Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

CHÙM THƠ NHẬT BẢN

 

CHÙM THƠ NHẬT BẢN Sửa

Thơ: Yosano Akiko

Dịch và giới thiệu: Chu Thu Phương



                                                         dịch giả CHU THU PHƯƠNG

 

やは肌の

あつき血汐に

ふれも見で

さびしからずや

道を説く君

 

Làn da mềm dịu đây

Thủy triều máu nóng dâng đến vậy

Anh cũng đâu chạm tới

Lẽ nào chẳng cô đơn lắm sao

Mà anh chỉ mãi nói về Đạo

 

たまくらに

鬢のひとすち

きれし音を

小琴と聞きし

春の夜の夢

30.

 

Lấy tay anh làm gối

Làn tóc mềm đứt tung từng sợi

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

CUỘC ĐỐI THOẠI TRÊN XE CA

 CUỘC ĐỐI THOẠI TRÊN XE CA

 

                                                    Lâm Vĩnh Luyện

                                                    VŨ CÔNG HOAN  dịch



                                                       Cố dịch giả VŨ CÔNG HOAN

 

Một chiếc xe ca vừa đỗ, hai cửa phía trước và phía sau cùng mở ra trong một lúc, một người đàn ông đứng tuổi tên

là Lý Tiểu Đạo bước lên từ cửa trước. Một người đàn ông đứng tuổi khác tên là Phương Đại Lộ bước lên từ cửa sau.Khi họ cùng ngồi xuống một dãy ghế, hai người nhận ra nhau.Mấy năm trước hai người cùng ở một đơn vị, cùng một ngành. Bởi cùng tranh một chức vị, họ tranh nổi đấu chìm, kẻ nọ nói xấu người kia. Lý Tiểu Đạo nói với Tổng giám đốc rằng Phương Đại Lộ không tốt. Phương Đại Lộ nói với Chủ tịch Hội đồng quản trị rằng Lý Tiểu Đạo xấu xa.Thế là  Công ty cho cả hai  nghỉ việc.

Hôm nay hai người gặp nhau trên xe ca, kẻ thù trông thấy nhau, đầu tiên nét mặt hằm hằm, mắt đỏ hoe, sau đó có vẻ bất ngờ, hơi  ngường ngượng, sau đó nữa  họ nói chuyện với nhau như bạn cũ lâu ngày gặp lại.

Lý Tiểu Đạo nói, lâu lắm không gặp.

Phương Đại Lộ đáp, lâu lắm không gặp.

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2023

CHÙM THƠ CẦN VŨ

 

CHÙM THƠ CẦN VŨ Sửa



                                               NHÀ THƠ CẦN VŨ

NỤ ĐÀO PHAI

 

Va len tin buồn, vắng bóng ai

Xuân tàn, mai lụi, nụ đào phai

Lất phất mưa bay vờn song cửa

Khóm trúc lao xao, gió thở dài.

 

Hay chăng định mệnh đã an bài

Chẳng còn rực rỡ nắng ban mai

Còn đâu hơi ấm ngày xuân ấy

Sầu đọng, canh khuya nặng gót hài.

 

Hà Nội, 14/02/2020.

 


TỎ TÌNH

 

Miệng rằng, nhờ chiếc gương soi

Làm cây cầu nối, ngỏ lời cùng em.

Dáng em quen thật là quen

Long lanh ánh mắt, dịu hiền, dễ thương.

