Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2024

BẢY KHÚC HAI KU VIỆT

 BẢY KHÚC HAI KU VIỆT

 Trần Trung

nhagiatrantrung

(viết theo điệu thơ Nhật)


1/Sóng thần-Động đất
Chất ngất hoang tàn...
Con-sóng-bạc-lòng người !?
2/Réo rắt nắng
Thu về...
Mơ mộng-Mong manh.
3/Xanh cây
Xanh phường phố
E...Đổ!?
4/Ngước trông cầu bắc lên cao
Ngã nhào
Tham vọng.

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2024

Sống và chết, Hoàn cảnh sống

 

TẢN MẠN SỰ ĐỜI

                   MAI THANH TÂN

GS.TSKH MAI THANH TÂN


Sống và chết

Theo quy luật của tạo hóa, con người được sinh ra,
trải qua cuộc sống trên đời và rồi bất kỳ ai cũng sẽ chết.
Tuy nhiên nhận thức về cái sống và cái chết ở mỗi người
rất khác nhau.
Những người tài năng và tâm đức thì bao giờ cũng
chọn cuộc sống khiêm nhường và giản dị vì họ nghĩ những
việc làm của họ là trách nhiệm với cuộc đời. Trong khi đó
những người kiến thức thì nông cạn lại luôn muốn phô
trương, nhân cách quá tầm thường nhưng cố làm ra mình
tài giỏi, thích dạy dỗ người khác.
Trong muôn kiếp nhân sinh, từ bậc đế vương đến
thảo dân ai rồi cũng đến lúc rời cõi tạm để về chốn thiên
thu. Có những cái chết để lại niềm thương tiếc cho nhiều
người và hình ảnh về sự nhân ái của họ luôn sống trong
lòng nhân thế. Ngược lại có những người sống trong sự
chán ghét của nhiều người thì dù đang sống trong giàu
cóxa hoa cũng coi như đã chết.

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2024

THƠ LÊ THANH HÙNG

 


THƠ LÊ THANH HÙNG 

 

Dòng sông thương nhớ
Trắng một dòng sông, của tuổi rong chơi
Chiều mắc cạn, trên đôi bờ ngực trẻ
Em hồn nhiên nghịch sóng xao vỗ nhẹ
Đăm đắm gọi, hồn ta chao chơi vơi
*
Một lời ca, rơi trong chiều xa xôi
Nơi góc phố, nhớ thương dòng sông cũ
Ta như bầy chim theo mùa di trú
Mắc bẫy nơi này, lạc lõng đơn côi
*
Ngày tháng xoay, gục mặt nợ áo cơm
Tan cuộc nhậu, huyên thuyên chuyện hồi đó
Có một bãi sông trong chiều lộng gió
Có một ngày mùa, nồng ấm đụn rơm
*
Quê xa, dòng sông tâm tưởng thật gần
Về nơi đó, cứ hẹn lần hẹn lữa
Trong thẳm sâu, nỗi niềm chan chứa
Một dòng sông, trắng mộng, trong ngần ...


Giọt nắng bên thềm
Sẽ sàng, giọt nắng liêu trai
Rơi trên ngực áo của ai bên thềm

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2024

13 BÀI THƠ ( TIẾP)

 



GỬI ĐÊM

.

Em lại ra ngồi ngóng đợi ai

Để se sợi nhớ thắt thêm dài

Để dìu ánh mắt thêm hoang hoải

Để ríu cười buồn thêm mắt ai

.

Em lại ra ngồi ngóng đợi ai

Để líu ríu đêm tiếng thở dài

Để ngân ngấn lệ đêm trống trải

Để nhói đêm dài một dáng ai!

*.

Hà Nội, 09:30 ngày 19/04/2023

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 


 

THÌ ĐÃ NHỦ RẰNG...

13 BÀI THƠ ĐỘC VẬN 7 CHỮ

 


13 BÀI THƠ ĐỘC VẬN 7 CHỮ

* ĐẶNG XUÂN XUYẾN



TÔI BIẾT

.

Tôi biết người ta cố quên tôi

Ước thề chỉ để thoảng đầu môi

Gặp tôi người cứ ne né vội

Như sợ chạnh buồn phía xa xôi

.

Tôi đã dằn lòng phải thế thôi

Người ta giờ đã khác xa rồi

Chữ tình khéo bẻ thành trăm lối

Dụ khách say tình, lén chuốc vôi.

.

Tôi sẽ về thăm lại lần thôi

Để nghe gió lạnh thốc mé hồi

Để xem u uẩn chiều loang lối

Để ngó mây trời lững lững trôi.

*.

