Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

ĐÔI BỜ XA LẮC, AI BẮC CẦU THƠ





Đôi bỜ xa lẮc, AI BẮC CẦU THƠ



Nhân kỷ niệm Đại lễ Kỷ niệm 1.000 năm Thăng long-Hà Nội,CLB Haiku Việt Hà Nội mở Quán thơ Haiku Việt trong khuôn viên Văn Miếu-Quốc Tử Giám theo thường lệ hàng năm đúng Rằm Nguyên Tiêu.Năm ấy,ngày ấy cũng khai mạc Đại hội Liên hoan THƠ Châu Á-Thái bình dương lần thứ I tại Hà Nội.Ai ngờ ngày Rằm năm 2012 đó cũng là ngày lịch sử, trọng đại với chúng tôi-những hội viên Haiku Việt mới thành lập Câu lạc bộ được 3 năm.Thời tiết năm ấy mưa nhiều;đêm Mười bốn cứ rả rích tận sáng sớm vẫn chưa tạnh.Ai nấy đều thấp thỏm lo ,e Ngày Thơ sẽ kém đông vui.Đành vậy và chúng tôi đội mưa, đúng hẹn mang đồ đoàn lỉnh kỉnh nào Nội san Xuân ,nào thơ Haiku Việt vừa xuất bản.Rồi hàng chồng tờ rơi in lý luận và thơ Haiku Nhật,Việt, hàng chục liễn thư pháp Haiku cỡ lớn công lênh từ Sài Gòn công phu chuẩn bị sẵn từ mấy tháng trước. Bãi cỏ xanh tỉa tót trong khuôn viên khu Khuê Văn Các nơi tạm dựng san sát các quán thơ đều sũng nước mưa đêm.Gay thật, đành trải tấm nhựa lót tạm làm sàn vậy.Ba anh em tôi đến trước,vừa kịp đặt bàn, treo panô, rải sách thơ và nội san dở dang, chưa kịp cắm hoa. Khi đang hối hả vào cuộc, trang trí còn luộm thuộm, bàn ghế chưa kịp bày biện, í ới sắp xếp, bỗng có một bóng người tách khỏi đoàn Đại biểu khách nước ngoài dự Đại Hội Liên hoan Thơ ghé vào Quán, chỉ tay lên panô, nói to như reo lên :” Haiku! OK Haiku Việt!”Câu chuyện trọng đại của nền Haiku Việt bắt đầu từ giây phút ấy -đúng 8 giờ 15 sáng ,bất ngờ mở đầu một chương mới nối nhịp cầu thơ Haiku giữa hai nước xa lạ vừa xích lại gần nhau.Vị khách mau mắn ấy chính là Chủ tịch Hiệp Hội Haiku Thế giới (WHA)-Ban’ya Natsuishi-Giáo sư  Trường Đại học Meiji-Tokyo. Bất ngờ quá.Chủ, khách hơi bỡ ngỡ mấy phút đầu, giao tiếp, kẻ bằng tiêng Anh, người tiếng Pháp. Phía chủ lúc ấy không ai biết tiếng Nhật nên quãng thời gian đầu còn rời rạc những câu thăm hỏi. Một lúc sau tạnh ráo, hội viên lục tục đến đứng, ngồi chật khoang lều vỏn vẹn 9m2. Hai bên bắt đầu say sưa vào cuộc, bàn luận, sôi nổi chân tình khi bà Lê Thị Bình đến đúng lúc, nối cầu ngôn ngữ Việt-Nhật, thông dịch lưu loát,thành thạo mọi câu hỏi và trả lời của cử tọa nhiệt thành.Một không khí náo nhiệt,sôi nổi lạ thường.Ông Ban’ya mồ hôi đầm đìa không kịp đáp bao nhiêu câu hỏi về cấu trúc,tiêu chí,về ý nghĩa của nhiều khúc Haiku cổ điển nổi tiếng Nhật Bản,về tổ chức WHA…Ông đề nghị gần hai chục Hội viên đọc thơ, lắng nghe từng bài, tay gõ nhịp thưởng thức, áo đẫm mồ hôi trong tiếng phiên dịch lưu loát,khúc chiết của bà phiên dịch tài hoa Lê Thị Bình. Ngày Hội Thơ Nguyên tiêu năm ấy đông kỷ lục,phần vì là Đại hội Thơ Châu Á-Thái Bình Dương lại đúng vào Chủ nhật nên khoảng trưa các bạn trẻ nô nức kéo đến tham gia đông không ngờ.Khi hay có đại biểu thơ Haiku đến từ quê hương cụ Bashô đang họp trong quán, họ vỗ tay reo mừng, cổ vũ khiến cuộc tọa đàm tạm ngừng để chủ và khách ra tiếp đón, chụp ảnh chung lưu niệm. Không khí hữu nghị, hòa đồng thật có một không hai. Đúng là một quang cảnh lịch sử hiếm có của Haiku Việt trên chặng đường hoàn toàn mới, mở lối vào Thế giới rộng lớn Haiku. Năm đó, đặc biệt hiện diện cả 2 ngày tiếp xúc quốc tế này là nhà thơ Vương Trọng- hội viên danh dự của HKV- nhà thơ Việt Nam duy nhất đồng hành với nền thơ mới lạ này ngay từ buổi đầu bỡ ngỡ.Vui quá,phấn khởi quá ai nấy quên hẳn bữa tiệc trưa chiêu đãi thịnh soạn của bạn , của mình, bên nhau trao đổi tận xế chiều mới tạm chia tay.Và chiều hôm sau, lại gặp hàn huyên thêm một buổi nữa, kỹ hơn về sáng tác và hợp tác tương lai trong khuôn khổ mới với Hiệp Hội Haiku Thế giới WHA mà ông Ban’ya- Chủ tịch là đại diện.

