Nho

Tiểu thuyết “Sóng độc” của trần Gia Thái là một tiểu thuyết về ngành báo chí nhưng là báo hình và báo nói, không phải là báo giấy. Về điều này, bản thân tác giả là người công tác quản lí ở Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội mấy chục năm, vì thế vốn sống của anh  là vốn sống trực tiếp, trải nghiệm của tác giả cũng là trải nghiệm có bề dày. Có phải chính vì viết về một ngành, một Đài mà tác giả gắn bó quá lâu nên  người viết cần có lời rào đón để tránh suy diễn : “ Câu chuyện được lấy cảm hứng từ những con người thật, ngành nghề thật, bối cảnh thật. Nhưng  chân hơn, đậm hơn và cũng ảo hơn […] Vậy xin vui lòng đừng hỏi ai là ai và cũng đừng suy diễn theo logic riêng” ( Tác giả). Hơn nữa để tránh  “suy diễn”, tên cơ quan là Đài Nam Bình, tỉnh Nam Bình. Đây là Đài tỉnh, “Từ Nam Bình  lên Hà Nội chạy hàng giờ ô tô” (tr.202). Nam Bình có hệ thống loa phát thanh ở nông thôn chứ không giống loa phường của Thành phố ( Cảm nhận của Thiện khi anh đang ngồi ở quê trong tâm trạng tĩnh lặng nghe loa truyền thanh đài xã tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Nam Bình của anh, trang 379).

            Nói chung,  có thể nhiều người có khả năng, nhưng rất ít người  viết về   môi trường báo chí và môi trường các nhà văn. Bởi lẽ ngại mở áo cho người xem lưng? Ngại nói những chuyện đụng tới đồng nghiệp? Ngại bị phản biện bởi những đồng nghiệp sắc sảo chẳng kém ai? Chỉ biết rằng mới có Đèn vàng của Trần Chiến viết về nghề báo, Kẻ nằm người ngồi của Nguyễn Thế Hùng viết về văn nghệ sĩ, và bây giờ là Sóng độc của Trần Gia Thái.

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2023

LÊ THANH HẢO VÂN - “CỎ VẪN XANH TRÊN BƯỚC HỤT CHÂN MÌNH”



 LÊ THANH HẢO VÂN - “CỎ VẪN XANH TRÊN BƯỚC HỤT CHÂN MÌNH”

