Thứ Hai, 29 tháng 5, 2023

“XE CHỈ” HAY “SE CHỈ”; “XE DUYÊN” HAY “SE DUYÊN”…?

 

“XE CHỈ” HAY “SE CHỈ”; “XE DUYÊN” HAY “SE DUYÊN”…?

             

Sai chính tả ngay cả với tên một ấn phẩm.
Ảnh: Báo Đại biểu Nhân dân

             HOÀNG TUẤN CÔNG

    Trên sách báo hiện nay tồn tại hai cách viết: xe chỉ/se chỉ; xe duyên/se duyên; xe tơ/se tơ; xe dây/se dây…

Về SE CHỈ, chúng ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều những ngữ liệu như: Thúy Hoàn vừa cho ra mắt album với chủ đề “Se chỉ luồn kim” (Báo Đại Đoàn kết); Nghệ sĩ Thúy Hoàn ra mắt album quan họ “Se chỉ luồn kim (Tạp chí Đại biểu Nhân dân); Ca nương Thuý Hoàn và chồng là tác giả Peter Pho đã giới thiệu đến khán giả album hát quan họ ‘Se chỉ luồn kim’… (VOV); Se Chỉ Luồn Kim - Thanh Kim Huệ Giang Châu”(zingmp3.vn),…

Về SE DUYÊN, cũng có vô vàn ngữ liệu: Cám ơn Hẹn hò VnExpress đã se duyên cho vợ chồng tôi (VnExpress); Khúc hát se duyên (Vietnamnet); Chàng trai se duyên cho ốc sên bằng cách đá ‘tình địch’ (báo Tuổi trẻ); “Se duyên” cho hoa bưởi (báo Nhân dân); Cái tên se duyên ở Tổng cục Kỹ thuật (báo Quân đội Nhân dân); Tận thấy việc ‘se duyên’ cho loại quả quý hiếm… (báo Tiền phong);“Cẩn trọng chuyện tình “se duyên” từ mạng xã hội (báo Lao động); Se duyên bún và dưa hấu (VTV); Nông dân ‘se duyên’ cho cây bưởi ở Hà Tĩnh (VTC); “…Chú mèo Mac và phi vụ se duyên” (VOV),…

Tuy nhiên, nếu tra từ điển, thì tất cả các cuốn từ điển tiếng Việt chúng tôi có trong tay, xuất bản trước và sau năm 1945 đều chỉ thu thập xe chỉ, xe duyên, xe tơ, xe dây…Không có bất cứ cuốn nào ghi nhận cách viết se chỉ, se duyên, se tơ, se dây…

Sau đây, xin trích dẫn 2 cuốn từ điển tiếng Việt đại diện cho hai thời kì lịch sử, trước và sau 1945:

Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2023

GIẤC MƠ CỦA BÉ THƯƠNG

 


GIẤC MƠ CỦA BÉ THƯƠNG

PHẠM KHẮC MÃ

Còn hơn một tháng nữa mới đến sinh nhật của bé Thương, nhưng Thương đã thấp thỏm chờ đợi một món quà của“người không quen biết”. Mấy lần sinh nhật gần đây Thương mới nhận ra điều đó, bởi trước Thương còn nhỏ, chưa suy nghĩ về ý nghĩa của các món quà. Món quà ấy thường do cậu hoặc mợ Tâm mang kèm cho Thương cùng quà của cậu, mợ; tuy không ai nói ra nhưng Thương cảm nhận đó là của ai đó tặng, quà không sang trọng, không đắt tiền nhưng có một điều gì đó Thương thấy nó gần gũi và ý nghĩa, và trong lòng Thương nghĩ đó là của Ba.

Hiện tại Thương không có Ba…, từ bé Thương được Mẹ dẫn đi học, qua các lớp Tiểu học, rồi năm nay Thương đã gần hết lớp 7 của trường Trung học cơ sở Thị trấn. Thương đã quen với cảm giác trêu chọc của các bạn đồng lứa là “đứa trẻ không bố”. Đã mấy lần Thương hỏi Mẹ về Ba, nhưng Mẹ không trả lời và tìm cách chuyển sang chuyện khác, cũng có lần Mẹ chỉ sang người đàn ông đang cùng sống trong nhà và nói “ba con đó mà”. Thương vẫn gọi người đó là Ba, người đó cũng thương yêu Thương, nhưng Thương biết chắc chắn không phải là Ba, bởi trong tiềm thức của Thương… Ba của Thương to đậm, bồng bế Thương đi ăn sáng hoặc đi chợ khi Ba về nhà, có lần Ba dẫn Thương lên của khẩu, Ba nói chỉ một đoạn phía trước là nước Trung Quốc, Ba không cho Thương chơi đồ chới Trung Quốc…,nhưng rồi Ba không xuất hiện nữa, khi đó Thương chừng 4 đến 5 tuổi. Không thấy Ba về, sau đó có chú Toan đến ở cùng Mẹ, và Mẹ nói Thương gọi là Ba Toan. Ba Toan về cùng nhà cũng là lúc Thương phải ngủ riêng, không được hằng đêm trong vòng ôm của Mẹ nữa, nghe nói Ba Toan quê ở Hà Nội lên buôn bán ở vùng biên này.

