Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

NGÔ VĂN PHÚ NGƯỜI LAO ĐỘNG VĂN CHƯƠNG CẬT LỰC

 


NGÔ VĂN PHÚ NGƯỜI LAO ĐỘNG VĂN CHƯƠNG CẬT LỰC 

Ngô Văn Phú,

người lao động văn chương cật lực

 

                          VŨ QUẦN PHƯƠNG


Anh Ngô Văn Phú, người lao động văn chương cật lực ấy, không còn nữa. Anh đã vĩnh viễn ra đi lúc 15giờ15 ngày 24-10-2022 ở tuổi 88 (1935-2022), tại quê nhà: xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc.

Tôi xin được gọi nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình khảo cứu, nhà dịch thuật cao niên ấy là anh như tôi vẫn gọi từ sáu mươi năm trước.

Năm 1962 ấy, khi tôi đang là sinh viên y năm thứ ba và bắt đầu rụt rè làm thơ thì anh Ngô Văn Phú đã xong đại học tổng hợp văn (khóa 1958-1961), đã là người của tòa soạn, chọn thơ cho tuần báo Văn học (báo Văn nghệ bây giờ) của Hội nhà văn VN. Nghĩa là người đã vào nghề, lại làm ở tung thâm văn chương. Tôi có phần ngài ngại khi trò chuyện với anh. Nhưng tôi hỏi gì anh đều tỉ mỉ trả lời. Không vồ vập mà ôn tồn, thân thiện. Thân thiện nhưng nghiêm cẩn, chín chắn. Tôi có cảm giác ông này không biết đùa. Thành ra, tôi chỉ kém anh ba tuổi (bây giờ theo cáo phó lễ tang,  mới biết anh sinh 1935, hơn tôi 5 tuổi, chứ trong kỷ yếu hội viên  anh sinh 1937. Nhưng cái cảm giác "ngài ngại" khi trò chuyện với anh thì không phải do chênh lệch tuổi, mà có lẽ do tôi sợ mình hay nói vui, dễ lỡ lời. May sao, cái nỗi ngần ngại ấy đã qua mau. Ấy là nhờ một lần tôi được đi cùng anh về một làng quê, trong lúc định tuổi một con trâu đẹp, anh Phú hồn nhiên và khéo léo đưa cả bàn tay nhỏ nhắn quen cầm bút của mình vào miệng trâu Anh đếm răng nó, định tuổi nó và bình luận năng lực cày bừa của nó rành rọt, thuyết phục như một lão nông nói chuyện mùa màng.  Về cái vốn hiểu biết nông thôn của Anh Phú, tôi phục một thì tôi còn phục hai cái cách trò chuyện và tác phong thăm răng trâu mộc mạc của anh. Thấy tôi quá lo trâu cắn nát bàn tay, anh Phu còn giảng: phải có cách chứ, làm con trâu nó khoái mình mà cộng tác chứ. Cũng từ đó tôi lần ra hương vị riêng trong thơ nông thôn nông nghiệp của Ngô văn Phú  với các nhà thơ hiện đaị khác cùng đề tài với anh. Ngô Văn Phú khai thác nông thôn thời hợp tác xã, nhiều thứ khác trước và đòi hỏi nhà thơ phải phát hiện và ngợi ca những nét khác ấy. Chất thơ, do vậy, rất dễ trùng nhau. mà trùng nhau thì người đọc chóng bứ lắm. Thơ Ngô Văn Phú, vốn hiền lành về bút pháp, thiên về vẻ đẹp truyền thống của quê ta: con chim ngói nết na chịu thương chịu khó quấn quýt với mùa màng như cô gái quê tự thời nảo thời nào. Đôi khi một thoáng tâm linh cổ sơ đánh thức phần kỳ ảo của tưởng tượng đủ sức quyến rũ đầy thơ mộng những tâm hồn khoa học không mê tín nhưng có nhu cầu mê say vẻ đẹp hư ảo của hồn quê chất phác, Ở bài thơ Cỏ bùa mê có dòng chú thích" trong núi Tản Viên, có loại cỏ..., muốn yêu ai hái cỏ bùa mê này mà bỏ" và chất hồn chất giọng của Ngô Văn Phú đã cộng hưởng với chuyện cũ mà thành thơ. Thơ có chất thơ:

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2022

CHÙM THƠ PHẠM TÂM DUNG

 

CHÙM THƠ PHẠM TÂM DUNG Sửa

tm_dung

NHÀ THƠ  PHẠM TÂM DUNG

Nỗi đau

                   Tặng con gái Hà

Mẹ rút lòng sinh ra con

Giọt sữa yêu cuối cùng của mẹ

Con xinh đẹp- thiên thần nhỏ bé

Được ôm con vào lòng, tan hết mọi nỗi đau.

 

Con vụt thành thiếu nữ tự khi nào

Tài sắc đủ đầy, mẹ hởi lòng sung sướng

Dù song sinh cùng cơ hàn phiền muộn

Mẹ gian khó, tủi hờn nay đó mai đây...

 

Nhưng trời cao sao mãi cứ đoạ đầy

Hẹp lối con đi, mọi đường, mọi ngả

Để giọt oan hờn thấm thành nỗi đau tê giá

Bậm môi hồng máu ứa rỉ vào tim.

 

Mẹ muốn lao ra đường và muốn gào lên trong đêm

Bởi trời sinh ra con rồi mới sinh ra mẹ!

Hãy cho mẹ ôm con vào lòng như nhữngngày thơ bé

Dù khúc ru buồn chẳng xoa nổi nỗi đau...!

