Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023

NGẪM CHÚT THẾ THỜI

 NGẪM CHÚT THẾ THỜI

Trần Trung

nhagiatrantrung

 


1/TỊNH TÂM
Người bảo Ta: ngẩn ngơ phiêu lãng
Kẻ chê Ta: câu chữ cầu kì…
Ta thả lòng,
Giữa thời hiện sinh-Tạp loạn,
Tìm lấy Tịnh-Tâm cho Ta
Trong một chữ TÌNH.


2/CƯỜI TRONG MẮT LỆ
(Thương quí các bạn VănK1 ĐHSPVB-Trong lần hạnh ngộ)
Còn hẹn nhau gặp lại,
Bận lòng chi tóc phai !
Mây trắng-Đường sương phủ
Tình son xưa…Còn dài !
Chặt tay nắm-Lặng im-Lời giã biệt
Thầm tự lòng
Khúc lặng
Với ban mai !
Năm mươi bảy (57) năm xa…
Dồn lại.
Mắt-Cười, bên nhau-
Trong Lệ-Ngọc vắn dài…
( HN,11/9/2023-sau chuyến bạn xưa hội tụ trong chuyến lãng du
Thái Bình và được các bạn TB đón tiếp nồng hậu !)

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2023

CÔ GÁI TẬT NGUYỀN HÁT RU CON

 CÔ GÁI TẬT NGUYỀN HÁT RU CON 

                                                        Tặng T.H

Bành Phương Lan

 banh_phuong_lan

 

“À ru hời… ơ hời ru…

Mẹ thương con có hay chăng

Thương từ khi thai nghén trong lòng…”*

 

Tiếng hát vút lên, nghẹn khán phòng

Cô gái tật nguyền ngồi trên sân khấu

Ru những đứa con không bao giờ được sinh ra

Em hát bằng trái tim đàn bà,

bằng khát khao cả một đời con gái

 

Nước mắt chảy vào trong… tim tôi thắt lại

Cô gái cao chưa bằng cô bé lên mười hát ầu ơ…

Lời ru đan vào những đứa trẻ trong mơ

Đan vào đôi mắt em ngập tràn hạnh phúc

 

Đan vào những con tim đang đau nhức

Em cứ ru… và lũ trẻ lớn dần lên…

Có tiếng sụt sịt cố nén ở phía trên

Cả khán phòng im phăng phắc

 

Người lính già ngồi bên lặng lẽ lau nước mắt

Không ai nỡ phá tan hạnh phúc mong manh

Lời em ru cứa thêm vào nỗi đau chiến tranh…

 

À ru hời… ơ hời ru…

Tiếng hát vượt ra ngoài không gian

                  nâng những chú bồ câu bay lên…

 

             *Lời bài hát “Mẹ yêu con” - Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý

 

Lời bình của Vũ Nho

 

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2023

CHÚNG TÔI LÀ THỢ MỎ QUANG HANH

 CHÚNG TÔI LÀ THỢ MỎ QUANG HANH

              NGUYỄN HÒA BÌNH

nguyen_hoa_binh

 

          “Để nâng cao hệ số an toàn song song với việc nâng cao năng suất lao động cho từng người thợ trên mỗi công đoạn khai thác, tuyển chọn than, công ty chúng tôi luôn hết sức chú trọng đến việc đổi mới thiết bị, áp dụng các quy trình công nghệ khai thác tiên tiến và hiện đại nhất của thế giới đưa vào ứng dụng tại các mỏ của Quang Hanh” – câu trả lời nhẹ nhàng mà cởi mở, chân tình mà sâu sắc, khi anh Dương Sơn Bài – Phó giám đốc công ty than Quang Hanh (thuộc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam) thay mặt lãnh đạo đơn vị trả lời câu hỏi của mấy anh em nhà văn chúng tôi xoay quanh chuyện: trong cái khó chung của ngành than, Quang Hanh đã làm gì để không chỉ tồn tại mà còn từng bước vượt lên; chính là điều khiến tôi đã nghĩ khác những gì tôi từng hình dung về ngành than, về người thợ mỏ hôm nay.