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Cảm nhận khi đọc tập thơ SÓNG NGẦM của NGÔ NGUYỄN





Cảm nhận khi đọc tập thơ
SÓNG NGẦM của NGÔ NGUYỄN

*
Nhận được tập thơ Sóng Ngầm cũng đã mươi ngày nhưng bận quá nên chiều nay tôi mới “lôi” Sóng Ngầm ra đọc. Giở đi giở lại, cứ vẩn vơ ý nghĩ: thơ tình của nhà thơ tuổi đã xấp xỉ 80 không biết cái “khoản yêu” kia có được “hùng hục như trâu húc bờ” hay chỉ “lả lướt” vài ba nét nhấn nhá cho có chút vị gọi là hương yêu? Nghĩ thế nên tôi chưa vội đọc mà lẩn thẩn ngồi đếm xem tập thơ có bao nhiêu bài. Vâng. Tập thơ nho nhỏ, xinh xinh với 80 bài, đa phần là những bài thơ ngắn, số đông là thơ tình. Đúng như tiêu đề của tập thơ: SÓNG NGẦM - Thơ tình ** Ngô Nguyễn đã trình làng.
Cũng lâu rồi, tôi lười đọc, lười viết nên hôm nay sẽ chịu khó ghi lại vài dòng cảm nhận khi đọc Sóng Ngầm, vừa để luyện trí nhớ, chống lão hóa, vừa có bài đưa lên trang blog cá nhân. Vâng! Tiện cả đôi đường! Rất thực dụng đấy ạ!
Đọc Sóng Ngầm, với những câu: Ngỡ như/ mắc bả bùa yêu/ Bốn con mắt/ cứ vụng về tìm nhau (Mắt chạm mắt), chắc sẽ có ai đó nhăn mặt: Thơ gì mà xưa cũ thế? Ờ thì... Đứng trước người mình “thích”, mình “si mê”, ai chẳng có những phút giây “vụng về” khi đưa mắt “tìm nhau”. Tình huống đấy quen lắm nhưng không hề cũ, mà luôn luôn mới. Tình yêu với những rung cảm của trái tim thì làm gì có chuyện cũ? Yêu là yêu! Thế thôi! Phải yêu, phải “thèm yêu” thì mới có những hình ảnh đẹp, lãng mạn, đầy chất thơ: Lâu nay/ khô cạn ước mong/ Dập dờn cánh bướm/ uốn cong dáng chiều...(Thèm yêu) chứ? Khi yêu, ai lại lôi khái niệm cũ mới ra để so đo?!


Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Nhân vật Thúy Kiều trong cái nhìn so sánh






SO SÁNH NHÂN VẬT THÚY KIỀU CỦA “KIM VÂN KIỀU” VỚI “TRUYỆN KIỀU”
                                                
                                                                   Vũ Nho


Nguyễn Du đã bỏ nhiều công sức để nhân vật Từ Hải chỉ là một nhân vật tiểu thuyết trở thành nhân vật “anh hùng ca” như nhà phê bình Hoài Thanh đã viết rất thuyết phục ngay từ năm 1943. Đối với nhân vật Thúy Kiều cũng vậy. Nguyễn Du đã làm cho người con gái sinh trưởng ở Bắc Kinh bên Tàu trở thành người con gái Việt Nam như Phạm Công Thiện giải thích: “Đó là do cái thiên tài phi thường của Nguyễn Du và có khả tính lạ thường chuyển hóa một cái gì rất xa thành ra một cái gì rất gần gũi đến nỗi cái ấy đi vào trú ngụ tận lòng của cả một dân tộc. Có người ái quốc cực đoan có thể vội vàng cho rằng Nguyễn Du vô tình bỏ quên “dân tộc tính” của dân tộc để phải mượn một cô gái Tàu cho đề tài văn chương của mình. Thực ra Thúy Kiều của Nguyễn Du chẳng còn gì là Tàu nữa, cũng chẳng phải Tàu lai, mà là một cô gái Việt Nam thời Lê Mạt Nguyễn Sơ ở quê hương, vẫn muôn đời là một cô gái Việt Nam trẻ đẹp cho đến mấy ngàn năm sau nữa và lại còn có “dân tộc tính” hơn tất cả những người hăng hái chủ trương rầm rộ việc trở về nguồn” (Phạm Công Thiện - Nguyễn Du đại thi hào dân tộc, Viện triết lý Việt Nam và triết học thế giới, 1996, trang 148).

Chúng tôi không đi sâu vào phân tích tính dân tộc của nhân vật. Chúng tôi chỉ so sánh nhằm chứng minh rằng Thúy Kiều của Nguyễn Du không còn là Thúy Kiều của Thanh Tâm Tài Tử nữa. 

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

LỤC BÁT CHÂN DUNG



           


 LỤC BÁT CHÂN DUNG

Kính tặng nhà thơ Duy Khoát



Khù khờ cái dáng nông dân

Cứ chầm chậm bước cứ dần dần đi

Đường dài thăm thẳm xá chi

Khi thì về phố khi thì lên non

Áo cơm một thuở sống mòn

Văn chương thành nghiệp , nuôi con thành người

Rất thương những giọt mồ hôi

Đọng trên vai áo phận người cần lao

Lại mê cái giải yếm đào

Mấy lần gió quẩn thổi vào trang thơ

“ Đò chiều” đã cập bến mơ

Còn yêu yêu đến bạc phờ con tim

Trên đời mấy đạo được tin

Ở đâu tôn giáo có Em là thờ

Đa tình là bệnh của thơ

Bao đêm thức vẫn nói mơ người tình

Chắt chiu từng giọt sương lành

Nuôi tình khôn lớn nuôi xanh cây đời



Ấy là người bạn của tôi

Tôi đem lục bát họa lời chân dung

                                                    4/6/2013

                                                 HẠNH MAI

                                           Hội nhà văn Hà Nội

                                                                          Nhà thơ Duy Khoát


Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Thơ cổ Trung Hoa, Nguyễn Ngọc Kiên dịch và giới thiệu



Thơ cổ Trung Hoa, Nguyễn Ngọc Kiên dịch và giới thiệu

 ( tiếp)

-


Phiên âm:

TÒNG QUÂN HÀNH KÌ 2 – VƯƠNG XƯƠNG LINH

Tỳ bà khởi vũ hoán tân thanh,
Tổng thị quan san cựu biệt tình.
Liêu loạn biên sầu thính bất tận,
Cao cao thu nguyệt chiếu Trường Thành.

Dịch thơ:

BÀI CA TÒNG QUÂN KÌ 2 – VƯƠNG XƯƠNG LINH

Tì bà điệu mới đổi âm thanh
Vạn dặm quan san cách biệt  tình
Biên ải nỗi sầu nghe chẳng dứt
Trăng thu vời vợi chiếu Trường Thành.

NHÀ THƠ LƯU TRƯỜNG KHANH
Lưu Trường Khanh 劉長卿 (709-780), tự Văn Phòng 文房, người Hà Gian (nay là huyện Hà Gian, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) đỗ tiến sĩ năm Khai Nguyên thứ 21, làm quan đến thứ sử Tuỳ Châu. Tác phẩm có Lưu Tuỳ châu tập.

-劉長卿





Phiên âm:

BÌNH PHIÊN KHÚC KÌ 2 – LƯU TRƯỜNG KHANH

Diểu diểu thú yên cô,
Mang mang tái thảo khô.
Lũng đầu na dụng bế,
Vạn lý bất phòng Hồ.

