Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

THƯƠNG NHỚ ANH LÊ SƠN

 


THƯƠNG NHỚ ANH LÊ SƠN

               Vũ Nho

Thật tình tôi không nhớ được lần đầu tiên làm quen với anh Lê Sơn như thế nào và quen ở đâu. Bởi vì chỉ biết rằng tôi cảm thấy thân quen với anh đã từ lâu. Có lẽ vì chúng tôi cùng biết tiếng Nga, cùng yêu quý nước Nga mà anh có thời gian dài gắn bó. Khi tôi còn là một anh chàng trẻ tuổi  mới  bước chân vào khoa Văn, Đại học Sư phạm Việt Bắc thì đã biết đến anh với chuyên luận anh viết chung với anh Lưu Văn Bổng ở Viện Văn học với  hai cái tên Lưu Liên- Lê Sơn: “Về hình tượng nhân vật anh hùng trong văn học xô viết” (1967). Bấy giờ với tôi, văn học Nga, văn học xô viết là một nền văn học lớn. Người có đủ kiến thức để viết về nhân vật anh hùng trong một nền văn học lớn phải là người hết sức tài năng. Không ngờ sau này tôi lại có điều kiện để quen thân với người “hết sức tài năng”, một thần tượng mà tôi ngưỡng mộ.

          Phải nói rằng anh Lê Sơn là người rất bình dân, thân thiện, dễ gần. Hóa ra cụ thân sinh ra anh đã từng làm Trưởng ty giáo dục Ninh Bình quê tôi  một thời gian. Khi đó chắc là tôi còn chưa đi học. Quen biết anh, nhưng tôi chưa một lần đến chơi nhà riêng của anh ở ngay Hà Nội. Trần Hậu, tôi, anh Lê Sơn, thi thoảng mới có thêm thi sĩ Đỗ Hoàng, một người thông minh nhưng khá cực đoan khi khăng khăng “dịch thơ ta ra thơ Việt”  và viết lại Truyện Kiều với hơn 6000 câu thơ lục bát; thường ngồi uống rượu ở quán bà Tình, vốn là quán cháo lòng tiết canh ở chợ Đuổi chuyển lên Đại Cồ Việt. Trong câu chuyện, anh Lê Sơn thường cười xòa khi Đỗ thi nhân đưa những nhận xét về thơ người này, người nọ một cách cực đoan. Cả việc Đỗ thi nhân khoe rằng anh  viết Kiều thơ đã không để Từ Hải chết đứng như trong Kim Vân Kiều truyện và trong Truyện Kiều, mà để Hồ Tôn Hiến bắt sống Từ Hải. Và có màn đấu khẩu giữa Hồ và Từ để làm rõ khí chất anh hùng của Từ Hải, anh cũng cười xòa và nói “Được đấy! táo bạo đấy!”.

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

CHÙM THƠ PHẠM LUYẾN

  


CHÙM THƠ PHẠM LUYẾN

GIA ĐÌNH

 

Gia đình

Giờ chẳng như xưa

Vừa vơi, vừa lỏng, vừa thưa tiếng cười

 

Lung lay

Nửa đoạn, nửa đời

Lai căng văn hóa, soán ngôi đồng tiền

 

Lỗi này

Chẳng tại tổ tiên

Cha ông vẫn trọng tài hiền đó thôi

 

Lỗi này

Chẳng tại ông trời

Miếng cơm manh áo, con người hại nhau

 

Mẹ chồng

Ngán sợ nàng dâu

Mẹ cha...con cái đặt đâu...thôi thì...

 

Bon chen

Ở chốn kinh kỳ

Láng giềng mà chẳng mấy khi chào mời

 

Trong nhà

Giờ cũng kiệm lời

Con game, mẹ chat, bố ngồi lướt phây

 

Suốt ngày

Công việc đó đây

Gần nhau chút chút rồi say giấc nồng

 

Đang yên

Tình nghĩa vợ chồng

Chia tay đơn giản như không vấn đề

 

Cách tân

Lệch lạc khen chê

Tế bào xã hội liệt tê vì tiền.

 

VIẾNG MỘ HÀN MẶC TỬ

 

(HMT sinh 22.9.1912 tại Quảng Bình, mất 11.11.1940. An táng trại trại phong Quy Hòa, nay gọi là "Mộ gió". Đến 13.02.1959 di rời về Ghềnh Ráng. Làm thơ từ năm 16 tuổi)

 

Qua ghềnh Ráng

Tới Quy hòa

Viếng thăm phần mộ của "Nhà thơ điên"

 

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

THƯƠNG TIẾC VĨNH BIỆT NHÀ VĂN DỊCH GIẢ LÊ SƠN!

 Theo thông báo của dịch giả Trần Hậu trên FB, Phó giáo sư  nhà văn dịch giả Lê Sơn đã từ trần lúc 21 h 20 ngày 28 tháng 10 năm 2020 tại thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 83 tuổi.

Xin chia buồn với gia đình! Cầu chúc cho linh hồn anh Lê Sơn thanh thản miền cực lạc!