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2023

ĐỌC TUYỂN TẬP THƠ CỦA MỘT SĨ PHU BẮC HÀ

 



 ĐỌC TUYỂN TẬP THƠ CỦA MỘT SĨ PHU BẮC HÀ (bài đầy đủ)

 Sau khi đọc hết Tuyển tập thơ Trần Mạnh Hảo, tôi chợt nhớ đến cụm từ đã lâu rồi vắng bóng trên văn đàn. Nay nó bỗng lại hiện ra như một nối kết lịch sử vừa có cái ngẫu nhiên, vừa có cái tất nhiên. Trước khi có đôi lời bàn luận về thơ Trần Mạnh Hảo, cảm xúc trong tôi về anh là cảm xúc nghĩ về một “người hùng”, một trí thức, một văn nhân luôn đau đáu nỗi niềm của một kẻ sĩ với từng bước đi gian nan của dân tộc, của đất nước mà suốt đời anh yêu đến như muốn “băng hoại cả đời mình”.

ĐỌC TUYỂN TẬP THƠ CỦA MỘT SĨ PHU BẮC HÀ  (bài đầy đủ)

                                   Hữu Đạt

          Sau khi đọc hết Tuyển tập thơ Trần Mạnh Hảo, tôi chợt nhớ đến cụm từ đã lâu rồi vắng bóng trên văn đàn. Nay nó bỗng lại hiện ra như một nối kết lịch sử vừa có cái ngẫu nhiên, vừa có cái tất nhiên. Trước khi có đôi lời bàn luận về thơ Trần Mạnh Hảo, cảm xúc trong tôi về anh là cảm xúc nghĩ về một “người hùng”, một trí thức, một văn nhân luôn đau đáu nỗi niềm của một kẻ sĩ với từng bước đi gian nan của dân tộc, của đất nước mà suốt đời anh yêu đến như muốn “băng hoại cả đời mình”.




           Cách đây khoảng hai mươi lăm, hai sáu năm, hai sáu năm về trước, tôi là người đầu tiên viết bài về trường ca Đất nước hình tia chớp của Trần Mạnh Hảo (do Nxb QĐND ấn hành). Khi đó Trần Mạnh Hảo chưa thật nổi danh. Bài viết này nhà văn Dương Duy Ngữ rất thích nên đã gửi cho báo Văn nghệ. Khi báo đăng, có người nói, bài viết hay nhưng hơi “bốc thơm” Trần Mạnh Hảo. Ý kiến đó muốn phản biện nhận xét của tôi “Thơ Trần Mạnh Hảo giàu chất triết luận” và “có phong cách riêng”. Họ bảo: “làm gì đã đạt tới triết luận?”. Nhưng tôi vẫn bảo lưu ý kiến đó. Năm 2021, khi xuất bản cuốn Phê bình phong cách học có tên “Từ văn học kháng chiến đến văn học Đổi mới” tôi vẫn xếp bài này ở cuối phần “Văn học kháng chiến” theo tiêu chí riêng mà tôi quen gọi là: từ góc nhìn phong cách học. Đó là môn học tôi từng gắn bó cả đời mình và đã viết một số giáo trình giảng dạy ở bậc đại học. Lúc bản thảo mới hoàn thành, cũng có ý kiến không đồng tình đưa bài này vào tập sách (vì một lý do nào đó?), nhưng tôi nói tôi chỉ rút bài này ra khi có văn bản chính thức nói rằng, bài này cần phải loại. Nhì nhằng rồi cuối cùng khi sách ra, bài viết về Đất nước hình tia chớp vẫn nghiễm nhiên là bài nối kết của hai giai đoạn văn học sử. Tất nhiên, đó là theo hệ thống của chúng tôi, còn theo hệ thống khác thì có thể vị trí đó lại là của tác giả khác (đó là  hệ thống lập luận riêng của mỗi nhà nghiên cứu!).

BAO DUNG

 BAO DUNG

             Truyện ngắn của PHẠM KHẮC MÃ

Giọng vị nữ Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa dõng dạc: Bị cáo cho Hội đồng xét xử biết họ và tên?

Đứng trước bục xét xử là nột người đàn ông khắc khổ dáng cao khoảng 1,7 mét, da nhăn nheo, tóc bạc trong trang phục phạm nhân:

-    Thưa quý tòa! bị cáo là Trần Văn Doanh.