Trần Mạnh Hảo

Nữ nhà thơ Lê Thanh Hảo Vân ( chủ nhiệm câu lạc bộ thơ "Thông reo") từ Hà Nội vừa gửi tặng tôi ( TMH) tập thơ “Ba ngăn rưỡi” của chị, do NXB Hội Nhà Văn ấn hành năm 2019. Trước đó, hai tập thơ khác của chị : “Tóc mây” ( 2013), “Tình lang thang” ( 2014) đã ra mắt, đều do NXB Hội nhà văn ấn hành.
Tôi xin phép lấy câu thơ của Hảo Vân : “ Cỏ vẫn xanh trên bước hụt chân mình”trong bài “Đi qua” làm đề tựa cho bài viết này về thơ chị :
“Trăng u tịch nên anh liền kỳ ảo
Vụn nụ cười chưa kịp hết vì nhau
Nhấp qua môi anh một ngụm
Cỏ vẫn xanh trên bước hụt chân mình”
Nếu hai câu sau của bài trên, tác giả viết : “ Nhấp qua môi anh một nụ / Cỏ vẫn xanh trên mỗi bước chân mình” thì không phải là thơ, mà chỉ là hai câu nói. “Nụ hôn” thì thường quá, ai cũng viết được, nhưng tác giả Hảo Vân viết “ngụm hôn” mới là sáng tạo, là thơ, là độc đáo. Chữ “hụt” trong câu cuối mới là kỳ bút : “Cỏ vẫn xanh trên bước hụt chân mình”…
Hụt : hụt hẫng, hút hùn hụt, hụt hơi, hụt chân, hụt tình, hụt sống, hụt nhau, chết hụt, yêu hụt, sống hụt, vui hụt…hình như là tinh thần tập thơ “ Ba ngăn rưỡi” này của nữ thi sĩ Hảo Vân, người góa phụ lấy tình yêu của người chồng đã khuất làm lẽ sống.
Trái tim mọi người đều có bốn ngăn, riêng nhà thơ Hảo Vân chỉ có ba ngăn rưỡi. Hình như nửa ngăn tim của chị đã đi theo chàng đại tá phi công lái máy bay Míc ( ông xã đã mất của nhà thơ) từng quần thảo bắn máy bay Mỹ thuở năm 1972, 1973 trên bầu trời Hà Nội ?
Lê Thanh Hảo Vân thờ chồng và làm thơ. Chị lấy quá khứ, lấy hạnh phúc xưa làm hiện tại và tương lai : “ Anh ra đi là mang tất cả em / Em ở lại cũng mang anh trọn vẹn” ( Một nửa). Nhà thơ thương cuộc tình “vô định” của mình với câu thơ kết thật hay : “Động ngàn lá cứ bay suông/ Tiếc mây gió cũng thả tuồng sũng đêm / Gập ghềnh để biết dịu êm / Khởi chưa chung đã lật thêm cuộc người”…”lật thêm cuộc người” là một lối nói mới, là sự sáng tạo ngôn ngữ thơ.
Thơ Hảo Vân thường kiệm lời, dồn nén chữ, dư ba, sáng tạo chữ; những bài bốn câu với câu cuối thật hay, thật đa ngữ nghĩa, ví như bài “Tình biển” :
“ Thần còn lỡ hẹn mà anh
Xước đêm, vỡ mụ…một lành lặn sinh
Tựa bờ mớm cát vẫn trinh
Dựa lưng sông núi sao mình lại đau”
“Mớm cát” là sáng tạo chữ của Hảo Vân. Tôi yêu cặp lục bát nhuần thơm, nồng thắm, gợi bao điều sâu lắng, buồn thương trong bài “Ngả mẹ” của Hảo Vân :
“Uống dòng kỷ niệm mà say
Ngã trong hơi ấm vòng tay vẫn tròn
Tin ngày mai nở nụ non
Xanh lên đời những cái còn so le…”

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

“BÚT PHÁP TỰ TRÀO VÀ TRÀO LỘNG GÂY ẤN TƯỢNG LÀM NÊN PHONG CÁCH THƠ LÊ TIẾN VƯỢNG”

 “BÚT PHÁP TỰ TRÀO VÀ TRÀO LỘNG GÂY ẤN TƯỢNG LÀM NÊN PHONG CÁCH THƠ LÊ TIẾN VƯỢNG”

(Nhân đọc tập thơ ‘Lục bát đùa chơi” của nhà thơ Lê Tiến Vượng – NXB Hội NV – 2021)
 
                            NGUYỄN THỊ MAI

 



Không phải ngẫu nhiên mà trong 5 tập thơ xuất bản thì có 4 tập thơ Lê Tiến Vượng trình làng luôn cả thể loại trong cái tên ngoài bìa: Lục bát bên đời (2014), Lục bát khóc cười (2016), Lục bát Phố (2018), Lục bát đùa chơi (2021) và Lục bát thế thời (2021). Như vậy, tác giả đã cho ta biết anh thiên về thể loại thơ Việt truyền thống và dám “mạo hiểm” chơi với loại thơ “đồ cổ” này mà không sợ cũ mèm, nhàm chán, dễ dãi đến nỗi chưa nói xong câu trước đã đoán ra câu sau…
Mạo hiểm và không sợ, bởi vì với 4 tập Lục bát gần 300 bài thơ trong cái vỏ “cũ mèm” ấy là cả một thế giới nội tâm của con người hiện đại sống trong một xã hội hiện đại với những tư duy hiện đại, ngồn ngộn những vấn đề nóng hổi, đầy bi kịch quanh ta hàng ngày thì làm sao mà cũ, mà nhàm, mà chán? Thêm vào đó là cách thể hiện thông minh, ngôn từ tài hoa và góc nhìn sinh động hài hước nên thơ Lê Tiến Vượng khiến ta thích thú, tấm tắc nhiều câu, nhiều bài, gây ấn tượng thực sự trong lòng người đọc.
Với tập “Lục bát đùa chơi”, nhìn chung vẫn là những bài thơ chuẩn vần, chuẩn luật, nhuần nhị và ngôn từ cười ra nước mắt như bao bài lục bát trong các tập thơ trước nhưng sâu đậm hơn ở tính tự trào và trào lộng. Từ đây đã khẳng định rõ Phong cách thơ lục bát Lê Tiến Vượng là bút pháp tự trào và trào lộng giàu tính trữ tình, không lẫn với ai.