          Thú thực, tôi đã về Quảng Ninh nhiều lần và thậm chí cũng đã viết đôi ba bài về những vùng đất đặc biệt cùng câu chuyện của người Quảng Ninh ở Bình Liêu, Quan Lạn. Đến nỗi, khi viết về Vĩnh Thực, tôi còn liều mạng sửa cả câu ngạn ngữ “Lợn Móng Cái, gái Đầm Hà, gà Tiên Yên, tiền Ba Chẽ, ghẹ Vân Đồn...” thành “Lợn Móng Cái, gái Đầm Hà, gà Vĩnh Thực...”, khiến mấy anh em ở cái hòn đảo giữa trời ấy cứ tin rằng rồi câu chuyện tôi nói về thứ đặc sản không thể chê vào đâu được của Vĩnh Thực, một ngày không xa nữa sẽ làm nên thương hiệu cho hòn đảo nơi tiền tiêu tổ quốc này.

          Cũng bởi thế, trong câu chuyện trao đổi không lấy gì làm nhiều nhặn lắm, tôi cố gắng để ý đến từng chi tiết khi anh Bài cứ dặn đi dặn lại các cán bộ phụ trách từng bộ phận chuyên môn phải thực hiện nghiêm và đủ các quy trình khi vào hầm lò – nơi mà mấy anh em nhà văn chúng tôi đề nghị bằng được anh cũng như Ban giám đốc công ty cố gắng tạo điều kiện để chúng tôi được hiểu rõ và đúng nhất cái khó khăn, vất vả nhưng đầy tự hào của những người thợ mỏ Quảng Ninh.

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2023

VÀI CẢM NGHĨ KHI ĐỌC "THU VÀNG PHỐ CŨ" CỦA HOÀNG XUÂN SƠN

VÀI CẢM NGHĨ KHI ĐỌC

"THU VÀNG PHỐ CŨ"

CỦA HOÀNG XUÂN SƠN

*ng_xun_xuyn

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Tôi biết bài thơ "Thu Vàng Phố Cũ" của nhà thơ Hoàng Xuân Sơn qua chuyên mục giới thiệu thơ hay vào thứ 7 hàng tuần trên facebook cá nhân của Nhà giáo, Dịch giả Nguyễn Đại Hoàng.

Đây là bài thơ thể tự do, viết theo lối truyền thống, với khá nhiều câu thơ đẹp, tinh tế, đã níu người đọc găm bài thơ vào trí nhớ:

THU VÀNG PHỐ CŨ

.

Khi lá rừng phong dần đỏ thắm

Anh nghe hương nồng bách diệp thoảng quanh đây

Ôi những mùa thu rực rỡ xứ người

Anh vẫn nhớ, vẫn mơ mỗi độ thu vàng phố cũ

Nhớ những con đường hoàng hôn tím nhẹ

Áo trắng ai đi dáng đẹp mơ hồ

Gót nhỏ thì thầm, guốc mộc đơn sơ

Như ghi dấu một thời anh mộng tưởng

.

Anh nhớ cả một trời mây thầm lặng

Con sông nằm khuất lấp bóng mù sương

Buổi sáng ra đi chưa có nắng trên đường

Nghe hơi lạnh phả vào hồn thích thú

Anh còn giữ

Xác bướm lồng trang sách cũ

Từng cánh hoa yêu ép vở học trò

Từng buổi tan trường đưa đón vẩn vơ

Theo ai đó mà ngại ngùng thăm hỏi

.

Mùa thu trở về với hồn thơ vụng dại

Ôm mộng thi nhân làm đẹp cho đời

Hè phố gieo mòn những bước đơn côi

Đi thơ thẩn như mây chiều lạc lối

.

Anh muốn hỏi

Một đời người có bao nhiêu lần thay đổi?

Con tầu đi không ghé mãi ga nào

Có đâu ngờ hoa bướm vẫn xôn xao

Trong trí nhớ mùa thu vàng phố cũ

Chiều nay đứng dưới hàng phong rực rỡ

Mà ngỡ rưng rưng mầu huyết phượng năm nào...