Dịch nghĩa:

KHÚC HÁT BÌNH PHIÊN KÌ 2  – LƯU TRƯỜNG KHANH

Hoang hoải khói biên trơ
Mênh mang cỏ ải khô
Đầu non nào cần khép
Muôn dặm không ngừa Hồ

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

CÔ GÁI NẤU MỨT CỪ KHÔI




CÔ GÁI NẤU MỨT CỪ KHÔI



                   Đ. RÔ-ĐA-RI (YTALIA)
                   Vũ Nho dịch qua bản tiếng Nga



Ở thành phố Xan An-tô-ni-ô trên bờ hồ La-gô-mát-giô-ra lớn, có một người phụ nữ nấu mứt rất giỏi, giỏi đến mức khắp nơi người ta không thể nào nấu mứt nổi, nếu thiếu cô. Hôm nay người ta mời cô đến Van-ku-via, nhày mai đến Rê-pây-ca, sau đó cô đi Xu-khô-đô-lia, và ở đấy, người ta lại mời cô đến vùng Pô-pi-ru-skin.

          Vừa bắt đầu mùa nấu mứt, từ khắp nơi, người ta vội vàng đến tìm cô. Họ ngồi la liệt dọc bờ rào bờ giậu ngắm nhìn cảnh hồ, hái quả mâm xôi, và bắt đầu gọi cô:

-         Cô thợ lành nghề ới!

-         Có chuyện gì vậy ?

-         Cô có thể nấu hộ tôi mứt mơ đen được không?

-         Được thôi.

-         Cô có thể giúp tôi làm món mứt anh đào được không ?

-         Sao lại không được!

Cô thợ lành nghề được người ta gọi là người có đôi bàn tay vàng. Có thể nói rằng khắp nơi nơi, từ Va-re-dốt-tô đến Kan-tôn-na-chi-tư-nô của rặng An pơ, Thụy Sĩ, chẳng có ai biết nấu món mứt thơm ngon tuyệt vời như cô.

Một hôm có một người đàn bà từ Kri-vô-rô-khơ-lin-nô đến tìm cô. Bà ta nghèo khổ và túng quẫn đến mức không kiếm được dù là một gói nhỏ hạt đào để nấu mứt. Nhưng bà ta lại rất thèm ăn mứt. Thế là chẳng nghĩ ngợi gì lâu, bà ta nhặt đầy một tạp dề gai hạt dẻ trên đường đi và gõ cửa nhà cô thợ lành nghề.

-         Cô thợ lành nghề, cô có thể nấu mứt cho tôi được không?


                                                        Vũ Nho chủ trang

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

TRẢ LẠI TIỀN THỪA




TRẢ LẠI TIỀN THỪA

                                                                          Doãn Toàn Sinh
                                                                         Vũ Công Hoan dịch

Ông chủ mỏ lái chiếc xe ngựa quí mới thay bóng lộn của mình đi hóng mát trên đường quốc lộ, đến gần thị trấn huyện thì bị chặn lại trước ba ri e của một trạm thu phí khai trương ngày đầu tiên. Cô gái có khuôn mặt non choẹt thò đầu ra khỏi cửa sổ thu phí yêu cầu ông nộp mười đồng tiền lộ phí.
Ông chủ mỏ là một nhà tỉ phú, giầu nhất huyện này, mười đồng đối với ông không là cái gì hết. Nhưng trước kia khi xe con của ông đi qua các trạm thu phí khác trong huyện đều được miễn thu phí. Đặt ba ri e  thu lệ phí trên đường quốc lộ thường bị người ta mắng nhiếc, bòn rút của dân, nuôi béo nhà quan, nhưng ông lại rất có cảm tình đối với việc này: Trong khi các xe khác bị chặn lại thu phí, thì xe của mình cứ việc ung dung đi qua, ông cảm thấy tự hào khó tả. Còn hôm nay xe của ông cũng bị chặn lại, cho nên ông không muốn bỏ ra mười đồng.
Cô không biết ta là ai, thì cũng nên nhận ra xe của ta chứ?
Từ nông thôn xa xôi, cô gái mới được tuyển vào, lần đầu tiên đi làm không biết ông là ai, cũng không nhận ra xe của ông, chỉ biết nghiêm chỉnh chấp hành nghiêm chỉnh qui chế của trạm và chỉ thị của cấp trên:
Lãnh đạo của chúng cháu nói, chỉ trừ xe con của lãnh đạo huyện...
Thực tình ông không coi trọng mười đồng bạc nhỏ nhoi, ông vốn đã móc túi lấy tiền, nhưng nghe cô gái nói thế, ông lại bỏ tiền vào.
Lãnh đạo huyện không trả tiền, tại sao bắt ta phải trả?
Đây là quy định của trạm thu phí, thưa ông!
Quy định ư? -  Mép ông nhếch sang một bên khinh miệt-  Cô nên biết toàn bộ số người ăn lương nhà nước của huyện này, mỗi năm có đến sáu tháng do ta nuôi sống họ!

