Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

Ở lại




Ở lại
             Đặng Xuân Xuyến
.
Thì cứ lại đây. Ngồi xuống đây
Nhấp chén rượu thơm ủ lâu ngày
Ngoài kia mưa gió nhiều như thế
Ở lại đi em. Mai hãy về.
.
Ta biết sự đời cũng nhiêu khê
Mười hai bến nước lắm ê chề
Em về hay ở đều như thế
Ngang dọc miệng đời chẳng bớt chê.
.
Thôi ở lại đây. Nghỉ lại đây
Ngực ta làm gối thật êm dầy
Tay ta làm nệm nhung rất ấm
Em quấn thân ta tựa chăn mềm.
.
Ta muốn đêm này em với ta
Quyện từng hơi thở trộn thịt da
Ưu phiền cứ mặc trôi theo gió
Nào hãy cùng ta dạo bến mơ.
*.
Hà Nội, chiều 04 tháng 09 năm 2014
ĐẶNG XUÂN XUYẾN




Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019

NGUYỄN PHAN HÁCH VÀ TÔI, CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ




NGUYỄN PHAN HÁCH VÀ TÔI, CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ



Năm 1999, quá chán ông lãnh đạo mới của Trường viết văn Nguyễn Du, tôi quyết định ra đi. Sau khi lượn lờ một vài chỗ, có chỗ tưởng đã nhận đến nơi nhưng lại từ chối ở phút chót, cuối cùng tôi xin về NXB Hội nhà văn do gợi ý của chị Lê Minh Khuê.
Lúc ấy anh Nguyễn Phan Hách còn là phó giám đốc và biết chắc sẽ làm giám đốc. Nghe phong thanh tôi xin về, anh rất lo lắng. Anh nói với một vài người (sau này họ nói lại) rằng, chớ có đồng ý nhận TDA, không quản được nó đâu. Không chỉ anh Hách, khá nhiều người của Hội nhà văn, chả hiểu nghe kể về tôi thế nào, đều nhất loạt ra mặt chống lại việc tôi về NXB (tôi đã viết những chuyện này trong một cuốn hồi kí). Có ông nhảy lên giữa hội nghị cảnh báo lãnh đạo Hội, đem cả cơ quan An ninh và Ban tư tưởng Văn hóa ra dọa, rằng chính “trên” không muốn TDA về làm biên tập. (Có đại diện của hai cơ quan ngồi họp, một tên Kh. một tên M. và họ xác nhận như vậy).
Nhưng cuối cùng, vào cuối nặm 2000, qua một phiên họp của BCH mới, có biểu quyết (người ghi biên bản là nhà văn Tô Đức Chiêu), tôi được nhận về NXB khi chỉ hơn bên phủ quyết đúng một phiếu. (Sau này tôi biết, lá phiếu đó của nhà văn Nguyễn Trí Huân).
Tình thế không thể đảo ngược, lại đúng vào thời gian anh Hách làm quyền giám đốc NXB, chúng tôi buộc phải tìm cách hợp tác với nhau. Nhưng anh Hách vẫn rất cảnh giác tôi. Những cuốn sách tôi biên tập, luôn phải do anh trực tiếp đọc lại. Chỉ đến khi nhà văn Nguyễn Khắc Trường từ báo Văn Nghệ về phụ trách phần nội dung, anh Hách mới “nhẹ cả người”-như lời anh kể sau này-khi “bàn giao” tôi cho Nguyễn Khắc Trường. Sự phối hợp giữa anh Nguyễn Khắc Trường và tôi trong việc xuất bản và tái bản một loạt cuốn sách thuộc loại “có vấn đề”, đã được tôi viết trong bài “Ông anh Nguyễn Khắc Trường” nên xin không kể lại. Suốt thời gian đó, hễ cứ gặp nhau là anh Hách lại cười cười bảo: “Vừa vừa thôi các bố nhé, bọn trên nó rình kĩ lắm đấy”. Trong khi Nguyễn Khắc Trường chỉ vuốt đùi cười hề hề, thì tôi to miệng hơn: “Mình làm theo luật, chả việc gì phải sợ anh ạ”. “Mày không sợ nhưng tao sợ”-Anh Hách nói vậy và cười toáng lên.

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

Chùm thơ Phạm Thường Dân





Thả diều
Chạy rông khắp mọi xứ đồng
Tuổi thơ đâm cái mênh mông lên trời
Tre ăn gió nhả ra lời
Réo ra... réo rắt... cho người xa nghe.
Đứt dây lần gốc tìm về
Gặp quê hương giữa bộn bề tiếng tiêu
Rát tay níu gió, giữ chiều
Lửng lơ một mảnh trăng treo giữa ngày.
Hồn làng quê cất cánh bay
Khúc thanh bình dạo khi đầy khi vơi
Trên đng mê mẩn một người
Hồn nhiên nối đất với trời mà chơi!