-    Ngoài tên Doanh bị có còn có tên gọi nào khác không?

-    Thưa quý tòa! Tên khai sinh của bị cáo là Doanh, vì bỏ trốn nên bị cáo lấy tên là Minh, mọi người gọi là Minh ạ.

-    Khi bị cáo lấy tên là Minh thì họ của bị cáo khai tế nào?

-    Thưa quý tòa! Chẳng có việc gì liên quan để bị cáo khai cả họ và tên ạ. Mọi người chỉ gọi bị cáo là “Minh cao kều” thôi ạ.

-    Ngày tháng năm sinh của bị cáo?

-    Bị cáo sinh ngày mùng hai, tháng tám năm 1963

-    Quê quán của bị cáo

-    Quê của bị cáo: xã Thái Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

-    Hộ khẩu thường trú của bị cáo?

-    Bị cáo thường trú tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh  Cà Mau.

-    Bị cáo can tội gì? Và bị bắt ở đâu?

-    Bại cáo can tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và vị bắt tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh  Cà Mau ạ.

Sau phần khai báo nhân thân của bị cáo, đến phần đại diện Viện khiểm sát đọc bản cáo trạng; Hội trường bỗng có nhiều tiếng xì xào về ba địa danh mà cáo trạng nêu: người phạm tội quê hương tại Thái Bình, phạm tội năm 1993 tại Thái Nguyên, bị bắt tháng 3 năm 2017 (sau 24 năm) tại Cà Mau.

Sau những thủ tục cần thiết tại phiên tòa, giọng vị Thẩm phán chậm rãi và dứt khoát:

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023

CHÙM THƠ BÙI THU NGA

 


CHÙM THƠ BÙI THU NGA Sửa

XA XÔI

Đêm chợt nhớ bóng yêu thương một thuở
Nghe âm vang hớn hở trái tim mình
Rạng rỡ nụ cười, e ấp môi xinh
Hồn nhiên sống lung linh duyên dáng

Ngào ngạt hương thơm trong làn gió thoảng
Lãng đãng áng mây bay
Tuổi trẻ hồn nhiên vui sống mỗi ngày
Bao kỷ niệm đắm say vô tận

Đời vui vẻ chân tình lãng mạn
Khi trở về em vương vấn chờ mong
Vòng tay yêu làm ấm áp đôi lòng
Đêm êm ả hồn trôi theo giấc mộng

 

MÃI YÊU NGƯỜI

Hỏi lòng tình vẫn chưa nguôi
Hồn còn xao xuyến nhớ người vì đâu?

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2023

CHÙM THƠ CẦN VŨ

 CHÙM THƠ CẦN VŨ



HƯƠNG BƯỞI SANG SÔNG

 

Gió bâng khuâng, níu bay tà áo cưới

Thuyền bồng bềnh đưa hương bưởi sang sông

Tôi thẫn thờ bên bờ vắng dõi trông

Thuyền xuôi bến, tóc em cài hoa trắng.

 

Em sang ngang, để lại miền hoang vắng

Bến sông buồn, thầm lặng một mình tôi

Em theo người về nơi ấy xa xôi

Còn nhớ chăng, tháng ba, mùa hoa bưởi.

 

Nhớ khi xưa, chút hương thầm trao gửi

Em thẹn thùng, e ấp cánh hoa xinh

Má ửng hồng trong nắng sớm bình minh

Chùm hoa trắng nói giùm tôi nỗi nhớ.

 

Tháng năm qua, kỷ niệm còn một thuở

Sao em đành, sao em nỡ vội quên

Sợi tơ hồng ai cắt, đứt đường duyên

Còn day dứt trong tôi-

mùi hương bưởi.

 

Hà Nội, tháng 3/2020.

