Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

CHÙM THƠ NGUYỄN THỊ HOÀNG HÒA

 

CHÙM THƠ NGUYỄN THỊ HOÀNG HÒA

nh_hong_ha

ĐẢO THIÊNG

  (Kính tặng cán bộ chiến sỹ và nhân dân đảo Cô Tô)

 

Đảo bỗng linh thiêng từ thuở Bác về

Tấc đất, nhành cây in hình của Bác

Mỗi đảo nhỏ như một người lính gác

Đang đêm ngày canh giữ Cô Tô

 

Có phải nơi đây - tự ngàn xưa?

Hồn dân tộc ngấm vào từng thớ đá

Ngọn hải đăng lung linh ánh toả

Như mắt Người soi sáng giữa biển đông

 

 

Bác dặn, chúng con đoàn kết một lòng

Chài lưới, tăng gia, canh phòng giữ đảo

Những lúc bình yên, những ngày giông bão

Vâng lời Người - cùng chung sức chung tay

 

50 năm từ thuở Bác về đây

Tượng Người linh thiêng dựng nơi đầu sóng

Hơi thở Người dường như còn cháy bỏng

Tiếng Người cười vẫn sáng cả khơi xa...

 

Trại sáng tác VHNT

Cô Tô, ngày 18/7/2011

 

LỜI BIỂN

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

VĂN HÓA NHÀ VĂN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HỌC

 

VĂN HÓA NHÀ VĂN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HỌC

BÙI VIỆT THẮNG

 bui-viet-thang

I. TIẾP CẬN VĂN HỌC TỪ VĂN HÓA

          Văn hóa là một phạm trù/khái niệm vĩ mô, theo định nghĩa của UNESCO: “ Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”. Định nghĩa tổng quát này giúp chúng ta tri nhận chân lý: Mọi hoạt động của xã hội loài người hướng đến tiến bộ, phát triển, nhân văn đều không nằm ngoài văn hóa.

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

VÌ SAO GỌI LÀ “MƯA NGÂU”

VÌ SAO GỌI LÀ “MƯA NGÂU”, “ÔNG NGÂU BÀ NGÂU” MÀ KHÔNG GỌI THEO CÁCH KHÁC? - Phiếm luận của La Thụy



Hôm nọ, anh em khi trà dư tửu hậu có người thắc mắc vì sao gọi là “mưa ngâu”, vì sao gọi là gọi là “ông ngâu bà ngâu”. Tất nhiên, truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ được đưa ra để giải thích. Người thắc mắc lại hỏi vậy sao không gọi là “mưa ngưu”, “ông ngưu bà ngưu”. Một ông bạn cho rằng “ngâu” là cách đọc chệch chữ Ngưu. Thế là một ông bạn khác cười chế nhạo: “mưa ngưu”“mưa trâu” “ông ngưu bà ngưu”“ông trâu bà trâu” à !?!  Vì sao có sự đọc chệch như thế ? Mà vì sao không đọc chệch theo cách khác đi ?

Ông bạn khác lại cho rằng:
Gọi là “mưa ngâu”, “ông Ngâu bà Ngâu” vì loài hoa ngâu gắn liền với câu chuyện tình Ngưu Lang – Chức Nữ từ xa xưa. Hoa ngâu mang ý nghĩa về một tình yêu thủy chung, với khát vọng tự do trong tình yêu.  Nhưng ông bạn lại không nêu được sự liên quan giữa Ngưu Lang Chức Nữ và hoa ngâu như thế nào trong truyền thuyết.


Tôi nghĩ ông bà của ta xưa gọi là “mưa ngâu”, “ông ngâu bà ngâu” chắc có lý do, mình thử tra tìm tiếng “NGÂU” trong chữ Nôm (chữ viết của ông bà ta hồi xưa) xem sao! Chữ Nôm vốn mượn âm và chữ của Hán Tự mà, nên chắc chắn có liên quan về cách viết, cách đọc thôi.