Hà Nội, ngày 06 tháng 03-2024

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2024

NHỮNG HẠT GIỐNG ĐỎ

 NHỮNG HẠT GIỐNG ĐỎ 

              KÍ CỦA BÙI QUANG THANH



Cụ Bùi Quang Thị có bí danh Phấn Đấu (1898 - 1977) quê quán tại xóm Kim Tĩnh, xã Cẩm Tiến, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Cụ tham gia Đảng Cộng sản Trung Kỳ (Tân Việt Đảng) năm 1927. Tháng 3.1930 cụ trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, là người đảng viên cộng sản đầu tiên của huyện Kỳ Anh, người góp công sức trong việc xây dựng các chi bộ cộng sản đầu tiên và tổ chức thành lập Huyện Đảng bộ Kỳ Anh. Cuối năm 1930, cụ Bùi Thị bị thực dân Pháp bắt vì tham gia lãnh đạo Xô Viết Nghệ Tĩnh ở nam Hà Tĩnh, bị kết án khổ sai chung thân và bị đày ở các nhà tù: Vinh, Lao Bảo, Quảng Trị, Đăk Min, Buôn Mê Thuột. Dù bị giặc tra tấn dã man đến tàn phế nhưng cụ vẫn một lòng trung kiên với Đảng, với lý tưởng cách mạng. Đầu năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, cụ được ra tù và trở về tiếp tục hoạt động trong các cơ quan kháng chiến. Cụ đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng Ba. Bài viết này do tác giả - cháu nội của cụ Bùi Thị ghi lại theo tài liệu gia đình lưu giữ. 

 1. Đời cách mạng Tôi có thêm nghề phó cối từ năm 1924, khi vợ chồng tôi ra ở riêng trong ngôi nhà tranh trát vách đất dựng ở mé vườn người chú bên vợ, vật lộn nghề xay xáo cũng kiếm đủ ăn. Thấy dân chợ Voi xay thóc bằng cối tre cổ lỗ năng suất rất thấp mà lại nặng nề vất vả, tôi chế ra chiếc cối cải tiến hai tầng chỉ xay một lần là chẻ hết thóc, lại rất nhanh và nhẹ. Người hàng chợ hàng tổng kéo đến tham quan và đặt hàng khá đông, tôi chuyển sang làm cối xay bán cho bàn dân quanh đó. Có một anh giáo dạy ở trường Tuần Tượng nghỉ trọ ở nhà anh Lê Ngọc Triện bên cạnh nhà tôi thường lui tới đọc thơ, bàn chuyện thời thế với tôi. Lâu dần thành thân quen, tôi biết được Trần Cao Trực (tên người giáo viên ấy) có tư tưởng phản đế, thế là chúng tôi ý hợp tâm đồng. Anh Trực thỉnh thoảng ra ngoài thị xã Hà Tĩnh, khi về thường mang theo báo Tiếng Dân cho tôi đọc. Rồi anh Trực bàn với tôi mở lớp học chữ Quốc ngữ cho bà con bần cố nông trong xã. Tôi tổ chức được một lớp học gồm mười mấy người nghèo làm thuê cho địa chủ, mỗi đêm chỉ dạy được một vài giờ vì họ phải làm quần quật từ sáng đến khuya mới được nghỉ. Trong vài giờ đó, chúng tôi vừa dạy chữ Quốc ngữ vừa tuyên truyền giác ngộ họ và đọc báo Tiếng Dân cho họ nghe. Sau gần 2 năm, hầu hết họ biết đọc biết viết và hăng hái vận động người khác học chữ, nghe báo. Kỳ nghỉ hè năm 1927, anh Trần Cao Trực đi học hè ngoài thị  xã và trong thời gian đó được kết nạp vào Đảng Tân Việt.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2024