Xin đăng lại bài viết về anh trong cuốn " Hà Nội Văn chương từ một góc nhìn" như nén nhang vĩnh biệt!

 vunhonb.blogspot.com

 

 


                                         Lê Sơn


Họ và tên khai sinh : Lê Xuân Vĩnh

Sinh ngày 13 tháng 5 năm 1938

Quê quán : phố Tiền Quan Thành ( nay là Phó Đức Chính), Hà Nội.

Từng học tập tại Nam Ninh và Quế Lâm, Trung Quốc, có bằng cứ nhân Đại học Sư phạm quốc gia Matxcơva, Liên Xô. Công tác tại Ban Văn học Thế giới, Viện Văn học. Phó Giáo Sư văn học.

Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Tác phẩm

Nghiên cứu

 Về hình tượng nhân vật anh hùng trong văn học Xô viết ( viết chung), 1967.

Còn lại với thời gian, 2002.

Dịch

 Những mơ ước của tôi ( N.Ostrovski), 1975

Truyện cổ dân gian Ấn Độ, 1977

 Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học (B. Khravchenko), 1978.

Không chốn nương thân (I.Anzhus), 2 tập,  1979

Thành phố thiên thần( Patrik Smit), 1984

 Kết cục ( B.Polevoi), 1985

Ở một xứ nọ ( Azit Nesin), 1987

Nỗi đau và niềm tin, 2000

Lương tâm nổi giận, 2005

Văn học Việt Nam sơ thảo (của N. Niculin). 2007

Một nền văn hóa biết xấu hổ, 2013

Các mạng tháng Mười kí ức và sự thật, 2017

Giải thưởng

Tặng thưởng của Hội nhà văn Việt Nam cho dịch phẩm Nỗi đau và niềm tin.

Bốn lần tặng thưởng của báo Văn Nghệ, ba lần tặng thưởng của Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, một lần tặng thưởng của Tạp chí Sân Khấu.

 

Những bài học  đắt giá cần suy ngẫm

          

          Đọc “MỘT NỀN VĂN HÓA BIẾT XẤU HỔ”, Lê Sơn tuyển dịch, nhà xuất bản Văn Học, 2013

                               Vũ Nho

Tập sách gồm 25 bài trên các báo Nga (trong đó có 10 bài phỏng vấn) do các nhà văn, nhà nghiên cứu, đạo diễn điện ảnh và sân khấu viết và nói về văn hóa của nước Nga thời kì hậu xô viết.  Người Việt  chúng ta đã từng qúa quen thuộc với những cái tên như  Chingiz Aimatov, Valentin Raxputin, Raxun Gamzatov, Juri Bondarev, Sergei Bondatruc… và bây giờ đây tiếp xúc với không ít các giáo sư, tiến sĩ, nhà viết kịch, nhà đạo diễn lừng danh ở Nga nhưng còn ít được biết tới ở Việt Nam. Cần lưu ý một điều là trong số 25 bài được tuyển dịch, 1 bài không rõ năm, có 6 bài trước năm 2000, có 11 bài từ năm 2001 đến năm 2010 và 7 bài từ năm 2011 đến tháng 7 năm 2012. Như vậy sau sự kiện Liên xô tan rã năm 1990, các bài viết cho chúng ta biết suy nghĩ và đánh giá của những người làm văn hóa có tên tuổi về hiện trạng hậu xô viết kéo dài hơn 20 năm.

Trước hết, có thể thấy được một nhận định, đánh giá khá thống nhất của nhiều người trên nhiều cương vị khác nhau về hiện trạng “hậu xô viết”. Đó là sự khủng hoảng toàn diện của văn hóa Nga, trong đó có văn học, sân khấu, điện ảnh, truyền hình.

CŨNG ĐỀU LÀ NGƯỜI TÀI

                                    


 CŨNG ĐỀU LÀ NGƯỜI TÀI

 

                                                         Phàm Di

                                               Vũ Công Hoan dịch

 

        Công ty của ông Lý Tổng có liên hệ nghiệp vụ với nhiều ngành quan trọng. Việc này đòi hỏi phải có một tiểu thư quan hệ công cộng vô cùng xứng chức mới có thể đảm nhiệm được công việc. Ông tổng giám đốc họ Lý đã tuyển khá nhiều cô gái xinh đẹp trả lương cao, nhưng sau khi thử dùng đều không đạt yêu cầu. Các cô ấy nếu không tính cách hẹp hòi, thì nói năng biểu đạt cũng thiếu sức thuyết phục, nếu không e lệ thẹn thùng thì cũng thiếu sức chịu đựng, hoặc thiếu năng lực ứng biến… Ông Lý Tổng rất đau đầu về chuỵên này.

        Hôm chủ nhật ông Lý đang chơi máy vi tính tại nhà, đột nhiên nghe có tiếng gõ cửa. Vừa nghe ông Lý đã biết ngay lại có người đến gạ gẫm bán hàng nên không trả lời.Nhưng tiếng gõ cửa vẫn cố tình không thôi, cứ cành cạch cành cạch gõ nhẹ.  Thế là ông vểnh mặt lên ra mở cửa, nghiêm giọng bảo: Đừng gõ ở đây, nhà tôi không cần mua thứ gì. Đứng trước ông là một cô gái quảng cáo bán hàng non trẻ da mặt có phần rám nắng, cái dáng rất tinh anh tháo vát. Cô cười nói với ông Lý:    -Thưa ông, hễ mở cửa là có bảy việc, củi gạo dầu muối tương dấm trà, sao ông lại nói không cần gì? Dù sao thì cháu cũng đã quấy rầy ông, có thể lại làm mất chút ít thi giờ quí báu của ông.

        - Cô quảng cáo bán hàng gì? - Ông Lý đành phải hỏi.

        Nhìn ria mép của ông Lý, cô bàn hàng nói:

        - Trước hết cháu xin biếu ông một chiếc dao cạo râu nho nhỏ xinh xinh.

        - Không lấy tiền phải không? Tốt, cảm ơn!

        Ông biết cô gaí dở chiến thuật vu hồi, liền tương kế tựu kế nhận dao cạo râu, chuẩn bị đóng cửa. Cô gái vội vàng dơ tay ngăn lại, tươi cười nói:

        - Thưa ông, ông đã hiểu lầm, là thế này, dao cạo râu đương nhiên biếu không, nhưng với tiền đề là ông phải mua một hộp mỹ phẩm.

        - Ồ, thì ra không phải cho không!- Lý Tổng giả vờ tỏ ra không hiểu - Nhưng xưa nay tôi không dùng mỹ phẩm bao giờ.

        - Ông có thể mua cho quí bà!

        - Bà nhà tôi đã ngoài bốn mươi tuổi cũng không cần.

 


 

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

BAY TRÊN SIÊU BÃO

 


Đinh Y Văn

 

BAY TRÊN SIÊU BÃO

 

Mưa ràn rạt, gió ào ào

Phi cơ cất cánh bay vào Cam Ranh

 

Dưới kia siêu bão hoành hành*

Trên này rờn rợn xám xanh da trời!

 

Tươi ánh mắt, dịu dàng lời

Thoắt đưa tôi trở về nơi an bình…

 

* Bão Haiyan ra đến biển bắc Trung Bộ

 

Trên chuyến bay Hà Nội-Cam Ranh

10/11/2013

Đ.Y.V

 

L Ố I THOÁT

 


L I THT

 


                              Truyện ngắn của Thu Lâm

Vào một buổi trưa tháng 7 nắng gay gắt, chị Hoa đang loay hoay với chiếc xe khó tính không chịu nổ máy trước cửa ngân hàng, chị vừa rút ra một khoản tiền lớn.

Tiền thì đã cho vào cốp xe rồi, tưởng rằng cứ thế yên trí phóng xe về, ấy vậy chú ngựa già này dở chứng. đã cõng chị đi về hơn chục năm nay, giờ đây chắc đòi quyền được trái gió trở trời, ra như một định mệnh…

-                  Chào chị! Tôi giúp được cho chị không?

Chị Hoa ngẩng khuôn mặt đẹp như cái tên của chị, nhưng đỏ gay ướt đầm mồ hôi nhìn lên. Ồ, một người quen nhưng không thân. sao cũng vận may một người đàn ông trợ giúp vào đúng lúc này, giống như vớ được phao cứu hộ lúc sắp chìm xuồng.

-                  Ồ! Chào chú Phong, xe tôi không nổ máy, tôi tay rồi, nhờ chú xem hộ.


 

Người đàn ông mỉm cười vẻ hóm hỉnh, đón lấy tay ga làm vài động tác đề, đạp nổ… Chú ngựa già vẫn ra không chịu nhúc nhích.

Anh ta không dùng sức mạnh bắp để xử tình huống nữa bằng “sức mạnh” của từ “xếp”. Anh ta rút điện thoại:

-                  A lô! Dũng hả… đến ngay nhé…

Rồi quay sang chị Hoa, anh ta nói tỉnh bơ:

-                  Chị yên tâm, tôi gọi “lính” của tôi đến đưa xe chị đi sửa, rồi mang về tận nhà cho chị. Bây giờ mời chị lên ô tô, tôi đưa chị đi đâu đó uống nước cho đỡ mệt.

Chị Hoa vội xua tay:

-                  Thôi, phiền chú quá.

Lại một nét cười thoáng qua hóm hỉnh trên khuôn mặt người đàn ông. Như đọc được ý nghĩ của chị anh ta lại tấn công:

-                  Chị hãy mở cốp xe, lấy tiền đưa vào ô đi.

Không kẻ cướp nào dám sán lại gần tôi đâu.

Không còn cách nào khác, chị Hoa đành làm theo sự sắp đặt của anh ta.

Cũng ngay lúc đó, một cậu thanh niên khoẻ mạnh đến đón lấy chiếc xe máy của chị đem đi sửa.