 

                        Bài thơ viết ngày con gái bạo bệnh 2011

 

Lửa trái tim hồng

 tỏa ấm mãi ngàn sau

Kính tặng những người anh hùng và những

 tấm lòng nhân hậu trong chiến dịch chống Covid

 

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2022

CÓ NHỮNG BUỔI CHIỀU

 

CÓ NHỮNG BUỔI CHIỀU Sửa

Có những buổi chiều…

                     HOÀNG DÂN

hoang_dan_1

NHÀ VĂN NHÀ GIÁO HOÀNG DÂN

Chiều chiều ra ngõ em trông

Thấy người hàng xóm mà không thấy chàng

Buổi chiều là thời khắc tàn lụi của một ngày, là khi con chim về tổ, con gà lên chuồng và nhà nhà sum họp sau một ngày bươn chải nhọc nhằn. Cái mệt mỏi sau một ngày quần quật bán mặt cho đất bán lưng cho trời phần nào được đền bù bằng những giây phút thả lỏng nhẹ nhõm hiếm hoi. Thế là hết một ngày, xong hoặc chưa xong một việc, nhưng chẳng sao bởi còn có cả ngày mai, ngày kia để ta làm nốt những gì còn dở dang... Một bữa tối, dù no dù đói, nhưng vẫn đỏ lửa quây quần trong những niềm vui nho nhỏ, ấm cúng. Đó là cái khung cảnh nói chung, còn đằng sau lũy tre làng hẳn là không chỉ có thế? Sẽ có không ít những cặp vợ chồng, những lứa đôi, vì một lí do nào đó, đang thấp thỏm ngóng đợi những buổi chiều đoàn tụ. Một người chồng làm thợ nề, thợ mộc lang thang kiếm cơm thiên hạ. Một chàng trai nghèo tha hương gom góp chút vốn liếng giắt lưng ngõ hầu đủ tiền cheo cưới...

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2022

MẤY SUY NGHĨ VỀ HAIKU VIỆT

 MẤY SUY NGHĨ VỀ HAIKU VIỆT

                PGS.TS. NHÀ VĂN VŨ NHO

v_nho_nguyn_kh

            Chúng ta đều biết Haiku là một loại thơ Nhật Bản có 17  âm tiết  chia làm 3 dòng. Trong số đó có một  âm tiết chỉ mùa ( quý ngữ - Xuân , Hạ, Thu, Đông). Bây giờ yêu cầu quý ngữ không bắt buộc. Nhưng ba dòng với 17 âm tiết thì vẫn duy trì. Nhờ những cố gắng của các vị Nhật Chiêu, Lê Đăng Hoan, Đinh Nhật Hạnh, Lê Văn Truyền, Nguyễn Mai Liên, Cao Ngọc Thắng,… Câu lạc bộ HaiKu Việt đã được thành lập, quy tụ các nhà thơ ham thích thể loại thơ đặc biệt ngắn gọn và giàu liên tưởng này. Câu lạc bộ đã sinh hoạt khá đều đặn. Ra các ấn phẩm  rất đẹp. Trong đó không chỉ có thơ, mà còn có những bài viết giới thiệu thể thơ Hai Ku, giới thiệu các bậc thầy HaiKu của Nhật Bản. Đáng chú ý nhất là vợ chồng vị Chủ tịch Hiệp hội Haiku Nhật đã từng thăm và giao lưu với CLB.  Tôi có dự buổi làm việc đó và có ấn tượng sâu sắc.

            Hai Ku của Nhật ngày nay phổ biến khắp thế giới. Các nước Á, Phi, Âu, Mỹ, Châu Đại Dương đều có người viết haiku. Vì là thơ ngắn nên việc dịch và quảng bá ra các thứ tiếng không quá khó khăn. Nước Nhật có tạp chí giới thiệu các bài thơ HaiKu hay của các nước (World Haiku) . Điều lí thú là một số bài hay của chúng ta do các tác giả Đinh Nhật Hanh,  Lý Viễn Giao, Nguyễn Thánh Ngã, Lê Văn  Truyền,… đã được đăng tải trên tạp chí danh giá đó.

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2022

CHÙM THƠ ĐẶNG THỊ MINH THƯ

 

CHÙM THƠ ĐẶNG THỊ  MINH THƯ

 


VỀ LẠI TUỔI THƠ

Về lai tuổi thơ khi quá nửa đời người

Những năm tháng tuổi hoc trò trong trắng

Không phân biêt gái trai tất cả đều là bạn

Phút  trải lòng thật đã cứ MÀY TAO

Chuyện hoc trò là những chuyện tào lao

Và kỉ niệm cũng không đầu, không cuối

Cứ lấp lánh, mênh mang rười rượi

Sắc phượng hồng lưu bút cháy khôn nguôi

Vô tư đi mỗi đứa môt phương trời

Mải miết lật những trang đời lấm láp

Có nắng lửa, vầng trăng và bão táp

Tuổi học trò đep mãi những trang thơ

Ta lạc nhau từ buổi ấy đến giờ

Ngày gặp lại những mái đầu nhuốm bạc

Vẫn ánh mắt thuở học trò tỏa nắng

Gửi thương yêu nhung nhớ suốt đời nhau

 Tháng 10/2022

 


 NGÀY GẶP LẠI


Găp lại nhau sau bao năm xa cách

Người ở lại quê hương, người về xuôi, lên ngược,

LÁ SỐ TỬ VI

 


LÁ SỐ TỬ VI

    truyện ngắn của Phạm Thanh Châu

Bạn tin có số mạng không? Người tin thì bảo “Giày dép còn có số, huống gì con người” Người không tin, quạt lại “Mấy thầy tướng số có biết được tương lai bản thân mấy thầy không? Hay chỉ nói phét kiếm tiền?” Người tin với người không tin, cãi nhau, có bao giờ ai chịu thua ai! Nay tôi xin kể, một chuyện về chính bản thân tôi, để nhờ bạn phán xét, rằng con người có số phận hay không?