Nhớ
Người về vắng bến, lạnh thuyền
Để người ở lại lẻ miền phồn hoa.
Đêm đêm cùng ngắm trăng tà
Hai đầu thương nhớ chỉ là một thôi.

Vĩnh biệt nhà giáo, Tiến sĩ NGUYỄN THỊ HIỀN!


Vĩnh  biệt nhà giáo, T.S. Nguyễn Thị Hiền, một người bạn thẳng thắn, chân tình, đồng điệu!
      Cầu chúc cho hương hồn bạn siêu thoát miền Cực Lạc!
                                                          Vũ Nho


Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

Ba lần đến ĐỊNH HÓA





BA LẦN ĐẾN  ĐỊNH HÓA THÁI NGUYÊN

                      Ghi chép của Vũ Nho

Năm 1972 tôi đã lên Định Hóa, nhưng không hề có khái niệm về An toàn khu (ATK), mà cũng không hề biết những địa danh nổi tiếng như đồi Khau Tý, thôn Điềm Mặc, xã Thanh Định, nơi Bác Hồ viết bài thơ kháng chiến nổi tiếng năm 1947 “Tiếng suối trong như tiếng hát xa…”, rồi Tỉn Keo, Khuôn Tát  thuộc xã Phú Đình dưới chân Đèo De, nơi Bác đã cùng  Bộ chính trị  quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Đơn giản bởi vì khi ấy, một bộ phận khoa Ngữ văn Đại học sư phạm Việt Bắc chúng tôi lên Định Hóa thực hiện sơ tán triệt để khỏi  làng Lân, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương. Các bạn khóa 4 lúc này đang học năm cuối cùng. Vừa  mới chân ướt chân ráo lên  xã  Trung Hội, Trung Lương của Định Hóa thì máy bay Mĩ ném bom xuống nơi chúng tôi sơ tán. Chỉ có cháu nhỏ trong bản bị thương phần mềm ở tay, phải bó nẹp, và một số cá trong ao của đồng bào chết nổi lên. Kho thóc lớn ở Quán Vuông bị trúng rốc két cháy nghi ngút. Đêm ấy,  một số cán bộ và sinh viên chúng tôi được lệnh tham gia cứu kho thóc cùng dân quân địa phương. Đèn đuốc sáng rực. Đã có bộ phận cảnh giới trên núi bắn súng và đánh kẻng báo động nếu máy bay tới. Chúng tôi dập lửa đang ngún vào thóc, xúc thóc không bị cháy lên xe chở đến nơi an toàn. Tôi và anh Trần Quang Vinh, dạy văn học Nga cùng làm với một số anh chị em sinh viên khóa 4. Mãi đến nửa đêm, công việc mới tạm xong. Mỗi chúng tôi được phát một gói xôi nếp và một miếng thịt lợn luộc để “bồi dưỡng”. Cho đến bây giờ tôi vẫn không quên vị nếp thơm hôm ấy như câu thơ Chế Lan Viên “Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương”.

Thế rồi Mĩ thua buộc phải kí Hiệp định Pa ri tháng 1 năm 1973. Chúng tôi cũng rút khỏi Định Hóa về lại Phú Lương và mùa Hè năm 1973, chúng tôi rời khu sơ tán, về lại thành phố Thái Nguyên.

Và cũng không có dịp nào để quay lại  Định Hóa.

Mãi năm học 2000 – 2001, khi sở Giáo dục Đào tạo Thái Nguyên tổ chức thi giáo viên giỏi, tôi được mời làm Giám khảo. Và sở đã tổ chức cho các giám khảo chúng tôi thăm Tỉn Keo, bấy giờ tôi mới được  “mục sở thị”  lần đầu tiên những địa danh lịch sử của Định Hóa.




Ngày ấy, trong kí ức của tôi, khu tưởng niệm Bác Hồ và khu Tỉn Keo nhìn chung vẫn còn đơn  sơ, giản dị chứ không được hoành tráng đàng hoàng như bây giờ. Và nhất là các trương Tiểu học và Trung học cơ sở thì khá đơn sơ, có thể nói là tuềnh toàng. Các vị giám khảo không khỏi ngậm ngùi khi thấy sau bao nhiêu năm  Cách mạng và kháng chiến thành công mà con em những đồng bào đã đùm bọc cưu mang các đồng chí lãnh đạo Trung ương vẫn vô cùng gian khổ trong chuyện học hành. Với tôi, Tỉn Keo, Phú Đình của Định Hóa vẫn là một nơi nhiều  thiệt thòi, hạn chế.