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2023

Mùa hè trong thơ Gớt (Đức)

 Mùa hè trong thơ Gớt (Đức)

 
Tư liệu gốc " Sommergedichte de"
Chuyển ngữ Nguyễn Văn Hoa ( Tháp Dương Bắc Ninh )
 



Mùa hè
 của  Gớt 
(Johann Wolfgsng von Goethe 1749-1832)
Mùa hè theo sau ngay
Nhiệt độ tăng hàng ngày
Và từ cánh đống cỏ 
Ánh sáng càng gắt gay

Thác nước đổ rì rào
Một lời nói ngọt ngào
Cốc nước bên ghế đá
Máu sao thấy sôi trào

Sấm sét nổ vang trời
Tia chớp đuổi nhau chơi
Hang trước mắt  rộng mở 
Thành lá chắn cho người

Mùa hè đến với ta 
Sau tiếng gầm chạm va 
Tình yêu mỉm cười nụ
Trong cơn bão chợt qua


Sommer
Johann Wolfgang von Goethe

Der Sommer folgt. 

Es wachsen Tag und Hitze,
und von den Auen dränget uns die Glut;
doch dort am Wasserfall, am Felsensitze
erquickt ein Trunk, erfrischt ein Wort das Blut.

Der Donner rollt, schon kreuzen sich die Blitze,
die Höhle wölbt sich auf zur sichern Hut,
dem Tosen nach kracht schnell ein knatternd Schmettern;
doch Liebe lächelt unter Sturm und Wettern.



(Hết dịch./.)

Đà Lạt đón  hè 2023




 
 

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2023

Trò chuyện với Chích Chòe – Truyện ngắn Đào Phạm Thùy Trang

 

Trò chuyện với Chích Chòe – Truyện ngắn Đào Phạm Thùy Trang

 

Vanvn- Chiều muộn, bé Phú giật mình nhìn đồng hồ, đã 5 giờ 15 phút. Chết chưa, mẹ bảo tưới vườn mà mê chơi game nên quá giờ. Mà 5 giờ 45 phút là lớp võ của Phú tập trung rồi. Thế là nó nhảy tót khỏi máy vi tính, quay qua cầu dao mô tưa cách đó ba bước chân. Bật cầu dao lên thì chạy tuốt ra vườn.

Vườn nhỏ thôi nhưng mẹ trồng mấy loại rau ăn lá nên ngày nào cũng phải tưới chứ để nó khô thì mấy cái lá mồng tơi không mướt, mấy cây rau đay không xanh, mấy trái mướp bị đói lép kẹp cái bụng. Là mẹ sẽ mắng Phú mất.

Nhà văn Đào Phạm Thùy Trang ở Tây Ninh

Ống nước đã cột sẵn, chỉ cần bật cầu dao lên, cầm ống quơ qua quơ lại không đầy mười phút là xong. Ừ mà vườn nhà Phú đâu chỉ trồng rau ăn lá, còn mớ cây lâu năm nữa đó. Cậy dừa dứa nè, cây bười da xanh nè, cây chanh không hạt nè, cây mít Thái nè, cây Nhãn nè…Mà em nào cũng cần uống nước, nên mẹ giao Bo nhiệm vụ mỗi chiều phải tưới vườn là vậy đó.

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2023

“Hồ Xuân Hương tiếng vọng”, bức chân dung thân thế nữ sĩ 25-05-2023 06:34

 


“Hồ Xuân Hương tiếng vọng”, bức chân dung thân thế nữ sĩ

    Trong làng báo, tôi vừa là người anh vừa là đồng nghiệp của Nghiêm Thị Hằng, quen biết nhau đã mấy chục năm. Năm 2011, khi là Tổng Biên tập báo Người cao tuổi, tôi mời Nghiêm Thị Hằng sau khi nghỉ hưu ở báo Nông nghiệp Việt Nam về làm Báo Người cao tuổi, được bổ nhiệm là Trưởng phòng Pháp luật và Bạn đọc của báo. Nghiêm Thị Hằng còn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, tác giả của nhiều bài thơ được phổ nhạc, trong đó có bài Mùa hoa cải. Đầu năm 2021, Nghiêm Thị Hằng nói với tôi: “Em nghỉ ở tòa soạn để nghiên cứu và viết về Hồ Xuân Hương!”...

    Thế là sau nghề báo, nghiệp thơ, ở tuổi 66 Nghiêm Thị Hằng rẽ ngang sang nghiên cứu, đây là lĩnh vực lần đầu chị thử sức. Cuối năm 2021 chị đã trình làng cuốn khảo cứu Giải mã bí ẩn nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Nhà báo Trần Nhung nhận xét: “Lần đầu tiên có một cuốn sách nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và có căn cứ lịch sử, địa lí, xã hội và văn học về nhà thơ nữ nổi tiếng Hồ Xuân Hương. Với 316 trang, tác phẩm giải mã được 9 bí ẩn nữ sĩ Hồ Xuân Hương”.

    Liên tiếp trong 2 năm (2021 và 2022) nhân sự kiện UNESCO vinh danh “Danh nhân văn hóa” và UBND tỉnh Nghệ An tổ chức đón nhận danh hiệu “Danh nhân văn hóa” cho nữ sĩ Hồ Xuân Hương, báo chí trong nước đưa tin về 2 sự kiện này. Cuốn khảo cứu Giải mã bí ẩn nữ sĩ Hồ Xuân Hương của Nghiêm Thị Hằng được báo chí và giới nghiên cứu văn học trong nước đánh giá “là công trình khoa học công phu, tác giả đã dày công sưu tầm, nghiên cứu”; “Nghiêm Thị Hằng đã phải vận dụng tất cả vốn tri thức mình đã có, ngoài những tài liệu khảo cứu còn phải biết tử vi, kinh dịch, ngoại cảm... là các bộ môn “siêu thực”.

