Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Chùm thơ A.Akhmatova trong bản dịch Tạ Phương



  
                                                                                  Tạ Phương
Chùm thơ A.Akhmatova trong bản dịch Tạ Phương

 * * *
Настоящую нежность не спутаешь
Ни с чем,и она тиха.
Ты напрасно бережно кутаешь
Мне плечи и грудь в меха.
И напрасно слова покорные
Говоришь о первой любви.
Как я знаю эти упорные,
Несытые взгляды твои.

1913


*  *  *
Anh không lẫn sự dịu dàng đích thực

Với bất cứ gì, và nó vẫn lặng thinh.  

Anh choàng cho tôi, từ vai tới ngực,

Một tấm khăn da thú: uổng công!



Và vô nghĩa những lời đường mật

Anh thao thao nói về mối tình đầu,

Tôi hiểu rõ đôi mắt nhìn chằm chặp,

Và sự khát thèm trong cái nhìn anh!



1913



*  *  *


Все мы бражники здесь, блудницы,
Как невесело вместе нам!
На стенах цветы и птицы
Томятся по облакам.

Ты куришь черную трубку,
Так странен дымок над ней.
Я надела узкую юбку,
Чтоб казаться еще стройней.

Навсегда забиты окошки:
Что там, изморозь или гроза?
На глаза осторожной кошки
Похожи твои глаза.

О, как сердце мое тоскует!
Не смертного ль часа жду?
А та, что сейчас танцует,
Непременно будет в аду.


1-1-1913


*  *  *



Tất cả chúng ta - lũ say mèm, du đãng,

Vui thú gì khi túm tụm nơi đây!

Trên tường kia chim và hoa lá

Mệt mỏi bơ phờ dưới những đám mây.



Anh bập chiếc tẩu đen lặng thinh

Khói trên tẩu vẽ nên hình kỳ quặc.

Áo váy bó sát người tôi mặc

Muốn tôn thêm vẻ kiều diễm thân hình.



Những ô cửa đã từ lâu khép chặt:

Chẳng biết ngoài kia giông bão, giá băng?

Cặp mắt anh mở to nhìn chằm chặp

Như mắt mèo nghi hoặc giữa màn đêm.



Ôi, trái tim tôi biết mấy đớn đau!

Có phải giờ tóc tang đang đến vậy?

Còn ả kia, đang say trong điệu nhảy,

Chẳng thể nào thoát được địa ngục đâu.



1-1-1913
*  *  *
То пятое время года,
Только его славословь.
Дыши последней свободой,
Оттого, что это -- любовь.
Высоко небо взлетело,
Легки очертанья вещей,
И уже не празднует тело
Годовщину грусти своей.
 
1913

 *  *  *


Mùa thứ năm trong năm,
Ngập lời anh tán tụng.
Hãy thở chút tự do cuối cùng 
Bởi đó -- tình yêu ta thờ phụng.
Bầu trời vút lên cao,
Vạn vật dần mờ nhạt,
Và cơ thể cũng ngưng khúc hát 
Mừng một năm buồn tẻ của mình.
1913 


Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

LỜI TRONG ĐỜI SỐNG VÀ LỜI TRONG THƠ...





LỜI TRONG ĐỜI SỐNG VÀ LỜI TRONG THƠ, CÁC VẤN ĐỀ CỦA THI PHÁP XÃ HỘI HỌC
Voloshinov là một trong những nhà tư tưởng quan trọng của thế giới của thế kỷ 20.

Sinh năm 1895, ông học luật ở Petrograd trước khi chuyển đến dạy học tại Izocha. Năm 1921, Voloshinov chuyển đến Vitebsk, dạy tại trường Đại học Vô sản và viết cho tạp chí “Nghệ thuật” (đều do Medvedev sáng lập). Năm 1922, ông trở về Leningrad, học ngôn ngữ học. Tốt nghiệp năm 1924, ông được nhận vào làm việc (cùng Medevedev) với tư cách nhà nghiên cứu về ngôn ngữ và văn chương tại Viện Lịch sử So sánh Văn học và Ngôn ngữ Đông Tây (ИЛЯЗВ) và công bố bài báo quan trọng Bên kia cái xã hội. Về học thuyết Freud (1925). Năm 1926, ông công bố một bài báo quan trọng khác là Lời trong cuộc sống và lời trong thơ. Hai bài báo này chứa đựng mầm mống những tư tưởng lớn (nguyên lý đối thoại, diễn ngôn, liên văn bản, tính khác, tính lai, tiểu thuyết phức điệu, lý thuyết phát ngôn, thể loại lời nói, siêu ngôn ngữ học...) mà ông phát triển trong luận án tiến sĩ và công bố trong hai kiệt tác Học thuyết Freud: một phác thảo phê phán (1927) và Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ (1929) cùng loạt bài viết công bố năm 1930: Về ranh giới giữa thi pháp học và ngôn ngữ họcPhong cách học lời nói nghệ thuật. Những tư tưởng vượt thời đại rất xa của ông là lý do khiến ông bị phái Marxist máy móc ở Liên Xô phê phán dữ dội, và sau đó bị lãng quên một thời gian dài trước khi được tái phát hiện ở phương Tây. Đầu thập niên 1930, bệnh lao phổi tái phát, ông mất năm 1936. 
Chúng tôi xin trân trong giới thiệu bản dịch bài báo Lời trong cuộc sống và lời trong thơ do Ngô Tự Lập dịch từ tiếng Nga.