Vì thế, tôi mới mầy mò tra từ điển Hán Nôm mới biết chữ Nôm có tới 6 cách viết chữ Ngâu. Đó là âm đọc chữ Hán “ngưu” (trâu); kế tiếp là các chữ “ngưu” bộ mộc, bộ thảo; chữ “ngô” bộ mộc, bộ thảo; chữ “ngao” bộ mộc.

(Ảnh chụp một phần trang của quyển từ điển Hán Nôm của Vũ Văn Kính)

NHÂN UNESCO VINH DANH HỒ XUÂN HƯƠNG

 

NHÂN UNESCO VINH DANH HỒ XUÂN HƯƠNG

Hồ Xuân Hương và văn chương với người trẻ...

 hxh_top_1

Nhà văn Vinh Huỳnh nhờ giúp các bạn học sinh bằng cách trả lời một số câu hỏi phỏng vấn. Vũ Nho đồng ý nhưng đề nghị phải chuẩn bị đã. Chiều thứ 7, 10 tháng Ba, ba phóng viên Lê Minh Tâm, Vương Hạnh Dung, Tống Phương Thảo từ lớp 11, trường THPT chuyên ngữ tới nhà Vũ Nho với  đồ nghề gọn nhẹ là một máy ảnh có chức năng quay phim. Cuộc trả lời phỏng vấn vui vẻ, thoải mái. Khi kết thúc, các bạn tặng Vũ Nho nội san TUẤT NIÊN rất đẹp và rất chuyên nghiệp. VN cũng tặng mỗi bạn một cuốn VĂN MỚI số 12, có bài viết về cuốn sách "Từ Kim Vân Kiều đến Truyện Kiều, so sánh và bình luận" của VN.
Dưới đây là các câu hỏi và trả lời. Ghi lại như một kỉ niệm.


TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA CÁC BẠN HỌC SINH (HS) CHUYÊN NGỮ


        HS: - Bác có những cảm nhận cá nhân gì về Hồ Xuân Hương không ạ và theo bác, điều gì đã khiến bà đặc biệt so với những nữ nhà thơ nói riêng và các tác giả văn học trung đại nói chung của dân tộc

Vũ Nho: -  Hồ Xuân Hương ( HXH)  là một nhà thơ nữ xuất sắc không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới. Nhà thơ Xuân Diệu từng gọi bà là “bà chúa thơ Nôm” là “ Thiên tài, kì nữ”. Nhà thơ Bungari Blaga Đimitrôva đánh giá  Hồ  Xuân Hương “ Là một trong những hiện tượng độc đáo nhất không chỉ ở Việt Nam mà ở trong toàn bộ cái nguồn thơ mà tôi được biết của nền thơ thế giới qua tất cả các thời đại”. 

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2021

THIÊN TÍNH NGUYỄN BÍNH

 

THIÊN TÍNH NGUYỄN BÍNH

                            Trần Trung

 trn_trung_di

NHÀ VĂN NHÀ GIÁO TRẦN TRUNG


Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, quê làng Thiện Vịnh ( nay thuộc xã Cộng Hòa),huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định trong một gia đình nhà Nho nghèo.

  Cha Nguyễn Bính-ông Nguyễn Đạo Bình, từng dạy học ở quê nhà, tính tình hiền lành, nhân hậu.

  Mẹ Nguyễn Bính- bà Bùi Thị Miên vốn xuất thân trong một gia đình tương đối khá giả và có truyền thống yêu nước. Bà sinh hạ được ba người con trai : Nguyễn Mạnh Phát ( tức Trúc Đường), Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Bính.