Ông nội tôi là người cựu trào. Sách chữ nho ông để đầy một tủ. Ông là người nghiện sách nên suốt ngày cầm quyển sách trên tay. Khi về hưu, ông tôi làm thầy thuốc nam, thuốc bắc kiêm cố vấn cho bà con chòm xóm trong các vụ quan hôn tang tế. Ngay cả khi sinh con, họ cũng đến nhờ ông tôi một lá số để biết tương lai đứa bé ra sao? Dĩ nhiên con cháu trong nhà, ông tôi đều chấm cho mỗi người một lá số, hễ người nào gặp một biến cố gì lớn trong đời, ông tôi lại đem lá số đó ra chứng minh. Ngay cả chuyện bố tôi mất tích, ông tôi cũng đã phân tích sẵn trong lá số của bố tôi nhưng không nói ra trước mà thôi. Bố tôi là con út của ông tôi, tôi lại là con út của bố tôi, là đứa cháu trai nhỏ nhất trong gia đình nên trong nhà, tôi được coi như ông hoàng con, muốn gì được nấy. Thời Pháp thuộc, bố tôi làm “Jeunesse”, là làm việc làng nhàng gì đó ở ty thanh niên, thể thao của thị xã. Đến thời kháng chiến chống Pháp, bố tôi theo kháng chiến và mất tích. Khi kháng chiến bùng nổ thì mọi người phải tiêu thổ và tản cư về vùng nông thôn, ít lâu sau hồi cư về lại thành phố. Đó là một thị trấn miền biển, cách Nha Trang không xa lắm. Khi lên trung học, tôi ra Nha Trang học đệ Nhị và đệ Nhất trường Võ Tánh, vì thị trấn tôi ở không có trường trung học đệ nhị cấp.

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2022

CHÙM THƠ PHAN HOÀNG

 

CHÙM THƠ PHAN HOÀNG Sửa

phan-hoang-cq-manh-thang2

        NHÀ THƠ PHAN HOÀNG

Con trâu thiêng

 

Ở phía ấy chiều chiều

ông tôi ngồi trầm tư nhìn

rít từng hơi thuốc rê dài hơn tuổi tác

khói xoắn tóc râu bay trắng cõi nhớ mông lung

 

Ở phía ấy chiều chiều

bà tôi ngồi mòn mỏi nhìn

miệng mỏm mẻm đỏ lửa nhai trầu

mùi trầu chạm khoé mắt sắc mặn lặn vào cõi nhớ xa xăm

 

Ở phía ấy chiều chiều

mẹ tôi ngồi thất thần nhìn

nén từng hơi thở dài quay mặt khóc

những giọt nước mắt xói mòn đôi vai gầy guộc cô đơn

 

Ở phía ấy chiều chiều

lũ trẻ làng tôi dung dăng ngắm nhìn

hòn núi lẻ như con trâu thần khổng lồ canh giữ ruộng nương

đàn chim xếp đội hình chữ V bay về treo giấc mơ trên hốc đá

 

Lũ trẻ làng lần lượt lớn lên

người già rủ nhau về đất

đàn chim càng chiều càng đông

con trâu thiêng vẫn nằm yên góc trời riêng bí mật

những bí mật lóng lánh xót xa như nước mắt mẹ tôi lặng lẽ gầy

 

Ở phía ấy một chiều

cổ họng tôi bỗng dưng có bàn tay vô hình siết chặt

sau những loạt bom thảng thốt xóm làng

con trâu thiêng từ biệt ruộng nương mãi mãi bay vào cổ tích

(như ngày xưa dưới mưa bom bao người lính bám trụ nơi đây biến mất)

từng tảng đá xanh giống khối thịt trâu bị chém, chặt, đục, đẽo áp tải bán buôn khắp mọi ngả đường…

 

10.10.2008

 

 

Về một đoạn phim buồn

 

Gã mặt người đánh mẹ ngã

quị

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

VIÊN ĐẠN THỨ BA

 


VIÊN ĐẠN THỨ BA

                Truyện ngắn của NGUYỄN ĐỨC HẠNH

Chiều hôm ấy có ba thằng cửu vạn chết ngạt trong hang vàng của Bưởng Lâm. Sâu tới gần 40 mét, máy nén khí chả có, nổ mìn xong dùng máy hút bụi của Liên Xô (cũ) chạy rò rò vài chục phút, rồi lại cắm đầu làm tiếp, làm sao chả chết? Bưởng Lâm cười khẩy:

- Ở đây chết như cơm bữa. Có cái ... gì mà phải sợ. Đền mỗi xác vài chục triệu là ok.

Bọn cửu vạn sợ xanh mặt. Biết làm sao? Trốn thì không trốn được. Thân phận culy ở đây như con sâu cái kiến. Sống nay chết mai. Các Bưởng có súng, lại liên kết chặt chẽ. Tay không làm sao mà chọi lại với AK? Dũng “đẹp trai” thở dài bảo tôi:

- Đi qua hang của Bưởng Lâm, thối lắm anh ạ. May mắn anh em mình tự làm tự ăn, thương nhau mà đùm bọc. Vác xác làm thuê cho các Bưởng, có ngày toi mạng.

- Ừ. Anh là em họ Bưởng Lâm mới le ve ở đây được. Thằng khác vào vừa dựng lán xong lúc chiều. Đêm bị ăn một quả bộc phá. Lán tung lên trời.