PHẠM QUANG LONG - TIẾN VI QUAN, THOÁI VI VĂN SĨ

 PHẠM QUANG LONG - TIẾN VI QUAN, THOÁI VI VĂN SĨ

Lã Nguyên



Phạm Quang Long là một hiện tượng kì lạ. Xuất thân là nhà giáo, được đào tạo hệ thống trong môi trường hàn lâm, ông luôn khiến bạn hữu và những người quen biết không hết ngạc nhiên.
Tốt nghiệp Khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Phạm Quang Long được giữ lại trường làm giảng viên, rồi được cử đi học nghiên của sinh tại một trường Đại học danh giá bậc nhất của nước Nga thời các Sa hoàng và sau này là của Liên Xô cũ: Tổng hợp quốc gia Leningrad. Ông thực hiện một đề tài khó “nhằn”: “Nhân vật chính diện trong tác phẩm của N.G. Chernyshevsky”. Tôi nói khó “nhằn”, vì hầu hết nghiên cứu sinh ngành ngữ văn của ta khi ấy đều khôn ngoan mang đề tài Việt Nam sang bảo vệ ở Liên Xô. Họ đọc tài liệu tham khảo nhàn nhã bằng tiếng Việt, viết luận án bằng tiếng Việt, rồi tìm cách nào đó dịch sang tiếng Nga. Nhiều người học ở Nga thành Phó tiến sĩ hẳn hoi mà vẫn không nói, không đọc được tiếng Nga là vì thế. Tôi nghe người ta kể một giai thoại: có anh nghiên cứu sinh người Việt thi tối thiểu vấn đáp môn triết, bắt được câu hỏi “Vật chất và ý thức?”. Lên trả lời, anh không nói tiếng Nga, mà dùng ngôn ngữ cử chỉ, nắm hai nắm tay, một tay giơ trước mặt, một tay giơ sau lưng. Giáo sư nhìn thấy thế cười ngất, khen: - Tốt! Rất tốt! Tôi hiểu rồi, ý anh muốn nói “vật chất có trước, ý thức có sau”. Viết luận án về N.G. Chernyshevsky (1828 – 1889), về phê bình Nga thế kỉ XIX, ngoài yêu cầu giỏi tiếng Nga hiện đại, Phạm Quang Long phải xử lí cả đống tư liệu viết bằng tiếng Nga và bằng thứ văn tự Nga thế kỉ XIX. Tôi có duyên làm bạn với ông đã mấy chục năm nhờ chuyến nghiên cứu sinh rất nhọc nhằn này.

LẮNG TRONG TIẾNG NGỖNG TRỜI KÊU XA XỨ

 LẮNG TRONG TIẾNG NGỖNG TRỜI KÊU XA XỨ

( Về tập thơ của Vũ Quần Phương-Nxb Hội nhà văn,2023).
Trần Trung

nhagiatrantrung
Trên tay tôi là tập thơ mới đây của nhà thơ Vũ Quần Phương,
mang một cái tên là lạ Ngỗng trời kêu xa xứ. Thế là, sau cuốn
Thơ, Tuyển tập-NXB Hội nhà văn-2012, đây lại là cuốn sách mà
nhà thơ gửi tặng tôi, trực tiếp.
Với bảy chục bài thơ mang dung lượng vừa phải, Vũ Quần
Phương tiếp tục một mặt vừa định vị, nhất quán diện mạo
thuộc phong cách thơ mình với giọng thơ ngỡ như thong dong,
bình thản mà lại chất chứa thật nhiều, thật tinh những cảm xúc,
suy ngẫm về con người và cuộc đời; một mặt riêng nữa, ở tập
thơ mới này, tôi lại bắt gặp một nét biến thể mới, ấy là độ lắng,
thiên về suy ngẫm của nhà thơ trước những đổi thay, biến động
từ cuộc sống… để rồi, phổ vào đó cách nhìn cuộc sống, con
người; Cũng là những gửi gắm, chiêm nghiệm, cảm suy… của
một Thi nhân kinh lịch, từng trải.


v_qun_phng

NHÀ THƠ VŨ QUẦN PHƯƠNG

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2024

MỘT SỐ KỶ NIỆM VỀ PHÓ GIÁO SƯ VIỆN SỸ TÔN THẤT BÁCH

 MỘT SỐ KỶ NIỆM VỀ PHÓ GIÁO SƯ VIỆN SỸ TÔN THẤT BÁCH

Đến ngày 26/03/2024, PGS VS Tôn Thất Bách (1946 - 2004) đã về cõi vĩnh hằng tròn 20 năm. Xin gửi đến bạn đọc một số kỷ niệm (trích trong cuốn sách Tôn Thất Thất Bách cuộc đời và sự nghiệp, NXB Y học 2008), như một nén tâm nhang tưởng nhớ Ông.

                                    Đinh Hữu Dung

PGS. VIỆN SĨ TÔN THẤT BÁCH


Chúng ta có Cái Tâm

Đầu năm 1994 tôi được Phòng Tổ chức cán bộ cho biết Ban giám hiệu dự

định cử tôi làm Trưởng Phòng Đào tạo Đaị học. Tôi cảm ơn nhưng từ chối không nhận vì muốn tập trung thời gian cho công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Thế nhưng tôi đã thay đổi “lập trường” sau lần gặp anh Bách, chỉ diễn ra trong vòng mươi lăm phút!