  Bà Bùi Thị Miên mất sớm khi mới 24 tuổi và Nguyễn Bính mồ côi mẹ khi chưa đầy một tuổi. Mấy câu thơ sau trong bài Nhà tôi (1940) như một thứ trích ngang lí lịch với giọng kể buồn buồn xa vắng của nhà thơ chân quê :

                 Nhà tôi có một vườn dâu

              Có giàn đỗ ván có ao cấy cần

                Hoa đỗ ván nở mùa xuân

             Lứa dâu tháng tháng lứa cần năm năm

                Em tôi là gái mười lăm

            Quét sân chạy chợ chăn tằm sớm trưa

                Thầy tôi dạy học chữ Nho

            Dạy dăm ba đứa học trò loanh quanh

                Có gì tiếng cả nhà thanh

           Cơm ăn đủ bữa áo lành đủ thay

                Còn tôi sống sót là may

            Mẹ hiền mất sớm, giời đày làm thơ…

    Trước khi theo anh lên đất Kinh kì (Hà Nội), Nguyễn Bính có những năm tháng tuổi thơ ở quê nhà-Thôn Thiện Vịnh-quê cha, hay Thôn Vân-quê mẹ (cùng trong Huyện Vụ Bản). Làng quê thân thương và nghèo nàn đã để lại những dấu ấn sâu đậm rất đỗi tình nghĩa trong tâm trí Nguyễn Bính; cái làng quê nhỏ bé vùng chiêm trũng-nơi đồng đất trắng trời, trắng nước lại trở thành Bóng mơ (chữ của Tô Hoài) trong thơ Nguyễn Bính. Ngoài lũy tre xanh quê mẹ, bao bủa quanh năm là nước đồng lai láng trắng xóa. Thế mà, như bù lại, là một không gian vườn tược xanh mùa nào thức ấy với bưởi, cam,đào,mơ, mận… Mặt ao nhà cũng mang sắc lá,sắc hoa của những sen,sung,ấu,lang…

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

CHÙM THƠ PHẠM NGỌC SÁCH

 


CHÙM THƠ PHẠM NGỌC SÁCH

DÒNG SÔNG ĐÔI BỜ CÁT TRẮNG

    Tác giả : Phạm Ngọc Sách

Đây dòng sông đôi bờ cát trắng
Nước trong xanh, sóng sánh giữa đôi bờ
Chỉ nghe thôi đã thấy rất mộng mơ
Với những ai chưa một lần đi đến.

Bát ngát mênh mông bốn bề sóng biển
Đảo nhỏ nhô lên giữa Bái Tử Long
Rồi có thêm giữa hòn ngọc một dòng sông
Được gọi tên dòng đôi bờ cát trắng.

Sông thì xanh, bờ cát dài dưới nắng
Rất mịn màng khoe màu trắng tinh khôi.
Ở Bái Tử Long dù đi khắp muôn nơi
Đâu dễ kiếm vùng đất trời như thế.

Hàng phi lao rì rào trong ngày thu gió nhẹ
Man mác tâm hồn như thể giữa bồng tiên!
Quan Lạn ơi, ta nhớ mãi không quên
Một dòng sông có cái tên mơ mộng !
                   Quan Lạn ngày 22/10/2020

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

THẰNG NHÃI

 

THẰNG NHÃI

               TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ THIỆN KHÁI

nh_v_thin_khi_1


Chiều muộn, hai chú cháu tôi lững thững tản bộ xuống xóm Chùa viếng đám tang bà cụ Hở. Dọc đường chú kể vắt tắt: Người con trai độc nhất của cụ Hở cùng lứa tuổi với chú và cha cháu. Ngày còn học cấp một, bọn chú đặt cho cậu ta cái biệt danh thằng Sãi. Trong sổ học trò ghi tên nó là Nguyễn Văn Nhãi, bây giờ là ông lớn Trần Đại Phát về làng bằng xe con bóng láng. Vài chục năm nay, một vùng rộng lớn bao gồm mấy tỉnh thành từ vùng than Quang Ninh đổ xuống quê mình, giới giầu có mới phất chả mấy vị không có quan hệ làm ăn to nhỏ với đại gia Đại Phát. Nói không ngoa, gặp không ít xếp lớn xếp bé, cái tay Đại Phát này xuồng xã vỗ vai cậu cậu tớ tớ là chuyện bình thường. Lắng nghe dư luận trong làng, cháu sẽ biết được nhiều chuyện hay ho về nhân vật nhiều tiếng tăm này đấy.

