Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Chùm thơ thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Phú

 

Chùm thơ thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Phú

 

Vanvn- Nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú sinh năm 1959 tại Hà Tĩnh, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, từng là Tổng biên tập Tạp chí Hồng Lĩnh thuộc Hội VHNT Hà Tĩnh.

Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Phú đã xuất bản: Biển và Tôi (trường ca), Ngã ba Đồng Lộc (trường ca), Con đường thức (thơ), Mùa chim (thơ thiếu nhi). Ông đã được nhận: Giải thưởng thơ Báo Văn nghệ 1995, Giải thưởng Liên hiệp các Hội VHNT toàn quốc 2005, Giải thưởng cuộc thi viết về trẻ thơ do Hội Nhà văn VN và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc phối hợp tổ chức năm 1989.

Từ Trại Sáng tác Văn học thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam đang tổ chức ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú gửi về Vanvn chùm thơ viết cho các em, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú

 

VÕNG

 

Cầu vồng bắc võng

Sau cơn mưa rào

Con thuyền mắc võng

Bồng bềnh sóng chao

 

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2023

CHUYỆN THUẬT SỐ ỨNG NGHIỆM...

 

CHUYỆN THUẬT SỐ ỨNG NGHIỆM... 

CHUYỆN THUẬT SỐ ỨNG NGHIỆM ...

ĐẶNG XUÂN XUYẾN



Tôi đã viết 3 bài về sự lặp đi lặp lại những con số trong cuộc đời của một số người như sự sắp đặt sẵn của số mệnh:

 

- Duyên nợ với con số 7: sự trùng hợp ngẫu nhiên hay sự sắp đặt của số mệnh

- Những con số “duyên nợ” của các danh nhân.

- Những chuyện trùng lặp khó giải thích.

 

Hôm nay, tôi lược soạn lại chuyện Mao Trạch Đông, lãnh tụ Cộng sản Trung Quốc, với những con số “định mệnh” ứng nghiệm vào cuộc đời ông ta để bạn đọc giải trí: CHUYỆN THUẬT SỐ ỨNG NGHIỆM VỚI MAO TRẠCH ĐÔNG.

Nghe kể, khi trận động đất lớn nhất thế kỷ 20 xảy ra ở Trung Quốc ngày 28 tháng 07 năm 1976 tại tỉnh Hà Bắc khiến toàn thành phố Đường Sơn bị hủy diệt và hơn 250.000 người bị thiệt mạng, Mao Trạch Đông, lãnh tụ của đảng Cộng sản Trung Quốc đã nói: “Trời giáng hoạ là điềm tận số” vì theo tín ngưỡng dân gian Trung Quốc thì mỗi khi “trời đất nổi giận giáng họa” là lúc vua chúa hết phần dương số. Sau đó không lâu, ngày 09 tháng 09 năm 1976 Mao Trạch Đông qua đời.

Cũng từ sau ngày Mao Trạch Đông tận số, chuyện thuật số ứng nghiệm với ông ta được râm ran kể lại: 

Khi còn ở Hương Sơn, Mao Trạch Đông hỏi một đại lão hòa thượng học thuật cao siêu "khi nào thì nên vào Trung Nam Hải". Đại lão hòa thượng lẳng lặng viết 2 số 99. Mao Trạch Đông lại hỏi ông ta giữ được quyền vị bao lâu? Đại lão hòa thượng lại lẳng lặng viết 4 số 8341.

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

SAU NGHÌN NĂM LỬA ĐẠN...

 


“SAU NGHÌN NĂM LỬA ĐẠN, LẠI HÙNG VƯƠNG”

                      Tùy bút của ĐỨC DŨNG
 
Thơ về Đền Hùng, về thời đại Hùng Vương, dù thơ bằng chữ Hán, chữ Nôm hay chữ Quốc ngữ, dù là của các tác giả có danh hay khuyết danh, có dễ phải ví như “trăm hoa đua nở”. Nhưng tôi vẫn tâm đắc với bài “Sau nghìn năm lửa đạn, lại Hùng Vương” của Chế Lan Viên trong tập “Những bài thơ đánh giặc” xuất bản năm 1972 làm tựa đề cho bài viết, nhân dịp mỗi con dân nước Việt thành kính tri ân công đức tổ tiên.
Trong điều kiện và hoàn cảnh cả nước đang có chiến tranh ác liệt ấy, nhà thơ vẫn lạc quan, phơi phới nói hộ tiếng lòng cùng dân tộc “… Càng bão lửa điên cuồng, ta càng hồi sinh dậy/Ta biết ơn cánh chim Lạc đã chọn cho ta bờ biển ấy/Trăm trứng Âu Cơ hết lượt này lượt khác nở ra trăm lứa anh hùng/Những anh hùng về sau càng vóc dáng lớn hơn các anh hùng trước…”. Và phải chăng, ta thắng hết giặc ngoại xâm này đến các đế quốc sừng sỏ, siêu cường khác, ngoài sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, ý chí độc lập tự do và khát vọng hòa bình, công lý thì, còn một sức mạnh siêu hình nữa chỉ có ở người Việt: Ấy là sức mạnh tâm linh. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lại trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Từ bao đời nay, nó đã trở thành bản sắc, thành đạo lý truyền thống của người Việt Nam, của “trăm lứa anh hùng” từ “trăm trứng Âu Cơ” kế tiếp từ đời này sang đời khác; thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ con cháu với công đức tổ tiên trong hành trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta.

