Thứ Tư, 31 tháng 1, 2024

CHI TIẾT XẤU ĐẸP 10 NGÀY ĐẦU NĂM GIÁP THÌN - 2024

 


CHI TIẾT XẤU ĐẸP 10 NGÀY

ĐẦU NĂM GIÁP THÌN - 2024

*

Trước thềm năm mới 2024, Đặng Xuân Xuyến lược soạn bài CHI TIẾT XẤU ĐẸP 10 NGÀY ĐẦU NĂM GIÁP THÌN - 2024 quý tặng bạn đọc. Kính chúc quý vị cùng gia quyến bước vào năm GIÁP THÌN may mắn, thành công và hạnh phúc!

 

01. NGÀY MỒNG MỘT

- tức Thứ 7 ngày 10/02/2024: 

Ngày Giáp Thìn                             Giờ Giáp Tý

Hành: Hỏa               Sao: Đê            Trực: Mãn

Là ngày Kim QuỹHoàng Đạo, tốt cho trăm việc lớn nhỏ nhất là các việc liên quan tới hỉ sự như dạm ngõ, cưới hỏi hoặc các việc khởi tạo như xây nhà, nhậm chức,... Lại là ngày của sao Đê chủ sự hỷ tín, vui vẻ, đỗ đạt nên rất tốt cho các việc cưới hỏi, giao lưu nhưng tối kỵ với mấy việc như mai táng, xây cất mộ phần. Thêm nữa là ngày thuộc Trực Mãn chủ sự sung túc, đầy đủ rất có lợi cho việc khai trương, thương thảo hợp đồng nhưng vì ngày Trực Mãn lại hội tụ các saoThổ Ôn, Quả Tú không lợi cho các việc hôn nhân, xây dựng. Vì thế, ngày Mồng Một này rất cần cẩn trọng khi tính toán các việc liên quan tới hôn nhân, xây dựng và đặc biệt tối kỵ việc mai táng, xây cất mộ phần.

Không tốt với các tuổi:

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2024

CHÙM THƠ NGHIÊM THÚY HIỀN

 CHÙM THƠ NGHIÊM THÚY HIỀN ( HƯƠNG BÀNG)



ĐÀI TƯỞNG NIỆM BẾN Ô LÂU CẦU MỸ CHÁNH BÊN SÔNG THẠCH HÃN

 ****
 Tôi về với bến Ô Lâu 
 Giữa ngày thương binh liệt sỹ 
Dòng hoa đăng dưới cầu Mỹ Chánh 
Chiếc thuyền hoa, Cờ Tổ Quốc tung bay

 Các linh hồn tử sĩ về đây 
Đôi bờ vọng tiếng người gọi mẹ 
Dòng Thạch Hãn trong xanh sóng vỗ bờ khe khẽ 
Đồng đội tôi về, hoan hỷ trùng phùng 

 Đài tưởng niệm hôm nay ngát hương trầm Thắm chữ vàng ghi công liệt sỹ 
Lời nguyện cầu mong các anh yên nghỉ 
Tổ Quốc mẹ hiền đã vĩnh viễn màu xanh

TRONG KHU VƯỜN THƠ…

 TRONG KHU VƯỜN THƠ…

(Tản mạn về Kiến Con, thơ của Nguyễn Tùng Minh, NXB Hội Nhà văn, 2017)   