 

 

CHIẾC BÓNG

 

Chân bước theo chân, bóng đổ dài

Đường trần hiu quạnh, một mình ai

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2023

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều ‘chưa bao giờ làm việc gì mà bỏ nửa chừng’

 

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều ‘chưa bao giờ làm việc gì mà bỏ nửa chừng’

Vanvn- Với nhà văn Trần Thị Trường, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều không chỉ là người tài năng mà trước hết là một người tử tế, có tình, trọng chữ tín.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Ảnh: Việt Linh.

Cách đây hơn 30 năm, một lần cánh văn báo đàn bà con gái, thời chưa Internet, chưa mải miết chít chát tán dóc qua mạng, rủ nhau cà phê dưới bóng lá trong quán nước 15 Hồ Xuân Hương, thì Nguyễn Quang Thiều bước vào. Lần đầu tôi gặp Thiều. Té ra, hắn chẳng đẹp trai cao lớn như tôi hình dung sau những câu thơ trong Ngôi nhà tuổi mười bảy, Sự mất ngủ của lửa  Những người đàn bà gánh nước sông. […].

Cả nhóm đàn bà con gái lúc ấy vui hẳn lên, dành một cái ghế, mời hắn ngồi. Cái bàn khá rộng, tôi đối diện hắn. Trò chuyện sôi nổi một hồi, có cơn gió nhẹ ngang qua làm rơi chiếc lá trước mặt cô gái trẻ nhất và xinh nhất đám. Hắn cười cười, “Kìa em, hãy nhận một bức thiên thư đi em”.

Câu tán tỉnh ấy làm tôi bỗng thấy hắn đẹp và nam tính hẳn lên. […]

Thơ hay họa?

Sau 20 năm. Vâng, kể từ cái ngày có chiếc lá rơi ấy, mới có dịp gặp lại và trò chuyện với hắn. Độ dài thời gian đã mang về cho hắn đủ những giải thưởng: Giải Hội nhà Văn Việt Nam năm 1993, Giải A cho tập thơ Sự mất ngủ của lửa, và hơn 20 giải thưởng văn học khác trong và ngoài nước, những chức vụ, tài sản và tiện nghi…

Sự “đa dạng” của ngôn ngữ – húy ngữ

 


Sự “đa dạng” của ngôn ngữ – húy ngữ

Kỳ Thanh

Nhà ngôn ngữ học đầu tiên (của nước ta) Phạm Quỳnh đã nói: “…tiếng Việt có sức sống vô cùng lớn, vì có thể mượn từ ngoại lai để làm giàu kho từ ngữ của mình. Nhờ mượn chữ Tàu (từ Hán Việt) mà tiếng Việt mỗi ngày một giàu thêm; mượn chữ Tàu thì mượn bao nhiêu cũng có thể tiêu hoá được… không kể ngày nay đôi khi có thể mượn thêm chữ Tây nữa…. khi du nhập nước ta cũng được người Việt tiếp nhận, sử dụng toàn bộ….”

Theo chiều dài của lịch sử, dân Việt đã hấp thụ những tinh hoa của nền văn minh Trung Hoa, được phản ánh (phần nào) qua từ Hán Việt (chữ Hán – tượng hình). Sau đó tiếp nhận thêm nét tinh túy, hiện đại của mẫu tự La Tinh (Phương Tây), mà hình thành nên chữ Việt. Chữ Việt là sự kết hợp nhuần nhuyễn: tư tưởng và khoa học thuộc hai nền văn minh Đông và Tây, cộng thêm sự sáng tạo, linh động của Ông Cha ta, đã làm phong phú, đa dạng, tiện dụng và ngày càng hoàn chỉnh cho ngôn ngữ Việt.

