Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

Sóng đôi Được - mất





 CHÙM THƠ SÓNG ĐÔI-ĐƯỢC MẤT
                         TRẦN TRUNG

1/SÓNG ĐÔI
Tiền-Tình
Sau trước
Sóng đôi.
Trọng-Khinh?
Con gió tơi bời cỏ hoa!
Hoa-Người
Chung thủy cùng Ta;
Kim tiền-nể trọng,
Tình là Xưa-Sau...

2/NHỚ
Cái-Bóng-Vương-Hương
            Lướt qua đời anh...
Ta ngước trông,
            Em-Thiên thần Cái-Đẹp.
Kẻ tình si-Anh, vội ôm lấy Bóng...
Chỉ làn hương
             Quanh quất
                          Bên thềm...

3/NÕN NÀ
Nõn nà là nõn nà ơi !
Người-Sen nà nõn giữa trời cao xanh...
Khiết tinh ngụ giữa lòng mình.
Mặc, đời vẩn đục
          Riêng lành-Ta nương.


Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

SỬ DỤNG CƯỜNG ĐIỆU; BỔ NGỮ TRÌNH ĐỘ BIỂU THỊ KHOA TRƯƠNG TRONG TÁC PHẨM CỦA MẠC NGÔN...




SỬ DỤNG CƯỜNG ĐIỆU;  BỔ NGỮ TRÌNH ĐỘ BIỂU THỊ KHOA TRƯƠNG TRONG TÁC PHẨM CỦA MẠC NGÔN
VÀ CÁCH DỊCH SANG TIẾNG VIỆT
                          Nguyễn Ngọc Kiên

NHÀ VĂN MẠC NGÔN (GIẢI NOBEN VĂN HỌC 2012)
Mạc Ngôn (莫言; bính âm: Mò Yán) (nghĩa là không nói) tên thật là Quản Mô Nghiệp (管谟业), sinh tại huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Ông đã phải nghỉ học tiểu học giữa chừng do Cách mạng văn hoá và phải tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn, chăn dê ngoài đồng, luôn bị đói khát và cô đơn. Ông nhập ngũ năm 1976. Đến năm 1984, ông trúng truyển vào khoa văn thuộc học viện nghệ thuật Quân Giải phóng và tốt nghiệp năm 1986. Tháng 10 năm 1987 ông chuyển ngành, sang hoạt động trên lĩnh vực báo chí và viết văn chuyên nghiệp. Năm 1981 ông bắt đầu công bố tác phẩm và đến nay, ông đã cho in 10 truyện dài, 20 truyện vừa, hơn 60 truyện ngắn và 5 tuyển tập những bài ký, phóng sự, tùy bút..., tổng cộng trên 200 tác phẩm. Ông đoạt giải Noben văn học 2012.  Hiện nay, ông là sáng tác viên bậc 1 của Cục chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
                                           (Theo Wikipedia mở)
1. Khái niệm về khoa trương
Khoa trương (hyperbole) là một từ có xuất xứ từ tiếng Hi Lạp, được giải thích trong từ điển Oxford: “Lời nói cường điệu nhằm một tác động đặc biệt và không để được hiểu theo đúng nghĩa đen. Ví dụ: I’ve invited millions of people to my party: Tôi đã mời hàng triệu người đến dự bữa tiệc tôi thết”.[7, 828]
2. Các quan điểm về khoa trương
 2.1. Quan điểm của một số học giả về khoa trương
Theo các tác giả Hoàng Bá Vinh và Liêu Tự Đông thì: “Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, khi cần nhấn mạnh một ý nào đó, người ta cố ý nói quá sự thật; cái việc nói quá ở đây có thể là phóng to hoặc thu nhỏ đối người, sự vật hoặc hiện tượng, tức đối tượng cần miêu tả. Lối nói này được gọi là khoa trương; nghĩa là, trên cơ sở hiện thực khách quan đối với đặc trưng của sự vật, hiện tượng, người ta tô vẽ một cách hợp tình hợp lí làm cho người đọc cảm thấy cái điều nói ra có một ấn tượng sâu sắc nhưng vẫn chân thực có thể tin cậy được”.[8,154]

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

38 tác giả đoạt giải...( Vũ Nho giải 3)

38 tác giả đạt giải Cuộc thi viết “Kỷ niệm sâu sắc về nước Nga và tình hữu nghị Việt-Nga”

Cuộc thi do Hội Hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga phát động ngày 17/6/2017 nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại đã có sự tham gia của đông đảo hội viên, những người bạn của Hội, những người quý trọng tình hữu nghị, hợp tác Việt – Xô/Việt – Nga.