Anh Bách mời tôi lên phòng Hiệu trưởng. Sau màn chào hỏi ngắn gọn, anh đi ngay vào vấn đề (phong cách làm việc của anh vẫn thế): “Anh muốn Dung giúp anh, mà cũng là giúp Nhà trường cùng chị Đức lo toan mảng đào tạo đại học. Anh biết mảng này vất vả lắm nhưng…đồng ý nhé!” (Lúc đó Giáo sư Phạm Thị Minh Đức đang là Phó hiệu trưởng phụ trách công tác đào tạo đại học). Vài câu ngắn gọn như thế mà lời anh sao thẳng thắn chân tình! Tôi không thể từ chối trước cách đặt vấn đề của anh, nhưng nói với anh rằng tôi đã được đào tạo để làm “việc nhỏ” (Vi sinh Y học) còn cái “chuyên khoa” mới này tôi chưa được đào tạo gì lại phải làm ngay, lo không hoàn thành được nhiệm vụ. Anh cười to và bảo rằng “Anh cũng có

được đào tạo gì về quản lý đâu mà bây giờ phải làm Hiệu trưởng. Chúng ta có Cái Tâm với Trường, với sinh viên, anh tin sẽ làm được”.

Sau cuộc gặp gỡ ấy tôi đã nhận quyết định cử làm Trưởng Phòng Đào tạo Đại học do anh ký, trong thời gian chờ quyết định bổ nhiệm chính thức của Bộ Ytế. Tôi đã làm nhiệm vụ Trưởng phòng chỉ với quyết định cử tạm thời ấy, trọn vẹn một nhiệm kỳ 4 năm từ đầu năm 1994 đến đầu năm 1998, lúc được Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng.

Anh Bách mời thưởng thức đặc sản

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2024

CHÙM HAI KƯ CUỐI XUÂN

 CHÙM HAI KƯ CUỐI XUÂN

(Theo điệu Hai-Kư, Nhật Bản)

                   TRẦN TRUNG

nhagiatrantrung
1/Dê Ninh Bình
Hương vị núi
Biết buồn vui?
2/Uy nghi Đức Thánh Trần
Ngự cao cao
Cháy lòng Sơn Nam Hạ.
3/Vô lối!
Sân “Chùa Cuối”
Ra: “Sân vận động Thiên Trường”!?
4/Cỏ dại man dày
Có phải mùa xuân trở lại?
Bao giờ “Tự nhiên hương”?

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2024

TẢN MẠN SỰ ĐỜI

 TẢN MẠN SỰ ĐỜI

                GS.TSKH. MAI THANH TÂN



Tưởng niệm
Đất nước trải dài theo nhiều năm tháng chiến tranh
với bao nhiêu mất mát đau thương. Những nghĩa trang về
những người đã hy sinh luôn là sự nhắc nhở với những
người còn sống. Trong những chuyến đi đây đó từ Bắc vào
Nam, tôi có dịp tưởng niệm ở một số nghĩa trang liệt sĩ.
- Nghĩa trang Vị Xuyên (Hà Giang)
địa đầu của Tổ quốc là nơi yên nghỉ của
1.700 liệt sĩ trong cuộc chiến tranh khốc
liệt chống quân Trung Quốc xâm lược
năm 1979.
- Nghĩa trang Điện Biên Phủ nằm bên cạnh đồi A1,
nơi đây có 644 ngôi mộ của các chiến sĩ
hy sinh, hầu hết là các ngôi mộ vô
danh. Tôi đứng cạnh ngôi mộ Bế Văn
Đàn, một trong rất ít ngôi mộ có tên
như Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót,
Trần Can.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2024

THƠ NGUYỄN THỊ MAI, TÌNH THẾ CỦA TRỮ TÌNH

 THƠ NGUYỄN THỊ MAI, TÌNH THẾ CỦA TRỮ TÌNH

(Đọc tập thơ “Bao giờ tươi mới giêng hai nõn”

của nhà thơ Nguyễn Thị Mai, Nhà xuất bản Phụ nữ, 2023)

 

Lê Anh Phong


nh_n.t.mai_1

     NHÀ THƠ NGUYỄN THỊ MAI

Với nhà thơ Nguyễn Thị Mai, trên hành trình văn chương của mình, “Bao giờ tươi mới giêng hai nõn” là tác phẩm thứ 17 (2 tập truyện, 15 tập thơ). Tôi tin rằng con số ấy chưa dừng lại ở đó. Thơ là câu chuyện của đường dài, của đường xa nhìn lại, của những lối nhỏ lặng thầm hòa vào dòng chảy, để gặp chính mình giữa muôn màu đại lộ của thi ca.

          Trên hành trình gian nan thử thách ấy, càng viết và đọc càng thấy thăm thẳm bóng chữ bóng người… Có thể nói, với nhiều bạn đọc gần xa, Nguyễn Thị Mai là tác giả quen thuộc, một nhà thơ có lối nói riêng, mang bản sắc thiên tính nữ, bản sắc văn hóa sông Hồng. Nhắc đến thơ chị là nhắc đến “Chợ đêm Long Biên”, “Nhà không có bố”…, là nhắc đến nhà thơ của lục bát, trong đó nhiều cặp 6/8 đã để lại dấu ấn với thời gian.