                    BÙI VIỆT THẮNG     

bui-viet-thang                                                       

  1. Một lần tao ngộ văn chương ai đó nói một ý, theo tôi là đáng quan tâm, viết cho trẻ thơ muốn hay, phải ở độ chín của ngòi bút. Vận vào trường hợp Nguyễn Tùng Minh, tôi thấy đúng. Năm nay ông bước vào tuổi sáu mươi. Đã lên ông lên bà. Đã sở hữu bốn tập thơ (Đèo Cón, Trăng Từng, Làng Bợ, Kiến Con). Tôi chỉ có cơ hội đọc được hai tập thơ ra mắt liền kề sau cùng của ông. Nhưng đã cảm nhận được một tâm hồn thơ trong veo, thánh thiện, đặc biệt qua tập thơ còn thơm mùi mực – Kiến Con. Người ta vẫn kêu ca về sự thiếu và yếu của văn học thiếu nhi hiện nay. Nguyên nhân thì rất nhiều. Nhưng cái căn cốt ai cũng biết, chỉ…một người không biết! Đó là tấm lòng của người viết. Tôi nghĩ, viết cho thiếu nhi, với nhà văn, là một sự tuẫn tiết nghề nghiệp. Tôi cứ bâng khuâng khi cầm cuốn sách thơ rất đẹp - Kiến Con - đẹp cả về nội dung và hình thức, mà tác giả Nguyễn Tùng Minh tặng nhân chuyến đi thực tế của đoàn nhà văn thuộc Ban Văn học Công nhân (Hội Nhà văn Việt Nam) đến miền rừng Thanh Sơn, Phú Thọ. Và cái ý niệm “Thơ là quà tặng” lại trỗi lên. Vâng! Thơ viết ra chỉ để tặng. Không hề ngẫu nhiên khi gần đây tôi quan tâm đọc các tác phẩm văn, thơ viết cho thiếu nhi. Vì tôi cũng lên chức ông đã hơn mười năm nay. Đọc để tìm sách cho cháu đọc. Ở phía Bắc vừa qua tôi tìm thấy những cuốn sách quý của các nhà văn Phạm Việt Long, Lê Hồng Thiện, Lê Phương Liên, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Đức Quang, Thùy Dương…Và bây giờ là Nguyễn Tùng Minh - một người thơ quê hương Đất Tổ.

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2024

PHẠM THƯỜNG DÂN - nhà thơ với bút pháp dân giã

 PHẠM THƯỜNG DÂN - nhà thơ với bút pháp dân giã

 

PGS - TS NGUYỄN NGỌC THIỆN

 anh_nguyenngocthien

             NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC THIỆN

Tôi được biết cây bút thơ Phạm Thường Dân từ giữa những năm 20 của thế kỷ XXI này, nhân chuyến đi cùng các bạn Văn nhóm “Chúng tôi yêu nghệ thuật” về thăm Thuyền thơ của anh neo đậu trên dòng sông Sử quê hương Kiến Xương, Thái Bình.

Sau lần đó, do mến mộ con người thơ này, tôi đã tìm cách quảng bá các thi phẩm của anh trên tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam cùng các ảnh chụp kỷ niệm cuộc gặp gỡ, giao lưu nói trên.

Thấm thoát đã ngót 10 năm trời! Nay có dịp đọc Tuyển tập thơ với hơn 100 bài thơ có lẻ của anh do nhóm bạn “Thi nhân Miền Cổ tích” biên soạn và in ấn bởi một nhà xuất bản của Hội nghề nghiệp Trung ương, tôi vô cùng trân trọng đọc kỹ tập thơ và nhận ra một điều thuộc về cá tính nghệ thuật của anh.

Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2024

CẢO THƠM LẬN ĐẬN

 

CẢO THƠM LẬN ĐẬN 

nh_my_mh

CẢO THƠM LẬN ĐẬN      

          LÃ THANH TÙNG                                        

Văn học đồng hành cùng Dân tộc” - Chúng ta thường nghe câu khẩu hiệu (slogan) này trong một số sự kiện văn học do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức gần đây, như một tuyên ngôn, một ước muốn, hay một khẳng định tính định hướng của cả một tổ chức đại diện cho giới cầm bút.

Nhưng theo góc nhìn của riêng tôi, lời sấm này vốn tồn tại từ xưa, ít nhất là ở Việt Nam, như một đặc tính có sẵn, như thể thiên định, chân mệnh của loại hình nghệ thuật chủ đạo này.

Đặc tính ấy vì đâu mà có? Đương nhiên là bởi giá trị của nó. Các tác phẩm nếu đã trở thành “văn học”, đạt phẩm chất “văn”, thì chắc chắn sẽ được độc giả đón nhận, và trở thành một phần máu thịt của đời sống tinh thần cộng đồng. Không có cách gì chia lìa, tách rời, hay ngược chiều, lảng tránh cái nôi hay những kẻ sinh ra và cưu mang nó. Hơn nữa, nhà văn, nhà thơ (ý tôi muốn nói những “nhà” đích thực) là những kẻ yêu đời, yêu người, yêu quê hương đất nước và nền tảng đạo đức, nhân văn hơn ai hết. Không có lý do gì họ không muốn, không biết cách gắn mình với số phận chung của số đông những người cùng nguồn cội, cùng hoàn cảnh với mình. Do vậy, nếu có sự “biến dị”, “trái khoáy” nào, thì đó không bao giờ còn là bình thường nữa. Sẽ không thể còn chất “văn”, yếu tố “giá trị” nào nữa, nói gì đến chuyện tồn tại hay tương tác cùng ai.

Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2024

CHÙM THƠ THI NHÂN MIỀN CỔ TÍCH

 


CHÙM THƠ THI NHÂN MIỀN CỔ TÍCH


Mùa chim làm tổ

Nguyễn Đình Bắc
Lại một mùa những đôi chim tìm nhau
Chúng cứ ríu ran bên chái nhà hàng xóm
Cô gái nhà bên
vào ra thấp thỏm…
Đò ai sang sông…
sao người ấy chưa về!
Mưa bụi rây đều mướt mát cỏ triền đê
Tiếng trống hội vọng về nghe giục giã
Khắp đây đó phủ mầu xanh hoa lá
Chồi non tơ như phép lạ ken dày.
Đôi chim chuyền cành
Đôi chim bay bay
Nghe háo hức
trong những ngày xây tổ.
Và mầm sống bắt đầu như thế đó!
Một niềm vui nho nhỏ choán hồn tôi
Xuân đã về
Thao thiết lắm
Xuân ơi!
Thả diều
Phạm Thường Dân

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2024

CÓ MỘT CON THUYỀN THƠ

 


CÓ MỘT CON THUYỀN THƠ

                             Nhà văn Lê Hoài Nam



Phạm Thường Dân, tên của ông còn rất mới lạ với tôi. Các đây ít ngày, chị Phạm Ngọc Tâm Dung, người bạn văn thân thiết, trưởng miền thơ Miền Cổ Tích, trao cho tôi tập thơ có tên “Thuyền Thơ” và ngỏ ý muốn tôi đến dự buổi ra mắt tập thơ này. Phạm Thường Dân là em họ chị. Tâm Dung còn nói muốn tôi viết một bài cảm nhận về tập thơ nữa. Như thế nghĩa là tôi không thể không đọc. Tôi đọc khoảng 10 trang đầu thì thấy những bài thơ của Phạm Thường Dân cũng bàng bạc như thơ của khá nhiều người bắt đầu cầm bút làm thơ khi đã lớn tuổi hiên nay; Nhưng sau những trang ấy tôi đã bị cuốn hút dần. Hóa ra tập thơ của Phạm Thường Dân không hề chỉ bàng bạc như tôi nghĩ ban đầu. Bấy nay khi thưởng thức thơ, có một kinh nghiệm cho tôi thấy, trong một tập thơ mà có khoảng 10% bài khá và hay có thể coi như tập thơ ấy sáng tác thành công. Tập “Thuyền Thơ” của Phạm Thường Dân, tỷ lệ bài khá và hay còn nhiều hơn thế. Đấy là chưa kể có mấy bài nếu không vướng một hai câu chữ còn thiếu dụng công thì có thể coi là những thi phẩm hoàn hảo. Tôi xin trích ra đây một số câu mà nếu tác giả không thực tài về thơ thì không thể viết được:

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2024

THƠ PHAN NGÂN GIANG

 


THƠ PHAN NGÂN GIANG 

Ước mơ xuân

         

Có phải tên em như dòng suối trong xanh

Mà nước uống ngọt lành, tươi mát

Có phải tâm hồn em rộn vui tiếng hát

Như chim ca ríu rít buổi bình minh

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2024

THUYỀN THƠ & TÂM TÌNH CỦA TÁC GIẢ

 THUYỀN THƠ & TÂM TÌNH CỦA TÁC GIẢ

“HỒN NHIÊN NỐI ĐẤT VỚI TRỜI MÀ CHƠI!”

 

                                                                   Nhà thơ Lê Đức Nghinh

 le_duc_nghinh

          Phạm Thường Dân mới chỉ nghe tên anh thôi đã thấy rất gần gũi, gắn bó với quê lắm rồi. 

Tôi và anh chưa có duyên gặp nhau bao giờ dù là đồng hương cùng huyện. Anh ở Phía Bắc, tôi Nhía Nam huyện Kiến Xương. Từ xã Thượng Hiền về Bình Định quê tôi cũng chỉ mấy km. Đã hàng chục năm nay qua bạn bè tôi được biết dưới tán cây si già cổ thụ bên con Sông Sứ, thôn Dưỡng Thông, xã Thượng Hiền có cột một con thuyền nhỏ đủ chỗ cho khoảng 25-30 người ngồi. 