*

HOÀNG XUÂN SƠN

Không có chữ THƯƠNG chữ EM nào trong bài thơ nhưng phủ kín bài thơ là hình bóng em với dày đặc kỷ niệm cùng em, cùng mùa thu “rưng rưng” nỗi nhớ. Cách viết này thì nhà thơ nào cũng đã có viết nhưng điều khác biệt (và đặc biệt) ở bài thơ này là thi ảnh thi tứ của THU VÀNG PHỐ CŨ rất đẹp, rất gợi những cảm xúc của riêng Hoàng Xuân Sơn:

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2023

THƠ TRẦN TRỌNG GIÁ

 


BẾN XƯA

Bến xưa chừng rã con đò
Người xưa đâu… để câu hò chơi vơi
Dòng sông vẫn nhớ một người
Nước xuôi về biển, mây trôi phương nào?

Gió buồn ru rặng phi lao
Cô đi cắm lại con sào đợi trông
Nỗi niềm gửi đáy dòng sông
Người đi giá lạnh còn mong một người.

Đêm về lắc thắc mưa rơi
Bên sông lại nhớ dáng ngồi vọng phu
Lục tìm ký ức tâm tư
Đò hoang sào mục hồn như võ vàng…

MƠ ...

Đêm qua mơ thấy em về
Mảnh mai dáng vóc, tóc thề ngang vai

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2023

Nguyễn Một - "Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín": Một tấm lòng sâu nặng với quê hương.

 


Nguyễn Một - "Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín": Một tấm lòng sâu nặng với quê hương.

Tiểu luận phê bình của Nguyễn Văn Thọ
VOV.VN - Ở nhà văn Nguyễn Một có một khao khát hay ước mơ lớn nhất cho đất nước quê hương thống nhất, giang sơn về một mối. Đó cũng là ước nguyện của triệu triệu con người Việt (cũng là của nhân loại) đã được nhà văn khẳng định, huyền thoại hoá bằng văn học...
Lao động hết sức, vượt qua chính mình
Trước Tết Quý Mão, Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn và cuộc sống Trần Đăng Khoa đi phía Nam về, bảo tôi: “Nguyễn Một vừa có cuốn tiểu thuyết mới. Ông xem, nếu tốt, ta trích in trong mục Văn trong số tới”. Tôi liên lạc với nhà văn Nguyễn Một, đề nghị gửi email bản văn dạng PDF. Nhận được văn bản, tôi đọc hết cuốn tiểu thuyết hơn 11 vạn từ, mất hai đêm.
“Bên lở dòng sông là một cuốn tiểu thuyết tốt. Nó đụng đến cả giai đoạn dài chiến tranh ở Việt Nam. Với lối dựng cũng mới ông Khoa ạ”- Tôi báo cáo qua chát facebook mỗi sáng, như dạng trao đổi trực tuyến. "Tốt thế nào?" - Khoa hỏi. “Tiểu thuyết này, Nguyễn Một dùng cách thứ Ba trong kĩ thuật kể. Nhờ thế, cuốn sách y như một camera, khách quan ghi lại những gì nghe được, cảm được qua nhiều tình cảnh và tình thế, của nhiều dạng người trong suốt chiều dài cuộc chiến; cả khi chống Pháp, Nhật kéo tuốt đến tận sau hậu chiến đánh Mỹ. Ông Một tạo hai nhân vật chính. Một chàng tên Sơn gốc nông dân và một nàng tên Diễm dân thành thị theo Đạo Công giáo. Từ quan hệ bản lề này, tác giả tổ chức nhiều tuyến nhân vật phụ khác chạy quanh, tạo nên hệ thống nhân vật như tranh lập thể, đa chiều không gian, để bạn đọc hình dung ra một xã hội phía Nam rất hỗn độn, phức tạp, đau thương… bởi chiến tranh. Bằng kinh nghiệm cá nhân, với tư cách thư kí toà soạn, báo cáo Tổng biên tập Trần Đăng Khoa rằng, nhà văn này, có một có lối ghi chép cấu trúc dựa trên cận sự thật khá tinh tế, nhiều trang rất sinh động” - Tôi trả lời.

