Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

VĂN CAO-VÔ VÀN





VĂN CAO-VÔ VÀN
                    TRẦN TRUNG
“Và đôi mắt em
Hai giếng nước” *
Với Nhạc sĩ-Thi nhân
Thời gian
           Vô thủy
                 Vô chung
                         Vô tận...
Chỉ
   Đôi-Mắt-Tình
Là muôn thủơ Đầy-Xanh.
             &&&
  Văn Cao phóng bút-vung đàn
Tìm không tận về “Suối mơ” **
Tìm chàng “Trương Chi” ***
             Mà xót, mà thương chàng Trương
                                  “cắm sào đợi nước”...
Thương sao nàng Mị Nương
                     Tơ tưởng
                                 Khúc mơ hường.
               &&&
  Khi  nước, dân mình
                     Phải gạt đi “Suối mơ”
                                      Tình sơn cước
  Khi ngoại bang còn tham vọng cướp nước
              Nhạc sĩ-Thi nhân
                                   Lại phóng bút-Vung đàn...
   “Tiến quân ca” **** dựng cao Hồn-Xung-Trận
   Mênh mang,khôn tận “Đoàn quân Việt Nam đi”...
                        &&&
     Lắng nhịp thời gian
                      Vô thủy, vô chung, vô tận...
   Cùng Nhạc sĩ-Thi nhân
                 Lắng tứ tình theo Đôi mắt-Thời gian:
                           “Đôi mắt em-Hai giếng nước”
                                                                Vô vàn...
                                        Hà Nội, 8/7/2015.

*Lời thơ trong bài “Thời gian” (Tập thơ “Lá” của Văn Cao)

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

TIẾU LÂM GABROVO 16 ( TIẾP)





TIẾU LÂM GABROVO 16 ( TIẾP)

ĐẾN LÀM KHÁCH
Người Gabrovo cùng con trai đến chơi nhà chị gái.
-         Nào đưa tay đây, bác sẽ sẻ cho cháu hạt dẻ. – Bà bác nói với đứa cháu nhỏ.
-         Bác hãy cho bố cháu!
-         Chẳng nhẽ cháu không thích hạt dẻ à?
-         Cháu thích! Nhưng tay bố cháu to hơn!

TÌM THẤY GÃ NGỐC
Người Gabrovo mua oliu. Người bán hàng muốn cân gian nên đã lén bỏ lên một cái đinh to. Người Gabrovo nhìn thấy điều đó, anh ta lấy cái đinh cùng với oliu và nói:
-         Tôi đã trả tiền mua nó rồi!

AI RẨY – NGƯỜI ẤY QUÉT
Vào ngày lễ Xây dựng, vị linh mục bước vào quán của người Gabrovo, và theo tục lệ, rẩy nước thánh.
Chủ quán, thay cho việc đưa tiền cho vị linh mục, đưa cho ông chiếc chổi:
-         Chỗ con ở đây quy ước, thưa cha, ai rẩy nước thì người đó quét ạ!

QUAN TÂM
          Một người dân miền núi có vợ bị ốm nặng. Anh ta tiếc tiền mời thầy thuốc, nhưng tình trạng bệnh nhân trở nên tồi tệ. Không đừng được, buổi chiều anh ta  hớt hải đi vào thành phố mời thầy thuốc. Đi được nửa đường, anh ta sực nhớ ra điều gì đó, quay trở về nhà dặn vợ:
          - Nghe này, Pena, nếu mình cảm thấy sắp tắt thở, nhớ tắt đèn đi nhá, để đỡ tốn dầu vô ích!

GẶP GỠ
Hai lái xe người Gabrovo gặp nhau trên một chiếc cầu hẹp mà chẳng ai muốn tốn xăng lùi xe. Một anh mở tờ báo ra đọc, hy vọng rằng anh kia sẽ chán chờ. Nhưng anh kia nhảy ra khỏi cabin, ngồi lên đầu xe và gọi:
          - Này, anh bạn, khi đọc xong, cho mình mượn nhé!

QUÁN QUÂN
Ngẫu nhiên tụ tập những người từ các thành phố khác nhau. Như thường lệ, mỗi người khoe về thành phố của mình. Anh nào cũng tự bênh vực, và để không đưa ra những tranh cãi vô ích, họ thỏa thuận sau mấy ngày nữa sẽ tụ tập lại với điều kiện mỗi người mang đến món ăn nổi tiếng của thành phố mình.
          Dân Khacovo mang đến thịt cừu nướng xiên; dân Iambola một chảo canh cổ hũ; dân Bagaxa mang cá rán; dân Oriakhovit mang giò tự làm; dân Tolbukhina  bánh mì tròn; dân Plodiva mang hoa quả; dân Xophia mang gà rán; dân Karlovo mang lạc; dân Troiana – rakia mận; dân Axenograts – rượu vang; dân Ragrat mang sữa chua; còn dân Gabrovo thì mang em trai đến!