Ban tổ chức Cuộc thi nhận được 327 tác phẩm dự thi gồm nhiều thể loại,  văn xuôi, thơ, tranh, ảnh, bằng tiếng Việt và tiếng Nga. Có cả công dân LB Nga tham gia, nhưng hầu hết các tác giả là người Việt Nam thuộc nhiều lứa tuổi, sinh sống, làm việc ở khắp mọi miền đất nước. Nhiều tác giả đã từng học tập và làm việc ở Liên Xô/LB Nga nhưng cũng có những người chưa một lần đặt chân đến xứ sở này.
cmtm8
Tham gia Cuộc thi là các cựu chiến binh, kỹ sư, viên chức, công nhân, sinh viên, nhà văn, nhà báo… . Tất cả đều  có những trang viết chân thực, thắm đậm tình cảm quý trọng, biết ơn đất nước, nhân dân Liên Xô, nhân dân Nga đã kề vai, sát cánh với nhân dân Việt Nam trong những năm kháng chiến gian khổ và trong giai đoạn khôi phục kinh tế, xây dựng đất nước thống nhất, hòa bình. Xuyên suốt các tác phẩm dự thi là hình ảnh những thầy giáo, cô giáo Nga tận tình truyền thụ kiến thức khoa học cho sinh viên Việt Nam; là những sĩ quan, chuyên gia quân sự Liên Xô bất chấp mọi hiểm nguy của cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân khốc liệt của đế quốc Mỹ  vẫn bám sát trận địa để giúp bộ đội Việt Nam sử dụng hiệu quả những vũ khí, khí tài hiện đại; là những công trình sư, kỹ sư Nga trên các công trường thủy điện, nhiệt điện; là những bà mẹ Nga phúc hậu luôn luôn thương yêu, chia sẻ nỗi buồn xa nhà của sinh viên, công nhân lao động Việt Nam… Toàn bộ các tác phẩm gửi đến Cuộc thi làm nên một bức tranh toàn cảnh đa sắc và sống động gợi nhớ những kỷ niệm hết sức tươi đẹp về xứ sở Bạch Dương và con người  nơi đây, về những biểu hiện sáng ngời của tình hữu nghị anh em bền chặt và sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu mà nước Nga dành cho Việt Nam cũng như sự hợp tác toàn diện cùng có lợi giữa hai nước hiện nay.
Cùng với những tác phẩm dự thi gửi qua thư điện tử, nhiều bài vở được gửi đến Ban tổ chức qua đường bưu điện.

Cùng với những tác phẩm dự thi gửi qua thư điện tử, nhiều bài vở được gửi đến Ban tổ chức qua đường bưu điện.

