Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

CÓ MỘT TÌNH YÊU CỦA TRẦN CHÍNH





CÓ MỘT TÌNH YÊU CỦA TRẦN CHÍNH

                          
                                PGS TS nhà văn Vũ Nho


Nhà thơ nga E. Eptusenko có câu thơ nổi tiếng “Mỗi  người là một vũ trụ riêng không lặp lại bao giờ”. Ông cha ta thì tổng kết “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Anh em cùng mẹ cha, cùng dòng máu mà tính khí đã khác nhau (đôi khi khác xa nhau), nói chi đến mỗi cá nhân riêng rẽ trong xã hội. Có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu “vũ trụ”, bấy nhiêu tính cách. Và dĩ nhiên tình yêu, lĩnh vực tình cảm vốn dĩ đã riêng tư thì lại càng khác nhau.  Không ai tổng kết được có bao nhiêu kiểu yêu, bao nhiêu cách yêu, bao nhiêu dạng yêu, bao nhiêu  màu sắc, hương vị tình yêu. Không biết “Có một tình yêu” của Trần Chính riêng đến mức nào, ở cung bậc nào. Vì vậy tên của tập thơ ít nhất cũng khơi gợi tò mò của bạn đọc.

                    
    Tác giả, Chủ trang vunhonb.blogspot.com

Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

QUÊ NGHÈO




QUÊ NGHÈO 
- NGHÈO ĐẾN XÓT XA CÕI LÒNG
*
QUÊ NGHÈO

Quê tôi nghèo lắm
Vẫn lác đác nhà tranh
Vẫn tiếng thở dài những chiều giáp hạt
Vẫn bát cơm chan mồ hôi mặn chát
Cha cả đời lam lũ
Mẹ một đời chắt chiu
Khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ
Tuổi thơ tôi đói ngủ
Thương cánh cò bấu bíu lời ru.
.
Quê tôi nghèo lắm
Phiên chợ còn èo ợt nghèo hơn
Dăm ba nải chuối
Vài mớ rau tươi
Mẹt sắn, mẹt ngô
Í ới mời chào cao hơn mời cỗ
Lèo tèo dăm người bán
Lẻ tẻ mấy người mua
Ế bán
Chán mua
Phiên chợ quê xác xơ già cỗi.
.
Quê tôi nghèo lắm
Lũ trẻ gầy như con cá mắm
Lũ trai mặt mũi mốc meo
Gặm nhấm nỗi đau nghèo khó
Nơm nớp âu lo đời như chiếu bạc
Thương con cò con vạc
Mỏi cổ chồn chân trên đồng đất của mình.
.
Quê tôi nghèo lắm
Nước mắt rơi từ thời chị Dậu
Tiếng oan khiên từ thời Giáo Thứ
Âm ỉ bủa quanh
Bám đeo đặc quánh
Chiếc cổng làng dựng lên thật đẹp
Sừng sững bê tông cốt thép
Ngạo nghễ tượng đài
Ngạo nghễ trần ai
Chiếc cổng làng thành tai hại
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ.
.
Quê tôi nghèo
Nghèo cả giấc mơ...
*.
Hưng Yên, chiều 29 tháng 12 năm 2014
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
LỜI BÌNH:
Hơn 60 năm trước, khi trọ học ở Hà Nội, tôi thường được ông chủ nhà cho cùng ông nghe buổi phát thanh ca nhạc của Đài phát thanh Pháp Á. Vì vậy, dần dà, tôi đã thuộc được lời và âm điệu của những bài ca mà tôi yêu thích, trong đó có bài “Quê  nghèo” của Phạm Duy mà tôi có cảm giác như cái quê nghèo trong bản nhạc ấy cũng chính là quê mình, cũng “không xa kinh kỳ sáng chói”, cũng “có lũy tre còm tả tơi”… Sau ngày giải phóng Thủ đô năm 1954, tôi vĩnh viễn không còn được nghe đài Pháp Á nữa, không phải vì không còn trọ học mà vì dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi. Những bản nhạc bấy lâu đã thuộc trôi dần vào lãng quên trước nỗi vất vả kiếm sống của một thời trai trẻ cùng sự cấm đoán hát những bản nhạc ấy. Lại thêm khắp các làng quê được khơi dậy phong trào hợp tác xã, lòng người phơi phới hát vang lời ca "Dân có ruộng dập dìu hợp tác/ Lúa mượt đồng ấm áp làng quê/ Chiêm mùa cờ đỏ ven đê...". Vì thế hai tiếng “Quê nghèo” cũng  lặn mất tăm trong tâm trí của tôi.