          Thi tập mới gồm 69 bài. Phải chăng với tác giả, đó cũng là 69 mùa xuân của tuổi mình. Tập thơ chia thành 3 phần. Nhưng ranh giới ấy chỉ là tương đối. Bản ngã và tha nhân, quê hương và dân tộc, gia đình và bằng hữu… là những mối quan hệ không thể tách rời.

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2024

TẢN MẠN SỰ ĐỜI



TẢN MẠN SỰ ĐỜI

               GS.TS. MAI THANH TÂN



 Thế sự 

Giữa muôn vàn biến động phức tạp của sự đời và thời cuộc thì việc nhìn được những điều cốt lõi để có cách xử sự đúng mực cũng không mấy dễ dàng. Quan niệm về mối quan hệ con người và tạo hóa, cái đúng và cái sai, cái sống và cái chết, cái vinh và cái nhục… luôn là những đề tài bất tận. Trong vũ trụ bao la vô hạn con người thật bé nhỏ và hữu hạn. Cuộc đời con người trải qua nhiều hoàn cảnh và thế sự khác nhau thường không tránh khỏi những bước thăng trầm chông gai khúc khuỷu. Để vượt qua tất cả luôn cần có Đức Tin, có đức tin thì trong tận cùng của kiếp nạn vẫn có thể vượt qua, mất niềm tin thì kể cả trong tột đỉnh vinh hoa phú quý cũng sẽ mất tất cả.Chính vì thế mà sự quý giá nhất trên đời là niềm tin, tuy nhiên để có niềm tin cần rất nhiều thời gian nhưng để mất niềm tin thì lại rất nhanh chóng. Những lời dạy của tiền nhân, những câu châm ngôn bất hủ mãi mãi là những bài học vô giá cho tất cả những ai muốn làm người tử tế. 

 Tạo hóa 

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2024

SÂU NẶNG NGHĨA TÌNH

 


SÂU NẶNG NGHĨA TÌNH  

Bút ký 

           Bùi Quang Thanh

Sau những lần tìm kiếm hết sức kỳ công và cẩn trọng, hôm nay gia đình tôi quyết định vào Bình Định để bốc thi hài liệt sĩ Bùi Quang Lục, người chú ruột của tôi hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ để đưa về quê. Đoàn đi Bình Định có 6 người: chú ruột tôi - ông Cẩm Kỳ - nhà văn, cũng là cán bộ Tổng cục Bưu điện vừa nghỉ hưu, tôi với hai đứa em, một người bạn tôi và cậu Lộc lái xe. Biết tin ông Cẩm Kỳ tìm được mộ em trai là liệt sĩ, Bưu điện Hà Tĩnh đã vui lòng cho mượn chiếc xe Uoát “để tiện vượt núi trèo đèo” như lời anh Đại - Giám đốc Bưu điện tỉnh. Đêm ngủ lại thị xã Đông Hà, các anh lãnh đạo Bưu điện Quảng Trị đến chơi tới khuya. Sáng dậy sớm, một lèo từ Đông Hà, chúng tôi vào thẳng huyện Hoài Ân, Bình Định - điểm dừng chân cuối cùng của chuyến đi, cách mộ chú út chừng dăm cây số. Anh Hai Đi, Trưởng phòng Bưu điện Hoài Ân ra đón, báo tin: - Giá các anh vào sớm thì gặp lễ cắt băng khánh thành Bưu cục Ân Nghĩa rồi. Vui lắm. Tôi về trước vì sợ các anh nam hÀNH Ký sự 10 BÙI QUANG THANH vào chẳng biết mô tê. Ở đây chỉ có một nơi có phòng khách.

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2024

CHUYỆN PHIẾM VỀ MỘT BÀI CA DAO VIỆT NAM ĐƯỢC CHUYỂN SANG HÁN NGỮ

 


CHUYỆN PHIẾM VỀ MỘT BÀI CA DAO VIỆT NAM ĐƯỢC

CHUYỂN SANG HÁN NGỮ

                    La Thụy

La Thụy đọc trên báo SỐNG của Chu Tử trước 1975 một bài

viết ngộ nghĩnh. Bây giờ chỉ còn nhớ một đoạn ngắn về việc

chuyển ngữ bài ca dao Việt Nam sang chữ Hán. Post lên chia sẻ

anh chị em đọc cho vui...

Bài ca dao nói về “sự đời em cái lá đa” đó mà...


“Sáng trăng em ngỡ tối trời

Em ngồi em để sự đời em ra

Sự đời như cái lá đa

Đen như mõm chó, chém cha sự đời.”