Ban giám khảo Cuộc thi gồm những nhà văn, nhà báo có uy tín, có nhiều năm tháng gắn bó với đất nước Xô-viết, Liên bang Nga và  nhiều năm tham gia hoạt động Hội đã được Trung ương Hội Hữu nghị Việt – Nga thành lập. Ban giám khảo đã làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp và đã lựa chọn được những tác phẩm xuất sắc nhất. Ngày 26/6/2018, ông Trần Bình Minh, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Nga, đã ký Quyết định về việc trao giải của Cuộc thi cho 38 tác giả, cụ thể như sau.
cmtm1
I- Giải đặc biệt: Không có.
II- Giải nhất, trị giá mỗi giải 15.000.000 (mười lăm triệu) đồng:
1.    Ông Nguyễn Đắc Tấn, cựu chiến binh, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên; tác phẩm “Một lần cùng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô về thăm quê Bác”.
2.    Bà Nguyễn Thị Ngân, Giáo viên, TP Hồ Chí Minh; tác phẩm “Có một tâm hồn văn học Nga trong tôi”.
3.    Bà Nguyễn Hạnh An, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; tác phẩm “Mối tình bất tử trên đất nước Bạch Dương”.
III-Giải nhì, trị giá mỗi giải 5.000.000 (năm triệu) đồng:
1.    Ông Nguyễn Trọng Tân, Nhà văn, TP Hà Nội; tác phẩm “Tình yêu xứ Bạch Dương của người chưa từng đến nước Nga”.
2.    Ông Nguyễn Thụy Anh, Cựu chiến binh, TP Hà Nội; tác phẩm “Nhớ về chuyên gia Liên Xô duy nhất được Việt Nam tặng 3 Huân chương Chiến công”.
3.    Ông Lê Thanh Bình, Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao; tác phẩm “Trở lại nước Nga vinh danh thầy giáo cũ”.
4.    Ông Ninh Công Khoát, cựu chiến binh, TP Hà Nội; tác phẩm “Ký ức nghĩa tình của người cựu chiến binh xô-viết”.
5.    Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, tỉnh Bắc Giang; tác phẩm “Lutmila Mikhailopna – cô giáo, người mẹ Nga của tôi”.
IV-Giải ba, trị giá mỗi giải 3.000.000 (ba triệu) đồng:
1.    Bà Đặng Thị Huế, báo Nhân Dân điện tử tiếng Nga; tác phẩm “Ngày 23 ấy”.
2.    Bà Lê Thị Hiệp, Trường Chính trị tỉnh Bình Dương; tác phẩm “Những học trò của mối quan hệ Việt-Xô và Việt-Nga ngày nay”.
3.    Ông Phạm Xuân Tiên, Hà Đông, TP Hà Nội; tác phẩm “Ấn tượng sâu sắc về gia đình người Nga”.
4.    Ông Nguyễn Xuân Đàm, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên; tác phẩm “Vượt ngàn dặm xa, thăm lại thầy cũ, trường xưa”.
5.    Bà Đặng Thị Hảo, tỉnh Bắc Giang; tác phẩm “Nhớ lại”.
6.    Ông Vũ Ngọc Lân, TP Hà Nội; tác phẩm “Ba người mẹ Nga”.
7.    Ông Bùi Văn Tưởng, báo Hòa Bình, TP Hòa Bình; tác phẩm “Nhớ mãi những người bạn Nga ngày ấy trên sông Đà”.
8.    Ông Vũ Nho, Nhà văn, TP Hà Nội; tác phẩm “Những kỷ niệm tiếng Nga”.

Đại hội CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG Hội Nhà văn Việt Nam


Hôm nay, 28 tháng 6 năm 2018, tại Hội trường Bảo tàng Văn học Việt Nam, đã tiến hành Đại hội II, nhiệm kì 2018 - 2023 CLB Văn Chương. Ban Chủ nhiệm: nhà thơ Vũ Quần Phương, nhà PBVH Vũ Nho, nhà thơ Nguyễn Thị Mai và gần một trăm Hội viên  đã tham dự.
Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và Chủ tịch Hội đồng Thơ Hội nhà văn Việt Nam - nhà thơ Trần Ninh Hồ đã đến dự, có bài phát biểu ấm áp cùng những chia sẻ chân tình với các hội viên.
Đại hội đã tổng kết hoạt động nhiệm kỳ cũ, bầu Ban Chủ nhiệm mới, gồm các nhà văn, nhà thơ:
1. Nhà thơ Vũ Quần Phương
2. Nhà thơ Nguyễn Thị Mai
3. Nhà thơ Nguyễn Thị Ngọc Hà
4. Nhà thơ Lê Tuấn Lộc
5. Nhà thơ Chử Thu Hằng
6. Nhà thơ Hà Hưng
7. Nhà thơ Lê Đức Nghinh
8. Nhà thơ Đặng Văn Chương
9. Chị Đào Thanh Cườm
10. Anh Hoàng Thái Sơn
11. Ông Phạm Đạo
12. Ông Nguyễn Ngọc Du.
Riêng nhà PBVH Vũ Nho xin rút khỏi Ban Chủ nhiệm vì muốn dành thêm thời gian cho việc sáng tác.
Ban Chủ nhiệm và toàn thể Hội viên đã dự bữa cơm thân mật, nâng cốc chúc mừng một nhiệm kỳ mới nhiều phát triển tốt đẹp.