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

THIỀN MÙA XUÂN



                         
* THIỀN*          mùa xuân

Lời người dịch


Thưa, không rõ bạn nghĩ gì khi viết tạm xong một khúc Haiku mà mình tâm đắc!Còn chúng tôi thì câu tự hỏi “Đã có chút dư vị Haiku chưa?Đã có tí chất THIỀN nào chưa?”luôn là hai nỗi ám ảnh chẳng dễ gì cởi bỏ.Từ nhiều năm nay chúng tôi đã cố tìm hiểu nội dung chữ THIỀN mơ hồ,bảng lảng mà các đại gia thường nhắc nhở.Song càng đọc càng thấy mông lung,càng u muội như lạc vào mê trận có lẽ còn mông lung hơn trước.Thế rồi may hơn khôn, được đọc rồi dịch cuốn ZEN POÈMES (Thơ Thiền)gồm 118 bài.Càng đọc càng sáng,càng ngẫm càng thấy sâu sắc hơn tính THIỀN thể hiện trên từng khúc Haiku của nhiều thế hệ,nhiều nước khác nhau.Và bỗng ngộ ra rằng “Thiền vẫn bảng lảng trong đạo Người”thế tục,cứ đâu chỉ riêng trong Đạo Phật,Thần Đạo ,cứ gì phải quẩn quanh lặp mãi “Sắc sắc… không không, cõi Ta bà…”xa vời vợi.Có thể bạn cũng như chúng tôi khi đọc xong sẽ thấy hay hay,ngồ ngộ-bực mình rồi thú vị,đầu ỉ eo rồi sau thán phục,đồng tình …Và từ chỗ “lơ mơ THIỀN”,ngại THIỀN”đeo đẳng bao năm sẽ thở phào,nhẹ nhõm :” À ra thế!Có thế chứ!Các tác giả bậc thầy Haiku, nào Nhật  Bản nào Anh,Pháp, Mỹ đều viết như thế.Nhẹ nhàng mà sâu lắng,cứ lưng lửng mà ngẫm sâu.

Bạn sẽ thấy con đường mơ hồ ấy cứ rõ dần qua từng thi phẩm rồi sẽ ngộ ra rằng:Từ  thuở Cụ Basho đến nay đã bao nhiêu nước chảy qua cầu,bao biến thiên động trời chuyển đất –ngay trên quê hương Haiku của Cụ đã xuất hiện bao trường phái,chủ trương mới khi mà ngay “Giọt sương xưa trong là thế ,nay hỏi liệu còn trong”giữa dòng đời mãi đục…”

Vậy liệu thơ bạn liệu đã “ Thiền “,đã” Haiku” chưa!Xin nhường quyền cho bạn đọc sáng suốt vô tư.Xin hãy tự tin.

Và người viết khó chịu này xin được tạm xong một buổi cày…trên giấy.



Ngõ bằng lăng,tiết Mang chủng- năm 2011

Đinh Nhật Hạnh

                                             *********


                             THIỀN            
   25 KHÚC MÙA  XUÂN***PRINTEMPS



1-      La glace et l’eau / leur différence abolie /sont à nouveau amis

  Tảng băng và nước -

   khác biệt không còn

  lại là tri kỷ

YASHUHARA TEISHITSU



2-     Un panier d’herbes / et personne ici / montagnes de printemps

 Một rổ cỏ -

Không một bóng người

dãy núi mùa xuân

        SHIKI



3-     Première cigale / la vie est / cruelle ,cruelle,cruelle

Tiếng ve đầu tiên-

Đời sao

“ ác…ác…ác”

      ISSA



4-    Le papillon plane / au-dessus  / de mon carnet ouvert

 Con bướm

 lượn vòng

 trên cuốn sổ tay tôi mở sẵn

KEN JONES

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

CÁNH ĐỒNG - MỘT BÀI THƠ LẠ



  

CÁNH ĐỒNG - MỘT BÀI THƠ LẠ

                   Phạm Đức Nhì
                  ( Tác giả gửi cho chủ trang)