    Theo PGS.TS Vũ Nho, đây là “Bước tiến quan trọng nghiên cứu thân thế cuộc đời nữ sĩ Hồ Xuân Hương”. Trên báo Quân đội nhân dân, La Sơn nhận xét: “Sau dư một thế kỷ, gần đây xuất hiện khảo luận Giải mã bí ẩn nữ sĩ Hồ Xuân Hương của Nghiêm Thị Hằng (NXB Hồng Đức, 2021) với định hướng nghiên cứu phi truyền thống…”.

    Dư âm về cuốn Giải mã bí ẩn nữ sĩ Hồ Xuân Hương chưa hết, thì giữa tháng 10/2022, Nghiêm Thị Hằng xuất bản tiểu thuyết lịch sử Hồ Xuân Hương tiếng vọng. Tác phẩm như một bức tranh lịch sử, kể lại thân phận cuộc đời nữ sĩ, vốn xưa nay vẫn mờ mờ tỏ tỏ. Sách dày 342 trang gồm 5 phần: “Quả Ngọt cuối mùa”; “Thời thiếu nữ kiêu sa”; “Lấy chồng làng Gáp”; “Chữ tài gắn với chữ tai”; “Họa tam tai”.

    “Hồ Xuân Hương tiếng vọng”, bức chân dung thân thế nữ sĩ - 1Tiểu thuyết lịch sử Hồ Xuân Hương tiếng vọng 

    Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

     


    THƠ LÝ BẠCH 

    Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
    Nguyên tác: Lý Bạch
    Chữ Hán
    黄鹤楼送孟浩然之广陵
    李白
    故人西辞黄鹤楼,
    烟花三月下扬州。
    孤帆远影碧空尽,
    惟见长江天际流。
    Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
    Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
    Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
    Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
    Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
    --Dịch Nghĩa:--
    Bạn cũ ra đi từ phía Tây lầu Hoàng Hạc
    Giữa mùa hoa khói tháng ba xuống Dương Châu
    Xa xa, bóng hình cánh buồm đơn độc lẫn vào mây biếc đã khuất
    Từ trên lầu chỉ còn thấy sông Trường Giang bên trời xuôi mãi đâu
    --Bản dịch của Ngô Tất Tố--

    Thứ Tư, 24 tháng 5, 2023

    VỀ TẬP THƠ TÓC RỐI CỦA YOSANO AKIKO

     ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN VỀ TẬP THƠ TÓC RỐI CỦA YOSANO AKIKO

              Tóc rối,  Chu Thu Phương dịch và giới thiệu, nhà xuất bản Thế Giới, 2023

                                 VŨ NHO

                                                                         VŨ NHO - ẢNH PHẠM VĂN SƠN

    Thông thường, tập thơ đầu tay có thể hoặc là tuyệt hay vì đó là sản phẩm chắt chiu của nhà thơ thể hiện một năng lực nổi trội lần đầu tiên xuất hiện; và cũng có thể là còn nhiều non nớt vì tác giả chưa tự tin lắm, đang dò dẫm trên con đường sáng tạo. Tập thơ “TÓC RÔI” của Y.Akiko thuộc về trường hợp thứ nhất. Theo lời dịch giả Chu Thu Phương, đây là tập thơ thành công nhất của Akiko, mở đầu và tạo ra “trào lưu thơ tanka mới” của Nhật Bản. Không chỉ có thế, tập thơ còn gây ra sự tranh cãi của các nhà phê bình, nhà thơ về nội dung “phi truyền thống”. Dù sao, người ta cũng thừa nhận về mặt nghệ thuật, đó là tập thơ hay, nếu không nói là hay nhất của thơ tanka 31 chữ.

                Có thể nói, đối với người dịch, chọn được một tập thơ như thế để dịch là đã đảm bảo một nửa của sự thành công rồi. Vấn đề còn lại là sự am hiểu văn hóa bản địa, am hiểu nghệ thuật thơ tanka, và điều quan trong nhất là khả năng chuyển ngữ sang thơ tiếng Việt. Có thể nói Chu Thu Phương đã làm rất tốt điều này, mặc dù có lúc người dịch đã thất vọng định bỏ dở công việc vì…quá khó!

                Quả thật tập thơ gây ấn tượng mạnh  ngay từ nhan đề của nó. Tóc rối. Vì sao tóc rối? Đó là tóc của cô gái vừa ngủ dậy chưa kịp chải, chưa kịp làm đẹp. Nhưng có lẽ không chỉ  vậy! Tóc rối còn là biểu tượng của tâm trạng bối rối, biểu tựợng của nỗi lòng sâu thẳm đang xáo trộn, đang  rối tung, đang đứt nối vì cảm xúc trào dâng.