Hơn trăm năm Trịnh – Nguyễn phân tranh, chia đôi đất nước với Đàng Trong và Đàng Ngoài. Gần trăm năm dưới thời thực dân Pháp, đất nước bị chia ba: Bắc Trung Nam, tác hại làm cho ba miền có ít nhiều điều chưa hiểu nhau. Rồi từ 1954 đến 1975 đất nước lại bị chia đôi, cho nên sự khác biệt về nhiều mặt lại gia tăng hơn nữa.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023

TRI CỐ-BẠN BẦY

 TRI CỐ-BẠN BẦY

Trần Quê
TRÀN TRUNG - TRẦN QUÊ

( Gửi cho Vũ-Bạn học xưa !)
Từ Quê nghèo Gia Viễn,
Bạn lập nghiệp Thăng Long.
Dạy học và viết văn, cồn cào như sóng...
Phó giáo sư-Tiến sỹ,
Ngổn ngang những công trình !
Văn bung xổ, ngàn ngàn lời tâm huyết
Đầu sách bộn bời, gọi mãi nhau ra...
Tiếng tăm bạn vang lừng đất cũ !
Bạn mắc chứng nói nhiều khi gặp tâm giao
Quên tất cả khi người nghe cất tiếng !
Tiếng tăm nổi, rồi cũng về với đất !
Con gió vô tình, vờn mộ chí chiều nao !
Chỉ còn đọng ân tình-bạn cũ!
Chỉ quí thương-Tri cố-Bạn bầy...
( HN, 20/2/2023, chợt nhớ thương bạn cũ !)















NHỮNG CÂU NÓI...KINH HOÀNG

 Ba câu nói của bệnh viện 

1, Bệnh này của ông rất nghiêm trọng.

2, Tuy nhiên vẫn có thể chữa được.

3, Chỉ có điều cần phải tốn rất nhiều tiền.

 

Ba câu nói của ngân hàng khiến bạn “đã rét vì tuyết lại cóng vì sương”

1, Chúng tôi thật sự rất thông cảm cho anh.

2, Nhưng quy định chính là như vậy.

3, Không trả xong nợ thì phải tịch thu nhà. 


Ba câu nói của chuyên gia mang đến than hồng trong ngày giá rét cho bạn

1, Bác sĩ tốt nhất chính là bản thân mình.

2, Bệnh viện tốt nhất chính là nhà bếp.

3, Liều thuốc tốt nhất chính là món ăn.

 

Trên thế giới giường gì đắt đỏ nhất?

Là giường bệnh!

Tiếng xe cấp cứu vang lên, một năm làm lụng chăn nuôi coi như mất trắng.

Một lần nằm viện, ba năm tiền lương mất sạch.

HOA MAI MỘT NÀNG THƠ MỘT ĐỜI MƠ

 

HOA MAI MỘT NÀNG THƠ MỘT ĐỜI MƠ Sửa

ĐẶNG QUẾ ANH

Đọc MỘNG của Hoa Mai không hiểu sao tôi nhớ đến GIẤC MỘNG ĐÊM HÈ của nhà soạn kịch người Anh William Shakespeare.
Giữa cuộc sống bộn bề này, nếu có môt giấc mộng đẹp đến giữa ban ngày thì âu cũng là món quà Thượng đế ban tặng. Có ai cấm được giấc mơ? MỘNG đã dẫn dắt người đọc vào thế giới kỳ ảo , trong đó trí tưởng tượng của nhà thơ tự do bay bổng môt  cách diệu kỳ:
Tôi đọc đi đọc lại câu thơ đầu:
"Người có sưởi ấm được trái tim lạnh lẽo của em."
 Đây không phải là  một câu hỏi mà là một câu khẳng định sự thật.Một trái tim lạnh lẽo có ai đó sưởi ấm chăng? Tôi thầm nghĩ.
Hình ảnh ẩn dụ với ước vọng xa xôi:
"Dấy lên con sóng 
Lưu hình bóng người trong mắt? "
Lại là mơ với câu hỏi, tưởng rằng đã qua đi lạnh lẽo nhưng vẫn chỉ là huyễn mộng. Giữa mơ và  thưc đan xen trong hồi ức :
"Dẫu một thời  khốn khổ lênh đênh vì tình yêu
Em mặc thế gian đến rồi đi."