 Ba hôm sau gia đình của mấy thằng chết ngạt vào đưa xác con về. Đèo dốc dựng đứng. Xác được bó chặt bằng nilông. Sáu thanh niên được thuê chia 2 đầu, đòn tre dài, ậm ạch bấm chân vượt dốc. Phải qua 3 km mới ra đến bến xe ôm. Trời chiều đỏ như máu, tôi ngồi bên cửa nhìn lên, ba cái cáng đen sì đung đưa nhích từng mét, cha mẹ anh em của họ ôm bó nhang cháy ngùn ngụt đi trước dẫn vong linh về nhà, tiếng khóc càng vang vọng giữa núi rùng xanh ngắt, im lặng đến ghê rợn. Lũ cửu vạn ngây người đứng nhìn theo, mặt xanh lét, tóc tai bơ phờ, đẫm đất đỏ trông càng quái dị như lũ người rừng ở đâu vừa chui lên. Có thằng ranh con tầm 15 – 16 tuổi méo xệch mồm chực khóc. Các Bưởng béo tốt, vàng đeo trĩu cổ, rút K54 nã mấy phát lên trời, quát ầm ầm:

- Nhìn cái gì. Sống chết có số. Xuống hang ngay. Bố mày lại cắt mẹ nó lương tháng này bây giờ...

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2022

TIẾN SĨ GỐC VIỆT ĐƯỢC VINH DANH 100 THIÊN TÀI ĐƯƠNG ĐẠI

 


TIẾN SĨ GỐC VIỆT ĐƯỢC VINH DANH 100 THIÊN TÀI ĐƯƠNG ĐẠI Sửa

Võ Đình Tuấn (11/4/1948) sinh ở Nha Trang. Từ bé, ông bắt đầu tự làm các đồ chơi cho mình khi còn nhỏ. Dưới sự khuyến khích của cha, ông đi theo con đường học tập để trở thành một nhà khoa học.

Năm 17 tuổi, tốt nghiệp trung học ở Việt Nam, Võ Đình Tuấn sang Thụy Sĩ du học và lấy bằng cử nhân vật lý năm 1971. Bốn năm sau, Tuấn bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (TS) hóa lý tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH) ở Zurich.

Năm 1975, ông sang định cư tại Mỹ. Hai năm sau, ông là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại ORNL.

Bằng phát minh đầu tiên của Võ Đình Tuấn trao cho sáng chế "Băng dán cứu sinh" (1987) là một loại băng rất nhỏ và dễ sản xuất hàng loạt, dùng để gắn vào áo của công nhân khi họ làm việc trong những môi trường có nguy cơ cao, nhằm ghi lại các thông số của loại chất độc hại mà họ bị mắc phải trong quá trình lao động.

Chỉ cần 11 giây người ta đã biết mình bị ngộ độc ở mức độ nào và chữa chạy ngay mà không cần phải đưa vào bệnh viện, rồi phải tốn thì giờ lấy máu, nước tiểu để xét nghiệm.

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2022

VỀ CÁC NHÀ VĂN NỮ VIẾT LÍ LUẬN PHÊ BÌNH

 

VỀ CÁC NHÀ VĂN NỮ VIẾT LÍ LUẬN PHÊ BÌNH Sửa

ĐÔI NÉT VỀ CÁC  CÂY BÚT NỮ  PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU

                          VŨ NHO

v_nho_nguyn_kh

                  Nhà văn Vũ Nho

Chúng tôi nghĩ rằng vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam không chỉ thể hiện trong vai trò chị em trong các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp mà còn thể hiện trong cả lĩnh vực sáng tác, nghiên cứu, phê bình.

            Nhà văn Bùi Việt Thắng đã nói về các cây bút văn xuôi nữ, nhà văn Đỗ Anh Vũ  nói về các nhà  thơ nữ. Tôi xin nói về các cây bút nữ nghiên cứu phê bình. Xin nói rằng theo sự hiểu biết hạn hẹp của mình, tôi thấy  họ cũng là một lực lượng đáng kể với các tên tuổi : Tôn Phương Lan, Bích Thu, Nguyễn Thị Minh Thái,  Lưu Khánh Thơ,  Lê Thị Bích Hồng, Trần Thị Trâm, Nguyễn Thị Bình, Phạm Thu Yến, Chu Thị Thơm,  Trần Thị Việt Trung, Thy Lan, Nguyễn Quỳnh Anh,…Những cây  bút chuyên luận và tiểu luận  chưa vào hội như Hoàng Kim Ngọc, Nguyễn Thị Lan, Lương Kim Phương,Nguyễn Thanh Mai, Nguyễn Thị Thiện,…

            Nghiên cứu, phê bình là một hoạt động đặc biệt. Nếu người sáng tác chủ yếu dựa vào năng khiếu trời cho, thì người viết nghiên cứu phê bình phải dựa chủ yếu vào sức đọc, sức cảm của cá nhân và chỉ một ít phần của năng khiếu. Đọc rộng, nhớ nhiều, say mê khám phá các sáng tác của nhà văn, có khả năng phân tích, tổng hợp thì mới mong có được một tác phẩm phê bình. Với lí do đó nên những người chuyên làm nghiên cứu phê bình ít hơn hẳn so với người viết văn xuôi hoặc thơ.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2022

Chùm thơ BÙI THU NGA



 Chùm thơ BÙI THU NGA

 

NƠI CHÚNG TÔI ĐẾN

 

Nơi chúng tôi đến xa nửa vòng trái đất
không phải quê hương
chẳng phải thiên đường
nơi nội chiến thường ngày
nước mắt, đau thương chết chóc
đêm đêm giật mình tiếng trẻ ngằn ngặt đói ăn

Những bà mẹ da đen bồng trên tay những đứa con đen
mắt như hòn than đang cháy
nơi tâm hồn người chỉ mơ đến bữa ăn
và bình an không đau ốm…