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

THANH HÀ, MIỀN QUÊ XANH THẲM





THANH HÀ, MIỀN QUÊ XANH THẲM
( Bút ký)

                                     NGUYỄN THỊ LAN
"Đã là con mẹ con cha
Sinh ra ở đất Thanh Hà xứ Đông"
                                          (Câu hát dân gian)
          Miền quê ấy có màu xanh của trời, màu xanh của đất, và màu xanh của các dòng sông. Miền quê ấy là "đất Thanh Hà xứ Đông" quê tôi.
          Tôi được biết về miền quê ấy từ những năm năm mươi của thế kỷ trước. Lúc đó tôi mới 5,7 tuổi. Mẹ tôi sinh thời làm nghề hàng xáo. Hàng ngày, người phụ nữ quê ở tận Ước Lễ, Hà Đông ấy (Hà Nội bây giờ), vẫn ngày ngày đi bộ qua cầu Phú Lương sang đất Thanh Hà đi chợ. Bàn chân bà len lỏi khắp chợ cùng quê Thanh Hà: những chợ Gọp, chợ Vàng,...Những món hàng bà mua được có khi là nắm gạo, mớ cám, mớ đỗ, con gà, con ngan,...Bà thường kể cho chị em chúng tôi nghe về miền quê trù phú ấy. Cái gì của Thanh Hà cũng ngon từ hạt gạo, mớ rau, quả chanh, quả quất, quả vải đến con ruốc, con rươi, con cáy, con cá, con tôm,... nhiều thứ ngon "không nơi nào sánh được". Với chúng tôi, Thanh Hà lúc đó là "miền cổ tích". Sau này lớn lên, khi đã tự mình bước lên cái cầu Phú Lương dài dằng dặc để sang đất Thanh Hà và qua sách vở... lũ trẻ chúng tôi còn biết về Thanh Hà - một miền quê trù phú và văn hiến - nhiều hơn thế.
          Miền đất bốn bề sông nước, miệt vườn
          Hành trình đến Thanh Hà là hành trình đến với sông nước, miệt vườn và môi trường sinh thái.
          Nằm trên vùng đất sa bồi đã qua hàng nghìn năm hội tụ, Thanh Hà cùng là quê hương hàng ngàn năm của người Việt cổ.
          Trên bản đồ vùng Đông Bắc của Tổ quốc, Thanh Hà ngày nay như một dải lụa xanh: phía Tây giáp thành phố Hải Dương và huyện Tứ Kỳ qua sông Thái Bình, phía Đông giáp Kim Thành qua sông Rạng, phía Nam giáp Vĩnh Bảo, Tiên Lãng (Hải Phòng) qua sông Văn Úc.