Có một thi nhân tên là Thường Dân thường tụ họp các bạn thơ trong huyện và các tỉnh lân cận lên thuyền du ngoạn trên sông nước để giao lưu thơ ca.

Dân trong vùng thường gọi là:

 “Thuyền Thơ của bác Thường Dân”. 

CHÙM THƠ TRẦN TRỌNG GIÁ

 

CHÙM THƠ TRẦN TRỌNG GIÁ 

anh_anh_gia

PHÚT YẾU LÒNG

Phút yếu lòng, muốn dựa vai anh
Để được khóc, giận hờn cho thoả
Nhưng đắn đo, e mình vấp ngã
Con tim em không còn bình yên.

Sợ yếu lòng, sóng gió nổi lên
Em lại lún vào vòng nghiệt ngã
Anh bảo: bên anh có tất cả
Lo gì trống lạnh, lúc cô đơn.

Bao lần em rơi lệ trong đêm
Bao lần gọi anh trong canh vắng
Trời bắt tội chúng mình xa cách
Khiến tim em sóng dậy tuôn trào.

Anh ở đâu? Đang ở phương nào?
Không anh! Ai cùng em sánh bước
Lời hẹn xưa, lỗi như gió ngược
Nên mỗi ngày xa cách dài thêm…

Bao giờ? Anh hiểu nỗi niềm em!

XIN ĐỪNG
(Thân quí tặng:Tùng Vũ)

Ở quê uống rượu một mình
Biết đâu thế thái nhân tình mà đau

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2024

Chùm thơ Nghiêm Thúy Hiền (Hương Bàng)

 Chùm thơ Nghiêm Thúy Hiền (Hương Bàng)



CÁI NGHĨA ĐỒNG MÔN 

Chúng tôi lớp người của thế hệ 
Tốt nghiệp khi đất nước chiến tranh 
Vào đại học vội đi sơ tán nhanh 
Tận Cao bằng, bản Nà vường xa tít tắp

 Sống bên nhau tình cảm sâu đậm 
Dẫu xa xôi vẫn dõi về nhau 
Như đàn ngựa thương yêu cả tàu 
Khi " Một con đau cả tàu bỏ cỏ"

 Nửa thế kỉ trôi qua cái tình vẫn tỏ 
U bảy mươi mà ngỡ mới đôi mươi 
Khi gặp nhau con tim cứ bồi hồi 
Hết cười lại lăn rơi nước mắt 

 Thương nhau tình chắp thêm đôi cánh 
Xót xa nhau bởi chân chậm mắt nhoà 
Sát bên nhau cùng hoà tiếng ca 
Hát lên những bài ca của thời áo trắng

 Chẳng quản xa đường vạn nẻo khó 
Tìm lại nơi xưa nôi dưỡng tâm hồn 
Để sâu nặng thêm cái nghĩa đồng môn 
Vương vấn nhau bởi tình thầy bạn cũ.

 Quấn quýt bên nhau tìm cho đủ 
Vắng thiếu ai lại ngăn tiếng thở dài 
Mong sao còn gặp nhiều buổi mai 
Bạn đồng môn tựu trường bạn nhé 

                           Huong Bàng 


THÁNG MƯỜI HAI
 ****
 Cơn gió mùa đón tháng mười hai 
Hạt mưa gợi nỗi buồn nỗi nhớ 

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2024

Suối lượn ngọt ngào trong tiểu thuyết Vi Hồng

 

Suối lượn ngọt ngào trong tiểu thuyết Vi Hồng

Vanvn- Vi Hồng đã viết bằng cả tấm lòng yêu thương, trân trọng đồng bào mình, bằng cả sự trải nghiệm cay đắng từ cuộc đời của mình để rồi kết tinh thành những trang văn mang tính hiện thực, tính nhân đạo sâu sắc…

Nhà văn Vi Hồng (1936-1997)