Phương pháp xã hội học, trong khoa học văn chương gần như mới chỉ được sử dụng để nghiên cứu các vấn đề lịch sử, trong khi các vấn đề của cái gọi là thi pháp học lý thuyết là cả một nhóm các vấn đề - liên quan đến hình thức nghệ thuật, các yếu tố khác nhau của nó, phong cách, và nhiều vấn đề khác - vẫn còn gần như chưa được tiếp cận bằng phương pháp này.
Có một ý kiến sai lầm, nhưng dù vậy ngay cả một số nhà Marxist cũng chia sẻ, cho rằng phương pháp xã hội học hiệu chỉ có thẩm quyền ở nơi nào hình thức nghệ thuật thi ca, được phức tạp hóa bởi yếu tố tư tưởng – một yếu tố nội dung - bắt đầu sự phát triển lịch sử trong các điều kiện của thực tế xã hội bên ngoài. Còn bản thân hình thức thì có bản chất và quy luật riêng, không mang tính xã hội, mà là đặc thù nghệ thuật.
Quan điểm này trái ngược một cách căn bản với các nguyên lý của phương pháp Marxist: nhất nguyên luậntính lịch sử. Sự tách rời giữa hình thức và nội dung, sự tách rời giữa lý thuyết và lịch sử - đó là kết quả của những quan điểm loại này.
Nhưng chúng ta sẽ nán lại nơi những quan điểm sai lầm như vậy chi tiết hơn một chút: chúng quá đỗi đặc trưng cho toàn bộ nghệ thuật học hiện đại.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

MỘT CHÙM TRĂNG



      

  MỘT CHÙM TRĂNG
                            TRẦN TRUNG
          (Theo điệu thơ Hai-Kư, Nhật Bản)

1/Trăng treo cao
Thầm thào
Cười-Khóc.

2/Thượng tuần
Hạ tuần
Bao giờ tròn Nây?

3/Trung thu
Gật gù
Sư tử...

4/Múa lân
Cốm-hồng...
Rộn rực trống

5/Nõn nà
Vú mộng
Mỏi mòn trông.

6/Buông lụa
Trăng mềm
Tình...Xưa !?

7/Đất-Trời
Giao-Hợp
Trăng xa...

         HÀ NỘI, 8/9/2016.


Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

BA ĐIỀU CẦN LÀM RÕ TRONG BÀI THƠ “THỤY BẤT TRƯỚC” CỦA HỒ CHÍ MINH




                                                                                Vũ Nho - Chủ trang
BA ĐIỀU CẦN LÀM RÕ TRONG BÀI THƠ “THỤY BẤT TRƯỚC” CỦA HỒ CHÍ MINH



                                                 Vũ Nho



Bài thơ nguyên văn chữ Hán của  Hồ Chí Minh ở “Nhật kí trong tù” được phiên âm như sau:

         

                                        Thụy bất trước

                   Nhất canh…nhị canh… hựu tam canh,

                   Triển chuyển bồi hồi thụy bất thành;

                   Tứ ngũ canh thì tài hợp nhãn,

                   Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh.



Bản dịch thơ của Nam Trân:

                                      Không ngủ được

                   Một canh… hai canh… lại ba canh,

                   Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành;

                   Canh bốn canh năm vừa chợp mắt,

                   Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.