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2023

KHOE RƯỢU!

 

KHOE RƯỢU!

               Vũ Nho

Mình thích uống rượu.

Vì thế thích và khâm phục những người mình biết có nhiều rượu!

Đầu tiên là ông bạn TS. Trần Đăng Thao. Rất nhiều chum sành đựng  rượu Kim Sơn! Uống chán, ông lấy cái can 5 lít rót cho mình mang về. Cái 5 lít ấy là muỗi so với rượu bạn tôi có!

Lần đến nhà anh Lê Văn Lộc khóa 2 ở Đá Chông. Thấy rất nhiều chum rượu hạ thổ trong vườn nhà. Cũng rất nể!

Nhà thơ Ngô Gia Võ với bút danh Võ Sa Hà cũng khoe hầm rượu nhất Thái Nguyên. Công nhận cũng là một HẦM RỢU khủng mà mình nhìn thấy trong ảnh.

Anh bạn Văn Thao cũng thi thoảng đưa hình ảnh  rượu hạ thổ ở trang trại Hòa Bình! Toàn chum khủng.

Tôi chẳng có chum to hũ nhỏ, nhưng vợ và con gái rượu cũng sắm cho đủ uống!

Tửu lượng trước tàm tạm, giờ như cụ Nguyễn Khuyến viết:

          Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy

          Độ dăm ba chén đã say nhè!

Nhưng mình cũng có cái khoe: 10 loại rượu khác nhau do mình sựu tập ở Thái và con gái út mới mang từ Mỹ về!

                                                     13 tháng 03 năm 2023

 

CHÙM THƠ VÂN NGÀ

  


                                                              NHÀ THƠ VÂN NGÀ

ĐÊM DƯỚI GỐC SALA
Nghe tiếng mõ
Tiếng kệ kinh
Chuông ngân tám cõi gần xa
Bến giác nào trong ta?
Dòng tháng tư
Kiết hạ qua
Rồi tháng bảy
Vu Lan tới
Nơi thiền môn
Cửa từ bi đón đợi.
Rạp mình con sám hối
Phật từ tâm
Tự lòng thỉnh tiếng chuông ngân.
Chùa Pháp Trí 23/5/2022



LÀ TĂM
(Nhân vụ án đánh bạc trên mạng và vụ ted Việt Á…)

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2023

NGÀI LÀ AI?

 NGÀI  LÀ AI?

 

                                                                                      Vương Mông

                                                                                 Vũ Công Hoan dịch

 


                                                              CỐ DỊCH GIẢ VŨ CÔNG HOAN

          Một người bạn có tên tuổi của Lão Vương, cứ kéo bằng được Lão Vương đi dự một cuộc họp mặt những nhà nổi tiếng. Trong nhà họp, trông thấy nhiểu danh nhân có tiếng tăm của giới chính trị, giới buôn bán, giới văn học nghệ thuật và giới nghệ sĩ biểu diễn. Lão Vương vừa hưng phấn vừa thất vọng. Hưng phấn là những ngôi sao có tên tuổi trước kia thường thấy trên màn hình, lại gần ngay trước mặt. Thất vọng là trước kia nhìn thấy họ trên vô tuyến truyền hình thường cảm thấy choáng váng, còn bây giờ đến gần lại cảm thấy chẳng có gì khác. Những ngôi sao nổi tiếng người nào cũng có một cái mồm, hai cái tai, không khác mấy bản thân lão.

Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2023

CHÙM THƠ MỴ DUY THỌ

 


CHÙM THƠ MỴ DUY THỌ

ĐƯỢC LÀM  CHỊ 

 

Từ ngày có em trai

Mình được lên làm chị

Nhìn thấy công việc gì

Làm chẳng cần mẹ sai

 

Bố mẹ gọi thằng Beo

Đôi mắt thơ trong veo

Cười lại hơi hấp háy

Ôi! Yêu thật là yêu

 

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2023

GIỌNG ĐIỆU LỤC BÁT BI BI HÀI LÊ TIẾN VƯỢNG

 

GIỌNG BI BI HÀI CỦA LÊ TIẾN VƯỢNG... 

GIỌNG ĐIỆU LỤC BÁT BI BI  HÀI LÊ TIẾN VƯỢNG

Qua hai tập Lục bát đùa chơi  (LBĐC) và Lục bát thế thời ( LBTT), Nhà xuất bản Hội Nhà văn , 2021

                                       Vũ Nho

                                                            NHÀ VĂN VŨ NHO - ẢNH PHẠM VĂN SƠN

Họa sĩ Lê Tiến Vượng  có thơ in chung từ năm 1989 ( tập Cánh buồm). Mãi đến năm 2002 mới trình làng tập thơ riêng “Khách muộn mùa thu”. Để rồi sau đó, anh tự thấy mình có duyên với thơ Lục bát nên chỉ chuyên canh thể thơ này. Các tập Lục bát của Lê Tiến Vượng gồm: Lục bát bên đời, 2014, Lục bát khóc cười, 2016,  Lục bát phố, 2018. Và năm 2021, tác giả in 2 tập thơ cùng thời điểm là  Lục bát thế thời và Lục bát đùa chơi, cùng nộp lưu chiểu tháng 11, năm 2021.

            Phải nói là Lê Tiến Vượng đã tìm thấy giọng điệu và sở trường của mình trong thể Lục bát dễ làm mà khó hay. Năm tập Lục bát khoảng 300 bài đâu phải là chuyện ai cũng có thể làm nếu không đủ bút lực và cả năng khiếu nữa. Nhớ tập Lục bát đầu tiên, tác giả dành đến  hai chục bài để trò chuyện với các nhân vật văn học. Bây giờ thì khác! Bá Kiến, Chí Phèo, Thị Nở,… chỉ được nhắc như một cái cớ trong bài. Họ không còn là đối tượng để nhà thơ chuyện trò, hay tâm sự nữa. Ví dụ:

            Làng tao nửa nổi nửa chìm

            Cái mặt Bá Kiến, con tim Chí Phèo

                                    ( Làng tao - LBTT )

            Bây giờ Thị Nở lên sao

            Chí Phèo lên sếp, Nam Cao rùng mình

                                    ( Ca rao mới - LBTT)

            Thị Nở thẩm mĩ cũng xinh

            Chí Phèo xăm trổ thất kinh hơi nhiều

                                    (Vu vơ hồn làng - LBTT)

Thứ Tư, 8 tháng 3, 2023

CHÙM THƠ LÊ THANH HÙNG

 


CHÙM THƠ LÊ THANH HÙNG 

Tháng giêng
Tháng giêng non như cánh tay mềm
Đêm nắc nỏm điều gì vụng dại
Cơn tố bấc, cuốn tung bờ bãi
Giật mình nghiêng, tóc chảy trôi đêm
*
Em buông lơi, dáng đợi nồng nàn
Chống chếch, dốc tình đêm sâu lắng
Sóng vỗ bờ xa đưa văng vẳng
Cứa toạc đêm, nghe như thở than
*
Tháng giêng trong, lấp lánh sao trời
Rơi vương vãi, biển đêm ngúng nguẩy
Lồ lộ xuân thì, đâu che đậy
Khẻ khàng rung theo sóng chơi vơi ...
*
Em lơ ngơ, thầm tiếc đắn đo
Sao con sóng chạy bờ vội vã
Một quầng sáng, vỡ òa kẽ lá
Chênh chao nghiêng, run rẩy dặn dò ...