Một vài hình ảnh

                                 Văn nghệ hay như chuyên nghiệp

                                    Đơn ca nữ CLB Thanh Xuân

                                             Nhạc công hội viên Đoàn Thịnh

                                           Song ca nam nữ

                                          Đơn ca nữ CLB Đống Đa

                                   Dân ca miền trung CLB Bắc Từ Liêm

                                  Chủ nhiệm Vũ Quần Phương đọc Báo cáo

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

NGẪM CHIỀU - BÀI THƠ ĐỘC ĐÁO CỦA BÙI CỬU TRƯỜNG




NGẪM CHIỀU - BÀI THƠ
 ĐỘC ĐÁO CỦA BÙI CỬU TRƯỜNG
*
NGẪM CHIỀU
.
1- tơ nhện thả mành
nà nuột
mưa rớt giọt
lộp độp hè cánh đỏ phượng rơi.
.
lòng rối bời 
dạ rối bời
lắng lo nỗi bòng bong rối
liêu xiêu bước vội 
bàn chân ai lối về.
.
canh hẹ cuộc đời hắt bến mê
bông lau tóc xoã vạt chiều héo úa
bàn tay thõng rớt niềm tin vụn vỡ
hạt đất buồn xa xót ngọn cỏ côi.
...
.
2 - Bỏ lại muộn sầu đi nhặt niềm vui
hít hà hương lá
vói rẻ quạt ráng hồng quạt gió
xoe búp trời thiên thanh
.
Bỏ lại bộn bề về tĩnh tại mình
tiếng mõ cá quyện chiều lam khói
chuông đồng vọng thinh không vòi vọi
Thơ.
.
3 - đời - mơ
trong vắt.
*.
Hà Nội, 02.03.2018
BÙI CỬU TRƯỜNG

LỜI BÌNH của ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Ngẫm Chiều là bài thơ của nhà thơ, bác sĩ Bùi Cửu Trường, được sáng tác vào ngày 02 tháng 03 năm 2018 nhưng mãi tận chiều qua, 16 tháng 06 năm 2018 tôi mới có cơ duyên được đọc Ngẫm Chiều trên trang facebook của bà.
Ngay từ những câu đầu của khổ đầu bài thơ, Ngẫm Chiều đã gây ấn tượng đặc biệt với người đọc qua những chấm phá khá độc đáo:
tơ nhện thả mành
nà nuột
mưa rớt giọt
lộp độp hè cánh đỏ phượng rơi.”
Thơ tự do, phóng bút, không chú trọng vần điệu, không gò bó hình thức. Hình ảnh đẹp, lạ, gợi những nét huyền bí, liêu trai.
                                              Tác giả Bùi Cửu Trường
 

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Trần Mạnh Hảo viết về tập thơ đầu của Nguyễn Việt Anh



 Trần Mạnh Hảo viết về tập thơ đầu của Nguyễn Việt Anh
 
Sau khi chúng tôi (TMH) đưa lên FB một số bài thơ, câu thơ hay của nhà thơ khiếm thị Nguyễn Việt Anh trích trong tập thơ lục bát “Thức cùng bóng tối” (NXB Hội nhà văn 10/2014) chưa đầy một ngày đã có mấy chục “còm” hưởng ứng khen thơ hay.
Năm 15 tuổi, cậu thiếu niên Nguyễn Việt Anh mắt đang sáng rỡ như mọi người đã bị ngã đứt dây thần kinh thị giác, hỏng hai con mắt, bị mù. Nghĩa là suốt 17 năm nay Nguyễn Việt Anh sống toàn phần trong bóng tối.
Mất đôi mắt, mặt trời đối với Nguyễn Việt Anh cũng chỉ là mặt trời khiếm thị. Anh đã tập nhìn bằng trái tim mình: nhìn bằng tai, nhìn bằng tay, nhìn bằng xúc giác, vị giác, nhìn bằng hơi thở, nhìn bằng cả bàn chân và nhìn bằng chiếc gậy dắt anh đi...