NGUYỄN HÒA BÌNH – MỘT TẬP THƠ VÀ MỘT BÀI THƠ

 NGUYỄN HÒA BÌNH – MỘT TẬP THƠ VÀ MỘT BÀI THƠ    

                 nguyen_hoa_binh

NGUYỄN HÒA BÌNH

bui-viet-thang

BÙI VIỆT THẮNG

    Nhà thơ Nguyễn Hòa Bình (sinh 1953 tại Vĩnh Phúc, nhưng sống và làm việc gắn bó nhiều năm với Hà Nội), từng tham gia quân ngũ (1972-1976), từng công tác tại báo An ninh Thủ đô, Hà Nội mới. Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam. Ngoài thơ in chung trong các tuyển tập, anh là chủ nhân của ba tập thơ Tìm về (1998), Hỏi mình (2004) và Lửa than (2018). Tập thơ Lửa than (gồm 54 bài) mới “ra lò” đã nhận được sự đồng cảm của độc giả. Đặc biệt hơn cả, trong tập có bài thơ Có lẽ Quan Sơn, viết nhân chuyến thực tế tại một huyện miền núi Thanh Hóa, đã được trang trọng chọn in vào Sổ tay Đảng viên của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa - Huyện ủy Quan Sơn (Được sửa tiêu đề thành Về với Quan Sơn - Nhà xuất bản Thanh Hóa, 2018). Ngoài những nội dung quan trọng thường thấy của một Sổ tay Đảng viên, bài thơ Về với Quan Sơn được coi như một tài liệu học tập của hơn 3000 đảng viên trong một Đảng bộ lớn. Thiết nghĩ, đó là sự đánh giá cao công tác tư tưởng – văn hóa bằng VHNT, cụ thể hơn là văn chương/ thơ ca.

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2023

2 BÀI THƠ LAN THANH

 


Phan Xi Păng (1)

 

Đỉnh Phan Xi Păng

Chênh vênh trên ba ngàn mét *

Đã như trí tuệ con người!

Tàu hỏa, cáp treo như đang hóa phép

Đưa người lên đỉnh dạo chơi!

 

Cáp treo chạy đua với mây chơi vơi

Mây mờ ảo dở phép thần che mặt

Bằng một trận mưa sối xả tràn qua mắt

Em vẫn tự tin, leo chót vót đỉnh trời!

 

Cột cờ đỏ ghi: Phan Xi Păng 3143 mét – đây rồi!

Thả sức ngắm nhìn gió thổi, mây trôi…

Vô tư, thấy mình nhẹ bẫng!

Niềm tin thắp sáng cuộc đời!

                          Phan Xi Păng, 2 /10/ 2019. 


 

Tình đá với người

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2023

Tục ngữ Đức về Mẹ

 Tục ngữ  Đức về Mẹ


Chuyển ngữ Ts Nguyễn Văn Hoa ( Tháp Dương Bắc Ninh)



Trong tâm thức Người Việt hình ảnh Mẹ rất thiêng liêng, 
Ai cũng thuộc câu: 
" Công cha, nghĩa Mẹ, ơn thầy , 
Một mai không lớn con thời chớ quên". 
Vây tâm thức Đức về Mẹ thế nào ? 
Trong Khuôn khổ chắt lọc ngắn ngủi " cưỡi ngựa xem hoa"
về chủ đề Mẹ, chúng tôi xin phép dẫn chứng ví dụ qua ba ( 03) nguồn tư liệu tiếng Đức :"1/Thơ Gơt  ( gedichte), 2 /Thơ khuyết danh ( unbekannt) và 3 / Tục ngữ. ( sprichtwoerter)
1/ Thơ Gớt & Mẹ
Ví dụ Thi hào Gớt( Johann Wolfgang von Goethe 1749-1832) đã viết thư gửi Mẹ ! 
Nó đã lưu truyền qua nhiều thế kỷ!
Thư gửi Mẹ
Của Gớt - Johann Wolfgang von Goethe 1749-1832
Mặc dù không một thư trao,
 Mặc dù không một lời chào tới nơi 
Lâu con chẳng về Mẹ ơi , 
Món Nợ với Mẹ chẳng rời trong tim
Như tảng đá nặng đã chìm
Thả neo vĩnh viễn im lìm đáy sông
Lũ lụt sóng gió bão giông
Tim con roi quật máu hồng xót xa 
Và sông lại chảy hiền hòa
Im lặng ve vuốt Nắng và Mẹ ơi
Đầu luôn hướng phía mặt trời
Ôi yêu Mẹ mãi chói ngời tim con. 