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

TRÈM HƯƠNG VĨNH BIỆT BẠN HIỀN HIẾU VĂN

 TRÈM HƯƠNG VĨNH BIỆT

 

BẠN HIỀN HIẾU VĂN

 


Đọc trong lễ Truy điệu và đưa tang bạn tôi – Nhà văn, nhà báo Nguyễn Hiếu (1948r- 2023), tổ chức tại nhà riêng: TDP Đình, phường Thụy Phương (làng Tr èm), quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội: 14h00 ngày thứ 2 – 6/3/2023 (15 tháng hai năm Quý Mão)

 

ĐƯỜNG VĂN


 


Kính thỉnh vong linh Nguyễn Hiếu -  bạn tôi vừa từ biệt dương trần1
Ô hô! Kính thỉnh vong linh Nguyễn Hiếu hiền huynh!

 

Chiều qua, còn ngồi bên nhau

chém gió”  bao nhiêu là chuyện:

Văn chương, bóng đá, sự đời...

Cúc hoa – kỳ tửu ngọt môi

 

Vậy mà trưa nay, Hiếu đã

vu vi..., chẳng hé nửa lời?!

khiến Văn thẫn thờ, sửng sốt:

- Ôi Hiếu! Bạn tôi đâu rồi??!!

Thứ Hai, 6 tháng 3, 2023

NÉN NHANG TIỄN BIỆT NHÀ VĂN NGUYỄN HIẾU

 

NÉN NHANG TIỄN BIỆT NHÀ VĂN NGUYỄN HIẾU Sửa

NHÀ VĂN NGUYỄN HIẾU ĐÃ RỜI CÕI TẠM HƯỞNG THỌ 76 TUỔI.

XIN CHIA BUỒN SÂU SẮC VỚI GIA ĐÌNH NHÀ VĂN!

CHÚNG TÔI ĐĂNG BÀI VIẾT CỦA MÌNH VỀ TẬP THƠ LÀNG MÌNH CỦA NGUYỄN HIẾU NHƯ MỘT NÉN NHANG TIỄN BIỆT!

NGUYỄN HIẾU 1948-2023


 

LÀNG MÌNH TRONG THƠ NGUYỄN HIẾU

Đọc Làng mình, tập thơ của Nguyễn Hiếu, Nhà xuất bản Văn Học, 2021

                                                          Vũ Nho

           Cái đơn vị hành chính có tên gọi là “LÀNG” ở Việt Nam được định nghĩa như sau : “Khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt, và là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến” (Từ điển Tiếng Việt,  Trung tâm từ điển ngôn ngữ, 1992, trang 539). Làng có đình, chùa, có cổng, có đường, có cánh đồng. Làng có luật lệ riêng (Phép vua thua lệ làng),  Làng có hội hè (Hội làng), làng có thần cai quản (Thành hoàng làng). Làng đi vào văn chương nghệ thuật như một lẽ tự nhiên. Ca khúc có “Làng tôi” của Văn Cao, còn có “Làng tôi” của Hồ Bắc; “Làng quan họ quê tôi”  của Nguyễn Phan Hách – Nguyễn Trọng Tạo. Truyện ngắn có “Làng”  của Kim Lân, “Bức thư làng Mực” của Nguyễn Chí Trung, “Chuyện làng Gành” của Nguyễn Hữu Nhàn, Nguyễn Kiên có tập truyện ngắn “Trong làng”,  Ngô Văn Phú có “Thần hoàng làng”. Ngô Tất Tố có phóng sự “Việc làng”, Lê Bá Thự có “Tôi và làng tôi”, tiểu thuyết có “Đất làng” của Nguyễn Thị Ngọc Tú, “Ao làng” của Ngô Ngọc Bội, “Làng Cao” của Sao Mai, “Làng tề” của Đỗ Quang Tiến, “Chuyện làng” của Phạm Quang Long. Thơ có “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa; thơ về làng có “Quê Nành” của Nguyễn Ngọc Căn,  và mới nhất là “Làng mình” của Nguyễn Hiếu,…