Nhà thơ trẻ khiếm thị Nguyễn Việt Anh và nhà thơ Hữu Thỉnh trong buổi giới thiệu thơ do CLB Văn Chương tổ chức.

Hóa ra trong tâm hồn và thân xác nhà thơ trẻ này đã xuất hiện tinh thần nghìn tay nghìn mắt của Phật. Anh đã nhìn thấy những gì mà người có đôi mắt sáng chưa nhìn thấy. Có lẽ trong nền thi ca Việt Nam và thi ca thế giới chưa ai viết về giọt mưa hay như Nguyễn Việt Anh trong bài thơ 2 câu sau:
Giọt mưa làm ướt nỗi buồn/ Hay buồn làm ướt tâm hồn giọt mưa?

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Nguyễn Đăng Luận thi sĩ của tình yêu


Nguyễn Đăng Luận thi sĩ của TÌNH YÊU
                             Vũ Nho

Nhà thơ Nguyễn Đăng Luận
Phụ trách tạp chí Văn Mới
sinh tháng 5 năm 1945
tại xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ Hà Nội.
Do bệnh trọng đã từ trần hồi 00 giờ 25 ngày 23-6-2018 tại Hà Nội. Hưởng thọ 74 tuổi.
Lễ an táng 8 giờ 55 ngày 24-6-2018,
tại quê nhà: thôn Triệu Xuyên, xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
Xin chia buồn với gia đình nhà thơ!
Cầu chúc linh hồn nhà thơ siêu thoát miền Cực Lạc!
vunhonb.blogspot.com đăng lại bài viết này như một nén nhang tưởng nhớ nhà thơ.




Lặng lẽ viết, lặng lẽ in, khác hẳn với tính cách sôi nổi, hồn nhiên, cởi mở của mình, Nguyễn Đăng Luận đã có 5 tập sách riêng. Tập nào in cũng trang trọng và đẹp. Đúng là những thi phẩm của tình yêu. Chỉ có một tập thơ Nguyễn Đăng Luận ghi tên là Bài ca đường sắt để nói về nghề mình, ngành mình. Còn lại thì nhan đề đều là nói về Em, nói về tình yêu. Bảo Nguyễn Đăng Luận là thi sĩ của tình yêu thì kể cũng không có gì là lạm phong.

Đi vào vương quốc tình ái, mỗi người có một nẻo riêng. Và hình như cái lối đi, cái tạng yêu, cái duyên tình mỗi người cũng vì thế mà riêng mỗi vẻ. Nguyễn Đăng Luận không có cái rạo rực, sự mê đắm, cuồng nhiệt của tuổi trẻ. Cũng không có sự thoả mãn, hạnh phúc của người dâng hiến tình yêu và biết được yêu. Thơ tình Nguyễn Đăng Luận là một mảng thơ buồn dìu dịu trong một “ không gian đầy những bâng khuâng đợi chờ”; trong một “chiều tương tư” buồn nhất; trong cảnh cô đơn “Một mình ở với một mình trống không”; trong sự cách xa vời vợi ngàn trùng “Xa nhau cả chín phương trời xa nhau”.