Nơi Ông Bụt, Bà Tiên, Cô Tấm
Chú Cuội, Chị Hằng không có trong giấc mơ con trẻ
ăng gô la đất nước của những bé da đen gầy guộc
miệng cười đầy ánh trăng

Trái tim yêu thương lương tâm thày thuốc
chúng tôi hằng ngày xoa dịu nỗi đau
hạnh phúc khi đòi lại mạng sống con người
vui cười khi một em bé được sinh ra

Ăng gô la…ăng gô la….
đất nước muôn vàn những loại hoa
và lòng yêu thương nhân ái
nơi chúng tôi dành tuổi trẻ đời mình viết bài ca sự sống

 

 

ANH CÓ VỀ NGHE BIỂN HÁT

Anh có về đây với biển cùng em?
Sóng lớp lớp vỗ vào bờ dào dạt
Ngồi bên nhau ta cùng nghe biển hát
Khúc tình nồng dào dạt Đại Tây Dương

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2022

CHÙM THƠ PHẠM NGỌC SÁCH



 CHÙM THƠ PHẠM NGỌC SÁCH

EM GÁI PARIS

Tác giả : Phạm Ngọc Sách

Rời xe ca tôi bước xuống Paris

Đây thành phố tôi hằng mơ ước đến !

Thời bao cấp được ra nước ngoài đã hiếm

Đi du học “ phương Tây “ càng khó gấp trăm lần.

Ông chú tôi căn dặn rất ân cần:

“ Anh chú ý đó là phe tư bản

Không như hồi anh học ở Triều Tiên hay ở Liên Xô bè bạn

Đất nước này lắm cạm bẫy, yêu ma

“ Tôi đã mang theo ý nghĩ ấy từ nhà

Xuống Paris trong nỗi lo phấp phỏng.

Thành phố đẹp, đến hàng cây cũng thẳng

Cắt tỉa gọn gàng trên tít ngọn cao !

Còn đang ngáo ngơ chưa biết lối đi nào

Hai tay tôi trĩu va ly, túi xắc.

Mồ hôi thấm ra trong ngày cuối thu lạnh ngắt

Đi một thôi đường phải dừng lại lấy hơi.

Bỗng một bàn tay chìa trước mặt tôi:

Xin được xách hộ va ly, của một người em gái.

Em mảnh khảnh đẹp xinh như một bông hoa dại

Giữa đô thành tráng lệ của Paris !

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2022

ĐỌC “NAM CHÍNH BẮC CHIẾN”

 


ĐỌC “NAM CHÍNH BẮC CHIẾN”

      Của tác giả: Hà Minh Sơn
 
              LÊ ĐỨC NGHINH
 

  Tôi đã đọc nhiều cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh, hậu chiến tranh. 
   Cốt truyện và những nhân vật trong truyện thường được các nhà văn có kinh nghiệm hư cấu cho ly kỳ lôi cuốn bạn đọc.

   Nhưng khi đọc cuốn tự Truyện “Nam Chinh Bắc Chiến” Tác phẩm đầu tay của tác giả cựu chiến binh Hà Minh Sơn. 
   Chưa phải là người viết chuyên nghiệp nhưng vẫn có sức lôi cuốn, hấp dẫn bạn đọc. 
   Từ những trang viết trung thực không cần tô vẽ, đánh bóng.
   Từng dòng tư liệu trong chiến tranh những thông điệp rất ngắn gọn, gần gũi chân thực là thông tin rất cần cho bạn đọc và thế hệ trẻ hôm nay.
  Đề tài này sẽ không bao giờ vơi cũ.

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2022

CHÙM THƠ GIỄU BẠN CỦA TRẦN ĐĂNG THAO

 

CHÙM THƠ GIỄU BẠN CỦA TRẦN ĐĂNG THAO 

0.0.0.0.0.0.0.3_thao

Trần Đăng Thao giễu Vũ Nho

TS. Nhà thơ Trần Đăng Thao, cựu TBT báo Giáo dục và thời đại chơi với tôi đã lâu. Ông có tài xuất khẩu thành chương. 5 bước xong một bài thơ. Ông cũng là nhà thơ hài hước hay đùa cợt bạn bè.   Nhân chuyện gì đó, ông viết 5 bài thơ "khủng bố" Vũ Nho. Tôi đều có đáp từng bài và  coi đây là những bài SIÊU VIỄN TƯỞNG có thể đề cử giải Nobel!

GỬI...CHÚ VŨ

Thẳng xuống Phan Đình Giót

Thăm nhà chú Vũ Nho

Chỉ ngại chín giờ sáng

Chú còn ngáy kho kho

Bà lão bê chậu nước

Tấm khăn mặt vắt vai

Mình ơi dậy ! Dậy ! Dậy

Bác Đăng Thao đến roài !

Bác ngồi trên ghế nghía

Chú vẫn ú ớ hoài

Chắc mơ nàng bảy chục

Cuộc tương tư còn dài ...?

Đa tình là trọng bệnh

Trong máu đại thi nhân

Lão Vũ tài như thế

Bảy sáu, chớm thanh Xuân

Thôi anh về thím nhé

Lúc khác anh lại sang

Khẽ liếc cụ nghè Vũ

Độc ngoạ trên long sàng...!