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2023

SỐ "GÁI GIÀ TRAI MUỘN"...

 


SỐ "GÁI GIÀ TRAI MUỘN"... 

SỐ “GÁI GIÀ TRAI MUỘN”

VÀ HIẾM MUỘN CON CÁI

                                                                             ĐẶNG XUÂN XUYẾN

*


Khi post vài dòng cảm tác về lá số của chú em Đặng Tuấn Anh (em họ tôi) lên trang facebook cá nhân:

ĐỢI DUYÊN...

- tặng Đặng Tuấn Anh -

 

Gán cả Xuân thì vào cửa đợi

Mà duyên xộc xệch ở xa vời

Nào ai thuật số cao tay nới

Để Kỵ-Đẩu Quân (1) se sẽ cười?!

-----

(1): là ám tinh Hóa Kỵ: chủ sự xảo trá, ích kỷ và ác tinh Đẩu Quân: chủ sự cô độc, khó tính trong khoa Tử vi.

*.

Hà Nội, 9 giờ 38 ngày 14/04/2023

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

một bạn trẻ đã gửi messenger hỏi tôi về vấn đề con cái của bạn ấy. Có lẽ vì bạn trẻ này cùng ngày tháng năm sinh với chú em Đặng Tuấn Anh nên tôi phá lệ lưu ý vài dòng:

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2023

EM VÀ TÔI

 

EM VÀ TÔI 

EM VÀ TÔI...



           ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Em nào có khác gì tôi

Cũng đau cái phận mồ côi vợ chồng

Cũng bòn cái chuyện mặn nồng

Cũng đa mang mảnh tơ hồng trời se

 

Tôi giờ muốn kể em nghe

Thủa lặng lẽ đứng bên hè hớt sao

Thủa ngồi vợt gió lao xao

Thủa nằm vén ngược lối vào trái tim

 

Tôi còn muốn rủ em tìm

Những ngu ngơ giữa nổi chìm đa đoan

Những bầm dập, những lo toan

Những thị phi với những oan nghẹn lời

 

Tôi còn muốn kiếm nụ cười

Để em bớt tủi cái thời đa đoan

Để em dịu vợi hàm oan

Để em gạn lại những toan tính đời.

*.

Hà Nội, 09:57 ngày 21/04/2023

ĐẶNG XUÂN XUYẾN



Thứ Ba, 25 tháng 4, 2023

MỘT TƯ LIỆU VỀ hỒ XUÂN HƯƠNG

 

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương

TP - Đại hội đồng UNESCO lần 41, họp tại Paris, từ ngày 9-24/11/2021 thông qua danh sách “Danh nhân văn hóa và sự kiện niên khóa 2022-2023”, trong đó Việt Nam có hai nhà thơ Hồ Xuân Hương và Nguyễn Đình Chiểu được vinh danh là “Danh nhân Văn hóa Thế giới”. Xin giới thiệu về nữ sĩ Hồ Xuân Hương nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 này.

Cuộc đời của Hồ Xuân Hương, người ta biết rất ít, chưa có một sử sách chép đầy đủ về bà. Vì thế cho đến nay còn nhiều điều nghi vấn về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của bà. Bà sinh năm nào, mất năm nào và sáng tác chủ yếu vào giai đoạn nào, chưa một ai biết chính xác. Sự thực về thân thế sự nghiệp của Hồ Xuân Hương bị nhiều huyền thoại che phủ đến mức khó gỡ.

Bà đã khai thác triệt để khả năng tu từ phong phú của ngôn ngữ dân tộc và đã mài sắc ngôn ngữ ấy của thời đại mình, tìm ra hệ thống kết cấu ngôn từ đột xuất để tạo nên phong cách riêng hết sức độc đáo, có khả năng tạo những ngữ nghĩa kép thanh- tục trong hầu hết các bài thơ của bà.