                Đây là những ví dụ về sự tương đồng giữa tóc và tâm trạng:

                Mái tóc đen huyền hoặc

                Ngàn sợi vắn sợi dài mái tóc

                  Mái tóc mây rối bời

                Và nỗi lòng triền miên rối loạn

                Nỗi lòng cứ rối bời rối mãi

                            ( Bài 260)

    Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023

    LỬA THƠ SÁNG TỪ MẮT CHỮ

     


    LỬA THƠ SÁNG TỪ MẮT CHỮ

    Nguyễn Thế Kiên kienlucbat
    Một lần chúng tôi ngồi trò chuyện cùng Nhà thơ Vũ Quần Phương, ông bảo: “Thơ hay ở cái tư tưởng, rất nhiều bài thơ bây giờ, câu chữ sáng choang, nhưng đọc xong chả thấy đọng lại gì, ấy là do nó không có tư tưởng, nên nó cứ tuột đi.”. Nhận xét trên đây của Vũ tiên sinh cũng nằm trong cái nội hàm câu tổng kết của người xưa: Thi dĩ ngôn chí!
    Quả thật, trong cuộc cách tân, cách mạng của thơ hôm nay, câu chữ, thể thức, hình hài của thơ Việt đang được triển khai làm mới khá rầm rộ. Nhưng thực tế thì những mới mẻ kia phần nhiều mới chỉ dừng lại ở cái vỏ chữ của thơ. Cứ mỗi ngày qua đi, thời lượng mà cuộc sống dành cho thơ ngày một ít hơn, bởi thời nay có vô vàn những chia sẻ khác đang ập vào cuộc sống, còn thơ thì cứ loay hoay đập mình ra để xây lại bằng nhiều cách. Rồi sau những phá, những xây của thơ hôm nay, dung nhan thơ hiện ra đôi chỗ thì mờ mịt quá, vài chỗ lại thâm sâu quá, mật mã cài đặt nhiều quá, chả có chìa nào mở nổi xem ý tứ trong ấy là gì. Bởi vậy mà thời này, thơ kén người đọc và người tìm đến với thơ hôm nay cứ vơi dần đi, ấy cũng là lẽ đương nhiên. Trong khi đó thì cuộc sống thời hội nhập quanh ta đang hối hả diễn ra, Tổ quốc, quê hương và những kiếp người trong bể phù sinh hôm nay đang có muôn điều cần thơ chia sẻ…

    Thứ Hai, 22 tháng 5, 2023

    BÓNG VỚI LỜI BÌNH

     


    BÓNG

    (Tặng V)
    HÀ KIM QUY
    Có một cái bóng trong ngôi nhà cũ
    Song hành cùng người đàn bà độc thân
    Đêm đêm bóng trốn đi sau tiếng thạch sùng
    Ngôi nhà giam bóng tối.
    Hai con tò vò tha đất về khe cửa sổ
    Cần mẫn xây nhà.
    Những cái đuôi ngoáy rộn lên hoan hỉ
    Người đàn bà cô đơn ngồi ngắm tổ tò vò trong niềm hạnh phúc.
    Một ngày
    Căn nhà thay chủ mới
    Thạch sùng thôi không tặc lưỡi
    Nằm im nhớ bóng người xưa.
    Cửa sổ mở ra
    Tổ tò vò bẹp vụn
    Con thạch sùng tặc lưỡi thở dài
    Nó đi tìm bóng nó đơn côi.

    LỜI BÌNH NGUYỄN XUÂN DƯƠNG
    Có thật thế chăng trong cõi người này không còn ai để sẻ chia với nỗi cô đơn của một phận người? Theo đề từ bài thơ BÓNG nhà thơ Hà Kim Quy viết ( Tặng V) chứ không phải là bài thơ tự bạch. Nếu vậy ta vẫn còn hy vọng trong cõi người mênh mông sâu thẳm này vẫn còn trầm ẩn những tấm lòng nhân ái biết sẻ chia với cô phụ chứ không chỉ là con thạch sùng và vợ chồng tò vò biết sẽ chia và cả như còn biết che chở. Đọc bài thơ tôi thấy hình như nhà thơ Hà Kim Quy đang lấy cái cật nứa cứa vào tim tôi, cứa vào tim cõi người cho đến khi tứa máu. Bài thơ làm cho tôi nhớ đến bài thơ HAI CÁI BÓNG TRÊN TƯỜNG VÔI TRẮNG của nhà thơ Hoàn Nguyễn.

    Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

    TÍNH SỬ THI CHÂN THỰC CỦA “NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ”

     


    TÍNH SỬ THI CHÂN THỰC

    CỦA “NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ”

                       BÙI MINH TRÍ

    Tôi say sưa với “Nhũng người khốn khổ”
    Trong xã hội xưa đầy đọa con người
    Tha hóa đàn ông, bán sức lao động cho đời
    Sa đọa đàn bà vì miếng cơm manh áo
    *
    Jean Valjean một chàng trai nghèo đói
    Bị đuổi săn, tù tội vẫn nhân ái bao dung
    Hết lòng giúp người bạn gái Fantine
    Chăm lo cho Cosette một đời hạnh phúc
    *
    Cần nói thêm về cuộc đời đầy uất ức
    Fantine bị xã hội đạp xuống tận bùn đen
    Để nuôi con phải sống bằng nghề mãi dâm
    Vẫn ngát hương một tâm hồn trong trắng
    *
    Còn nhiều nữa những mảnh đời cay đắng
    Đứa trẻ Gavrot bị xã hội vứt ra lề đường
    Vẫn sáng trong, dũng cảm phi thường
    Và hy sinh trên chiến hào cách mạng
    *
    Gấp sách lại hồn ta còn xao xuyến
    Thấy địa ngục ở xã hội văn minh
    Giữa thiện ác không thể xử vô tình
    Sáng sử thi, đẹp bức tranh chân thực.
    BÙI MINH TRÍ
    _________________
    Victor- Hugo (26 tháng 2, 1802 - 22 tháng 5, 1885 tại Paris) là một nhà vănthi sĩnhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một chính trị gia, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.
    “Những người khốn khổ” của đại Văn hào Victor Huygo là tiểu thuyết mang tính hiện thực, sử thi, có tầm bao quát xã hội và cũng là bài ca về tình yêu. Xét về hiện thực, tiểu thuyết của Victor Hugo miêu tả thế giới của những con người nghèo khổ một cách chân thực. Trên khía cạnh sử thi, tác phẩm đã miêu tả những sự kiện lịch sử quan trọng của nước Pháp, đã khắc họa những xung đột lớn lao bên trong tâm hồn con người, giữa cái Thiện và cái Ác, giữa sự tôn trọng luật pháp và tôn trọng đạo lý làm người...

    Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2023

    THÚY TOÀN – CÂY THƠ DỊCH

     THÚY TOÀN – CÂY THƠ DỊCH


                                                                     Nhà văn Vũ Nho

    Vũ Nho

    Trong số rất nhiều người tham gia vào việc dịch, mấy ai dành cả đời cho dịch thuật, mà chủ yếu là dịch thơ như dịch giả Thúy Toàn? Có những người dịch là nghề tay trái, là chơi, là để cho vui, còn với Thúy Toàn, đó là nghề, là nghiệp là cứu cánh. Khi tôi nêu nhận xét này, anh không phản đối, nhưng lại đưa ra một danh sách các cao thủ dịch tiếng Nga : Phạm Mạnh Hùng, Hoàng Ngọc Hiến, Đoàn Tử

    Huyến, Phan Hồng Giang, Đức Mẫn, Thái Bá Tân, Bằng Việt,

    - Song không có mấy người dịch nhiều thơ và dịch nhiều chất thơ như anh.

    Đúng vậy không?


    Thúy Toàn chỉ cười cười. Phải nói là anh có nụ cười rất hồn hậu, tươi tắn. Rồi anh gật gù bảo:

    - Mỗi người có một cái mạnh riêng, các anh ấy dịch mình thấy tuyệt lắm!

    15 NĂM CLB THƠ LỤC BÁT THÁI BÌNH

     15 NĂM CLB THƠ LỤC BÁT THÁI BÌNH


    LỜI GIỚI THIỆU TẬP THƠ SẮP RA MẮT BẠN ĐỌC

                         MINH CHUYÊN




    Chưa bao giờ nền thi ca ở các miền quê phát triển lan tỏa mạnh mẽ như hiện thời. Nó có sức lan tỏa như một dòng chảy. Có người gọi đó là dòng chảy văn chương. Trong dòng chảy văn chương ấy có sự góp mặt của các thi nhân thi sỹ câu lạc bộ thơ Lục bátThái Bình. Mười lăm năm tiếng thơ thao thức, vang vọng trên một vùng quê lúa. Nhưng tiếng thơ đâu có dừng lại, mà hồn thơ hóa thành những áng mây thơ bay đi tỏa khắp bốn phương trời. Mở đầu tập thơ Lục bát ra mắt nhân kỷ niệm 15 năm CLB nhà thơ Lương Hữu, bằng những vần thơ đa cảm sâu nặng với quê hương, ông đã ví quê hương nơi các thi nhân sống và viết có một vẻ đẹp kỳ diệu. Vẻ đẹp của vầng trăng “Thái Bình ở phía trăng lên” là tên một bài thơ của Lương Hữu. Ôi, quê hương là nơi trăng lên, đẹp lắm, nên mới có hình ảnh đẹp lẫn trong những câu thơ của anh:
    “Mênh mông biển, mênh mông đồng
    Câu thơ như tự trong lòng trào ra
    ​Trào ra ngôn ngữ để các nhà thơ cấu tứ nên những vần điệu, những áng thơ hay sâu sắc và đa nghĩa, đa tình. Sự trào ra ấy chính là cảm xúc của nhà thơ. Cảm xúc được nén đọng, rồi trào dâng mới thành tập thơ này.
    ​Tuy nhiên bên cạnh nhiều bài thơ “Ánh vàng lấp lánh” cũng còn không ít những hạt bụi đan xen, làm cho độc giả khi đọc có phần hẫng hụt, nuối tiếc. Hẫng bụt bởi không ít câu thơ thật thà, vô hồn, nông nổi. Bởi tác giả bê nguyên mẫu cuộc sống vào thơ, không nhào nặn sáng tạo, không thổi hồn vào chữ. Nhưng đọc kỹ tổng thế tập thơ vẫn có được nụ cười và nước mắt. Nụ cười và nước mắt chảy ra từ những trang thơ hay, những trang thơ đượm màu nghệ thuật. Đó là chủ thể nghệ thuật thơ lắng đọng trong tập lục bát 15 năm. Với hơn 200 bài thơ được chọn lọc, cấu thành trong tập sách là hơi thở, là tiếng lòng thao thức, nghĩ suy, trăn trở, đau đáu của gần 100 tác giả yêu mê văn học mà đến với thi ca, để cùng giao duyên trên những trang sách đúng nghĩa như tác giả Nguyễn Hữu An đã viết:
    Văn chương chữ nghĩa say mê
    Giầu sang trí thức hồn về với thơ.

    Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023

    THĂM KHÚC PHỤ

     

    THĂM KHÚC PHỤ 




    訪曲阜
    胡志明
    五月十九訪曲阜
    古松古廟兩依稀
    孔家勢力今何在
    只剩斜陽照古碑

    Phỏng Khúc Phụ
    Hồ Chí Minh
    Ngũ nguyệt thập cửu phỏng Khúc Phụ,
    Cổ tùng, cổ miếu lưỡng y hy.
    Khổng gia thế lực kim hà tại ?
    Chỉ thặng tà dương chiếu cổ bi
    Dịch nghĩa: ( trong sách Hồ Chí Minh – Thơ (toàn tập):
    Thăm Khúc Phụ
    Ngày 19 tháng năm thăm Khúc Phụ,
    Tùng già, miếu cổ cả hai đều phảng phất giống như xưa.
    Thế lực họ Khổng giờ đâu nhỉ?
    Chỉ còn vương lại chút nắng chiều tà chiếu trên bia cổ.
    Bùi Minh Trí dịch:
    THĂM KHÚC PHỤ
    Mười chín tháng năm thăm Khúc Phụ
    Tùng già miếu cổ vẫn như xưa
    Đâu rồi họ Khổng cao uy vũ
    Bia cổ còn vương chút nắng tà.

    Thứ Năm, 18 tháng 5, 2023

    Vui sao câu chuyện bút danh

     

    Vui sao câu chuyện bút danh - Kỳ 1

    29/10/2021, 13:09

    “Nhà văn đến một tuổi nào đấy chỉ có thể viết về mình nữa mà thôi!”. Đến một bậc văn hào, xuất thân là một nhà báo quốc tế xông xáo tác nghiệp ở nhiều nước châu Mỹ, châu Âu như Gabriel Marquez tác giả cuốn tiểu thuyết hiện thực hư ảo“Trăm năm cô đơn”được trao tặng Giải thưởng Nobel về văn học, khi về già còn thốt ra câu ấy, vậy thì cánh ký giả làng nhàng như mình việc gì phải ngần ngại không kể chuyện ngày xưa, trong khi chờ đến“lúc nào Trời kêu thì dạ!”, như lời cụ Vương Hồng Sển nói vui. Gọi hồi ức cũng được vì đây toàn là những câu chuyện thật trong quá khứ, gọi phiếm đàm có lẽ chuẩn xác hơn.

    Tôi tập tễnh bước vào nghề văn chương từ thời ngày còn đang cắp sách đến trường. Đã quyết dấn thân vào con đường danh giá này thì phải tìm cho mình một bút hiệu, chứ dùng tên cha mẹ đặt cho ký vào “tác phẩm”, e dân dã quá. Tôi là con út, được mẹ và các chị gái nuông chiều, người béo ụt ịt, bạn bè vẫn diễu là “thằng Diêu Nhị Thiên Đường”, bởi trông tôi giống chú bé con bụ bẫm in trên hộp thuốc bắc nhãn hiệu Nhị Thiên Đường thông dụng ở các vùng quê ta thời trước. Mình viết truyện, làm thơ nhỡ rơi vào mắt chúng nó thế nào chẳng bị chúng bêu: “A, thằng Diêu Nhị Thiên Đường nay muốn trở thành nhà thi sĩ!”. Chuyện các bậc thi hào, thi bá Trung Quốc ngày xưa đặt bút hiệu, tự danh thường xuất phát từ những điển tích đâu đâu, xin vái các cụ. Văn nhân, nghệ sĩ Việt Nam ta dường như gắn bó với quê hương hơn. Tản Đà làm tỏa sáng núi Tản sông Đà. Rồi Đông Châu, Tập Xuyên, Vị Xuyên, Đông Hồ, Trúc Khê, Hồng Lĩnh, Thạch Hãn, Hương Giang... Cậu tú Lương An, về sau là nhà thơ, thầy dạy kèm tiếng Pháp cho tôi hồi tôi học lớp ba cũng giảng giải: Bút hiệu Lương An của mình gồm hai từ: Lương chỉ làng Tài Lương nơi mình chào đời “trai dũng cảm Tài Lương...” nức tiếng từ thời nhà Mạc (sách Ô Châu cận lục). An là An Cư, tên làng và cũng là tên tổng.

    Quan Phụ chính đại thần mấy đời vua triều Nguyễn, Quận công Nguyễn Văn Tường bị Tây bắt đày sang đảo xa là người làng An Cư, tổng An Cư mình đó. Tôi học thầy: mình người phủ Hải Lăng, làng Thượng Xá, dùng Hải Thượng là đẹp. Khốn nỗi làm cách ấy thì trùng tên với cụ Hải Thượng Lãn Ông, e phạm thượng. Đành thay Thượng bằng Tùng, tên người chị cả quý yêu vẫn cõng cậu em này đến lớp hồi em mới lên năm, lên sáu. Hải Tùng, nghe được lắm. Lại giật mình: trên văn đàn đang nức tiếng mấy bút hiệu Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn), Hải Khách (Trần Huy Liệu), Hải Thanh. Tên Hải Thanh ít xuất hiện trên báo chí bằng hai vị kia nhưng sau này lớn lên tôi sẽ biết, ông là Xứ ủy viên Trung Kỳ, cùng Phan Đăng Lưu chỉ đạo báo chí cách mạng thời Mặt trận Bình dân Pháp lên nắm quyền, nhờ thế một số tù chính trị nước ta tạm được trả lại tự do, nhiều người làm báo. Chính ông Hải Thanh với tư cách Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Tuyên huấn Liên Khu ủy 4 là người ký quyết định buộc tôi ngưng việc học về làm phóng viên báo Cứu quốc mùa hè năm 1948. Hải Triều, Hải Khách, Hải Thanh, nay ta xưng Hải Tùng, hỗn quá! Có ngần ấy thôi mà suy ngẫm mất bao đêm. Thôi thì ta thay huyện bằng xã vậy. Thượng Xá làng tôi khởi thủy tên Hoàng Xá, do kỵ huý Đoan Quận công Nguyễn Hoàng mới đổi thành làng Thượng. “Hoàng Tùng”, được lắm.