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2023

RƯNG RƯNG NHỚ TẾT

 RƯNG RƯNG NHỚ TẾT

 

              TẢN VĂN CỦA VŨ THIỆN KHÁI

 



                                                         NHÀ VĂN VŨ THIỆN KHÁI

 


      Tôi tuổi Nhâm Ngọ, được ăn cái Tết Quí Tỵ này đã lên bẩy mươi hai rồi. Xa quê gần hết đời người, chính thức làm dân Tây Ninh đã hơn ba chục năm liên tục. Trước đó do công việc, vài ba năm sống ở một nơi, ăn vài ba cái Tết rồi lại chuyển đi nơi khác. Mỗi nơi biết thêm một phong tục Tết đặc sắc. Riêng ở miền Nam, do chỉ ở loanh quanh phố phường, ba ngày Tết thường dắt díu nhau đi du lịch, nhà nào thân tình lắm mới đến chúc tụng cho phải lệ, nên phong tục Tết trong này chỉ biết sơ sơ gọi là. Nhưng những cái Tết ở quê hương ngoài Bắc, dầu đã xa lắc xa lơ, ký ức tôi vẫn đầy ắp bao nhiêu kỷ niệm đậm sắc tươi mầu. Càng có tuổi càng rưng rưng nhớ thương đến nao lòng. Những đêm ba mươi, những sáng mồng Tết mỗi năm, tay run run đốt ba nén hương trầm, kính cẩn rì rầm khấn vái trước bàn thờ Tiên Tổ, mà lòng lơ lửng đâu đâu tận quê nhà tít tắp.

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2023

CHÙM THƠ ĐẶNG KHÁNH CƯỜNG

Đặng Khánh Cường

 

Tìm chồng

 

Trải qua bốn chục mùa đông

Tay cào nát cỏ, mà không thấy người

Ngước trông Thành Cổ, nghẹn lời

Sông Thạch Hãn, vẫn lở bồi phận sông!

Bao giờ mới điểm danh xong

Những mảnh xương vụn vùi trong đất này?

Trải chăn, trải chiếu ra đây

Nằm cùng với đá, với cây một thời

Con đom đóm chớp ngang trời

Phải anh thì nói một lời đi anh!

Từ trong rêu cỏ Cổ Thành

Vọng ra nhịp bước quân hành, thực hư…

Sương khuya rụng buốt tâm tư

Rì rầm tiếng lá, nghe như tiếng người.

 

 

Lời nhắn tin

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2023

LẠI BÀN VỀ TRUYỆN KIỀU

 


ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI NGHIÊN CỨU LẠI

VỀ TRUYỆN KIỀU VÀ...