Theo tác giả Trần Thanh Mại (1911-1965) công bố liên quan đến việc phát hiện tập thơ “Lưu Hương ký” (tạp chí Văn học Hà Nội, 10/1964), theo đó, cha bà là ông Hồ Sỹ Danh (1706-1783), quê quán làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An, đậu cử nhân 1732, không ra làm quan (có con trai cùng cha khác mẹ với Hồ Xuân Hương là Hồ Sỹ Đống), mẹ bà họ Hà, người thiếp của Hồ Sỹ Danh. Hồ Xuân Hương sinh trong khoảng 1745 đến 1780.

CHÙM THƠ NHẬT BẢN

 

CHÙM THƠ NHẬT BẢN 



                                                       DỊCH GIẢ CHU THU PHƯƠNG

CHU THU PHƯƠNG DỊCH. TRÍCH TRONG TẬP TÓC RỐI

109.

 

ひとつ篋に

ひひなをさめて

蓋とぢて

何となき息

桃にはばかる

109.

 

Dọn lại vào chiếc hộp

Búp bê của ngày lễ con gái

Đóng nắp hộp gỗ lại

Buông một tiếng thở dài não lòng

Hoa đào hỡi, có hiểu ta không?[1]

134.

 

わが春の

二十姿と

打ぞ見ぬ

底くれないの

うす色牡丹

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2023

CHÙM THƠ VĂN HẬU

 


HỘI BỒNG LAI - HỘI CHÙA LÁNG 

Hội Bồng Lai

            VĂN HẬU
Uống ngụm nước giữa dòng
Mát ruột gan, mát mặt
Như thấy mình sáng mắt
Nhấp nhô dải sông Hồng
Mưa phùn bay phơ phất
Dịu cái nắng đường xa
Ngô lay cờ xanh mướt
Chim khuyên hót bụi tre
Triều Lý – Trần vọng về
Dập dồn loa truyền đi
Mẹ nuôi con đánh giặc
Chân bám trụ đâu què
Đất Bồng Lai dậy sóng
Thuyền rước kiệu ba vòng
Câu Quan Họ lay động
Như vọng cùng non sông.
3- 2010
……………………………………
*Xã Hồng Hà – Huyện Đan Phượng
– Hà Nội

HỘI CHÙA LÁNG

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2023

CHÙM THƠ ĐINH NHẬT HẠNH

 

CHÙM THƠ ĐINH NHẬT HẠNH

 

NGỔN NGANG TRĂM NỖI

1- Ơn trời! U100
Ngổn ngang trăm nỗi
Trăn trở đêm dài...

2- Đô Lương! Quê xưa
theo bóng mình
đeo đẳng
3- Nhà xưa mái rạ
trắng đêm bên lò tráng bánh
Bóng mẹ hiền còn in

4- Đêm Đô Lương
trăng nước
Sóng Ba ra thầm thì...

5- Sông quê thơ
lở cả đôi bờ
Đâu rồi bến xưa!!

Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2023

ĐIỂM NHẤN

 


ĐIỂM NHẤN

 truyện ngắn của PHẠM KHẮC MÃ

 

Ngồi gần hàng ghế đầu trong hội trường rộng của cung văn hóa hữu nghị Hắn chỉ lướt qua sự sắp xếp, bài trí của sân khấu, đời Hắn chưa có vinh dự được đặt chân tới vị trí trang nghiêm giữa thủ đô như thế này. Hắn tập trung nghe người dẫn chương trình xướng danh sách những người được vinh danh hôm nay mà Hắn biết chắc chắn có tên mình. Trong đầu hắn đang ghi một thước phim long trọng với tên phim LỄ VINH DANH LAO ĐỘNG SÁNG TẠO 3 NĂM LIỀN của Liên đoàn lao động Việt Nam.