1. Trong bài viết đã công bố của mình (1), chúng tôi  chỉ ra rằng hợp nhãn ( khép mắt, nhắm mắt) mà dịch thành “chợp mắt” là không ổn. “Chợp mắt” trong tiếng Việt có nghĩa là “nhắm mắt ngủ trong  khoảng thời gian rất ngắn”. Trong bài thơ lại nói đến những hai canh là canh bốn và canh năm. Vậy Bác  chợp ngủ trong khoảng thời gian bao lâu? Hay là chợp mắt trong cả hai canh? Mà ngủ cả trong canh bốncanh năm thì sao còn gọi là chợp mắt được nữa? Nhan đề của bài thơ là Ngủ không được, vì vậy Bác khồng hề ngủ, dù là chợp mắt. Bác nhắm mắt, thức mà “mơ” thấy sao vàng. Bác thức suốt năm canh, trằn trọc trọc băn khoăn suốt năm canh. Và khi nhắm mắt lại là khi bằng cái nhìn tâm linh “tinh thần như vào trong cảnh mộng” ( Đào Duy Anh – Hán Việt từ điển – in lần thứ ba – Trường Thi xuất bản 26, Võ tánh- SAIGON, trang 569), Người nhìn thấy sao vàng.

         


2. Một điều cũng đáng lưu ý ở trong câu thơ thứ nhất:

                        Nhất canh…nhị canh… hựu tam canh

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

GẶP LẠI NHAU ĐI!



                                                                                            Tác giả Đường Văn
GẶP LẠI NHAU ĐI!

Tặng MĐ và các đồng môn Kiep - Krax. (CCCP)

   (1980 – 1986)

Ờ hờ!... mà đã 30 năm!
Thoáng cái vèo trôi… trăng nối trăng…
Thuở ấy đôi mươi, cười phớ lớ,
Bây giờ, lão hủ đủ gàn, hâm!

Gặp laị nhau đi! cho thỏa nhớ,
Hàn huyên, hoài niệm, rũ tình thâm.
Kẻo nữa mai kia,… Trời gọi vội,
Chẳng kịp đu đưa, lại tiếc… thầm!


          21/8/2016. ĐV

NGƯỜI CHỈ LÀM THƠ LỤC BÁT
Tặng N

Vốn chỉ quen ghép vần lục bát,
Câu chữ nôm na, thi ảnh quê mùa.
Học ca dao và Truyện Kiều bất tử,
Viết cho mình! Liều,… tự gọi là… thơ!

     - Anh đừng cười! Thơ ni còn vụng lắm!
Được cái dễ nghe, đằm thắm, chân thành;
Vẽ cảnh làng ta mùa xô nước lũ,
Vớt củi rều, Bến Ngự, vẫn đua ganh…

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

LỌ HOA KHÔNG CÓ CHỖ ĐỂ






L HOA KHÔNG CÓ CHỖ ĐỂ

                                                                             Tưởng Hạo Dũng
                                                                            Vũ Công Hoan dịch

          Đổ đầy săng ở trạm xăng dầu, hắn khẽ dậm chân ga, chiếc xe con việt dã  lao lên đường quốc lộ số 319.
          Đi khỏi thị trấn nhỏ, trái tim hắn luôn luôn đập dữ dội, chốc chốc lại rộn lên niềm vui. Xét đến cùng hắn đã làm xong việc đó, có thể làm cho thằng lỏi Lỗ Nam cũng nếm được mùi vị mất mát. Hắn giơ tay xem đồng hồ, thời gian đang là 11 giờ 31 phút. Cách giờ hắn gài đặt là 12 giờ đúng, còn những 29 phút.
          Tất cả giống như đã dự đoán, hầu như không có điều gì bất ngờ. Hắn luôn luôn không hề bộc lộ ra một chút nào oán hận đối với Lỗ Nam, mà còn được  người mình yêu thích Lâm Na vô cùng cảm ơn.
          Hôm nay trên đường xe đi không nhiều, thi hoảng mới gặp một hai cái từ xa xa đi tới rồi laị mất hút từ xa trong chốc lát.
          Thật ra hắn không chỉ một lần nói với bản thân, thôi, việc gì phải làm thế, cho dù có thích Lâm Na, cũng không nên thù hằn với người cô em yêu mến.

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Một chiều xuân...



  


CHÙM THƠ DUY KHOÁT

MỘT CHIỀU XUÂN

Em đến thăm anh chiều xuân ấy
Mọi vật phòng anh bỗng có hồn
Chúng ngẩn ngơ buồn khi tiễn khách
Ngó nhìn theo mãi gót chân son


NGƯỢC GIÒNG

Nếu tình yêu hai người đã hết
Lại quay về tình bạn được không?
Từ hiện tại chuyển sang quá khứ
Có nơi đâu nước chảy ngược dòng


TÙ NHÂN

Anh muốn được ở tù trong tim  em trọn kiếp
Đừng phóng thích anh sớm trước hạn tù
Nếu chúa ngục "khoan hồng" vội vã
Anh sẽ về quyết chí
                               đi tu!