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2023

LỘC VỪNG



 LỘC VỪNG

TRUYỆN CỦA LƯƠNG KY

 

 

 

Thằng Mậu bước xăm xăm trên đoạn đường xuống suối Cả. Nó tỏ ra thông thạo, không giống như lần trước, lần đó nó phải dò dẫm đi sau lão Quít kiểm lâm viên khu này. Lội qua suối, sang bờ bên kia là chạm ngay cây lộc vừng gốc bạnh xù, rễ tua tủa, cành lá sum suê tán rộng với những chùm hoa nâu đỏ, nâu vàng buông lõng thõng.

Thằng Mậu xoạc chân, hai tay chống nạnh ngắm nghía, liếc dọc, liếc ngang. Nó vòng qua bên trái, lui xuống bên phải, lội hẳn xuống suối...Tất cả chỉ để chuẩn bị phương án làm sao bê được cây lộc vừng cổ thụ ra khỏi nơi này đưa về trồng vào vị trí đẹp trước cái nhà hàng của nó. Thực ra tiền xây cất nhà hàng từ túi của bố nó, nó đứng tên. Thằng Mậu vừa học xong lớp cao đẳng quản trị kinh doanh gì đó, mới đi làm chưa đầy một năm đã đâu mà có đống tiền. Không ngẫu nhiên thằng Mậu biết cây lộc vừng to đẹp còn sót lại ở góc rừng bên suối Cả. Cũng không phải nó tìm tòi tăm tia hay ai đó chỉ trỏ. Chính bố nó, ông Giáp mới là người gieo cho nó cái "quyết tâm " lấy cây lộc vừng này.

...Cây lộc vừng ấy...Vào những năm đầu bảy mươi. Chàng kĩ sư lâm nghiệp Trần Giáp trẻ măng trong bộ quần áo lính bạc mầu, mũ cối, ba lô lộn miết cái xe đạp bết bùn đất từ Lâm trường bộ về đội Suối Cả theo phân công công tác. Lối mòn tới đội vắt qua con suối khá to, nước trong mát. Bờ bên gặp ngay một cây rừng xòe tán, rễ bạnh ra những cái u cái biếu, gần như chắn lối mòn. Ngước nhìn lên, chàng trai nhận ra ngay đó là cây lộc vừng rất đẹp: Lá xanh xen điểm lá màu nâu, màu vàng và những chùm hoa lướt thướt thả xuống...Miệng lẩm bẩm "đẹp không kém cây lộc vừng bên bờ hồ Hoàn Kiếm". Chàng trai treo ba lô vào một nhành cây, bỏ mũ áo, vớ cái khăn tính chuyện rửa ráy mặt mũi chân tay, nhân tiện rửa luôn cái xe đạp. Anh ta kéo từ ba lô ra cái đài bán dẫn Siêng-mao (Trung Quốc) bật lên nghe cho biết lượng giờ. Chàng trai lội ra suối trong tiếng nhạc vui nhộn và giọng ca nam rất khỏe vô tình vọng ra: "Ai bảo rừng xanh là quái ác...Gió núi mưa ngàn xiết bao gian khổ, xiết bao kinh hoàng...". Đầy hứng khởi, chàng trai vốc từng vốc nước vỗ lên mặt..."Rừng ơi, ta đã về đây...Vang lên cuộc đời sáng tươi trong tương lai"...