Đúng rồi! đã ba năm liên tục hắn có đề tài kỹ thuật được cấp chủ quyền đánh giá xuất sắc về tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, giải pháp tiêu biểu khắc phục khó khăn cho đơn vị… Hai lần trước được tổ chức tại cơ sở và lãnh đạo công ty thừa ủy quyền của Liên đoàn để trao BẰNG LAO ĐỘNG SÁNG TẠO cho Hắn. Hắn đã tự hào lắm rồi, nhưng hôm nay giữa thủ đô ngàn năm văn hiến, nơi bố mẹ hắn ở vùng quê lúa chưa bao giờ đặt chân tới, chứ làm sao được vào cái Hội trường lớn, trang hoàng lộng lẫy, bao nhiêu người ngồi chỉnh tề trong các hàng ghế, gương mặt ai nấy đều toát ra sự văn minh, lịch sự, trang phục sáng sủa, hào hoa. Hắn tự nhìn trang phục của mình với bộ “ký giả” nửa thu, nửa đông, tuy hôm qua hắn có là phẳng nếp nhưng không thể tẩy hết vết dầu mỡ trên cả quần lẫn áo, tự hắn thấy ngượng với chính mình. Tiếng người dẫn chương trình vẫn sang sảng đều đều, từng tốp người được vinh danh, trao tặng lần lượt lên sân khấu xếp hàng ngay ngắn; những vị “tai to, mặt nhớn, trán hói” thay nhau lên trao tặng văn bằng, hoa và vỗ tay, chụp ảnh cùng. Rồi cũng tới lúc tên hắn được xướng… hắn cố tự tin “bụng bảo dạ” đừng run để cùng xếp hàng, hắn may mắn được đứng vị trí gần giữa sân khấu, niềm vinh dự trào dâng. Hắn hồi hộp chờ đón thời khắc được đón nhận sự vinh quang ghi nhận công sức lăn lộn cùng công nhân bên những cỗ máy già nua đã hết khấu hao nhiều năm. Vị trưởng ban thi đua của Tổng Liên đoàn thấp đậm trong bộ đồng phục đen lịch lãm trân trọng mang tấm bằng tiến sát hắn, khi trao và bắt tay, vị tiến sát và ghé tai hắn tỏ vẻ thân thiện, hắn nghe rõ “khóa quần của em bị bung”. Hắn giật mình đánh thót! Trời như sập xuống, Hắn không kịp cảm ơn khi vị lãnh đạo tiếp tục công việc với người kế bên; Hắn nhanh tay hạ tấm Bằng khen xuống thấp để che phần vô ý đã làm da mặt hắn vốn đã khô tái giờ lại tái thêm, hắn cầu mong câu nhắc của vị lãnh đạo chỉ hắn nghe thấy. Vẫn tuần tự như các đợt trước, Hắn cố giữ tấm bằng cho tự nhiên cho đến khi chụp ảnh xong, bởi Hắn đã khéo léo đổi hướng để kéo khóa quần nhưng bất lực vì chiếc khóa đã hỏng. Mọi việc rồi cũng qua khi hắn đã biến khiếm khuyết bản thân và thận trọng che dấu.

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2023

CHÙM THƠ VĂN HẬU

 


CHÙM THƠ VĂN HẬU 

Bên lăng Chúa Liễu
Ai đi chạm gót cửa trời
Thoắt về trần thế bên người cố hương
Nắng hoa lốm đốm chập chờn
Lô nhô búp đá quây tròn dấu tay
Ai vè phố Cát – Phủ Dày
Chợ Viềng dắt díu mắt đầy chờ mong
Gió tẩy phiền não sạch lòng
Ầu ơ
tiếng trẻ
chao vòng
nôi đưa!

1996, Kim Thái (Nam Định)

VĂN HẬU

Đồng dao Ông Gióng
Đất này Ông Gióng dừng chân
Hồ Tây rũ bụi đằng vân lối trời
Cơm vừng vãi hạt cà rơi
Nụ cà hoa tím bao người say hương
Đất này núi mọc bên sông
Đá xanh, rêu biếc, gió buông, trăng vào
Vương miện treo cây, chiến bào
Bay cùng vó ngựa… ào ào khoảng xanh
Đất này buồm chở nắng hanh
Xạc xào lúa chin chim thanh hót vàng
Bốn nghìn năm tự Vua Hùng
Đồng dao Ông Gióng mãi cùng trẻ thơ.
Trại văn Hàng Buồm
1995
VĂN HẬU

Kính coong… xe đạp

Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2023

MA NẤU CANH

 


MA NẤU CANH 

MA NẤU CANH
Ở cạnh biển đã hơn 10 ngày .Buồn .Theo thuyền ông Ba đi câu mực .Hôm nay trở trời mực câu được nhiều .Nhưng cứ bỏ vào khoang thuyền rồi mải câu .Quay lại đã không còn con nào .Tức quá .Hăn để tâm theo dõi .Ối giời .Có đến bốn bàn tay trắng nhợt hươ qua hươ lại .Lũ mực nhảy tanh tách lên bám vào bốn bàn tay gầy đét ,thịt sẻ lòng thòng ,xương trắng hếu .Loáng cái hết sạch cả đống mực .Điên tiết .Hắn cầm sẵn cái xô chờ thời cơ vụt mạnh .Một chuỗi cười khanh khách .Cái xô quay ngược úp lên đầu ông Ba .Bất ngờ quá .ông Ba vung mạnh cần câu vào mặt hắn .Đau nổ đom đóm mắt .
-Thôi về .Ma chết đuối trêu rồi .Chả được con cá nào đâu .Về …
Về lều trong rừng Dương nấu cơm ăn .Còn mấy khúc cá kho ăn tạm .Hắn đang dọn cơm thì ngửi thấy mùi tanh tanh rất lạ .
- Mùi gì ghê quá bác ?

Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2023

THÌ ĐÃ NHỦ RẰNG...

 THÌ ĐÃ NHỦ RẰNG... 

 


 
        ĐẶNG XUÂN XUYẾN
.
Thì đã nhủ rằng đừng ráng yêu 
Mà tin to nhỏ những mỹ miều 
Mà nhìn đăm đắm mùi hàng hiệu 
Mà tín ai kia bởi dáng kiều
.
Thì đã nhủ rằng đừng ráng yêu 
Mà than gió lạnh ngả ngớn chiều 
Mà vin nắng nhạt chao ôi điệu 
Mà vịn mây buồn lững lững phiêu.
.
Thì đã nhủ rằng đừng ráng yêu 
Mà sao khóe mắt lệ cứ nhiều 
Mà sao thổn thức từng ngữ điệu 
Mà dáng đổ dài bóng xiêu xiêu.
*.
Làng Đá, 03 giờ 35 - 09/04/2023
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 

 

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2023

CHÙM TỨ TUYỆT THÁNG TƯ

 CHÙM TỨ TUYỆT THÁNG TƯ

             NGUYỄN KHÔI



-1, 30/4 - ngày Việt Nam thống nhất,
Đã xa thời kẻ Bắc người Nam ;
Cuộc chiến nào mà không khốc liệt
Như Uka - Nga kia đang huynh đệ tương tàn .

-2, Cảnh báo : Trung Cộng đang hiện dần ngôi Bá chủ
Đức , Pháp , EU…  lũ lượt tới Bắc Kinh;
Nga quyết chiến xem ra ngày càng mạnh ,
70 năm Đế quốc Mỹ sắp mất chức «  Sen đầm “ !

-3, Lạ : mấy chục năm theo “Gương sáng Bác Hồ”,
Làm đầy tớ nhân dân : tay cày tay súng 
Thế mà : các Quan chức hôm nay đua nhau Tham nhũng
Lại lũ lượt xếp hàng đi vào “ Lò Bác Trọng “ cứ như mơ ?

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2023

TRANG THƠ THI NHÂN MIỀN CỔ TÍCH...

 


TRANG THƠ THI NHÂN MIỀN CỔ TÍCH TRÊN THỜI BÁO VHNT  THỬ 5, NGÀY 13 THÁNG 4 NĂM 2023

 

1-CÓ MỘT MIỀN CỔ TÍCH

(Kính tặng các thi nhân MCT)

 

                  Ái Nhân 

 

Có một miền ấu thơ

Có một miền cổ tích  

Nơi cất giữ bao giấc mơ kỳ diệu

Khao khát hồn nhiên

Ông bụt thật hiền

Bà tiên đôn hậu…

 

Có đêm thanh bình ngọn mây trăng đậu

Có cây xoan đào làm khung dệt vải

Có chim vàng anh biết hót tiếng Người

Có trái thị vàng nở ra Cô Tấm

Có lọ nước thần…  

Hoàng tử -  Lọ lem…

 

Mình cùng về Miền Cổ Tích nhé em 

Đuổi bướm, bắt ve, đánh khăng, đánh đáo

Trái sấu chia nhau hồn nhiên thơm thảo

Ngọt ngào lời ru cánh cò bay vào giấc điệp

Có một miền thơ những người chưa gặp

Mà thân tình như đã từng quen

Ấm áp tình người, quên mọi bon chen

Trải lòng phơi lên cánh chữ

Truyền thống ông cha nhắc nhau gìn giữ

Thương nhau như cội, như cành…

Vồn vã lời quê mộc mạc chân thành

Thanh bạch tinh khôi sen thơm mọc thẳng

 

Nơi có con thuyền đậu bến sông trăng

Có bác nông dân làm thơ gửi tặng Chị Hằng

Hồn thi nhân thanh tao hiền như cỏ

Xanh mãi đời thường - Miền Cổ Tích -  ngạt ngào thơ!