Cánh Đồng



Sau ba năm chung thủy

Với người chồng đi xa

Chị đã thất tiết một cách lạ kỳ

Với người đàn ông xấu xí

Già hơn chị rất nhiều



Trong một buổi chiều bão tố

Khi chúng tôi đến đó

Người đàn ông đã đi rồi

Chỉ còn lại trên đồng lúa

Vết xước của dĩa bay mà thôi

(Nguyễn Đức Tùng)



Cánh Đồng là bài thơ lạ; nói thế mà không ngại, vì nó là đứa con tinh thần của Nguyễn Đức Tùng, một người rất chú trọng đến lý thuyết thơ và đang có nỗ lực làm mới thơ. Nhưng muốn để phát biểu ấy có sức thuyết phục phải “nói có sách, mach có chứng”, phải đưa bài thơ ra ngắm nghía, xem xét.



Vóc Dáng



Trước hết, đây là bài thơ có vóc dáng mới: Tác giả thong dong dạo chơi trong khu vườn thi ca vì đã hoàn toàn thoát khỏi những trói buộc của thể thơ. Bài thơ thoát hẳn truyền thống, vượt qua Thơ Mới, kể cả Thơ Mới biến thể. Số chữ trong câu, sô câu trong bài không bị một quy luật nào chi phối. Viết đến đây tôi chợt nhớ đến bài thơ Mắt Bồ Câu của Nguyễn Khắc Phước (1); cũng cái vóc dáng mới mẻ thu hút sự chú ý của tôi ngay lần đọc đầu tiên. Và khi xét kỹ thì cũng vượt qua cả Thơ Mới biến thể để đi vào “vùng trời tự do của thi ca”. Có điều theo tôi nhận xét thì Nguyễn Khắc Phước đưa Mắt Bồ Câu đến được vùng trời đó là do tình cờ (và một chút may mắn). Còn Nguyễn Đức Tùng thì ngoài Cánh Đồng còn một số bài thơ khác nữa cũng có vóc dáng tương tự (2) - nghĩa là nỗ lực làm mới thơ của anh đã có kết quả. Anh đã thấy đích và biết đường đi đến đích.



Vần



Năm câu của đoạn đầu không vần nhưng khi đọc lên, âm điệu nối kết các câu thơ với nhau, tuy không trơn tuột ngọt ngào, vẫn không bị khô cứng. Năm câu của đoạn sau thì hai câu 6 và 7 vần với nhau (tố, đó) rất tự nhiên. Câu 8 và 10 có âm hưởng của vần xa (rồi, thôi) nhưng hơi gượng. Nói chung, vị ngọt trong bài thơ 10 câu, 59 chữ như thế cũng tạm đủ, vần điệu của bài thơ tương đối thành công; dòng chảy của tứ thơ không mạnh, nhưng nhờ bài thơ ngắn, vẫn đưa người đọc tới bến.



Ngôn Ngữ Thơ



Nhiều người cho rằng “Ngôn ngữ thơ lung linh, trừu tượng, lại thường có ẩn dụ nên đa nghĩa, vì thế độc giả có quyền đến với tứ thơ theo cách hiểu, cảm nhận của riêng mình”. Nguyễn Đức Tùng không nói ra nhưng qua việc sử dụng ngôn ngữ và cách sắp xếp thế trận của Cánh Đồng (và mấy bài thơ khác tôi đọc được) (2), theo tôi, hình như anh không đồng ý với suy nghĩ đó. Việc anh tránh né những tĩnh từ, trạng từ lung linh, đa nghĩa, hoặc những câu dẫn người đọc đến ngã ba đường, là muốn người đọc vịn vào câu thơ để có thể dễ dàng đi đến đúng “bến bãi”. Anh muốn truyền đến họ tâm trạng, suy nghĩ của mình trước một cảnh đời (còn đồng cảm hay không lại là chuyện khác) chứ không muốn cho họ mượn bài thơ làm bệ phóng để thả hồn về những phương trời khác tít tắp mù khơi. Vì thế có thể nói từ câu đầu cho đến lúc vào “bến bãi”, tứ thơ của Cánh Đồng là con đường dễ đi. Nếu bạn đọc, vì lý do nào đó, đi lạc, không phải lỗi của tác giả.