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

BỐN MÙA LÀ CẢ BỐN MÙA VUI!

 


BỐN MÙA LÀ CẢ BỐN MÙA VUI!

             PGS.TS. Nhà văn Vũ Nho

Tác giả Nguyễn Công Thịnh là người có duyên nợ với thơ ca. Khi nghỉ công việc chuyên môn, anh tập trung vào sáng tác thơ.  Chỉ từ năm 2011 đến năm 2019  đã in  4 tập thơ Hương quế ( 2011),  Đường về ( 2013), Những bước anh qua (2015), Hà Nội trong tôi (2019). Bây giờ anh chẩn bị in tập thứ 5 có nhan đề “Bốn mùa”.

            Bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, nhưng mùa Xuân thường khơi gợi cảm hứng nhiều nhất.  Tuổi có thể cao, nhưng tâm hồn vẫn trẻ, vẫn vui say. Bởi thế tác giả viết:

            Xuân về rạo rực tâm hồn trẻ

            Sức sống trào dâng yêu quý đời

            Cầm bút tìm thơ câu chữ mới

                                (Xuân về)

 Có thể nói  tình yêu cuộc sống đã khiến người cựu sinh viên học viện Thủy Lợi cầm bút bền bỉ  tiếp tục sáng tạo thơ. Nhà thơ  viết để ca ngợi niềm tự hào của khóa mình, trường mình, nhưng cũng ngậm ngùi vì  một số  bạn đã mãi mãi ra đi:

                        Khóa 6 cựu sinh viên loại nhất

                        Thành đạt giáo sư, Tiến sĩ, nhà quản lí, anh hùng

                        Một phần tư đã về chốn vĩnh hằng

                        Hiến trọn cuộc đời cho sự nghiệp

                                                (Tự hào)

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2023

RƠM

 


RƠM

Tản văn của Phạm Ngọc Tâm Dung

 


Theo lời bà, tôi sinh ra đúng vào mùa gặt tháng Năm. Nhằm ngày tết Đoan Ngọ. Mẹ đang đồ xôi nếp thì tôi quẫy đạp dứt khoát đòi ra. Mẹ dập lửa, toan lên phòng thì tôi đã nóng vội toài ra, nhào vào đám rơm chiêm bông xốp đang phơi dưới sân, giữa cái nắng chang chang.

Nghe tiếng mẹ kêu, bà nội tôi từ vườn chạy về. Người vội vàng đón lấy một mảnh sinh linh bé tẹo, bùng nhùng, hon hỏn vừa rớt ra từ thân thể của mẹ, trên trán còn dính vài hạt lúa lép. Rồi tiện cái liềm cắt cỏ, hồi chiều qua, ai đó móc vào "óc" quang trành gánh rơm vứt chỏng chơ gần đó, bà cắt một nhát, gọn gàng cái dây lòng thòng màu hồng nối tôi với lòng mẹ và thắt tạm nó bằng một sợi rơm.

Mẹ tôi lẩy bẩy, nhễ nhại, nhợt nhạt, kiệt sức sau cơn đau xé ruột gan, giờ nhão ra như một trái chuối đã bị ai đó khoét hết ruột, ôm riết lấy tôi cùng với đôi sợi rơm, lết vào nhà trong.