 

2-DÂNG ĐỜI BÁT NGÁT YÊU THƯƠNG

 

                 Ngân Kim

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2023

THẦY VŨ NHO

 GD&TĐ - Thầy Vũ Nho là PGS.TS Vũ Nho - nguyên chuyên viên Bộ GD&ĐT, là nhà phê bình văn học, dịch giả, nhà thơ, nhà văn...

Cái thú vị trong cách dạy của thầy Vũ Nho là luôn tạo ra những gợi mở bất ngờ cho học trò.
Cái thú vị trong cách dạy của thầy Vũ Nho là luôn tạo ra những gợi mở bất ngờ cho học trò.

Thế nhưng, với học sinh nhiều khóa của tôi, Vũ Nho là một thầy giáo - như cô giáo chủ nhiệm và dạy văn của chúng bởi thầy từng dạy chúng những bài cụ thể, tuy không nhiều.

Biết mình sở học còn nông cạn, chữ nghĩa một dúm, duyên nghề còn mỏng mà học trò khi học văn phải được học sâu, học rộng và học từ nhiều phong cách nên tôi chịu khó mời các thầy nổi tiếng từ cấp ba đến chuyên viên giáo dục, giảng viên đại học, viện nghiên cứu... về nói chuyện, dạy các em khi có dịp. Trong những người đó có PGS.TS Vũ Nho.

Khởi đầu của sự “mời mọc” ấy là việc chuyên viên Bộ GD&ĐT Vũ Nho đến dự một chuyên đề của Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức ở Trường Trưng Vương. Sau thảo luận, khi chuyên viên nán lại trao đổi cùng tổ giáo viên chuyên văn Trưng Vương, tôi có ý kiến là đừng đòi hỏi quá nhiều ở một tiết học mà nên chú ý đến quá trình... hàm ý là các vị có dạy cấp hai đâu mà hiểu.

Không ngờ, vị chuyên viên ấy lại ngỏ ý muốn hợp tác với tổ chuyên Trưng Vương về chuyên môn. Thế là, thỉnh thoảng, chuyên viên xuống dự giờ, góp ý... Rồi, tôi mời nói chuyện cho học trò về thơ Trần Đăng Khoa. Bằng sự am hiểu thơ Trần Đăng Khoa và cái duyên nói chuyện, chuyên viên Vũ Nho đã khiến trò vui, háo hức tìm đọc không chỉ thơ Trần Đăng Khoa, mà cả thơ của các nhà thơ thiếu nhi nữa.

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023

VÀI SUY NGHĨ VỤN VỀ BÀI THƠ "NHÁI" MẸ TÔI CHỬI TRỘM

 VÀI SUY NGHĨ VỤN VỀ BÀI THƠ "NHÁI"

 

MẸ TÔI CHỬI TRỘM

 

(Thơ dật dải A+ báo Văn Nghệ)

 

Mỗi lần tôi bị trộm thơ

Mẹ tôi dạng cỡ XL hai chân

Xong rồi xuống tấn, lên gân

Vận công để chửi xa gần đều nghe!

Mẹ rằng: Trên có...mái che

Dưới thì có cái...tè he trong quần

Tiên sư cái bọn ngu đần

Thơ không chịu khó ngồi mần mà chôm!

Con bà thức đến sáng hôm

Tóc như tổ quạ, thối mồm nặn thơ

Nặn nhiều nên nó ngáo ngơ

Vợ nhìn thấy chán vác lờ theo zai

Mỗi năm chỉ được dăm bài

Đem đi đăng báo kiếm khoai qua ngày

Vậy mà cái lũ mặt dày

Nỡ chôm của nó- chúng mày nghĩ sao?

Tao cầu đất rộng trời cao

Cầu tiêu, cầu tõm, cầu ao, cầu đường

Cầu cho bay thật phi thường

Thơ tuôn như thác trên mường xuống sông

Cầu cho bay thật tinh thông

Để thơ hơn cả thần đồng Đăng Khoa

Hơn luôn bác Hữu Thỉnh già

Hơn luôn Đức Mậu với là Bình Phương...

Thơ bay tràn ngập phố phường

Ngập tràn cả chợ, vũ trường, bến xe...

Thơ làm say đắm ca ve

Làm mê mẩn mấy ông nghè, bà quan...

Tôi đây xấu xí nhất làng

Vậy mà gái cứ gạ phang ầm ầm.

Chỉ là mắt trắng dái thâm

Nhờ ơn của mẹ vượt tầm lũy tre.