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

CỨ THÊNH THANG SỐNG CỨ BỒI HỒI THƠ





CỨ THÊNH THANG SỐNG CỨ BỒI HỒI THƠ

Đọc Phía sau tưởng tượng của Mã Giang Lân, nxb Văn Học, 2017

                               Vũ Nho

Quen với tên Mã Giang Lân từ lâu khi anh được giải thưởng thơ của báo Văn Nghệ 1969, biết GS TS Lê Văn Lân muộn hơn trong mấy cuộc chấm luận án, nhưng tôi  biết rất ít về cuộc sống riêng của  nhà khoa học kiêm nhà thơ này. Tôi cũng đọc khá kĩ những trang nhà thơ Vũ Từ Trang viết về anh. Song cũng chẳng có được nhiều thông tin ngoài chuyện nghèo và chuyện anh hài hước, say sưa, cần mẫn. Thành thử tôi không dám chắc cái vế “cứ thênh thang sống”. Nhưng vế thứ hai “cứ bồi hồi thơ” thì rõ rồi. Ở cái tuổi vượt ngưỡng “cổ lai hi” mà anh vẫn cho in tập Phía sau tưởng tượng, tập thơ thứ 7 trong mảng sáng tác là một minh chứng cho điều này.

          Người ta hay có thói quen nửa đời nhìn lại. Một thói quen tốt để nhận ra những được-mất, đúng-sai, thành-bại để đi tiếp nửa thời gian còn lại. Nhưng một nhà khoa học, một nhà thơ thì sao? Khi đã gần sát ngưỡng bát thập thì có cần nhìn lại để đi tiếp, sống tiếp? Muốn hiểu điều này chỉ có cách là xem tập thơ “Phía sau tưởng tượng” có những gì. Tôi đã hăm hở, tò mò khám phá phía sau những bài thơ của tác giả. Là nhà nghiên cứu thơ, lại là người thực hành – nhà thơ, Mã Giang Lân biết rõ “Thơ ẩn chứa những điều hơn những gì ta biết” ( Núi). Nhưng tôi, với sự hình dung và tưởng tượng  hữu hạn của mình, may lắm tôi chỉ có thể biết được đôi điều ít ỏi trong thơ, có lẽ còn ít hơn những gì tôi biết về anh cả trong sách lẫn ở ngoài đời.

          Trong tập thơ này tôi thấy được những gì?

Một con người luôn luôn nhớ quê hương, nhớ nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Vì mưu sinh, vì   nhiều lí do mà phải xa quê. Không biết bao lần trở lại. Mà mỗi khi trở lại quê xưa lại ngậm ngùi.

          Hơn ba mươi năm mấy lần quê cũ

          nhận không ra

                             ( Anh em)

         Sáu mươi năm về không nhận ra bến xưa

                             ( Sẩy chân một lần)

Không còn vật cũ, cảnh cũ. Mọi thứ đổi thay ( Tôi về chẳng thấy ao bèo/lơ thơ vài luống cải èo uột lên – Quê nhà;  Quê hương không còn bóng đa/không mảnh ao bèo chim choi choi bay nhảy/ Tổ tiên cũng phải dời xa – Nghĩa địa làng).  Chẳng những “thôn ổ họ hàng cũng đã khác xưa-  Đỉnh núi) mà cả phần mộ tổ tiên cũng  phải dời vào nghĩa trang thành phố. Bởi thế mà nhà thơ cảm thấy như mình có lỗi với quê hương, với tổ tiên:

          Dập đầu cúi lạy tổ tiên

         miếng cơm manh áo phải triền miên đi

                                          ( Quê nhà)

Cảm giác của riêng anh, nhưng cũng là cảm giác của bao người Việt, những “kiếp người nổi nênh con nước” (Sông) trôi giạt  trong cuộc sống những năm chiến tranh, khi về thăm quê cũ:

          Quê nhà mà quá xa xôi

          giữa bao thân mến mà côi cút người

          vẫn nhà ngõ vẫn là tôi 

          bơ vơ mới thấm thía trôi nổi này

                                   ( Quê nhà)

                               Nhà thơ GS TS Mã Giang Lân

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Cưới cháu Đức Hướng ở Ninh Bình

Mấy hình ảnh  đám cưới Đức Hướng&Thu Trang

Cháu Hướng, con trai của em gái tôi tổ chức tiệc cưới. Ông bác Vũ Nho được mời sắm vai trưởng đoàn xin dâu của nhà trai. Nhà gái ở thôn Thượng Nam, xã Ninh Nhất của thành phố Ninh Bình. Hai nhà cùng thành phố, cách nhau chừng 6 km. Gặp rất nhiều anh em họ Vũ và người làng xuống ăn cưới. Các cháu  con chị gái, gọi tôi bằng cậu cũng về cả gia đình, riêng một người đã lên  chức ông ( anh Khoán). Cưới ở thành phố vẫn có nét quê. Ghi lại một số hình ảnh kỉ niệm.
                                            Em gái tôi ( bìa phải) chuẩn bị đón con dâu
                                                 Vui quá được ăn cưới cậu Hướng