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

3 điều về: CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU?





3 điều về:
CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU?

*
Sáng nay, vào email tôi nhận được bài viết CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU?  (Trả lời bài Chữ Tôi, Chữ Ta Và Cái Tâm Lành của Đặng Xuân Xuyến) của nhà thơ Phạm Đức Nhì. Tôi định không trả lời vì thấy không nên lãng phí thời gian vào những việc như thế này nhưng còn các cô, chú, anh, chị... trong email anh Phạm Đức Nhì cùng gửi, và nhất là với bạn đọc của các trang đã đưa bài của anh Phạm Đức Nhì lên trang nên tôi thưa 3 điều cùng quý vị và bạn đọc:
1.
11 giờ ngày 12/09/2017, nhận được email của nhà thơ Nguyễn Khôi, với nội dung “S.O.S. Tố cáo v.v. Xuyên tạc "Chân dung Nhà văn...”, đọc thư nhưng tôi không có ý định hồi đáp. Đến lúc 20 giờ 50 ngày 12/09/2017, nhận tiếp email từ nhà thơ Phạm Đức Nhì, viết:
Kính các bác, 
Tôi viết phê bình văn học đâu dám "ăn không nói có" hoặc vu khống. Cái Attachment bác Nguyễn Khôi gởi cho rất nhiều người (trong đó có tôi). Tôi kém về Computer nên gởi lại cái Attachment đó cho các vị NK, Đặng Xuân Xuyến, Phú Đoàn, Lê Vy. Mong các vị đọc và nói mấy lời công đạo.
Phạm Đức Nhì
Thể theo lời anh Phạm Đức Nhì là “nói mấy lời công đạo”, tôi ngồi gõ: CHỮ TÔI, CHỮ TA VÀ CÁI TÂM LÀNH, vì trong email ngày 03/05/2017 đó, nhà thơ Nguyễn Khôi gửi tới 116 email, có cả tôi và anh Phạm Đức Nhì, bài viết CHÂN DUNG NHÀ THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI, ghi rõ tác giả là Đỗ Hoàng. Hơn nữa, trước khi gửi bài cho người anh Nhì “tin vào kiến thức và khả năng thẩm định văn chương của họ”, có thể trao đổi lại với nhà thơ Nguyễn Khôi nhưng anh Phạm Đức Nhì không làm.

CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU?


                                     

CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU?
             (Trả lời bài Chữ Tôi, Chữ Ta Và Cái Tâm Lành của Đặng Xuân Xuyến)
                                            Phạm Đức Nhì

Để đỡ mất thì giờ tôi xin đi thẳng vào những điểm chính trong bài Chữ Tôi, Chữ Ta Và Cái Tâm Lành của anh Đặng Xuân Xuyến

Về Bác Nguyễn Bàng

Chuyện va chạm với bác Nguyễn Bàng tôi đã tạm quên. Hôm nay anh Đặng Xuân xuyến khơi lại. Thôi thì nhân tiện cũng xin bày tỏ đôi điều.
 
Anh Đặng Xuân Xuyến nói đúng. Tôi với bác Nguyễn Bàng có trao đổi mail qua lại và trong lần về Việt Nam, ghé thăm một người bạn của nhà thơ Nguyễn Khôi (người đã chuyển bài viết Thơ Sẽ Đi Về Đâu? của tôi cho ông – bài viết chỉ được gởi cho 5 người để xin ý kiến, chưa phổ biến trên bất cứ trang web nào, kể cả Facebook), nhận lời mời của bác tôi đã đến thăm nhà và dùng cơm trưa.

Thế rồi đọc bài viết có cái tựa rất dài của bác phê phán nặng nề bài Đầu Xuân Thì Thầm Với Nhà Thơ Nguyễn Khôi của Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Kiên.

Ngay ở câu đầu bác NB không đi vào “câu chuyện văn chương” mà đánh thẳng vào cái bằng Tiến Sĩ vô tội của ông ta:

Tôi không có một mẩu bằng Đại học nào chứ nói gì đến cả cái bằng Tiến sĩ Ngữ văn như ông Nguyễn Ngọc Kiên mặc dầu tôi biết ở xứ mình hiện nay sản xuất tiến sĩ như gà đẻ: Mỗi ngày một ‘tiến sĩ’”.

Ô hay! Bác Nguyễn Bàng “không có một mẩu bằng Đại Học nào” đâu phải lỗi của ông NNK mà bác lại đem cơn giận của mình trút lên cái bằng Tiến Sĩ của ông ta!!

NGƯỜI XÂY ĐÀI THƠ VIỆT




NGƯỜI XÂY ĐÀI THƠ VIỆT
(Tặng : BNN & Lý Phương Liên)  
                Nguyễn Khôi
 

Có một đôi tình nhân không tuổi
Đời thăng trầm nhiều nỗi gian nan
  Mưu sinh ở cõi trời Nam
Mà lòng đau đáu nhớ Thăng Long Thành.
Đôi bạn Thơ mâm vàng/ đũa ngọc
Họ yêu nhau phát sốt về Thơ
  Ngày ngày bươn trải xô bồ
Đêm yêu..."Thi thoại" như mơ cùng Tình.
Họ tập hợp quanh mình bè bạn
"Thơ Bạn Thơ" sáng láng tâm hồn
  Lời thưa : rủ Bạn bốn phương
Cùng gom thơ Việt nên trang "Tuyển" ngời .
"Thơ bạn Thơ" ra đời lần lượt
Bao "Thi tài" trốn biệt..."lần" ra
  Nghìn bài Thơ Việt tinh hoa
Công nông sĩ thứ xây tòa "Thi san"
  Vui "đò đưa" tình tràn cổ độ
Mừng khởi danh "chém gió muôn màu"
  Duyên Thơ chẳng kể trước sau
Phút xao lòng để nhớ nhau muôn đời
"Thơ Bạn Thơ" một thời để nhớ
"Văn Bạn Văn" một thuở để yêu
  Một Đài Thơ Việt "thực"/ "siêu"
Đây hồn Dân Tộc sớm chiều ngâm nga.
"Thơ Bạn Thơ" một nhà "hòa giải"
"Hòa hợp" đây TUYỂN  tải văn chương
  Tình Thơ không tuổi thân thương
Thơ Tình không tuổi vấn vương đời đời.
--------
Quán gió hồ Thiền Quang / Hà Nội 21-9-2017
 
                                   Nguyễn Khôi ( bìa trái)  và Nguyễn Nguyên Bảy tại Hồ Thiền Quang, 21 tháng 9/2017

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

CẶP ĐÔI NGUYỄN NGUYÊN BẢY-LÝ PHƯƠNG LIÊN RA MẮT SÁCH VÀ GẶP BẠN BÈ Ở HÀ NỘI



CẶP ĐÔI NGUYỄN NGUYÊN BẢY-LÝ PHƯƠNG LIÊN RA MẮT SÁCH VÀ GẶP BẠN BÈ Ở HÀ NỘI

Sáng thứ 5, ngày 21 tháng 9, tại nhà hàng Ha le hồ Thiền Quang, đông đảo nhà văn, nhà thơ bạn bè đã đến đây theo lời mời thông báo trên trang trannhuong.com. Anh chị Nguyễn Nguyên Bảy, Lí Phương Liên ra mắt hai tập sách mới : CHÉM GIÓ MUÔN MÀU 3 và VƯỜN 5 NHÀ. Những người thiếu các cuốn sách đã in  trước đây có thể nhận CHÉM GIÓ MUÔN MÀU 1, THƠ VÀ BẠN THƠ...
Nhà thơ Trần Nhương dẫn ngắn gọn về công phu của hai vị Mạnh Thường Quân trong văn chương Việt. TS Nguyễn Văn Đường( Đường Văn) nói về ấn tượng trước công trình đồ sộ làm cho bạn bè của Nguyễn Nguyên Bảy và Lí Phương Liên. Chủ nhân Nguyễn Nguyên Bảy CHÉM GIÓ với mọi người. Bạn bè tặng hoa, ngâm thơ chúc mừng. Và không thể thiếu việc nâng li. Ai rượu thì rượu, ai bia thì bia, không bia thì coca hay  bảy úp (7up).
 Vũ Nho ghi lại một số hình ảnh.

                                     "Thầy" Bảy chém gió

                                            Tặng hoa cho người chủ trì

                                             Nhà thơ MC Trần Nhương