    Thẻ nhà báo Phan Quang tại Báo Nhân Dân năm 1969_Ảnh:NVCC.

    Bạn đọc nhìn hai chữ Hoàng Tùng thế nào chẳng nghĩ tới câu làm cây thông đứng giữa trời mà reo, thơ Nguyễn Công Trứ, hay mùi mẫn hơn, tùy bút Phấn thông vàng của Xuân Diệu! Tôi dông dài như trên để các bạn đồng nghiệp thấy, tìm cho mình một bút danh buổi đầu tốn nhiều công phu lắm. Đâu có phải như quãng thời gian sau, trong kháng chiến rồi thời bao cấp, cuộc sống khó khăn, nhà báo dù bận đến mấy cũng phải lụi hụi viết bài, kiếm thêm đồng nhuận bút cho bà xã đi chợ, đến thời buổi ấy thì tha hồ bịa bút hiệu, bút danh. Ký tên nào vào cuối bài cũng được, miễn nghe xuôi tai, càng ít người biết đến càng hay. Phòng lúc họp sơ kết, tổng kết việc cơ quan, có kẻ cao giọng phê phán đồng chí này như vậy là chưa tập trung toàn bộ tâm sức vào nhiệm vụ được giao, thời gian đâu mà cộng tác với nhiều báo khác đến thế! Có lần lục lại tập bài cắt từ báo cũ, tôi gặp một bài đọc nghe quen quen, bên dưới ký cái tên lạ hoắc, nghĩ mãi mới ngộ ra đây là bài viết của mình!

    Thời kháng chiến chống Pháp, toàn bộ Liên khu 4 gồm sau tỉnh trải dài từ phía nam đèo Tam Điệp đến bắc Hải Vân quan duy nhất có mỗi một tờ báo xuất bản hằng ngày là báo Cứu quốc, với danh nghĩa cơ quan của Hội Liên Việt (Mặt trận Tổ quốc ngày nay), dù không hẳn là một chi nhánh của báo Cứu quốc trung ương. Các tỉnh đông dân như Thanh Hóa, Nghệ An trước 1945 cũng đã có nhật báo, tuần báo của mình nhưng vào kháng chiến chỉ tồn tại được một thời gian rồi, cạn vốn lần lượt im hơi. Cây bút Hoàng Tùng tuổi hai mươi được các vị lớn tuổi trong cơ quan coi như con dao pha (chữ nhà văn Ngô Thảo), hễ có việc cần làm là giao, trong khi anh chàng là ngựa con háu đá, việc gì trên sai cũng nhận, khó mấy vẫn chẳng ngại, miễn là được đi được viết, có bài in lên mặt báo là oách rồi.

    Con ếch ngồi đáy giếng không chỉ coi trời bằng vung, mà dường như cả thế gian này cũng chẳng lớn hơn cái nắp vung. Hồi ấy, tôi có quen anh bạn cùng lứa tuổi là Cao Xuân Hạo sau này là Giáo sư ngôn ngữ học. Anh tham gia Đoàn văn nghệ Liên khu 4, viết một số ca khúc trình diễn tại nhiều nơi. Có điều nhạc kháng chiến mà giai điệu du dương, ngôn từ bóng bẩy nghe na ná “Con thuyền không bến”, “Giọt lệ thu” hay “Đời nghệ sĩ”... Nhà báo trẻ cho rằng những ca khúc như thế nếu được lan truyền rộng rãi trong bối cảnh lúc này có thể làm giảm nhuệ khí các chàng trai lên đường ra trận. Hoàng Tùng ta viết luôn bài báo hàm ý nhắc nhở. Báo Cứu quốc vừa đăng bài hôm trước, hôm sau Ban Thường vụ Liên Khu ủy ban hành chỉ thị: Các đoàn văn công, văn nghệ hoạt động trong Liên khu không được phổ cập những bài ca ủy mị! Về già, tôi có chút lăn tăn, không rõ có phải do chuyện ấy mà chàng trai thông tuệ tịt ngòi nghệ thuật, giã từ âm nhạc để dấn thân vào thế giới hàn lâm nhưng chắc là anh cay lắm.

    Gặp nhau tại Hà Nội sau ngày hòa bình lập lại năm 1954, Cao Xuân Hạo mặt lạnh như tiền: “Cảm ơn anh Hoàng Tùng đã có lời chỉ giáo!”. Vậy là bút danh Hoàng Tùng dần dà thay tên nằm nôi của “chú Diêu Nhị Thiên Đường”. Trừ mấy chị cấp dưỡng cùng cơ quan quen gọi chú Diêu, anh Diêu, còn dưới con mắt  nhà  bạn bè, đồng nghiệp cây bút này là Hoàng Tùng. Mấy cô bán hàng xén cạnh quán nước chè xanh nơi tôi hay ghé mua “kẹo lạc Cu Đơ” thấy tôi bước vào là nháy mắt với nhau: “Hoàng Tùng nhà báo đấy”. Nhà thơ Thanh Tịnh một hôm ghé thăm anh em ở báo Cứu quốc, xộc vào căn nhà tôi ở, ôm choàng vai chú em, hào hứng: “Hãy để cho mình chia vui với Hoàng Tùng!