Nhà văn Vi Hồng – người làm sống dậy hồn cốt văn hóa dân gian trong tiểu thuyết

Nhà văn Vi Hồng tên đầy đủ là Vi Văn Hồng, người dân tộc Tày. Ông sinh ngày 13 tháng 7 năm 1936 (có tài liệu ghi 1934) tại bản Phai Thin xã Đức Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Ông mất ngày 31 tháng 3 năm 1997 tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Ông bắt đầu tập viết thơ từ năm 13 tuổi mặc dù không có bài thơ nào được in trên tạp chí nhưng ông vẫn dồn hết tâm huyết vào từng lời, từng vần thơ. Đầu thế kỷ XX ông lại bắt tay vào viết kịch và cho ra đời hai vở kịch đó là: Mặt trời đâm cửa sổ và Con gái đầu bạc, ở thể loại kịch ông cũng không thành công. Chỉ đến khi ông chuyển sang viết thể loại truyện ngắn thì bước đầu ông mới có những thành công nhất định. Truyện ngắn Ngôi sao đỏ trên đỉnh Phja Hoàng sáng tác năm 1959 đạt giải nhì của Tổng hội Sinh viên Việt Nam. Bước đầu người đọc biết đến tên tuổi ông với thể loại truyện ngắn. Sau đó Vi Hồng còn viết nhiều công trình nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian của các dân tộc miền núi phía Bắc. Nhưng có lẽ chỉ đến thể loại tiểu thuyết Vi Hồng mới bộc lộ được hết khả năng sáng tạo, niềm đam mê văn chương của tác giả.

VÂN TRUNG: XIN ĐỪNG TÉ NƯỚC VÀO EM

 

VÂN TRUNG: XIN ĐỪNG TÉ NƯỚC VÀO EM

PGS.TS. LÊ THỊ BÍCH HỒNG

VÂN TRUNG ( TRÁI) VÀ TÁC GIẢ BÍCH HỒNG

Tôi nghe tên tuổi chị Trần Thị Việt Trung (bút danh Vân Trung) cách đây hơn 20 năm. Đó là thời điểm tôi về Hà Nội học cao học tại Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, rồi chuyển công tác và định cư ở thủ đô từ đó. Được nghe thầy cô, bạn đồng môn nhắc đến chị nhiều, nhưng phải gần 15 năm sau, tôi mới thực sự gặp chị. Cuộc gặp gỡ ấy diễn ra tại Lễ kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Chị em tôi tay mắt mặt mừng trên sân khấu hội trường Bảo tàng Văn học Việt Nam. Ai cũng rạng ngời niềm vui nhận Quyết định là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam do Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Hữu Thỉnh trao tặng. Dường như đã có sự “lập trình” cho cuộc gặp gỡ này. Trước đó, ngày 29/3/1993, tôi và chị cùng dự Ngày Thơ Quảng Ninh tại thành phố Hạ Long – nơi tôi sinh ra và lớn lên – và đi lướt qua nhau để đúng 15 năm sau mới “hợp duyên”, chị em tôi cùng chung niềm hạnh phúc bước chân vào “Ngôi đền văn chương” cùng một ngày, cùng một sân lý luận phê bình…
Nhanh nhẹn, năng động, sáng tạo, tâm huyết với nghề… là nhận xét của đồng nghiệp dành cho PGS. TS Trần Thị Việt Trung – Nguyên Giám đốc Nhà Xuất bản Đại học Thái Nguyên. Nhưng với tôi, ấn tượng về chị, không dừng ở đó. Chị Việt Trung là một người đàn bà đẹp. Một vẻ đẹp mặn mòi, trí tuệ. Nét xuân sắc, dấu hương xưa còn ngời ngợi, bền bỉ trên gương mặt người đàn bà không chịu khuất phục quy luật thời gian. Mặc dù đã ngoài tuổi sáu mươi, nhưng khó ai đoán đúng tuổi chị. Đây là một quyền năng tối thượng, một nguyện ước của bất kỳ người phụ nữ nào. Sinh năm Thân, nhưng có lẽ chào đời vào giờ Dần chăng mà chị được ông Trời thương đắp vun cho đầy đặn đến thế? Việt Trung hội tụ tất cả: SẮC ĐẸP – TÀI NĂNG – NHÂN HẬU – HẠNH PHÚC. Đàn bà chúng tôi chả dám mong ước gì hơn thế.