15.8.22

 

LẠI GỬI NGHÈ VŨ(2)

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2022

NGÔI NHÀ ẤY VỚI LỜI BÌNH

 NGÔI NHÀ ẤY

                 

                  Quang Khải


Ngôi nhà ấy khuất vào nẻo gió
đầu này cha khục khặc ho
giường bên mẹ già rên rẩm
từng đêm hôm khuya khoắt
trái gió trở trời
chỉ gió thở dài mái rạ
chíp chíu đầu hồi côi cút
con ở xa, chưa về chăm chút
Đất nước thêm dằng dặc
vòng vo bao nẻo đường...
Góc vườn nhà quả chát rồi chín nẫu
Cây cao vói mà lưng mẹ còng
Cây cao vói mà tay cha mỏi
Trái rụng thầm lòng già héo hon
Gió trở muà thảng thốt lòng con
Vơ vẩn nghĩ...ngón tay lần sợi bạc
Thời trẻ đi qua vui buồn đã khác
Duy miền quê xa ngái chẳng nguôi
Nơi đó ngôi nhà bình lặng nhỏ nhoi
Người nuôi tôi sắp trọn đời lam lũ
...Cứ nghĩ thế, thốt giật mình giấc ngủ
Cha lại ho sặc sụa khói thuốc lào
Vị nồng cay ấm nơi mẹ miếng trầu
Se sẻ ơi, góc đầu hồi thiếp giấc
Se sẻ ơi, chút an ủi đời tôi.
Trình Phố,1988.
Ngôi nhà ấy-Trong Thơ chọn của Quang Khải-Nxb Hội nhà văn 2004.

nhagiatrantrung

LỜI BÌNH CỦA TRẦN TRUNG

NGÔI NHÀ ẤY-HOÀI NIỆM VUI BUỒN

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2022

CÂU LẠC BỘ VĂN NGHỆ SĨ XỨ ĐOÀI

 


CÂU LẠC BỘ VĂN NGHỆ SĨ XỨ ĐOÀI

LƯU GIỮ VÀ LAN TỎA NHỮNG GIÁ TRỊ
VĂN HÓA QUÊ HƯƠNG

                                     Nguyễn Thị Thiện


Xứ Đoài, quê hương của núi Tản sông Đà là một trong những cái nôi của người Việt cổ. Vùng nhân kiệt địa linh này với những giá trị truyền thống lịch sử lâu đời, văn hóa đặc sắc đã sản sinh, nuôi dưỡng nhiều bậc hiền tài cho đất nước. Xưa nay, người Xứ Đoài ngày đêm chiến đấu dũng cảm, lao động cần cù bảo vệ và dựng xây quê hương mỗi ngày càng thêm giàu đẹp. Song hành với điều đó, rất nhiều người con của quê hương luôn có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa riêng của Xứ Đoài trong dòng chảy hội nhập với văn hóa Thăng Long Hà Nội và nền văn hóa Việt nói chung, tiêu biểu là hoạt động của Câu lạc bộ văn nghệ sĩ Xứ Đoài.

Sự ra đời của Câu lạc bộ

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2022

CHÙM THƠ PHAN HOÀNG

 

CHÙM THƠ PHAN HOÀNG Sửa

phan-hoang-cq-manh-thang2

              NHÀ THƠ PHAN HOÀNG

Em nóng dần lên

 

Khí hậu biến đổi từng ngày

trái đất nóng dần lên từng ngày

gió thốc mạnh từng ngày

nước dâng cao từng ngày

rừng cháy lan từng ngày

 

Những đàn chim di cư tìm bầu trời mới

hay chờ chết?

Những đàn cá di cư tìm nguồn nước mới

hay chờ chết?

Những đàn thú di cư tìm cánh rừng mới

hay chờ chết?

 

Khí hậu biến đổi từng ngày

da thịt em nóng dần lên từng ngày

hành tinh ta tốc hành khám phá thế giới mới từng ngày

 

Em

cởi bỏ mọi trang phục pha lê nứt vỡ

cởi bỏ mọi tư duy hình thức đa khô đình nát bến cạn

hoà nhập vào cơ thể ta đang tốc hành về phía ánh sáng

hay đóng cửa

tự huyễn hoặc mình

chờ chết?

 

 

Mắt gỗ

 

Những vân gỗ như những con mắt ngây thơ

trong ngôi nhà sang trọng

nền bọc nhung

tường ốp kín gỗ quí

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2022

THƯƠNG

 


THƯƠNG

Thơ
Mai Lịch Hồng

( Chúc mừng sinh nhật trang thơ fb Hà Nội)

Hôm nay không về Hà Nội
Mừng ngày sinh nhật trang thơ
Xa nhau lòng càng bối rối
Thương nhiều nên dạ ngẩn ngơ.
Thu buồn mưa nhiều lũ quét
Đường thơ rêu phủ xanh mờ
Phải chăng ngâu về dã biệt
Giận hờn lệ nhỏ trang thơ.
Yêu xa lòng càng lưu luyến
Tình anh trải rộng núi ngàn
Em như con chim chiền chiện
Nhớ rừng thương núi mênh mang.
Ngày vui không về Hà Nội
Nhớ anh môi chẳng muốn cười
Nụ hôn ngày xưa trao vội
Mãi còn vương vấn tim yêu.
2/10/2022
Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang đứng và khăn trùm đầu
 
 
 
 

 

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2022

HỒ THỦY GIANG - CÂY TRUYỆN NGẮN

 HỒ THỦY GIANG - CÂY TRUYỆN NGẮN

                          Vũ Nho

 


Ở mảnh đất Thái Nguyên mà tôi một thời gắn bó, từ trước đến tận bây giờ, những cây bút gạo cội có thể kể là nhà giáo, nhà văn Vi Hồng, nhà thơ Ma Trường Nguyên, nhà văn Hà Đức Toàn và cây truyện ngắn Hồ Thủy Giang. Hồ Thủy Giang xuất hiện sớm, được giải cao trong khi những cây bút khác cùng lứa như Trịnh Thanh Sơn, Hoàng Minh Tường, Võ Nhu, Chu Hồng Hải, sau này là Nguyễn Đức Thiện…mới lác đác có vài truyện ngắn in trên tờ Văn Nghệ Việt Bắc, tờ tạp chí của Khu tự trị gồm sáu tỉnh Cao Bắc Lạng Hà Tuyên Thái.