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

NGUYỄN VŨ TIỀM – NGƯỜI TÀI HOA CẦN MẪN

 

NGUYỄN VŨ TIỀM – NGƯỜI TÀI HOA CẦN MẪN

        Nhân đọc " Trường ca Văn đàn bi tráng & Thơ chon lọc", Nxb Hội Nhà văn, 2021

                             Vũ Nho

bia_vt1

            Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm quê gốc Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội, định cư ở thành phố Hồ Chí Minh, vừa trình làng cuốn sách khá đồ sộ bìa cứng khổ 16 x 24 dày 524 trang in  “Trường ca Văn đàn bi tráng &Thơ chọn lọc” do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành quý 4 năm 2021. Để nói về sự kiện này, xin được viết một  bài báo nhỏ về anh, một  nhà  giáo, nhà báo, nhà  thơ, nhà biên khảo, nhà lý luận phê bình, nhà tiểu thuyết, nhà dịch thuật.

  1. Nhà thơ của các kỉ lục

Đây là theo tư liệu của tác giả Trần Thanh Bình trong bài viết in ở trang 509 của cuốn sách thứ 24 Trường ca Văn đàn bi tráng & Thơ chọn lọc. Quả thật tôi rất kính nể  nhiều nhà trong nhà  giáo Nguyễn Vũ Tiềm.

Tác giả  Nguyễn Vũ Tiềm đã in 24 đầu sách thuộc nhiều  thể loại làm nên tên tuổi Nguyễn Vũ Tiềm nhiều nhà trong một người. Nhiều nhà trong một nhà cũng là một kỉ lục không phải nhà văn nào cũng đạt được.

        Anh có tấm bằng “XÁC LẬP KỶ LỤC” VIETNAM RECORDS BOOK CENTRER do Trung tâm sách kỉ lục Việt Nam Vietbooks cấp ngày 5 tháng 2 năm 2007. Kỉ lục này  xác nhận tập thơ thủ bút bán đấu giá được 287 triệu đồng tương đương 22 cây vàng. Tập thơ thủ bút của nhiều tác giả mà anh là người có sáng kiến thực hiện. Toàn bộ số tiền dành  làm quà Tết  cho các cháu bị chất độc Da cam của thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2021

TIẾNG RU VỚI LỜI BÌNH

 


TIẾNG RU

                                                     Tố Hữu

Con ong làm mật, yêu hoa

Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời

Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

 

Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng

Một người - đâu phải nhân gian

Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

 

Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu?

Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

 

Tre già yêu lấy măng non

Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày

Mai sau con lớn hơn thày

Các con ôm cả hai tay đất tròn.

Nguồn: Gió lộng, NXB Văn học 1961


 

LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN

“MAI SAU CON LỚN HƠN THÀY/ CÁC CON ÔM CẢ HAI TAY ĐẤT TRÒN”

Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2021

CHÙM THƠ AN NHU

 


CHÙM THƠ AN NHU

 

HẠ VỀ

 

Ông trời đổ nắng sánh vàng

 

Dắt mùa hạ bước lướt ngang bên thềm 

Đơm bông phượng đỏ vào đêm 

Mây buông rẽ lối gió mềm bờ môi...

 

Gợn niềm xoan tím phai phôi

 

Dắt tay hè cũng bồi hồi nhớ xuân

 

Người đi cơn gió xoay vần

 

Ngập ngừng hoa sữa trắng ngần đợi ai?

 

Nhớ nhau giọt ngắn giọt dài

 

Tháng tư mi ướt thương hoài Nàng Bân 

Hạ về nắng giãi đầy sân

 

Bóng ai đứng đợi bần thần tháng năm!

 

NHỚ

 

Nghiêng nghiêng đỏ rực góc trời

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2021

VŨ NHO TRONG KỶ YẾU 55 NĂM KHOA VĂN VIỆT BẮC

 

THÔNG TIN GIẢNG VIÊN KHOA NGỮ VĂN

 

1. PGS.TS.Vũ Nho

2.  Ngày tháng năm sinh: 01/11/1947

3. Đơn v B môn (trong thi gian công tác khoa): Cổ, Cận, Dân gian – Phương pháp.