Tác dả: Hai Danh

 

Lời bình Phạm Ngọc Tâm Dung 



     

            Xưa nay, đã gọi là "chửi" thì phải có thanh, có tục, có kể hành, kể tỏi, có móc máy, ngoa ngoắt, sâu sắc...  miễn sao đạt được... mục đích là làm cho " đối phương " thấy đau, thấy thấm, thấy nhục, mà từ sau phải chừa cái thói không ai ưa ái gì ấy đi!

 

                 Xuất phát từ bài thơ nổi tiếng "Mẹ tôi chửi trộm" , được Báo Văn Nghệ, Hội Nhà Văn Việt Nam trao giải danh giá. Và sau, đã nhận được một làn sóng phản hồi khá mạnh: Người khen cũng lắm mà kẻ chê cũng nhiều (Bao gồm sự vào cuộc của các nhà chuyên môn tài cao học rộng, các văn nghệ sĩ và công chúng yêu thơ).

 Cả hai bài thơ: Một giật giải cao, một dân dã  đều chung một đề tài "Mẹ tôi chửi trộm".

- Nhân vật " Mẹ tôi" ở bài thơ giật giải thơ cấp Quốc gia là chửi vì lý do "mất gà". Thật ra, với đề tài này, trong dân gian ta đã từng xuất hiện nhiều nhà chửi "thành danh", và đã trở thành... giai thoại có một không hai trong kho tàng khẩu ngữ của Người Việt.

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2023

NGƯỜI TƯỚI RƯỢU CHO VĂN CHƯƠNG SAY

 


NGƯỜI TƯỚI RƯỢU CHO VĂN CHƯƠNG SAY

Nguyễn Đức Hạnh
Đến ngã ba sông ở Việt Trì, hỏi thăm về nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế, ba con sông trả lời khác nhau, biết tin con sông nào bây giờ?
Sông Lô bảo: Người văn ấy tinh tế và cầu kì, người sao thì văn ấy, những câu văn của anh ta có hương vị rất riêng…
Sông Hồng bảo: Một trường văn hóa giàu có, liên tưởng rộng và sâu chỉ có nghệ sĩ tầm vóc mới viết được như thế…
Sông Đà bảo: Viết câu ngắn trong truyện ngắn, câu dài ở tùy bút và một sự tùy hứng không đoán định phụ thuộc vào trường cảm xúc văn cảnh. Như lá khẽ khàng rơi xuống hồ lạnh cuối thu, như sỏi trắng buông mình xuống giếng cổ đêm trăng, âm vang ấy vang lên làn sương sớm giật mình tan thành thơ…
Mỗi con sông thầm thì một cách, chẳng biết và nghe sông nào? Đành phải giờ hai tập tùy bút và du kí của ông ra đọc: - Dặm ngàn hương cốm mẹ, Đợi mới chị về tưới rượu bến sông, đọc xong mới nhìn thấy một gương mặt văn nhân thấp thoáng sau ngàn lá cọ vùng đất cổ Phong Châu, có lúc như Hoa Bưởi trắng muốt bến Đoan Hùng, có lúc lại như đá ong ngủ thiu thiu dưới trầm tích văn hóa vùng Bạch Hạc. Hai tập sách ấy là gương soi cho chân dung văn học của nhà văn, với ai không biết, với Nguyễn Tham Thiện Kế thì câu thơ sau của Hàn Mạc Tử vận vào hoàn toàn chính xác “Người thơ phong vận như thơ ấy”.

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2023

MẸ ỐM VỚI LỜI BÌNH

 

MẸ ỐM

       TRẦN ĐĂNG KHOA



(Đăng Tuần san Đời sống gia đình số 34 ngày 03/9/2020)

 

Mọi hôm mẹ thích vui chơi

Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu

Lá trầu khô giữa cơi trầu

Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay

 

Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2023

MẤY CẢM NHẬN VỀ TẬP THƠ HOA VẪN CÒN XUÂN CỦA TÚ OANH

 MẤY CẢM NHẬN VỀ TẬP THƠ HOA VẪN CÒN XUÂN CỦA TÚ OANH

Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2022


                                                                   Vũ Nho

 Không ngờ đây đã là tập thơ thứ 5 của cô gái yêu thơ  huyện Đan Phượng định cư trên đất Đức. Tôi nhớ trong chuyến đi chơi Vịnh Hạ Long cùng với vợ chồng nhà thơ Vũ Quần Phương, một buổi tối, cả đoàn đã đọc và góp ý cho Hạnh Mai, Tú Oanh và Lan Phiến.