Nếu ai hay theo dõi các giải thưởng thì sẽ có một sự kinh ngạc khác : Hồ Thủy Giang là người luôn luôn có duyên với giải thưởng. Hầu như “tuần chay” giải thưởng  nào anh cũng có “nước mắt”. Mà lại nhiều giải cao. Công bố 27 tác phẩm gồm truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kịch bản phim truyền hình, thơ, bình thơ trong đó có  12 tập truyện ngắn, Hồ Thủy Giang ẵm tất cả 20 giải thưởng của Báo Văn Nghệ, Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, Báo Tuổi trẻ, Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam…Truyện ngắn của anh được làm luận văn thạc sĩ, được chọn vào sách giáo khoa tiểu học, sách giáo khoa văn học địa phương…

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2022

NGÀY XƯA...HOA ĐĨA

 

NGÀY XƯA... HOA ĐĨA Sửa

          

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
NGÀY XƯA …HOA ĐĨA
( bài đã đăng Tạp chí du lịch tp HCM số tháng 9/2022)
Nhẹ tay tháo sợi lạt mảnh, bốn cánh lá dong từ từ hé mở, để lộ bên trong bông hoa mẫu đơn đỏ tươi, cành ngâu mắt cá diếc vàng ươm, hoa móng rồng mập mạp thơm như mít chín, bông ngọc lan trắng ngà như đá cẩm thạch hay cánh hoàng lan cong như những ngón tay thiếu nữ … Ấy là đĩa hoa cúng ngày xưa của người Hà Nội, một vẻ đẹp tao nhã giờ đã chẳng còn nhiều.

TẠI SAO HOA ĐĨA?
Sáng mùng Một hay ngày Rằm, dù đầu óc có bận rộn trăm thứ nhưng bà không thể nào quên việc phải mua một gói hoa cúng. Gói hoa vuông hệt chiếc bánh chưng mỏng như lưỡi mèo thường dùng để rán ấy, được tạo từ 2 chiếc lá dong bồ tát mát mướt, bao bọc những thứ hoa vừa hái, tuỳ mùa nào mà có hoa ấy.

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2022

GIỌNG ĐIỆU VÀ SẮC MÀU RIÊNG TRONG THƠ NGUYỄN MINH HIỀN



 GIỌNG ĐIỆU VÀ SẮC MÀU RIÊNG TRONG THƠ NGUYỄN MINH HIỀN

Vũ Nho
Nguyễn Minh Hiền, Chủ nhiệm câu lạc bộ thơ Ba Đình, Hà Nội làm thơ những năm gần đây. Tuy vậy, chị cũng đã kịp cho ra mắt bạn đọc 4 tập thơ. “Tháng Ba” (2014), “ Chín ngọn gió đồng” (2015), “ Bảy tia nắng chiều” (2016) và “Dấu chân mùa thay lá” (2020). Bây giờ thì không có gì đặc biệt. Nhưng thời bao cấp xếp hàng, được in một tập thơ ở nhà xuất bản thì đã và phải là thi sĩ có tên tuổi.
Có lẽ người cán bộ Bệnh viện phụ sản Trung ương cầm bút làm thơ không phải nhằm trở thành thi sĩ hay thi nhân. Chị viết thơ là để ghi lại những nghĩ suy, cảm xúc về bản thân, về giới nữ trong cuộc sống để sẻ chia với bạn bè, với những thành viên câu lạc bộ thơ ca. Đề tài thơ của Minh Hiền khá đa dạng, phong phú, nhưng hình như số phận người đàn bà trong đó có số phận cá nhân là điều thường được quan tâm và trăn trở.
Có thể là một kỉ niệm đẹp ngày xưa:
Anh đưa em về đến ngõ
Chia tay nỗi nhớ nghẹn trào
Những gánh hoa tươi ngang gió
Nào cúc, thược dược, lay ơn
Hồn hoa anh trao ngày ấy
Em cầm xưa cũ đầy tay
(Phố bích họa Phùng Hưng)
Cũng có thể là một khoảnh khắc Mộc Châu, khi mơ giấc mơ đẹp tình yêu:
Vốc anh vào em
Thác Dải Yếm tuôn trào những mành sữa
Mình mơ nhau…
bắc cầu cho anh qua cánh đồng cỏ voi
Đàn bò sữa thung thăng gặm cỏ
Ruộng dâu tây chín đỏ
Ngọt em, ngọt cả Mộc Châu
(Một vốc Mộc Châu)

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2022

VÀI CHUYỆN PHONG THỦY...

 

VÀI CHUYỆN PHONG THỦY... Sửa

VÀI CHUYỆN PHONG THỦY VỀ NGÔI NHÀ

CỦA TÔI Ở PHỐ NGUYỄN VĂN TRỖI

*ĐẶNG XUÂN XUYẾN

ng_xun_xuyn

Tôi mua ngôi nhà ở phố Nguyễn Văn Trỗi vào tháng Chạp năm 1997 nhưng đến Rằm tháng Giêng năm 1998 mới dọn vào ở.