Chuyên ngành: Văn học Cận đại, Phương pháp

4. Chc v hin nay:  nghỉ hưu

5. Đin thoi: 085 589 0003

6. Địa ch: nhà số 3, ngách 31/12 Phan Đình Giót, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

7. Email: vunho121@gmail.com

8. Thi gian công tác ti Khoa: 1970 – 10/ 1986

9. Công trình, thành tích tiêu biu (Nếu có)

- Sách, báo,… khoảng 600 bài báo trên các báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Phụ Nữ Việt Nam, Tiền phong, Thiếu niên tiền phong, Nhi đồng, Người Hà Nội, Văn Nghệ, Tuổi xanh, Giáo dục & Thời đại…

114 đầu sách  dịch, viết in chung và riêng ở 11 nhà xuất bản Giáo Dục, Kim Đồng, Thanh Niên, Văn Hóa Dân tộc, Văn hóa thông tin, Văn học, Hội nhà Văn, Đại học quốc gia, Đại học Thái Nguyên, Hà Nội, Quân Đội Nhân Dân.

CHÙM THƠ PHẠM NGỌC SÁCH

 


CHÙM THƠ PHẠM NGỌC SÁCH

LỚP HỌC BAN TRƯA
Tác giả Phạm Ngọc Sách

Ngày ấy tôi dạy ở trường làng
Mỗi kỳ nghỉ học lúc hạ sang.
Một mình kiêm cả văn với toán
Lớp vài chục bạn nữ và nam.

Dân quân tự vệ bận tối ngày
Vừa làm vừa phải trực máy bay
Cuốc,cày luôn đi kèm tay súng
Trưa, trưa vẫn đến lớp học này.  ( *)

Tôi giảng những bài thơ tôi yêu
Tố Hữu, Giang Nam...rất, rất nhiều.
Tình yêu Tổ quốc, yêu làng xóm
Lớn mãi cùng tôi những sớm chiều.

Có cô trò nhỏ chửa lấy chồng
Tươi tắnnhư hoa giữa cánh đồng
Má em dậy đỏ khi bắt chuyện
Khiến tôi bỗng thấy xuyến xao lòng !

Chợt đến một hôm em chia tay
Đi theo nhà máy mới được xây
Ở nơi sơ tán trên miền núi.
Giã biệt tôi và cáilớp này.



Tiễn em, tôi chẳng biết nói chi
Cả hai cái bóng lũi lầm đi.
Gió đồng lồng lộng đêm mùa hạ
Giấu hộnỗi buồn phút chia ly.

Mấy chục năm trời sống xa quê
Bỗng thấy nao nao lúc trở về.
Ước gì gặp lại cô trò ấy
Cùng lớp ban trưa những tháng hè !
                       Hà Nội ngày 4-9-2021

(*) : Trong thời chiến tranh chống Mỹ, các lớp bổ túc văn hóa quê tôi tổ chức học buổi trưa.

 

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

CÔ GIÁO TRẦN THỊ KHÁNH TOÀN

 

TRẦN THỊ KHÁNH TOÀN VÀ HÀNH TRÌNH TẢI ĐẠO

Ngô Đức Hành

 anh_khanh_toan

Với cô giáo Trần Thị Khánh Toàn, con đường dạy học không chỉ có “hoa hồng” nhưng nhờ nhiệt huyết, tài năng, sự bền bỉ phấn đấu để thực thiện khát vọng nên đã giúp cô làm được nhiều điều quý giá ý nghĩa trong hành trình “đưa đò”,  “tải văn”. “tải đạo” của mình.

Đầu năm 1981, sau khi tốt nghiệp Sư phạm, cô trở thành giáo viên của trường Phước Lễ A, Châu Thành, Đồng Nai. Ngay lập tức cô  để lại dấu ấn bởi phương pháp giảng dạy độc đáo, trở thành tân thủ khoa của tỉnh Đồng Nai trong kì thi giáo viên giỏi năm ấy với bài “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi.