Bài ca dao được “dịch” sang chữ Hán như sau:


“Minh nguyệt ngộ u dạ

Ngã tọa phô thế sự

TẢN MẠN VỀ HAI THI TÀI LỤC BÁT NGUYỄN DU VÀ NGUYỄN BÍNH

 


 

TẢN MẠN VỀ HAI THI TÀI LỤC BÁT NGUYỄN DU VÀ

NGUYỄN BÍNH

                                                                                               PHẠM CÔNG TRỨ                         

Ai cũng biết Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc. Văn chương của ông, cụ thể là Truyện Kiều, đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ nhà văn Việt Nam. Trong số đó, theo người viết bài này, thì người chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Nguyễn Bính. Hai thi tài lục bát họ Nguyễn, một đại diện cho lục bát cổ điển, một đại diện cho lục bát lãng mạn đã làm cho thể thơ thuần Việt này xứng đáng với vị thế và sứ mệnh “chuyên chở tâm hồn Việt”.

“Giỗ Nguyễn Du mà Nguyễn Bính không vào được a?”

Cứ trộm nghĩ, Nguyễn Du và Nguyễn Bính, dù là cách nhau nhiều thế hệ, lại khác nhau về hoàn cảnh xuất thân, về học vấn và tài năng, nhưng giữa họ vẫn như có ít nhiều cái duyên hạnh ngộ.

Tên đầy đủ bố mẹ đặt cho Nguyễn Bính là Nguyễn Trọng Bính. Không rõ ông đã rút gọn thành Nguyễn Bính, và lấy làm bút danh suốt đời của mình tự bao giờ, song theo tôi việc này không ngẫu nhiên mà hàm chứa nhiều ẩn ý. Ai đã đọc hồi ký “Cát bụi chân ai” của Tô Hoài, hẳn thấy có đoạn:“Nhà hát lớn có kỷ niệm Nguyễn Du. Nếu tối ấy không có ban tổ chức Hoàng Châu Ký ra can thiệp, còn lôi thôi nhiều. Đã muộn, ở cuộc rượu nào vừa đứng lên, Nguyễn Bính ngồi xích lô đến Nhà Hát Lớn. Những người giữ cửa không cho vào. Thế là Nguyễn Bính làm toáng lên:

- Không phải giấy má gì cả! Giỗ Nguyễn Du mà Nguyễn Bính không vào được a!

Người ta phải lập lại trật tự với người say rượu. Rồi Nguyễn Bính cũng vào được. Chắc được vào rồi cũng ngủ mà thôi”.

Mẩu hồi ức này của Tô Hoài, cho thấy Nguyễn Bính luôn ý thức rằng mình là “hậu duệ” của Nguyễn Du. Cái cụm từ “giỗ Nguyễn Du” thay vì “kỷ niệm Nguyễn Du” đã nói lên điều đó. Kỷ niệm, tưởng niệm, là những cụm từ du nhập từ phương Tây, mang tính chất lễ nghi trang trọng của một tổ chức dành cho ngày sinh của các danh nhân, người nổi tiếng. Cúng giỗ, theo nghĩa nguyên thủy, được người Việt thực hiện trong phạm vi ruột rà thân thích, và chỉ dành cho ngày mất. Nói “giỗ Nguyễn Du”, vô tình hay hữu ý, Nguyễn Bính đã tự nhận mình là hậu duệ của Nguyễn Du, là “người trong cuộc”. Và, như vậy, ông có mặt là lẽ đương nhiên “không phải giấy má gì cả”, dù rằng như phỏng đoán có phần hài hước của tác giả Cát bụi chân ai thì Chắc được vào rồi cũng ngủ mà thôi” (!).

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2024

Hoa trong nắng biếc

 Hoa trong nắng biếc

(Đọc tập thơ “Bao giờ tươi mới giêng hai nõn” của NT Nguyễn Thị Mai-NXB Phụ nữ năm 2023)