                                                            Tác giả Nguyễn Thị Lan

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

Vũ Nho viết về tập TRUNG KHÚC





                                                  Tác giả Huyền Thanh Thanh

NỖI NIỀM CỦA MỘT TẤM LÒNG KHÁT YÊU
                Đọc “Trung khúc” tập thơ của Huyền Thanh Thanh, Nxb Hội Nhà Văn, 2019
                                                          Vũ Nho
Không rõ tác giả Huyền Thanh Thanh say mê “Truyện Kiều” đến mức nào mà chọn hai từ “Trung khúc” để đặt tên cho tập thơ mới của mình.  Không phải đơn giản “Trung khúc” là khúc giữa, hay khúc miền Trung như  một số người lầm tưởng. Trung khúc ở đây là từ trong câu Kiều số 423: “Đủ điều trung khúc ân cần/ Lòng xuân phơi phới chén xuân tàng tàng”. Đó là khi lần đầu tiên, Thúy Kiều sang phòng Kim Trọng, rồi sau khi đề thơ  lên bức tranh Tùng chàng vẽ, hai người  bị tiếng sét ái tình ở buổi thanh minh có dịp trò chuyện  và tất nhiên có uống rượu ngà ngà say. Mà cái say là say tình nhiều hơn say rượu, hoặc là cả hai. “Trung khúc” được học giả Đào Duy Anh chú giải : Điều quanh co kín đáo ở trong lòng. Trung khúc chính là nỗi niềm sâu kín trong lòng của một người phụ nữ  trẻ đang yêu, yêu mạnh mẽ như là  một sự khát khao cuồng nhiệt.
Tập thơ gồm 44 khúc nhạc lòng, khúc thơ,  khúc tâm trạng của tác giả, cùng với 8 bài thơ viết khi 16, 17 tuổi, 2 bài thơ dịch và 3 bản nhạc. Những bài thơ viết và dịch, những bản nhạc phổ thơ Huyền Thanh Thanh như là những phụ bản, những phụ lục để người đọc có thể cảm, hiểu 44 khúc  hay 44 “trung khúc” với  một khát  khao sâu thẳm, khát vọng duy nhất “Khát vọng về một Tình Yêu thiêng liêng và bất diệt”.
Với tinh thần như thế, tất nhiên “Trung khúc  sẽ là những khúc nhạc lòng vừa quen vừa lạ trong cõi yêu, cõi tình. Quen bởi khi yêu, người ta Khát, Đắm đuối, Nhớ, Thương, Giận, đôi khi Diễn, rồi  Một mình, Cô đơn, Uống rượu, Say, Lang thang, Mỏi mệt (Tên các bài thơ). Lạ vì cái cách yêu, cách thể hiện tình yêu chẳng giống ai. Đúng như tác giả tỉnh táo tự bộc bạch “Những xúc cảm được vẽ ra trong những con chữ theo một cách riêng nào đó mãnh liệt, hoang dã, bụi bặm, nguyên sơ, không chải chuốt, không tô điểm, đôi khi là sự mờ ảo, đôi khi trần trụi”.
 Không ít lần người đọc bắt gặp sự “Khát”,  trong  “Khát”, “Thảng bảy khát”,  với những “khát yêu” (tr.11),  Nỗi  nhớ  khát  hồn  chết  một  mùa  thu” (15), “Giọt nước nào ngăn nổi khát khao?” (17),  khát ban mai” (33), “khát mãi giọt đông rơi” (74), “say ơi! khát, khát mãi” (77), “Trong giấc mơ khát khao con chữ” (82).


Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

"Gửi ông Tú Xương" của Vũ Quần Phương với LỜI BÌNH





GỬI ÔNG TÚ XƯƠNG*
                           Vũ Quần Phương



Ông Trần

ông nhìn trên Thành Nam

trăng soi vằng vặc

dưới vầng trăng ngựa xe loạn lạc



bụi bay...bụi bay...bụi bay...

nâu sồng rách bạc

vai áo đẫm mồ hôi

chân trần bỏng rát

câu thơ ông dẫm đất

bám đỏ bụi phù sa



Bụi không bay đến vầng trăng

vầng trăng thanh khiết

Dưới vầng trăng

tôi viết,

ánh trăng lờ mờ

dòng chữ tôi cao thấp

những nhà dân lô xô

Thành Nam đông chật



Ông nhìn vầng trăng

khóc

trong những câu thơ cười

vầng trăng xa vời

tôi không cười

không khóc

Thành Nam không loạn lạc

vẫn thấy bóng ông

trang giấy đầy bụi bay

gò lưng

ngồi viết



Có ai vừa đi dưới sông lên

tiếng gọi đò trên con sông đã lấp



Kìa mắt ông thao thức

trên Thành Nam

vầng trăng đẫm ướt.



               Nam Định, 20/7/1989



Gửi ông Tú Xương*-Thơ Vũ Quần Phương, trong tập “ Vết thời gian”-NXB Văn học tháng 12/1996.



LỜI BÌNH của Trần Trung

           
                Vũ Quần Phương khơi nguồn cảm xúc, khi gọi ông Tú họ Trần-Thuộc Tộc nhà Trần, trên đất Tức Mạc xưa và kết đọng nơi Thành Nam- “Thổ ngơi của vùng Sơn Nam Hạ” ( chữ dùng của Nguyễn Tuân). Gọi là “Gửi ông Tú Xương”-Tên bài thơ, mà nhà thơ họ Vũ đã nhìn và cảm nhận ra vị trí của “điểm nhìn” có trên, có dưới với cả sự thanh cao cùng vẩn đục, một thời: “Ông Trần/ ông nhìn trên Thành Nam/trăng soi vằng vặc/dưới vầng trăng ngựa xe loạn lạc”.