HÔM NAY ĐẬU ĐŨA,  NGÀY MAI  RAKIA
Một ông lão Gabrovo nổi tiếng say sưa rakia. Bữa nọ ông nấu một nồi đậu đũa trắng. Ông ăn mãi, ăn mãi mà không hết. Ngày hôm sau, món đậu bị ôi, nhưng đổ đi thì tiếc. Ông lão rót ra một chén rượu rakia và nói với mình:
          - Nào Vaco, nếu ngươi ăn đậu, ta sẽ đãi ngươi rakia!
Ông rán sức ăn hết một bát to. Cầm chén rakia, ông lại tiếc không muốn uống cạn.
          - Vaco, ngươi sẽ quá béo không đấy? Hôm nay ăn đậu, để rakia lại ngày mai!
          Thế rồi ông ta rót rượu rakia trở lại chai.

NGỤ Ý TINH VI
-         Cậu biết không – Một người Gabrovo nói với người kia – Khi tớ gặp cậu thì lập tức nhớ ngay đến Tochia.
-         Tại sao vậy?
-          Cậu ta cũng nợ tớ 5 leva!

LỊCH THIỆP
Trong toa nằm có hai người Gabrovo. Suốt chặng đường không anh nào hút thuốc, mặc cho cả hai đều nghiện nặng. Anh nào cũng nghĩ rằng anh kia có sẵn thuốc và khi hút sẽ mời!

GẶP MAY
Một người Gabrovo trên đường đến cửa hàng thực phẩm cứ lẩm nhẩm suốt: Mua bao nhiêu oliu, một cân hay nửa cân. Khi bước vào cửa hàng, anh ta bảo:
-         Một cân oliu!
-         Chúng tôi không có nổi nửa cân đâu – Người bán hàng đáp – Bán sạch cả rồi!
Anh kia thở dài nhẹ nhõm và tự nhủ: ” Ồ, thật tiếc là mình đã không đòi mua hai cân!”

Vũ Nho dịch ( Còn tiếp)


Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

GIAO LƯU với THI ĐÀN HƯƠNG NẮNG

GIAO LƯU với THI ĐÀN HƯƠNG NẮNG
Câu lạc bộ sĩ quan công an hưu trí thành phố Hà Nội xuất bản tập thơ " Thi đàn Hương Nắng" kỉ niệm 5 năm hoạt động. Vũ Nho có đọc bài viết giới thiệu tập thơ. Có nhiều câu lạc bộ thơ bạn bè đến dự và chúc mừng. Ghi lại mấy hình ảnh.

                                                        Một góc hội trường

                                                          Hai hội viên CLB thơ kiêm ca sĩ
                                                Nhà thơ Khang Sao Sáng giới thiệu chương trình
                                                        Nhà thơ Võ Thanh Vang, trưởng thi đàn Hương Nắng phát biểu

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

THƠ LỤC BÁT CỦA NGUYỄN NGỌC SAN






THƠ LỤC BÁT CỦA NGUYỄN NGỌC SAN

Nguyễn Thị Lan
Sau hai tập thơ “Quả chín bên sông” và “Sắc đỏ chiều thu”, “Lục bát sông Bầu” là tập thơ thứ ba của Nguyễn Ngọc San. Có thể nói đến “Lục bát sông Bầu”, thơ lục bát đã là sở trường của Nguyễn Ngọc San. Nếu trong thơ tự do Nguyễn Ngọc San còn có những bài nhàm nhạt, khô cứng thì về với thơ lục bát anh như cá gặp nước, như cánh chim trời gặp gió mây, nhìn chung lời thơ, ý thơ đẹp, câu thơ nhuần nhụy, nhẹ nhàng, tự nhiên, ít bị trở lực níu giữ.
Đọc thơ lục bát của Nguyễn Ngọc San thấy gợi một nỗi buồn man mác: nỗi buồn về thời gian đã mất. Nhân vật trữ tình trong thơ anh hay đi tìm “thời gian đã mất”, “tôi về tìm lại tuổi thơ”. Trong chiều thời gian quá khứ đó cảnh cũ, người xưa hiện lên. Cảnh cũ trong thơ anh là dòng sông, con đò, là phiên chợ quê, giếng làng; là mái chùa; là một chiều hoàng hôn… của quê hương. Trong cảnh cũ đó là những người xưa: họ là bà, là cha, là mẹ, là dì, là em, là đồng đội… Đó là những người thân thiết của đời anh, của thơ anh. Như tất cả những con người thủy chung, tình nghĩa, anh viết về họ như để thỏa lòng mong nhớ, để trả món nợ tâm hồn.
Kỷ niệm xưa trong anh thường Đẹp và Buồn. Đẹp vì nó là máu thịt của đời anh. Đẹp vì nó được tắm trong nỗi nhớ. Đẹp vì giữa người viết và cảnh cũ người xưa có một khoảng cách về không gian và thời gian, mà “khoảng cách tạo ra cái Đẹp”. Kỷ niệm xưa trong anh thường Buồn vì đời anh buồn.