Năm 1983, cô giáo trẻ Khánh Toàn “theo chồng về dinh”. Trên “đất học” Nghệ Tĩnh cô đã tỏa sáng với nhiều thành tích nổi bật – hai lần thủ khoa trong kỳ thi giáo viên giỏi cấp tỉnh.

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

MỘT NGƯỜI THẦY TÔI

 


MỘT NGƯỜI THẦY TÔI

                            PGS.TS. Vũ Nho

                                                         GS.TS. M.G.KACHURIN

          Từ khi học phổ thông cho đến khi tốt nghiệp Đại học, tôi đã học với nhiều thầy cô khả kính. Tôi có thể nhắc tên nhiều người  từ cô giáo dạy lớp Vỡ lòng, qua  các thầy cô các cấp 1,2,3 và cả bậc Đại học. Biết bao kiến thức và kinh nghiệm sống tôi đã được các thầy cô trao cho một cách hào phóng, vô tư.

          Người thầy tôi muốn nói trong bài viết này là Giáo sư Tiến sĩ Mark Grigorievit Kachurin  - người hướng dẫn khoa học khi tôi làm luận văn Phó tiến sĩ ở khoa Văn, Đại học sư phạm Quốc gia Leningrat mang tên A.I.Ghéc sen.

          Khi tôi đến trường, tôi tự tìm hiều về thầy hướng dẫn mình qua anh bạn Valeri người Nga, cùng tổ nghiên cứu sinh. Khá tự tin vào trình độ tiếng Nga, tôi không nhờ người cũ dẫn đến gặp Giáo sư hướng dẫn như mọi người, mà tự mình đến tổ bộ môn gặp thầy. Giáo sư là người Do thái rất nổi tiếng toàn Liên bang. Thầy viết nhiều sách  giáo trình, chuyên luận, còn lên truyền hình trong chương trình văn học với nhà trường. Có thể nói ở Liên bang xô viết, bộ môn Phương pháp dạy Tiếng Nga và Văn học mạnh nhất  và nổi tiếng nhất với các Giáo sư Tiến sĩ Rez Zinaida Iacolebna, M.G.Kachurin (thầy tôi),  M.G. Maransman ( thầy PGS. TS. Nguyễn Viết Chữ). Giáo trình Phương pháp luận dạy Văn học của tổ bộ môn được dùng cho toàn Liên bang ( Dịch giả Phan Thiều có dịch một phần và công bố ở Nhà xuất bản Giáo dục).

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

MÙA CỐM QUÊ TÔI

 

MÙA CỐM QUÊ TÔI
Tản văn của Phạm Thành

0.0000_lua_com
 
Hàng năm cứ vào dịp cuối tháng 9 ta, khi những con chim gáy béo nục quay về từng đàn, lượn vòng rồi sà xuống những đám ruộng lúa tẻ chỉ còn trơ gốc rạ, cặm cụi nhặt những hạt thóc rơi. Những bông lúa nếp uốn câu đã vào chắc, vít cong xuống, tỏa mùi thơm thoang thoảng bay xa, quyện vào trong nắng sớm.
Mùa cốm bắt đầu!
Từ sớm tinh sương, khi ông mặt trời còn ngái ngủ, rớt những tia nắng đầu tiên xuống cánh đồng, người trong làng đã ra ruộng gặt lúa cốm.
Ngày xưa các cụ gặt cốm bằng hái nhắt ( Một loại hái con tự chế kẹp vào ngón tay để cắt nguyên bông lúa)
Ngày nay người ta muốn năng suất hơn, nên dùng liềm để cắt lúa cốm.

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2021

LỬNG ĐÈO TÌNH KHÚC

 


BÀI THƠ ‘LỬNG ĐÈO TÌNH KHÚC’

CỦA PHẠM THÀNH


ng_xun_xuyn

Tôi đọc bài thơ Lửng Đèo Tình Khúc của nhà thơ Phạm Thành cách đây chừng tháng, hơn tháng. Cũng định viết vài dòng cảm nhận khi đọc Lửng Đèo Tình Khúc nhưng lúc đó lưng tôi đau quá nên tạm lưu bài thơ vào mục xem sau để khi nào lưng bớt đau sẽ viết vài dòng cảm nhận.