   Trên cái nền thực được gợi mở, câu chữ của Vũ Quần Phương như chợt quẫy lên khi hoài niệm giữa thời Tú Xương, thời buổi “khăn xếp áo the”, “mua quan bán tước” chưa hẳn đã tàn cục-Thời phong kiến... Mà, chỉ thấy náo loạn, nhăng nhố, lúc Phú-Lang-Sa (bọn xâm lược Thực dân) mới sang Ta. Cái hay và riêng của Vũ Quần Phương, là ở chỗ, nhà thơ không mượn thơ của cụ Tú Thành Nam để “vẽ” nên hiện trạng Thành Nam thời Tú Xương (điều này có không ít trong thơ Tú Xương!). Nhà thơ vừa khái quát, lại vừa cụ thể hiện thực cả một thời Tú Xương với bộ mặt xã hội và con người, từ đó nhận diện ra những câu thơ “dẫm đất”, hòa trong nỗi vất vả, cơ cực “rách bạc” áo nâu sồng, cùng “chân trần bỏng rát” của những người dân lao khổ Thành Nam-Quê hương nhà thơ:

         “ Bụi bay...bụi bay...bụi bay...

            nâu sồng rách bạc

            vai áo đẫm mồ hôi

             chân trần bỏng rát”

Trần Trung

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2019

Vĩnh biệt TS Chu Văn Sơn!

Hôm nay, Chủ nhật 21 tháng 4 năm 2019, lễ tang TS Chu Văn Sơn.
Đăng bài viết của Nguyễn Anh Tuấn để mọi người nhớ mãi Chu Văn Sơn, một người TÀI HOA!
 file:///D:/cu%20nho/0.11.a.%20C%20V%20S.pjpfile:///D:/cu%20nho/0.11.a.%20C%20V%20S.pjpfile:///D:/cu%20nho/0.11.a.%20C%20V%20S.pjpfile:///D:/cu%20nho/0.11.a.%20C%20V%20S.pjp




MỘT BÀI THƠ MANG NẶNG HỒN CỐT CHU VĂN SƠN

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Chu Văn Sơn ít làm thơ, nếu không muốn nói rằng: hai bài thơ anh viết khi lãng du trên đỉnh Mẫu Sơn có thể là duy nhất. Chất thơ và chất suy tưởng tràn ngập trong tâm hồn anh đã trang trải hết trong các bài phê bình và tùy bút, như bài tùy bút viết về hoa lau – “Phận hoa bên lề”(1) mà trong đó anh bảo: lau như phận hoa lưu đày, và con đường của phận người là đường tới hoa lau… Nhưng có lẽ, phải bằng thơ, Chu Văn Sơn mới tạm yên lòng trước thân phận của một loài hoa khiến anh trăn trở xúc động tới độ chảy nước mắt.

Nhân một lần tới đỉnh Mẫu Sơn vào dịp mà ngay giữa Thủ đô mọi người phải mặc áo đại hàn, Chu Văn Sơn đã “gặt hái” được hai “bông hoa thơ” về Tuyết và Hoa Layơn. Đều là cảm hứng về sự cô đơn, sự lãng quên, song “Tuyết Mẫu Sơn”(2) mới chỉ là sự gợi mở, gợi hứng, còn “Hoa Layơn đỉnh Mẫu Sơn” lại như một sự tổng kết, sự suy ngẫm của anh về nhân tình thế thái… Chu Văn Sơn viết cho tôi trong một thư điện tử: “Trên đỉnh Mẫu Sơn có một loài hoa do người Pháp mang sang trồng trong những khuôn viên biệt thự từ đầu thế kỉ trước. Sau 1945, người Pháp đã đi khỏi xứ này, hoa bị bỏ lại. Thành hoa hoang. Giờ vẫn mọc lẫn giữa hoa hoang cỏ dại. Giống bị thoái hóa, gầy guộc nhợt nhạt. Rất thương. Đó là Layơn. Phận hoa? Phận đàn bà? Phận người? Thân phận cái đẹp?… Thấy lẫn lộn trong một kiếp Layơn ấy.”

Hoa Layơn đỉnh Mẫu Sơn

Những cành Layơn

cong queo

gầy rớt

ngập đời giữa đám cỏ hoang

từng bông lơ ngơ

từng bông nhàu ướt

từng bông tái nhợt

cố nhoi lên

cố kiễng lên

nhìn mây cuốn về xa

Bàn tay xưa giờ nâng niu chăm chút chốn nào

ánh mắt xưa giờ say ngắm nơi đâu

bỏ rơi hoa nơi lưng trời

chôn chân hoa nơi đất khách

giữa thinh không mình em đơn độc

mòn mỏi kiếp hoa hoang vu…

Biết chia sẻ làm sao trước dáng hoa trầm cảm

biết an ủi làm sao trước phận hoa lưu đày

khi giọt tuyết của mùa đông cũ

vẫn thầm hoen nhụy phấn mỗi ngày

Muốn nói với em lời vu vơ như gió

e rằng hoa đã sương gió một đời

muốn tỏ cùng hoa lời nồng nàn của nắng

e hoàng hôn phai trên cánh

lại thôi

Muốn nán lại bên hoa

mà ngại mình nông nổi

muốn đem hoa đi

mà đời mình rong ruổi

lại thôi