Tác giả: Nhà thơ Đỗ Trung Lai

I. Ta hãy giả sử, Nguyễn Du chỉ làm thơ chữ Hán!

Thơ chữ Hán của Nguyễn Du cũng được văn nhân đánh giá cao, nhưng dân ta không mấy ai biết tới, vì họ không đọc được! Sau này, thơ chữ Hán ấy dù có được diễn Nôm hay chuyển quốc ngữ, thì căn bản cũng vẫn chỉ được lưu hành trong giới “có học” mà thôi. Và, ngay cả khi đó, thơ chữ Hán của cụ vẫn sẽ còn bị soi xét, so bì với thơ Đường - Tống và với thơ của các nhà thơ chữ Hán khác ở chính nước ta.
Nhưng khi đã “Xem Nôm Thúy Kiều” thì từ các bậc Hán học “danh gia vọng tộc”, các “đại thụ” trong làng thơ Nôm, cho đến dân chúng, đều thích thú, thán phục, ngưỡng mộ, say mê, thậm chí là… “nghiện”!
Không chỉ thế, còn có hẳn một khu vực “Văn hóa Truyện Kiều” ở ta:
- Chốn bác học, đó là những nhà “Kiều học”, là “Từ điển Truyện Kiều”, là “Vịnh- Tập- Lẩy Kiều”.
(Ta đã biết Chu Mạnh Trinh từng cho thi Vịnh Kiều và mời Nguyễn Khuyến làm chủ khảo, để Nguyễn Khuyến “Vịnh” móc rằng: “Thằng bán tơ kia giở giói ra- Làm cho bận đến cụ Viên già!”) v.v...
- Chốn dân gian, đó là “Bói Kiều”, thi đọc Kiều xuôi- ngược v.v...
Trong văn chương Tiếng Việt, không có hiện tượng thứ hai nào như vậy!
Tại sao thế?
Ấy là vì, “với Truyện Kiều, Nguyễn Du là người đầu tiên và duy nhất, đã “lập tức” đưa Tiếng Việt lên đến đỉnh cao của nghệ thuật ngôn từ- nghệ thuật văn chương- và cũng “lập tức” làm cho nó trở thành cổ điển - kinh điển”!
Nguyễn Du với Tiếng Việt như là Pu- xkin với Tiếng Nga, như là Gớt với Tiếng Đức, như là Đăng- tê với Tiếng Ý, như là Xếch- xpia với Tiếng Anh… vậy! Và Nguyễn Du với văn hóa Việt Nam, cũng giống như là Hô- me đối với văn hóa Địa Trung Hải vậy!

II. Chúng ta đã biết rằng:

CÂU CHUYỆN KHÔNG VUI

 


CÂU CHUYỆN KHÔNG VUI

                   VŨ NHO

Ngày 9 tháng Giêng Quý Mão 2023, nhóm đến chơi nhà bác Vũ Quần Phương. T.S. Trần Đăng Thao làm thơ chữ Hán đọc Hán Việt như lục bát tặng nhà thơ Vũ Quần Phương. Nhà thơ Chử Thu Hằng đưa lên trang:

BC HÀ DANH SĨ

Huynh ông - Danh sĩ Bc Hà

Thi lâm đại th

Vũ Gia k tài

Thn long độc vãng trn ai

Thong dong Tam Đảo, Thiên Thai, Ngũ H

Anh Lí Nguyn Minh vào ngay  bình rng “ huynh ông” là ông anh ca nhà thơ Vũ Quần Phương, không lẽ. Nếu là nhà thơ Vũ Quần Phương thì “bất ổn” vì rằng cả hai từ đều là từ nhân xưng(!).

Trời!

Tôi chúa ghét những người học vấn không bao nhiêu lại hay bắt bẻ, dạy dỗ ra vẻ…

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2023

CHÙM THƠ TRẦN TRỌNG GIÁ



 Trần Trọng Giá

 

Nhớ Hoàng Nhuận Cầm

 

Mãi xa rồi đấy Cầm ơi!

Người như giọt nước đã rơi về nguồn

 

Vạt rừng cỏ cháy khói tuôn

Bao nhiêu mây trắng cứ buồn vào nhau

 

Đêm thơ còn lại nỗi đau

Và xin cỏ cứ một mầu mãi xanh

 

Chén này uống đến tàn canh

Cẩm ơi! Bạn ở trời xanh thế nào?

 

Rót đi cho cạn trăng sao

Một tôi với bóng Cầm vào rồi đi

 

Mai sau dẫu chẳng là gì

Vẫn còn ”xúc xắc”… bởi vì nhớ nhau

 

Cầm ơi còn có nỗi đau

Cho tôi giữ hộ ngày sau lên trời

 

Cầm đi lặng lẽ không lời

Mỏng manh sương khói một thời chưa xa…

Hà Nội, 20/4/2021

 

 

Mong đồng đội thứ tha!

 

- Tưởng nhớ các liệt sĩ đồng đội tôi

đã hy sinh trên sông Thạch Hãn