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2023

HẸN HỘI SAU

 HẸN HỘI SAU

Quang Hoàn
Về miền đất Tổ hôm nay
Thu đang độ đẹp trời mây hiền hoà
Kết giao thi hữu một nhà
Hoạ vần thơ phú mặn mà giao duyên
Khu sinh thái giữa thiên nhiên
Ẩn dòng suối khoáng giữa miền trung du
Chè xanh mướt, cọ xoè ô
Mắt vừa chạm mắt bên bờ sông trong (*)
Hai câu lạc bộ tương phùng
Nhạc thơ hoà quyện ấm lòng thi nhân
Nét duyên đọng chốn hồng trần
Tao nhân mặc khách quây quần bên nhau
Lời thơ như thắm môi trầu
Ánh nhìn thân thiện nghĩa sâu tình nồng
Giọng ngâm vang vọng núi rừng
Lung linh nhạc ảnh, tưng bừng thi ca...
Sao đêm rực dải ngân hà
Trăng non mỉm nụ như là chung vui
Câu thơ xin chẻ làm đôi
Chút quả kỉ niệm hẹn người hội sau...!
(Thanh Thuỷ 19/9/2023)
———
(*)- Khu sinh thái Đảo Ngọc, nơi hẹn gặp của hai trang thơ TNMCT và CLBT NMGBB Phú Thọ.
      Nhà văn Phạm Tâm Dung khai mạc giao lưu.
 

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2023

LỤC BÁT NGUYỄN LÂM CẨN



LỤC BÁT NGUYỄN LÂM CẨN

NẤP SAU BÓNG CHỮ/CHÍNH-TÀ/VÀNG-THAU
Nhà giáo, nhà văn Đinh Thiên Hương
Lục bát là thể thơ thuần Việt, có tự xa xưa. Dù ở đâu đó, cũng lác đác có thể loại tương tự, nhưng lục bát và những biến thể đa dạng của nó, vẫn được xem là “quốc hồn, quốc túy”, làm nên bản sắc và góp phần khẳng định giá trị văn hóa-văn học Việt Nam (xét trên cả phương diện hình thức-thể loại lẫn nội dung-tư tưởng). Vốn là những “phiến đoạn tình cảm” trong ca dao, thể lục bát được ông cha ta làm ra để đáp ứng nhu cầu nhận thức, bộc lộ thái độ và trữ tình. Lục bát xưa tồn tại qua các thể thức: hát, ru, ngâm và nói. Bởi thế, làm thơ lục bát thì dễ, nhưng để có thơ lục bát hay, nhờ lục bát mà thành danh, nhờ thơ lục bát mà đóng được cái“dấu nhật ấn” để đời, thì không hề dễ. Lục bát và những biến thể của nó trong ca dao-dân ca phải có muôn người và trải qua bao đời gọt rũa, tu chỉnh, sàng sảy mới đọng lại được những mảy vàng láp lánh như hôm nay.
Cho nên, với tư cách cá nhân, nhà thơ muốn sáng tác được thơ lục bát hay, thì phải có những bứt phá và nỗ lực rất lớn. Trong những người cầm bút như thế ở thời đương đại, “ông đồ Nghệ” Nguyễn Lâm Cẩn là một trong số không nhiều, có gia tài thơ lục bát đáng nể phục cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhà thơ thành công ở nhiều thể loại, nhưng dường như lục bát mới là phần tâm đắc, máu thịt. Nói không quá, ông đã làm cho thơ lục bát Hải Phòng-thơ lục bát Việt Nam thêm hay. Cái hay ấy trước hết nằm ở chỗ, nhà thơ đã không ngừng mở rộng phạm vi đề tài, dồn nén tư tưởng-cảm xúc, nhiều khi rất mới mẻ và khác lạ, so với thơ lục bát của người cùng thời. Từ khuôn thước cố định 6/8, ông có những bài thơ trữ tình, tự sự, hoặc kết hợp cả hai và ngày càng in đậm cá tính sáng tạo, bản lĩnh nghệ thuật Nguyễn Lâm Cẩn. Trong đó có những thi đề “thì treo giải nhất chi nhường cho ai”.