Thanh Ứng

nh_n.t.mai_1

NHÀ THƠ NGUYỄN THỊ MAI

            Tên bài viết này tôi tìm được trong bài thơ Nguyễn Thị Mai lấy làm tên cả tập mới xuất bản: “Bao giờ tươi mới giêng hai nõn”. Trong bài đó, nhà thơ còn viết: “Cho dù tất bật ngàn công việc / Vẫn đầy nỗi nhớ khát khao luôn/ Nỗi nhớ diệu kì, thương mến ạ /Cho em quên sạch những khổ buồn”. Chính “nỗi nhớ diệu kì, thương mến” đó mà đã có lần nhà phê bình văn học Lê Thành Nghị gọi là “Những ngọn đèn kí ức trong thơ” Nguyễn Thị Mai. Ánh sáng của kí ức đã góp phần làm nên đời thơ của chị. Nếu thơ chị như dòng sông thì đến bây giờ “Sông trải phù sa phơi phới bờ”, nếu là hoa thì “Hoa lại nở bừng trong nắng biếc”. Tập thơ này là một bông hoa mới mà Nguyễn Thị Mai dâng tặng cuộc đời. Tập thơ là sự kết tụ những tinh chất đẹp đẽ của hơn 40 năm làm thơ với 15 tập đã trình làng và nhiều bài, nhiều tập được giải thưởng  ở trung ương, các ngành và địa phương. Bìa trình bày sang trọng khác lạ so với những tập trước với 69 bài thơ, chia ba phần tách biệt, mỗi phần lại có những dòng thơ làm đề từ nhưng cả tập vẫn nhất quán một hồn thơ Nguyễn Thị Mai từ  “Thời hoa gạo cháy” xuất bản năm 1995 đến bây giờ. Đó là cái Tôi trữ tình giầu thương yêu, nặng lòng vị tha của một trái tim nhân hậu. Trái tim đó trước hết thuộc về những người ruột thịt .Chị đã khóc nhiều để giã biêt khi mẹ cha mất đi trong khổ nghèo, bệnh tật và cũng lấy đi không ít nước mắt của độc giả trong những bài thơ viết về mẹ, về cha ở những tập thơ trước. Những người ruột thịt cứ thưa dần trên cõi đời này, nhà thơ còn người chị gái và mấy đứa em. Do duyên phận mà phải ở xa chị gái nhưng nhà thơ vẫn thường xuyên lo lắng, chăm sóc chị. Lễ mừng thọ chị 70, nhà thơ mời các nghệ nhân ở thủ đô về hát chầu văn, quan họ, ngâm thơ… và tự làm cả một tập thơ mừng chị, mong chị sống vui lúc tuổi già.

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2024

NGỌT KHÚC ĐỒNG DAO” - BAO LA MỘT TẤM LÒNG YÊU TRẺ !

 


NGỌT KHÚC ĐỒNG DAO” - BAO LA MỘT TẤM LÒNG YÊU TRẺ !

Giới thiệu tập thơ “Ngọt khúc đồng dao” của nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Thu Sang,
Nhà xuất bản Hội nhà văn, tháng 10 năm 2023.
LÊ HỒNG THIỆN
Từ sau đại hội đại biểu lần thứ X Hội nhà văn khóa (2021-2025) Thơ viết cho thiếu nhi nói riêng và văn học thiếu nhi nói chung đã khởi sắc. Gần 20 năm trươc văn học thiếu nhi chững lại, bởi nhiều lý do. Nhưng lý do chính là một số cơ quan lãnh đạo thờ ơ, ít quan tâm. Văn kiện đại hội đại biểu nhà văn lần X đề ra phương hướng trong nhiệm kỳ này là: đặc biệt chú trọng tới văn học thiếu nhi. Nội dung này được thể hiện ngay sau một năm đại hội. Tháng 1 năm 2021 mở đầu là cuộc phát động sáng tác văn học cho thiếu nhi 5 năm, từ 2021- 2025 được tổ chức trọng thể tại trụ sở Hội nhà văn Việt Nam, đích thân nguyên chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới dự và đọc lời phát biểu. Tiếp đó hai năm tiếp theo Hội nhà văn mở hai trại sáng tác cho văn học thiếu nhi,năm 2022 ở Tam Đảo, tháng 4-2023 ở Tuy Hòa, Phú Yên. Tập trung các cây bút viết cho thiếu nhi trên toàn quốc.
Riêng tôi, thật vui một ngày cuối thu- Tháng 10 năm 2023 một lúc, trong một ngày nhận 2 tập thơ viết cho thiếu nhi: “Cây Trăng” của Nguyễn Thị Phương Anh- Nhà xuất bản văn học, tháng 10- 2023 và “Ngọt khúc đồng dao” của Nguyễn Thu Sang. Cả hai chị đều là nhà giáo, sinh ra và sống làm việc tại Hà Nội và cùng là Hội viên Hội nhà văn Hà Nội. Thu Sang cho tôi biết chị sinh vào mùa thu, nên trong thơ viết cho người lớn và trẻ em chị có nhiều bài về mùa thu, hoặc những đề tài liên quan đến mùa thu như: hoa cúc, hương cốm, mùa thu và ngày khai trường, nhịp trống mùa thu, em yêu mùa thu...