                                   Trao và nhận Lễ xin đón dâu
                                             Chú rể cô dâu và MC
                                           Ông Nguyễn Văn Toàn và bà Phạm Thị Kim Dung trao quà cho con gái và con rể

THƯ NGỎ



 

THƯ NGỎ

Thứ hai - 25/12/2017 19:26
         
Tòa soạn Tạp chí Văn Mới


Kính gửi : Bạn đọc  vunhonb.blogspot.com

   Văn Mới là Tạp chí Văn học chuyên đăng tải những tác phẩm Sáng tác, Phê bình, Giới thiệu văn học. Văn Mới là tạp chí duy nhất không nhận tài trợ, không đăng quảng cáo để chỉ tập trung cho chất lượng. Tạp chí xuất bản 3 tháng 1 kỳ, khổ rộng 16x24 cm, bìa in mầu (bìa 1 chọn in một tác phẩn hội họa nổi tiếng thế giới, bìa 4 chọn đăng 1 bài hát nổi tiếng Việt Nam). Văn Mới dày 128 trang, giá bìa 40.000 đồng.
   Tòa soạn vừa xuất bản Văn Mới 12. Văn Mới 12 nội dung hay vì có nhiều truyện ngắn, tản văn, thơ, bút ký , bình luận, văn học nước ngoài…đặc sắc (xem bìa 1 đính kèm). Văn Mới trình bày sang trọng, in bằng công nghệ hiện đại của Đức.

   Tòa soạn trân trong kính báo bạn đọc, mong bạn đọc quan tâm cộng tác bài vở để tạp chí ngày càng phát triển.

   Tòa soạn kính mời quý bạn đọc mua Văn Mới 12 bằng cách: Cho biết Họ tên, Địa chỉ, số điện thoại tới Email:  toasoanvanmoi@gmail.com hoặc gửi tin nhắn tới số điện thoai: 0915587824, Tòa soạn sẽ gửi Văn Mới 12 đến bạn. Khi nhân viên bưu điện giao Văn Mới bạn trả cho nhân viên đó 50.000 đ (40.000 đ giá bìa + 10.000 đ công bưu điện thu hộ tiền), cước vận chuyển Tòa soạn đã thanh toán.

   Tòa soạn Văn Mới trân trọng cảm ơn. Kính chúc quý bạn đọc hạnh phúc!

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2017
Tòa soạn Văn Mới kính báo




Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

BÓI DẠO




BÓI DẠO
Đặng Xuân Xuyến
*
Gã thanh niên xấp xỉ tuổi 30, chằm chằm nhìn lão, rồi  bả lả hỏi:
- Này anh. Có tin con người có số mệnh không?
Đang buồn vì không có người nói chuyện, thấy cách “bắt chuyện” của gã cũng hay hay, lạ lạ nên lão trả lời:
- Có chứ! Giày dép còn có số nữa là đời người!
Như gãi đúng chỗ ngứa, gã vỗ tay đến đét cái, hỉ hả: - Biết ngay mà. Nhìn là biết anh thuộc người của tứ phủ, cũng căn quả lắm đây! Mà... vợ con gì chưa?
Lão cười cười:
- Con thì có, vợ thì giờ vẫn chưa kiếm được.
Gã sấn đến, ngồi xuống, cầm tay lão, gãi gãi, xoa xoa. Ngón tay út khẽ cong lên, rồi ấn ấn, bóp bóp, dạn dĩ và rất chuyên nghiệp.
Vuốt vuốt gan bàn tay, cạ đi cạ lại gò Kim Tinh trên bàn tay của lão, gã nheo nheo mắt, nhăn nhở:
- Lại chuyện bị vợ chê là yếu sinh lý chứ gì? Gớm! Trông ra dáng gà chiến thế này mà... chẳng khác gà thiến là mấy... Tiếc nhỉ?
Lão giả bộ nai tơ, ngạc nhiên hỏi:
- Sao biết? Tài thế?
Gã bĩu môi rõ dài, rồi nhấn nhá: