Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

TẢN MẠN PHƯƠNG NGỮ LÀNG TRÈM






TẢN MẠN
PHƯƠNG NGỮ LÀNG TRÈM
ĐÔNG CHI
     Nội trong huyện Từ Liêm này, từ xa xưa, đã thấy có sự khác biệt khá rõ về phương ngữ (ngôn ngữ địa phương), phương âm (phát âm địa phương) giữa các kẻ (làng) Noi (Cổ Nhuế), Giàn, Cáo (Xuân Đỉnh), Đăm (Tây Tựu), Đông Ba, Thượng Cát, Nội, Mạc, Hoàng (Liên Mạc), Vẽ (Đông Ngạc) Sù, Gạ (Phú Thượng)… với kẻ Trèm (Chèm - Thụy Phương) ta. Mỗi phương ngữ, phương âm mang màu sắc độc đáo, thú vị riêng, tạo nên một trong những đặc điểm bản sắc văn hóa phi vật thể của một làng quê, một vùng điạ linh nhân kiệt. Trong bài viết nhỏ này, chúng tôi chỉ tự giới hạn bước đầu tìm hiểu một cách tản mạn, ngẫu hứng và sơ lược về một vài phương ngữ, phương âm hiện tồn nhưng ít phổ biến ở làng Trèm - xã Thụy Phương ta.
     Trước tiên là cái tên Nôm cổ của làng, bao lâu nay đã song hành 2 cách nói - viết đối lập: Trèm và Chèm. Sự khác biệt được tạo bởi 2 phụ âm: ch – tr. Thực ra, một số nhà ngôn ngữ học và dân tộc học đã khảo sát từ nguyên, chính tả, và lý giải rằng: Tên cổ của làng ta (Trèm)  xuất phát từ chữ p’lem à t’lem; đến thời Bắc thuộc, tiếng Việt bị Hán hóa cách viết, cách đọc thành Từ Liêm; đến thời nhà Nguyễn (thế kỷ 19), trở thành tên 1 huyện phiá tây bắc tỉnh Hà Nội. Một trong những xu hướng phát âm của người Hà Nội nói chung, người làng Trèm nói riêng, là nhẹ hóa phụ âm tr, giống như và lẫn với phát âm phụ âm ch. Bởi vậy: Trèm nói thành Chèm. Không chỉ trong ngôn ngữ nói mà dẫn chuyển cả sang ngôn ngữ viết (viết như nói). Mặc nhiên, không biết tự bao giờ, cách nói - viết Chèm cứ dần chiếm ưu thế và thay thế cách nói – viết Trèm, kể cả các văn bản hành chính, luật pháp chính thức. Nhưng riêng người viết bài này (dù có ý kiến cho rằng tôi hay tự gây nhiễu sự ngôn từ!) vẫn thường hay nói – viết theo cổ nhân (Trèm), ngõ hầu góp phần nhỏ mong bảo tồn một trong những phương ngữ, phương âm cổ truyền độc đáo của làng quê yêu dấu.

THƠ VỚI KHÁNH THƠ



                                     


THƠ VỚI KHÁNH THƠ

                         Đọc Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại
                                                  Nhà xuất bản KHXH, 2005

                                                                  Vũ Nho

          Không rõ sự đặt tên của các cụ có một dự cảm định hướng nào không, mà cô gái Lưu Khánh Thơ lại chọn Thơ làm đối tượng nghiên cứu phê bình chủ yếu của đời mình. Bảo vệ luận văn Tiến sĩ đề tài thơ tình Xuân Diệu; viết nghiên cứu, tiểu luận, phê bình về thơ Việt Nam hiện đại trong tiến trình lịch sử của nó, phê bình các tác giả  thơ nổi tiếng hoặc đang trên đường tìm tòi khẳng định mình; viết về người thân thì cũng là ba nhà thơ tên tuổi. Nghiên cứu, phê bình thơ là duyên nghiệp của Lưu Khánh Thơ và tập tiểu luận, phê bình "Thơ và một số gương mặt thơ Việt nam hiện đại" có thể coi như thành quả đầy đặn của duyên nghiệp ấy.
          Lướt qua ba phần của cuốn sách, có thể thấy tác giả nghiêng hẳn về nghiên cứu vấn đề, nghiên cứu, phê bình tác giả hơn là nghiên cứu các tập thơ, các bài thơ cụ thể. Không kể  bài viết về  khía cạnh cảm hứng nhân văn và những bài học lớn trong tập Nhật kí trong tù, hai bài viết về hai trường ca của Anh Ngọc và Thi Hoàng, người viết chỉ có ba lần phê bình ba tập thơ của Lê Thành Nghị, Hà Minh Đức và Ý Nhi. Phải chăng việc nghiên cứu của nghiên cứu viên ở Viện Văn học thường xuyên bao quát những vấn đề, những tác giả trong công trình chung của Viện đã chi phối xu hướng nghề nghiệp ấy?
          Mặc dù chia làm ba phần, nhưng cuốn tiểu luận, phê bình gồm các bài viết chính là nghiên cứu và phê bình. Có điều

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Kính mời bạn mua tạp chí văn học Tân Văn số 2 qua Email




Kính mời bạn mua tạp chí văn học Tân Văn số 2 qua Email

Bạn gửi email tới banbientaptanvan@gmail.com ghi rõ họ tên , địa chỉ
và số lượng cần mua Chúng tôi sẽ chuyển Tân Văn đến bạn bằng phương
thức chuyển phát nhanh của Bưu điện Sau khi nhận được Tân Văn bạn
thanh toán theo giá bìa ( ba mươi nghìn ) qua tài khoản : Nguyễn Đăng Luận 11001010943686 ngân hàng CPTM hàng hải Việt Nam sở giao dịch

Ban biên tập Tân Văn xin cảm ơn mong bạn cộng tác với Tân Văn



Trang chủ > Văn Nghệ >
  Tin Văn nghệ: Giới thiệu Tân Văn số 2


 Bia_Tan_van_2_OK_zpscc34b545.jpg
Tân Văn số 2 giới thiệu những sáng tác mới, chọn lọc của các nhà
văn, nhà thơ, nhà phê bình và dịch giả khắp ba miền Bắc - Trung - Nam
của đất nước.
     Truyện ngắn có mười truyện với các bút pháp khác nhau, phản ánh
nhiều mặt cuộc sống bộn bề, phức tạp, nhiều nghịch lý:
     Gã lộn ngược của Tạ Duy Anh
     Chuyện của hắn của Nguyễn Hữu Duyên
     Đập ruồi của Nguyễn Trung
     Ghen của Nguyễn Quốc Khánh
     Ghi chép của người đần bà bán bún chả có máu văn chương của Nguyễn Hiếu
     Hát giữa trần gian của Phan Trang Hy
     Ma của Kiều Xuân Thủy
     Mênh mông bờ nước của Lê Trung Tiết
     Những kẻ dở hơi của Phạm Quang Đẩu
Phê bình văn học:
     Nhà thơ Vân Long giới thiệu Một trăm thi sĩ, một trăm bài thơ tình Hà Nội
     Nhà thơ Trần Hoàng Vy: Đàm đạo với thơ Lê Nguyên Ngữ
     Tác giả Nguyễn Thị Phụng viết về thơ Xuân Diệu: Bữa nay lạnh ...
Thơ:
     Các nhà thơ quân đội: Trần Bá Dũng, Nguyễn Hữu Quý (VNQĐ)
Nguyễn Đình Xuân (Báo QĐND) tham gia Tân Văn 2 với những bài thơ
viết về quê hương đất nước, viết về tình yêu lứa đôi là những bài thơ
đẹp, nhiều cảm xúc của những tâm hồn thi sĩ   đọc Tiếng tắc kè trong
thành phố của Nguyễn Đình Xuân, Đọc Nhặt nắng trong mưa của Nguyễn
Hữu Quý hay Mưa chiều của Trần Bá Dũng thấy yêu hơn cuộc sống. Tân
Văn 2 có được mười ba chùm thơ của mười ba nhà thơ: Khaly Cham,
Nguyễn Bích Huyền, Trần Quốc Minh, Phan Tử Nho, Dân Huyền, hai nhà
thơ Hội VHNT Việt Nam tại LB Nga: Châu Hồng Thủy - Nguyễn Huy Hoàng.
Nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn, Trần Quang Quý. Tất cả những chùm thơ
trong Tân Văn 2 hình như được những thi sĩ gửi hồn mình vào từng câu
chữ: Trần Quang Quý viết
        " Mùa thu xa nhau mùa thu rất rộng / Rót bao nhiêu thương nhớ
cũng không đầy "
 
Văn học nước ngoài
Ban công lên trời - Lê Bá Thự dịch từ tiếng Ba Lan
Chùm thơ N.Rubtxov (Nga) - Thúy Toàn dịch
  Tùy bút:
Paris, người tình ơi! Biết bao giờ gặp lại? của Nguyễn Trịnh Thái
Gió chiều cuối năm của Nguyễn Nguyên Phương
 
Nhịp cầu Văn chương:
Đai hội IV Hội VHNT Việt Nam tại LB Nga
Cùng Dế mèn phiêu lưu khắp thế giới
Danh mục sách của NXB Hội nhà văn tháng11+12 năm 2012
  Tân Văn 2 trình bày sang trọng in đẹp khổ 16x24 cm, dày 130 trang giá 30.000/c Mọi thông tin và bài vở cộng tác  xin gửi tới :  banbientaptanvan@gmail.com











Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

CÂY ĐÀN BỎ QUÊN (Tưởng nhớ Người-Nghệ-Sĩ-Đa-Tình-Phạm Duy)




                                                  
                                                                                                         TRẦN TRUNG



THƠ TRẦN TRUNG

CÂY ĐÀN BỎ QUÊN
                     (Tưởng nhớ Người-Nghệ-Sĩ-Đa-Tình-Phạm Duy)

Ông đi đâu, về đâu?
Mà,
nỡ bỏ quên cây đàn Nghệ sĩ
Mà nỡ bỏ quên
những lời thầm thĩ
của bao kiếp Giai- Nhân...
       ***
Con-Đường-Tinh-Nghệ-Thuật
Ngỡ như gần
Mà, rong ruổi xa xôi
Có Ai thấu chăng?
Phạm Duy một đời tìm kiếm
Hy vọng
Đồng hành cùng thất vong...
Nước-Non này!
     ***
Phạm Duy ơi!
Giữa mông lung sương gió tơi bời,
Ông vác nặng trên đôi vai đa Tình
Duy nhất
Bản" Tình ca" Nước Việt...
Mà nặng lòng ngóng trông da diết
Mà,
Ông đi đâu, về đâu?...
     ****
Phạm Duy ơi!
Người đã bỏ quên cây đàn Nghệ-Sĩ bên Trời
Bỏ quên điêp khúc bên Đời
Bỏ quên
Bản"Tình ca"
Khôn dứt...

               HÀ NÔI- 28/1/2013
               (Tưởng nhớ Phạm Duy-sau một ngày ông về Cõi-Vĩnh-Hằng).

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Phạm Duy - Người đến cõi về

PHẠM DUY – NGƯỜI ĐẾN CÕI VỀ

 
 
 
 
 
 
2 Votes

NGUYỄN TRỌNG TẠO
NS Phạm Duy - Ảnh Nguyễn Đình Toán
NS Phạm Duy – Ảnh Nguyễn Đình Toán
Tôi không hợp lắm với nhạc sĩ Phạm Duy như đối với Văn Cao và Trịnh Công Sơn, nhưng khi nghĩ về ca khúc Việt, nếu chọn 3 người thì tôi chọn 3 nhạc sĩ này. Có lần tôi đề nghị bạn bè chọn cho tôi người thứ 4, và nhiều tên tuổi lớn được đưa ra, nhưng rốt cuộc, các lựa chọn đều nấn ná không dứt khoát. Tất nhiên là mỗi người đều có những quan niệm riêng, nhưng chọn Văn Cao, Trịnh Công Sơn và Phạm Duy thì thường ít gây tranh cãi nhất. Đó là những nhạc sĩ có ấn tượng mạnh mẽ trong lòng công chúng âm nhạc Việt Nam, và họ đều là những nhạc sĩ lớn của dân tộc.
Nhớ mấy năm trước năm 2000, các tờ báo ở Việt Nam không hề được nhắc tên Phạm Duy từ sau khi ông Trần Bạch Đằng dẫn lời ông Tố Hữu nói về người nhạc sĩ này: “Với Phạm Duy thì bỏ khúc giữa, lấy khúc đầu và khúc đuôi”. Khi làm Thư ký tòa soạn tạp chí Âm Nhạc của Hội Nhạc Sĩ Việt Nam, tôi hiểu rõ sự húy kị không văn bản đó. Nhưng rồi năm 1998, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đi Pháp có dịp gặp Phạm Duy và nghe nhạc của ông, tôi đã đặt anh viết một bài báo về cuộc gặp gỡ đó. Hoàng Phủ Ngọc Tường viết ngay bài “Đêm nghe Kiều ca cùng Phạm Duy ở Paris” khá hay, tôi định đưa in ngay, nhưng lại sợ báo mình bị “phạt” nên tạm để bài lại vào tệp bài chờ. Lúc đó tôi đang viết thêm cho mục “Thư ra hải ngoại” của báo Đại Đoàn Kết, và tôi quyết định đưa vấn đề Phạm Duy lên mục này của tờ báo bạn, qua bức thư gửi một người bạn Việt kiều. Trong lá thư đó tôi có nhắc chuyện Phạm Duy muốn về thăm đất nước bằng một lời mời từ Việt Nam, và tôi nhắc lại những bài hát cách mạng thời kháng chiến chống Pháp của ông cùng với kỷ niệm về “Bà mẹ Gio Linh” – một ca khúc nổi tiếng – Phạm Duy viết trong chuyến đi vào Quảng Trị thời bấy giờ. Cuối thư là một lời nhắn gửi chân thành: “Nếu nhạc sĩ Phạm Duy thực sự muốn về thăm quê thì ông hãy về theo lời mời của chính ông, nghĩa là có thể về theo con đường du lịch”. Bức thư được đăng lên báo, và phản ứng của A25 (CA bảo vệ văn hóa văn nghệ) lúc ấy là… đồng tình. Vậy là tôi cho đăng luôn bài viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường lên tạp chí Âm Nhạc.