RỒNG LỬA TRONG LỄ HỘI ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

 

RỒNG LỬA TRONG LỄ HỘI ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

Thứ sáu - 19/01/2024 07:03
Lễ hội Đống Đa – Hà Nội
Lễ hội Đống Đa – Hà Nội

   Văn Hậu
    Nhân dân vùng Mọc, nay là phường Nhân Chính, quận thanh Xuân, có câu ca:

Nguyễn đi thì Nguyễn lại về
Giặc đến Bồ Đề thì giặc lại tan!

     Sư Cụ Chùa Bồ Đề hồi còn sống năm (1989) cho tôi biết: - Tam bảo nhà chùa đã được Đô Đốc Long, tướng của nghĩa quân Tây Sơn ngủ trọ trước khi hội quân đánh vào đồn Khương Thượng. “Nguyễn đi, Nguyễn về” là người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ “giặc đến giặc tan” là quân Mãn Thanh, triều vua Càn Long, Thanh Cao Tông. Mùa xuấn Kỷ Dậu (1789), cánh quân cùa Đô đốc Long cùng cánh quân Đô đốc Bảo, Đô đốc Tuyết, Đô đốc Lộc... dưới sự chỉ đạo của Quang Trung đã từ Tam Điệp tiến quân ra Bắc theo đường biển và đường bộ. Cánh quân của Đô đốc Long (tên thật là Đặng Tiến Đông) luồn sâu vào vùng địch hậu ở Nhân Mục, Phùng Khoang, Mễ Trì... nhân dân ngoại thành sôi nổi ủng hộ che chở nghĩa quân, ở đất Mọc, có hai chị em đi theo để đàn hát, cơm nước. Tại Quan Nhân ông thợ mộc hiến kế bện rơm bùi nhùi, dáng ngoằn nghèo như con rồng, đốt lên theo kế hỏa công để uy hiếp giặc trong đêm tấn công đồn Ngọc Hồi - Khương Thượng. Trước đó vào 27 Tết Kỷ Dậu (1789), lính của Sầm Nghi Đống chủ quan vẫn tràn ra chợ Mọc vơ vét rượu thịt. Chúng không ngờ cả tốp lính bị đánh úp, bắt gọn. Sau đó quân ta mặc quần áo của chúng để thám sát cho trận đánh hôm sau. Đêm mồng 4 rạng mộng 5 Tết, tướng Sầm ở đồn Khương Thượng thấy tiếng reo hò khắp trời, cổng đồn tự mở toang. Lửa cả vùng tổng Mọc từ các cánh đồng ngùn ngụt bốc lửa. Bầu trời đêm, như có con rồng khổng lồ đương bay lượn. Phối hợp với đại quân Quang Trung ở Ngọc Hồi, quân ta thần tốc đánh tan đồn Đống Đa, Khương Thượng rồi tiến thẳng ra cửa ô Tây Long (khu vực Nhà hát lón Hà Nội). Sầm Nghi Đống thắt cổ trên núi Loa Sơn (sau Chùa Bộc). Ngô Ngọc Du (biệt hiệu Đào Khê) trong bài “Long Thành Quang Phục Kỷ Thực” (ghi sự thực về việc thu hồi thành Thăng Long đầy quang vinh) miêu tả:

Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2024

TRẦN ĐĂNG THAO - MỘT HỒN THƠ ĐANG ĐỘ CHÍN ( TIẾP)

 TRẦN ĐĂNG THAO - MỘT HỒN THƠ ĐANG ĐỘ CHÍN

PGS.TS. Nhà văn Trần Thị Trâm

Giới thiệu thơ  TS TRẦN ĐĂNG THAO (TIẾP)

tran_d._thao

            TS TRẦN ĐĂNG THAO

Thơ ông có lửa và có khả năng truyền cảm hứng lớn tới bạn đọc, đánh thức ở họ tình yêu Tổ quốc, niềm tự hào và ý thức trách nhiệm công dân:
- Ơi con cháu của vua Hùng Thần Thánh
Hãy nhớ mình là dân nước Văn Lang….
Nổi trống lên!
Nghìn mường vạn bản
Từ Trường sa
Tới đỉnh Trường Sơn
Biển Đông cuộn sóng ngày dâng Tổ
Nước non này
Gấm vóc đẹp tươi hơn
(Thơ dâng ngày giỗ Tổ)
- Tự hào Việt Nam
Sừng sừng trời Đại Việt
Giữa văn minh sông Hồng
(Gốm Chu Đậu)