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

Giao lưu với CLB Bóng bàn Giáp Bát 2

  


GIAO LƯU BÓNG BÀN
Chiều thứ 7,  ngày 23 tháng 6 năm 2018, CLB  bóng bàn phố Nguyễn Văn Trỗi giao lưu với CLB  Giáp Bát 2. Có hai bàn đánh đơn và đánh đôi. Cầu thủ tương đương về trình độ nên nhiều pha bóng sôi nổi, hấp dẫn. Không sử dụng công nghệ VAR, nhưng các trọng tài làm việc khá chính xác. Không có thắc mắc hay khiếu nại. Cuộc giao lưu kết thúc bởi trận đấu của 2 cầu thủ cao tuổi. Và sau đó là bia chai với lạc rang.
Mấy hình ảnh.

                                            Làm quen 2 CLB

                                           Khởi động

                                           Thi đấu

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

TƯƠNG LAI NÀO CHO BÁO CHÍ VĂN NGHỆ TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0?





THỜI LUẬN

TƯƠNG LAI NÀO CHO BÁO CHÍ VĂN NGHỆ

TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0?

                                                                               Nhà văn BÙI VIỆT THẮNG

QUY LUẬT NỘI TẠI CỦA VĂN HÓA - VĂN NGHỆ

Theo quan điểm duy vật biện chứng thì vật chất quyết định ý thức, tồn tại xã hội quyết định tinh thần xã hội. Văn hóa phát triển không theo chiều tỷ lệ thuận với nền tảng kinh tế xã hội. Nó có quy luật nội tại và có tính độc lập tương đối với cơ sở hạ tầng. Lịch sử nhân loại đã chứng minh quy luật này như dưới thanh thiên bạch nhật. Từ thực tiễn xã hội Việt Nam hơn 30 năm sau Đổi mới (1986), tăng trưởng kinh tế đáng lạc quan, thu nhập bình quân đầu người hơn 2000 USD/ năm (2017), là con số biết nói. Nhìn bề ngoài đời sống của người dân không còn là “phồn vinh giả tạo” như cách nói trước đây chúng ta hay chế giễu những thực thể xã hội khác nhau về thể chế chính trị. Nếu nhìn hàng trăm khu đô thị mới mọc lên, hàng triệu ô-tô đắt tiền được nhập khẩu, số tiền người Việt bỏ ra hàng năm đi du lịch và chữa bệnh nước ngoài, sắm điện thoại thông minh, uống bia rượu mất hàng tỷ đôla thì ai đó ngây thơ nghĩ rằng xã hội ta đang cực lạc, cực thịnh, văn minh và tiến bộ. Nhưng nhìn sâu vào thì sẽ thấy hoàn toàn trái ngược khi văn hóa, giáo dục, đạo đức, môi trường xuống cấp trầm trọng. Cái ác đang lên ngôi, người tử tế, việc tử tế, nhân tài hiếm hoi như lá mùa thu, như sao ban ngày, như ánh nắng mặt trời ở Bắc cực. 

               Nhà văn Bùi Việt Thắng

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

Nhân mùa Cúp bóng đá FIFA tại Nga




Nhân mùa Cúp bóng đá thế giới FIFA tại Nga

                       Đinh Y Văn

Cách đây hai năm, Tạp chí Thế giới trong ta số tháng 7/2016 có đăng năm bài thơ tứ tuyệt của anh Đào Nam Sơn và chùm “Tam ca ngày mười bảy” của anh Phạm Văn Tình về… Euro 2016! Tôi đã viết mấy câu gửi “mừng” hai anh, nhân dịp World Cup 2018, nhờ Trang vunhonb.blogspot.com đăng lại, mong có thêm “thi thủ” kiến tạo … “mưa bàn thắng” trong mùa World Cup này!

CHẮC LÀ THÀNH “VUA”
                          Mừng hai anh ĐNS và PVT  

Khi yêu bóng đá nhiệt tâm
Trái banh tròn cũng … bật mầm xanh thơ!

Hai anh “phá lưới” không ngờ
Vang trống “ngũ tứ”*, rợp cờ “tam ca”*…

Tám “bàn” – vòng bảng mới qua
Đến khi chung kết chắc là … thành “vua”!

Đ.Y.V
* Năm bài thơ tứ tuyệt của anh ĐNS
và chùm “Tam ca ngày mười bảy” của anh PVT.