    Mình đã đọc hết loạt bài về thuế nông nghiệp. Mỗi ngày một bài ngắn gọn, ghi nhanh chuyện vừa mới xảy ra ngay hôm trước. Thật là sống động. Cánh nhà báo, nhà văn chúng ta chớ nên vội nghĩ đến những tác phẩm đồ sộ vào lúc này, hãy làm bất cứ việc nhỏ nào ta có thể làm, miễn là phục vụ kháng chiến kịp thời. Hoàng Tùng nên nhớ: biển cả hình thành từ những giọt nước. Chúng ta hãy làm những giọt nước trước khi nghĩ tới biển...”. Hoàng Tùng gắn bó với góc trời của mình đến mức sau ngày Hiệp định Genève năm 1954 ký kết, hòa bình lập lại, cầm trong tay tờ giấy cấp trên điều ra Bắc, tôi cứ chần chừ nửa thích ra đi nửa muốn ở lại. Nhà báo Nguyễn Văn Lợi tuổi bậc cha chú, ông tham gia cách mạng từ năm 1925 khi tôi chưa mở mắt chào đời, vỗ vai khuyên: “Mình nói thật lòng. Ông nên ra nhận công tác ngoài ấy cho mở mày mở mặt. Nấn ná chi mãi cái khu bốn hẹp hòi này!”. Thời hạn cấp trên định: phải có mặt tại cơ quan mới trước ngày... sắp hết. Trận lụt tháng tám làm vỡ đê sông Lam gây ngập úng, nước lũ chưa kịp rút, gió mùa Đông Bắc lại tràn về.

    Mặc cho gió mưa lầy lội, tôi vẫn cưỡi chiếc xe đạp cà tàng đã tháo đôi “gác-đờ-bu” (hai cái chắn bùn) hăng hái lên đường, hy vọng đến Hà Nội đúng vào ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954. Tiếc là sáng hôm ấy “Từ năm cửa ô/ Đoàn quân chiến thắng/ Tiến vào Thủ đô...” (lời một ca khúc của Văn Cao), cấp trên quy định, ngoại trừ những người có giấy phép đặc biệt, còn tuyệt đối không ai được từ các địa phương khác vào Hà thành.  Tôi đành quay lên huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, tìm đến cái xóm nơi tòa soạn Báo Nhân Dân vừa từ An toàn khu Việt Bắc chuyển về tạm trú vài hôm chờ vào Hà Nội, gặp Tổng Biên tập báo trình giấy cấp trên điều động cán bộ. Tổng Biên tập Báo Nhân Dân hồi đó cũng dùng bút danh Hoàng Tùng, tên khai sinh của ông là Trần Khánh Thọ. Cây bút Hoàng Tùng được nhiều người nghe danh từ lâu, khi ông được Trung ương giao đứng tên công khai làm Chủ nhiệm báo Sự thật năm 1948. Anh em làm báo thường gọi đấy là ông Hoàng Tùng anh, hay nhà báo “Hoàng Tùng trung ương”, gọi thế cho khỏi lẫn với chú em, cây bút “Hoàng Tùng Liên khu bốn”. Vậy là sáng hôm ấy Hoàng Tùng em đến trình diện với Hoàng Tùng anh.

    Tổng Biên tập báo Đảng lúc này đang nằm nghỉ trên chiếc giường xếp dã chiến đặt ở góc nhà, lồm cồm ngồi dậy đọc lướt tờ giấy điều động công tác do Ban Tổ chức Trung ương ký, rồi chẳng buồn hỏi tôi đường sá từ trong ấy ra đây xa xôi cách trở thế nào, ông chỉ mời tôi uống chén nước nguội rót từ cái ấm giỏ mà bác chủ nhà sáng nay mải hào hứng về chuyện quân ta tiến vào thủ đô chưa kịp pha cho ấm nước mới. Sau đó vào việc luôn: “Nhiệm vụ của chúng ta ngay sau khi đặt chân đến thủ đô là cho Báo Nhân Dân xuất bản hằng ngày, ra một tuần bảy kỳ, kể cả chủ nhật. Anh từng làm báo hằng ngày ở Liên khu 4, vậy là đã có ít nhiều kinh nghiệm. Sẽ tính chuyện sắp xếp cho anh công việc phù hợp”. Ngắn gọn chỉ có thế. Tôi đứng lên chào, xin giã từ xếp. Tổng Biên tập đưa tay ra hiệu ngăn lại, rồi với cái giọng tưng tửng ít lâu sau tôi sẽ quen dần, ông nói tiếp: “Anh là Hoàng Tùng. Tôi cũng là Hoàng Tùng. Tôi nghĩ Báo Nhân Dân ta chỉ nên có một Hoàng Tùng, hoặc là anh hoặc là tôi!”.

     Tôi tìm đăng bài này khi đi thăm bảo tàng VH Nga của anh Thúy Toàn, người được nhà báo Phan Quang tặng nhiều tập sách!