Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Nhà thơ Nguyễn Khôi góp lời bàn bài thơ CHUNG




ĐÔI LỜI GÓP THÊM CỦA NGUYỄN KHÔI
 VỀ BÀI THƠ “CHUNG
CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
*
CHUNG
- Tặng Quỳnh Hương -

Em có cần anh không?
Nếu cần anh hãy cùng anh chung sống
Gạo nấu chung nồi
Chăn trùm chung gối
Ta chia chung ánh mắt nụ cười...

Đừng ngại em ời...
Giường nhà anh đủ dài, đủ rộng
Chăn nhà anh đủ ấm, đủ nồng
Ta khêu ngọn lửa hồng
Ta nối câu quan họ
Ta bện mây với gió
Kết thành thuyền chơi trăng...

Em sẽ là buồm căng
Anh sẽ là gió lộng
Thuyền trăng mình thơ mộng
Dập dìu giữa biển xanh
Em. Nào, về với anh!
*.
Hà Nội, trưa 25 tháng 04. 2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
LỜI BÌNH của Nguyễn Khôi
Nhân đọc bài ĐẾN VỚI BÀI THƠ “CHUNG” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN của nhà thơ Nguyễn Thanh Lâm, Nguyễn Khôi tôi có đôi lời “góp thêm” về bài thơ “CHUNG” của Đặng Xuân Xuyến.
Bài thơ có 2 câu HAY nhất, đó là "tứ" thơ - là rường cột của bài thơ:
Ta bện mây với gió
Kết thành thuyền chơi trăng
Một "tứ" thơ lạ, một sáng tạo độc đáo. Nó thơ mộng nhưng cũng thầm bảo: đằng sau cái thơ mộng là biển khổ cuộc đời đấy, có dám chung lưng đấu cật "Vượt biển" thì hãy về với anh? 
                                                        Nhà thơ Nguyễn Khôi

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Ba lần Hà Nội




BA LẦN - HÀ NỘI



                                  Vũ Công Hoan



                                                            1960



                                              Như nai con ngơ ngác

                                              Giữa Nghi Tàm biếc xanh

                                              Lên Thủ Đô học chữ

                                              Mở đầu cuộc mưu sinh.



                                              Gã nhà quê vụng dại

                                              Chốn phồn hoa thị thành

                                              Biết thế nào là nhục

                                              Biết thế nào là vinh.



                                              Ôi những ngày đói góp

                                              Ôi những đêm đau đầu

                                              Tháng vài đồng học bổng

                                              Dép rọ, quần áo nâu....



                                                      1981 - 1991



                                               May mắn về nguyên vẹn

                                               Qua hai cuộc chiến tranh

                                               Đồng hương và đồng nghiệp

                                               Kẻ mất, người thương binh....



                                               Có ngờ đâu lần nữa

                                               Lại về với Ba Đình

                                           Mười năm C  mười bốn(cục địch vậnTCTT)

                                               Ra vào ba cổng thành.



                                               Sống lầu son gác tía

                                               Nhớ phên nứa giữa rừng

                                               Vắt chui vào trong tất

                                               Hút máu sưng tấy chân.



                                         
                                        Nhà văn Vũ Công Hoan

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

PHÂN BIỆT THƠ VÀ VĂN VẦN




PHÂN BIỆT THƠ VÀ VĂN VẦN
NGUYỄN VŨ TIỀM-(Trả lời phỏng vấn của Báo Giáo dục & Thời đại).Tôi gọi văn vần là chỉ chung những bài “giống như thơ” nhưng gần với ca dao, hò vè, tấu, diễn ca hơn là thơ. (Ca dao, hò vè, tấu, diễn ca… là những thể loại văn học mà đa phần có nguồn gốc từ thời chưa có văn học viết).
Phóng viên (PV): Thưa nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm, trong cuốn “Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam” xuất bản năm 2000 và sau đó tái bản nhiều lần, ông có nêu tiêu chí của thơ là: -Xúc cảm khác thường -Suy nghĩ khác thường -Cách nói khác thường. Gọi tắt là X-S-C. Qua hơn mười năm, hiện nay phong trào sáng tác thơ phát triển rất đông đảo, tiêu chí “khác thường” này có còn phù hợp không?

Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm (NVT): Khi đọc cuốn sách Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam, Giáo sư Hoàng Như Mai viết bài đăng báo Văn Nghệ, Hội Nhà Văn Việt Nam, có biểu dương bài đề dẫn của tôi trong cuốn sách ấy, trong đó có tiêu chí về thơ mà bạn vừa nói đến, tất nhiên là từ “khác thường” hiểu THEO CHIỀU MỸ CẢM. Tôi nghĩ, dù thời gian trôi đi, tiêu chí ấy vẫn nguyên giá trị.

PV: Nhưng nhiều tập thơ (nhất là ở các địa phương) được in ra nhìn chung là có sao viết vậy, hình ảnh câu chữ rất “bình thường”, tiêu chí “khác thường” sao còn phù hợp nữa?
NVT: Nếu một bài thơ mà “có sao viết vậy” thì là văn vần chứ không phải thơ, nó chỉ giống như thơ mà thôi.