Thử giải mã thành công của Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng

 Thử giải mã thành công của Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng

Trần Thị Trâm


Trong làng báo, lâu nay, Đỗ Doãn Hoàng nổi lên như một hiện tượng đặc biệt. Nhiều năm qua, anh đã khẳng định “đẳng cấp” của một cây bút Phóng sự - Điều tra xông xáo, luôn xuất hiện ở những điểm nóng, góc khuất của cuộc sống và liên tục đoạt được những giải thưởng cao ở cả trong nước và quốc tế. Ở Việt Nam, có thể kể đến các Giải A, Giải Báo chí Quốc gia; Giải A, Giải Báo chí toàn quốc về chống tham nhũng tiêu cực; 4 lần giải Nhất, Giải báo chí về Bảo vệ Môi trường và Thiên nhiên hoang dã…
Gần 30 năm làm nghề, đi khắp Việt Nam, khám phá nhiều quốc gia trên thế giới, tính đến năm 2024, Đỗ Doãn Hoàng không chỉ có hàng vạn bài báo mà còn xuất bản tới 32 cuốn sách đủ thể loại: bút ký, du ký, phóng sự, điều tra, ghi chép, truyện ngắn, truyện dài, tản mạn…
Đọc các tác phẩm của Đỗ Doãn Hoàng trong một hệ thống liền mạch, mới càng thấy rõ những đóng góp của anh cho đời sống báo chí nói riêng, cho xã hội nói chung. Qua đó, ta cũng thấy rõ hơn những giá trị đặc sắc của phóng sự Đỗ Doãn Hoàng. Trân trọng và thích thú, tôi đã cố gắng thử tìm cách giải mã những thành công của cây bút phóng sự - điều tra này.
Vẫn biết, để thành công trước hết phải có nhiệt huyết, tài năng. Và tài năng của con người đều có căn nguyên từ các yếu tố: bẩm sinh di truyền, ảnh hưởng của gia đình, quê hương và thời đại, sự tác động của giáo dục - mà quan trọng nhất chính là sự tự giáo dục của mỗi cá nhân. Nhưng ở từng trường hợp, độ đậm nhạt của các yếu tố không hề giống nhau.

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2024

TẤM ẢNH CHỤP ĐÔI

 


TẤM ẢNH CHỤP ĐÔI

                Truyện ngắn của Cầm Sơn



  Trong đợt Liên hoan Ảnh Nghệ thuật các tỉnh Miền núi phía Bắc. Tôi và Dương Quang Tú cùng hai người nữa đạt giải huy chương bạc, cùng lên bục danh dự nhận huy chương một đợt. Thế rồi đến lúc liên hoan ẩm thực tôi và Quang Tú lại cùng ngồi một mâm, vậy là trở thành thân quen. Trong bữa cơm Tú nói với tôi:

- Cháu thấy chú cao tuổi nhưng còn rất phong độ, xem bộ ảnh được treo triển lãm của chú cháu nể phục lắm, vẫn xông pha tung hoành khắp nơi, còn hơn cả cánh trẻ chúng cháu. Mấy tháng nữa, vào khoảng trung tuần tháng 11 mời chú lên chơi thăm quê cháu, lúc ấy mùa quýt chín lại có cả hoa tam giác mạch nữa, sẽ có nhiều cái để sáng tác đấy!

  Mấy tháng sau, nhằm đúng vào dịp mùa quýt chín, tôi cưỡi chiếc xe Harley Davidson phượt thẳng một lèo từ Hà Nội lên Bắc Sơn. Quang Tú gọi thêm một tay máy từ thành phố Lạng Sơn vào, ba anh em chú cháu dành hẳn ba ngày dong ruổi khắp chốn khắp nơi trên địa bàn hai huyện Bắc Sơn và Bình Gia săn ảnh. Cứ ngày đi, đêm về nhà Quang Tú nghỉ. Chủ đề chính của các tấm ảnh nghệ thuật chuyến phượt này là “Mùa quýt chín”. Nhưng tất nhiên, đã là nhiếp ảnh gia thì trên hành trình phượt thấy cái gì “nháy” được thì cứ nháy thôi.

   Ngày đầu tiên chúng tôi được Quang Tú dẫn sang huyện Bình Gia, đi thăm Thác Đăng Mò, một ngọn thác đẹp mê hồn giữa rừng núi hoang sơ, còn ít người biết đến. Theo Quang Tú giải thích thì Thác Đăng Mò có nghĩa là Thác Mũi Bò dịch từ tiếng người Tày địa phương, ngọn thác này phía thượng nguồn có 2 dòng suối chảy cùng một hướng rồi nhập lại. Người ta ước chừng thác cao khoảng trăm mét, tuôn tràn qua ba tầng đá. Tôi nâng máy lên bấm mà tưởng mình đang được hòa vào dòng nước mát trong lành cùng với tiếng gió reo, chim hót, suối ngân, tổng hòa bản giao hưởng êm đềm, hùng vĩ của núi rừng Việt Bắc.

   Rồi Quang Tú dẫn chúng tôi đến thăm hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, là một di tích khảo cổ học dạng hang động, nơi phát hiện những dấu tích của người và động vật cổ ở nước ta có niên đại cách ngày nay 250 ngàn năm.