Ngày mới tốt nghiệp Đại học Văn Hóa Hà Nội (1993), tôi được Viện Sử học nhận vào làm việc ở Phòng Tư liệu, rồi do đưa đẩy của số phận, tôi “được” Viện Sử học “ép” đến với nghề kinh doanh xuất bản phẩm, một nghề siêu lợi nhuận lúc bấy giờ rất ít người biết. Tháng 5 năm 1995, sau khi kiếm được kha khá lợi nhuận từ việc "đấu thầu" kho sách cũ của Viện Sử học và thông thạo quy trình xuất bản sách tôi bỏ việc ở Viện Sử học ra ngoài kinh doanh sách và viết sách (những chuyện này tôi có bộc bạch trong các cuốn sách đã xuất bản: Doanh nghiệp với thị trườngKinh doanh những điều còn ít nóiMưu lược giành chiến thắngNghệ thuật thành danh với đờiNhững điều hắn quan tâm), nhờ đó mà đến cuối năm 1997 tôi trả được số nợ gần 100 triệu từ thời sinh viên do tin người mà tôi bị lừa, bị biến thành “con nợ” (số tiền đó tương đương với 1.034 tháng lương Viện Sử học trả cho tôi những năm 1993 - 1995: 90.000/tháng) nên khi mua ngôi nhà ở phố Nguyễn Văn Trỗi tôi chỉ sửa sang, cơi nới để ở và dự định khoảng mươi mười lăm năm sau sẽ đập ra xây lại để không ảnh hưởng tới công việc kinh doanh.

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2022

NHÀ GIÁO NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ LAN VIẾT VỀ VŨ NHO

 

NHÀ GIÁO NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ LAN VIẾT VỀ VŨ NHO Sửa

"Thơ và dạy học thơ" với Vũ Nho
 
Nguyễn Thị Lan
 
1. Vũ Nho đã gây cho tôi một ấn tượng mạnh về sức làm việc của anh. Ngoài công việc của một người công chức, cho đến nay anh đã in hàng trăm đầu sách (kể cả sách viết chung, viết riêng và sách dịch), một khối lượng đầu sách đáng nể phục của một cây bút giàu nội lực.
Trong hơn một trăm đầu sách ấy, Vũ Nho đặc biệt "đắm đuối" với thơ. Anh viết nhiều về thơ (và có lúc anh còn làm thơ nữa). Thơ với anh như một "duyên nợ".
"Thơ và dạy học thơ" (NXB Đại học Thái Nguyên, 2012) là cuốn sách thứ 107 của Vũ Nho, một cuốn sách hay và độc đáo. Sách dày 308 trang, in khổ 16x24 cm, gồm ba phần. Phần thứ nhất - Thơ, gồm năm chương. Phần thứ hai - Dạy học thơ, gồm ba chương. Phần thứ ba - Ít nhiều trải nghiệm gồm bốn mục.
Nhìn tổng thể nội dung cuốn sách đề cập, có thể thấy đây là một cuốn sách độc đáo vì tác giả viết về thơ như một nhà nghiên cứu (Phần thứ nhất); viết về dạy học thơ như một nhà phương pháp (Phần thứ hai); và nhà nghiên cứu, nhà phương pháp ấy lại có thành tựu về thơ (Phần thứ ba). Đó là cuốn sách "3 trong 1". Cũng từ đây phẩm chất của một nhà khoa học, một nhà giáo, một nhà văn bộc lộ rõ.
2. "Thơ và dạy học thơ" trước hết là một công trình nghiên cứu khoa học mang tính hàn lâm của một đề tài nghiên cứu. Có thể coi cuốn sách như một chuyên luận bàn về khái niệm thơ, đặc trưng thơ, ngôn ngữ thơ, cảm thụ thơ và dạy học thơ. Phó giáo sư, tiến sĩ Vũ Nho đã từng giảng dạy ở đại học, từng chỉ đạo ở Bộ giáo dục và đào tạo (Vụ phổ thông), từng nghiên cứu ở Viện khoa học giáo dục. Rồi anh từng hướng dẫn sinh viên, nghiên cứu sinh làm đề tài khoa học, công việc buộc anh phải nghiên cứu khoa học. Khả năng ấy thể hiện rõ ở đây. Những thao tác cơ bản khi nghiên cứu khoa học là thống kê, phân loại, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khái quát, tiếp cận hệ thống... đã được người viết vận dụng thành thục, sắc bén, linh hoạt.
Một nhà phê bình Đức đã viết "Nhà phê bình là độc giả thuộc loài nhai lại. Vì vậy anh ta phải có nhiều hơn một cái dạ dày". Đọc những trang viết của Vũ Nho, người đọc không khỏi nể sức đọc của người viết.

NGÕ ẤY... BẰNG LĂNG

 

NGÕ ẤY... BẰNG LĂNG Sửa

0.0.5.a._nht_hnh

             BÁC SĨ ĐINH NHẬT HẠNH

NGÕ ẤY...BẰNG LĂNG
Xin thưa ,năm 1954,tôi vinh dự được vào tiếp quản Thủ Đô,tính đến nay 68 năm
qua đã hơn 5 lần chuyển nhà.Bao kỷ niệm bộn bề,mỗi lần di chuyển lại lâng lâng
những niềm vui mới.Nhưng lần này phải xa ngôi nhà cũ -nơi hai mươi mấy năm
qua gia đình yên ấm ,chung vui hạnh phúc Tứ đại đồng đường,cùng bè bạn bốn
phương ,nơi ghi bao kỷ niệm đẹp nhất trong đời…không biết vì sao lên chung cư
hiện đại vẫn bùi ngùi luyến tiếc.Xin cô đọng bao điều tâm sự ,nhờ thơ giãi hộ
niềm tiếc nhớ Ngõ nhỏ ấy khôn nguôi…
 1-  Ngõ nhỏ Bằng lăng
bao năm chung sống 
Nay xa,mãi rồi...
2-  Nơi đây ,những khúc Haikư
 luyến lay nốt nhạc 
bay trên phím đời 
3-  Sóng gợn mây trời 
hồ vương thương nhớ 
Đợi bước ai qua …
4-  66 bậc cầu thang
 ngày ngày lên ,xuống 
Năm tháng bóng, mòn
5-  Thương chuỗi cẩm cù
 luồn qua cửa sổ 
hương thầm dâng ai…