PV: Ông có thể cho bạn đọc biết rõ hơn về sự khác nhau giữa thơ và văn vần?
NVT: Tôi gọi văn vần là chỉ chung những bài “giống như thơ” nhưng gần với ca dao, hò vè, tấu, diễn ca hơn là thơ. (Ca dao, hò vè, tấu, diễn ca… là những thể loại văn học mà đa phần có nguồn gốc từ thời chưa có văn học viết).
Nhưng thế nào là thơ? Hầu như mỗi người làm thơ đều có tiêu chí riêng, định nghĩa riêng, tìm câu trả lời chung là rất khó. Vì thế, xin nêu ví dụ phân biệt thơ và văn vần.
Hai câu thơ quen thuộc và rất hay của nhà thơ Chế Lan Viên:
“Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt
Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm”
Gié lúa và cây gỗ là thứ vô tri, nó đâu biết mơ ước đến những điều cao siêu ấy, mà chính là cảm xúc, ý tưởng của nhà thơ về chúng mà thôi. Ở hai câu này nhà thơ dùng thủ pháp nghệ thuật nhân cách hóa.
Nếu làm văn vần chỉ cần viết:
“Lúa vàng hạt mẩy đồng ta
Trầm hương gỗ quý, bao la trên rừng”
Văn vần thường tả chân, phản ánh trực tiếp sự vật, phù hợp với đề tài người thật việc thật.
Nhà thơ Trương Nam Hương có hai câu thơ về uống rượu với bạn:
“Nâng ly bạn dốc trời xanh cạn
Quơ đũa khà say gắp tiếng chim”
Nếu là văn vần chỉ cần viết như bữa rượu bình thường:
Nâng ly bạn dốc vài hơi cạn
Quơ đũa khà say gắp thịt bò (hoặc thịt gà...).

CHỜ...





CHỜ...

“Tôi nghe” “Chuyện của gã khờ”
“Nhủ lòng” đời chẳng như “Mơ”
Thôi kệ “Chàng lùn nể vợ”
“Ngược dòng” về cõi “Ngu ngơ”.

 “Đêm” nay “Người ơi... người ở”
 “Thức” chờ “Tiệc rượu trong mơ”
 “Tiếng khèn” nối dài nỗi “Nhớ”
 “Người thơ” “Khờ” đến bao giờ?
-------
(“...”): tên các bài thơ, truyện ngắn của Đặng Xuân Xuyến
*
Hà Nội, chiều 17 tháng 07.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN



Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

Trao đổi về bài " Đồng dao cho người lớn" ( tiếp theo)



vunhonb.blogspot.com    Sau khi đăng bài "Thảo luận về Đồng dao cho người lớn" của Nguyễn Trọng Tạo, có 6 lời bình ( 18 tháng 7 năm 2018), tác giả Phạm Đức Nhì viết một bài trao đổi lại. Vì bài  quá dài nên không thể đăng vào mục bình luận. Chúng tôi giới thiệu bài viết này. Cám ơn tác giả Phạm Đức Nhì đã thẳng thắn trao đổi.



Kính bác Vũ Nho, 



Phần trả lời của tôi dài quá, khó đưa vào chỗ bình luận. 



Nhờ bác đưa thẳng vào bài. 



Cám ơn bác. 



PĐNhì





Phm Đc Nhì



Mt Vài Tra Cu V Đc Tính Ca Vè



Đ nói có sách, mach có chng, tôi đã vào mt s trang Web Văn Hc và ghi li my nhn xét v đc tính ca vè như sau đây:



1/ Theo Đi Nam Quc Âm T V, vè là chuyn khen chê có ca vn.



2/ Nhng người đt vè, b vè, nói vè phn nhiu thuc tng lp dưới trong xã hi.            




3/ Vè mang tính thi s, các s kin trong quá kh ít được vè quan tâm. Vè xut hin tc thi, nm bt nhy bén s vic, s kin, ghi nhanh, ri truyn đi đ gây dư lun.




4/ Vè xut hin nhm đáp ng s phn ánh tc thi mt s vic, s kin, ngôn ng vè mc mc, đơn gin, không trau chut, gt dũa, phn ln các bài vè li có vn mnh ngn ngi.




5/ Phn ln các bài vè li có vn mnh ngn ngi, thi gian cn thiết đ đt ti mt hình thc hoàn chnh, trau chut ít có được.




Kết hp li cho d hiu, nhng người nghiên cu v vè, viết v vè có nhng nhn xét sau đây:



1/ Nhng người đt vè, b vè, nói vè phn nhiu thuc tng lp dưới trong xã hi.



Vì là tng lp dưới ca xã hi nên tác gi ca vè v kiến thc và “tay ngh” văn chương thường non nt nếu so sánh vi các thi sĩ làm thơ. cái thi vè phát sinh và sau đó là phát trin, thi sĩ làm thơ phn nhiu thuc gii khoa bng, thành đt trên đường hc vn. Hoc nếu ln đn bước đường thi c thì cũng là nhng Ông Đ làu thông kinh s, nm vng quy lut sáng tác các th loi kinh nghĩa, chiếu, biu, phú, văn sách … và đc bit là các loi thơ.