            Tôi có nói đại ý Tú Oanh nên chú ý đến hoàn cảnh sống xa quê hương, đất nước. Chú ý khai thác tình cảm của người xa xứ và sự cố gắng, hòa nhập vào cuộc sống văn hóa khác biệt Âu Á. Điều đó sẽ giúp cho thơ Tú Oanh có nét độc đáo, khác lạ mà các nhà thơ sống trong nước không có được.

            Tôi đã đọc 96 bài dài ngắn của tập thơ này.

Có một sự ngạc nhiên là Tú Oanh thích làm thơ Đường luật. Lại  chú ý đến cả Đường luật cổ điển của người Việt sáng tạo ra như Ngũ độ thanh – giao cổ đối- bát điệp;  Ngũ độ thanh - nhất vận;  Giao cổ đối; Khoán thủ,…

Có lẽ đây là biểu hiện của tấm lòng hoài hương, thành hoài cổ, thành nhớ nhung một thể thơ cổ điển đẹp cũng như thể thơ Lục bát chăng? Tôi không thống kê nhưng biết được có ít bạn trẻ thích làm thơ Đường luật trong các câu lạc bộ thơ Đường. Mà Tú Oanh thì chưa phải là người cao tuổi, càng không phải là người đã già! Như cô đặt tên tập thơ “ HOA VẪN CÒN XUÂN” cơ mà. Thành ra có câu thơ của Tú Oanh cũ cũ xưa xưa đến mức nghe như từ thuở  Chinh Phụ Ngâm chứ  không phải của thế ki 21:

            Chàng đi nẻo ấy sầu đâu vợi

            Thiếp ở nơi này nhớ chẳng vơi

                        ( Bài 43. Cách biệt)

Tôi thích những bài thơ ngắn, ý tứ vững, lời thơ dung dị, dù là lục bát hay Đường luật:

                        Trời Rostock nắng đang cao

                        Bỗng dưng lại đổ mưa rào ướt em

                        Thân em quần áo ướt nhem

                        Quay về vương vấn tiếc thèm biển xanh

                                                Bài 6. Một ngày về Rostock

 Hoặc như bài số 8. Tiếng Xuân:

                        Nắng làm cho Xuân thêm sắc thắm

                        Gió làm cho Xuân thêm đa tình

                        Mưa làm cho Xuân thêm rực lửa

                        Anh làm cho em thêm… mộng mơ

Bài số 9. Biển Hạ Long chiều nay cần tách làm 2 bài nhỏ. Nếu không sẽ bị lạc vần. Mỗi bài là một cặp 2 câu vừa đẹp:

  1. Hình như biển chẳng còn xanh

Hình như gió cũng ( hoặc đã)  quên vành trăng xưa

  1. Hình như cát chẳng còn yêu

Hình như sóng cũng hết liều vì em!

Các bài thơ Hai nửa cuộc đời, Vệt cứa thời gian, Hương em, Hà Nội bây giờ, là những bài thơ có tứ,  dù chưa được toàn bích. Các bài thơ  số 51. Em là em; số 53. Dạ khúc thu  ngắn nhưng để lại ấn tượng đẹp.

            Có những câu thơ thi ảnh đẹp:

                        Những bông tuyết trắng nhẹ sa

                        Đậu trên mái tóc như là cánh hoa

                                    ( Bài 80. Tuyết và tết)

            Nhìn chung Thơ của  Tú Oanh đậm chất hồn nhiên. Hồn nhiên là mặt mạnh nhưng nó cũng dễ thành mặt yếu vì thiếu sự trau chuốt, thiếu  vắng đầu tư cảm xúc và trí tuệ.

            Vì hồn nhiên, tự nhiên nên có những câu thơ “sượng”:

                        Trẫm mình núi tắm sương rơi ( bài 10)

                        Buồn cho cánh hạc lạc đuôi trời ( bài 18)

                        Hoàng hôn đã lặn ánh dương đã tàn (bài 26)

                        Hôm nay phụ nữ chúng em

                        Áo quần sung sính bên rèm tay bê ( bài 27)

Tú Oanh nên khắt khe hơn nữa với chính mình. Viết  rằng : “Em làm thơ chẳng để ai xem/ Chỉ cần em với thơ là đủ” ( Bài 89. Bạn cùng thơ) là một cách nói khiêm trong thơ mà thôi. Thơ trước hết để cho mình. Đúng, nhưng cũng còn để cho người thân, cho bạn đọc đông đảo nữa chứ!

            Tin rằng như thế bạn có thể tiếp tục con đường sáng tạo thi ca, nhiều nhọc nhằn nhưng cũng không ít niềm vui!

                                                Hà Nội, 4 tháng 4 năm 2023