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

BA BÀI THƠ TẶNG



         

 BA BÀI THƠ  TẶNG

ĐƯỜNG VĂN  
      

TÂN NHUỆ,  VÀO THU
Tặng VL

Ông bầu bạn, thi ca;
nhẩn nha kinh kệ.
Tiếng hát hòa ghita,
Adiđà… thầm thỉ…

Khắc khoải gáy gù,
Bóng đớp hoàng ngư,
Rung râu, mèo trau vuốt,
Tân Nhuệ, chớm vào thu…

* TDP Tân Nhuệ, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội; nơi ở hiện nay của gia đình ĐQV
14/8/2016. ĐV

CAO THẾ  VƯỢT SÔNG HỒNG*
Họa muộn thơ QV

Vút trời, sừng sững, vững kiên trung,
Hùng vỹ giăng ngang tả - hữu Hồng;
Cao thế ngày đêm tải điện lưới.
Ấy đôi Cột Vượt Bắc Từ - Đông.*

Thụy Phương – Hối Độ: tám (8) đường thông*,
Đỏ - trắng liền sơn, nối khúc rồng.
Năm chục (50) năm rồi*, xây nghiệp lớn,
Dân cường, nước thịnh, thỏa lòng trông!

Trấn góc trời tây bắc Thăng Long,
Nghiêng bóng soi mình trên sóng đỏ,
Chứng nhân bên bồi sang bên lở,
Nước đậm phù sa, vụ cấy trồng.

Những đêm xanh, Vườn Trời lóng lánh,
Hòa chung nhóng nhánh tám (8) vầng sao!
Cột Vượt Nhĩ Hà - Thiên Đăng rọi…
Chót vót thương yêu, mấy tự hào!

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Đáp án



                                                      
                                                                                               Nhà văn Vũ Công Hoan 
ĐÁP ÁN

                                                                         Vương Mông
                                                                    Vũ Công Hoan dịch

          Lão Vương nằm mơ. Lão nghe đài phát thanh nghe được một câu hỏi có thưởng: Người khát nên làm thế nào? Nói là tiền thưởng 600 đồng, bảo mọi người đoán thử, có thể gọi điện thoại cho nhà đài, có thể gửi tin ngắn, cũng có thể gửi điện báo bưu chính. Phát thanh viên giọng con trai con gái nghe ngọt lịm cứ nhấn mạnh điện thoại và số máy di động của họ, còn có cả địa chỉ của cô em.
           
          Người đầu tiên có may mắn nghe tiếp thông điện thoại trả lời, “ hãy khẩn trương nhỏ giọt, tiêm nước muối sinh lý”. Sai rồi, tiền thưởng tăng lên đến 800 đồng.
          Thế là phát thanh viên nam nữ nói gợi ý, không nhất thiết bằng phương pháp tiêm.

          Người thứ hai tiếp thông điện thoại trả lời: “Nên ăn kẹo bạc hà mác ngư nhân”.

          Lại sai rồi, tiền thưởng tăng đến 1000 đồng.

          Người thứ ba trả lời nói : “Uống viên giải độc ngưu hoàng”. Người chủ trì tiếp tục khêu gợi, suýt nữa trả lời đúng.

          Lão Vương nghĩ, câu trả lời này đương nhiên là uống nước, câu hỏi đơn giản như thế, tại sao ai cũng trả lời trật?

          Lão Vương nối thông điên thoại, phía bên kia điện thoại nói: điện thoại của ngài đã nối thông, xin chịu khó chờ đợi.

          Trả lời sau đây là xem quốc họa (tranh Trung quốc) của Mai Lâm, là đắp nước đá lên trán, là xoa huyệt dũng tuyền, là uống canh mai chua, là uống cô ca cô la.

           Cuối cùng đáp án là uống nước sạch, đồng thời Lão Vương được giải thích một cách kiên nhẫn, bảo là điện thoại của ngài không được chọn trúng. Cảm ơn  ngài đã ủng hộ chương trình phát thanh của chúng tôi.

          Không bao lâu sau lão nhận được tờ thông báo phí điện thoại, không nhiều, hơn ba mươi đồng.

          Sau khi tỉnh dậy Lão Vương đã kể lại giấc mơ này, ai cũng nhận định lão ăn nhiều đã bị nhiệt gây nên.
    
                                        Vũ Công Hoan dịch ngày 9/4 /2011
                                       ( theo “Cách ngôn” số  13 năm 2008)