LỬNG ĐÈO TÌNH KHÚC

.

Vẻ đại ngàn dường như pha loãng

Trưa Đèo Cà nắng cũng ngập ngừng hoang

.

Kìa, gái Tày đợi ai mà bồn chồn tròn bóng

E ấp khăn thêu gợi những nét rằm

Nhí nhảnh kèn lá giọng chòe lửa

Vui mùa vàng rưng rức những bậc thang

.

Bỗng đàn môi vọng từ nơi bờ suối

Mắt gái cười lúng liếng cả hoang sơ

.

Chao ôi! Tình rừng quyện độc đáo đến không ngờ.

*

PHẠM THÀNH

 

LỜI BÌNH CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Đọc 3 chữ "ngập ngừng hoang" trong câu: "Trưa Đèo Cà nắng cũng ngập ngừng hoang", tôi nhớ tới câu thơ cũng độc đáo của nhà thơ Nguyễn Thanh Lâm trong bài thơ Hương Dương Cầm:

"Tiếng Dương Cầm loang loáng ướt

Ngập ngừng rơi."

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2021

PHẠM HỔ - THƠ VIẾT CHO NHI ĐỒNG

 


PHẠM HỔ - THƠ VIẾT CHO NHI ĐỒNG 

Lê Nhật Ký

Đi vào thế giới thơ Phạm Hổ, ta bắt gặp tất cả những gì quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của các em. Đó là cái kéo, cái chổi, dây cầu chì, là con chó, con mèo, là cây na, quả khế …Tất cả đều có mặt trong thơ ông một cách tự nhiên, dung dị. Thực ra, những nhân vật này cũng hiện diện trong sáng tác của hầu hết các nhà thơ viết cho thiếu nhi.

   

                      PHẠM HỔ - THƠ VIẾT CHO NHI ĐỒNG

                                                                                                Lê Nhật Ký

  1. Những ai quan tâm tới nền văn học Việt Nam hiện đại hẳn đều biết tên tuổi nhà văn Phạm Hổ. Ông là một nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Hơn nửa thế kỷ cầm bút, Phạm Hổ đã tạo được một sự nghiệp văn chương phong phú bao gồm thơ, truyện và kịch. Dù viết theo thể loại nào, Phạm Hổ cũng đều đạt được những thành công quan trọng. Ông thực sự  đã tạo được cho mình một phong cách nghệ thuật riêng.        

2. Nói riêng về thơ, Phạm Hổ có khoảng 20 tập thơ. Thơ Phạm Hổ, như Vũ Duy Thông nhận xét “thiên về lứa bạn đọc nhỏ tuổi, từ 5 đến 8 tuổi”[1]. Đây là lứa tuổi có những đặc thù riêng về tâm lý tiếp nhận thơ ca. Trên cơ sở hiểu biết về đối tượng, Phạm Hổ đã không ngừng tìm tòi những nội dung, những hình thức biểu đạt phù hợp, khiến cho mỗi bài thơ là một niềm vui dành tặng cho các em.     

Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2021

PHÚT LÂM CHUNG CỦA NGƯỜI THỢ MỎ

 


PHÚT LÂM CHUNG CỦA NGƯỜI THỢ MỎ

                                                               Trần Nhuận Minh

Người vẫy các con xúm lại quanh giường                                                  

tôi chợt hiểu đã đến giờ nghiêm trọng

người đã sắp giã từ cuộc sống

 

người giơ bàn tay, giơ một bàn tay

tôi cố đoán những điều người trăng trối

giọt nước mắt bỗng lăn ra nóng hổi

 

bàn tay người mở như cái lắc lê        

hằn vết sẹo từ thời mất nước            

những nốt chai sần trắng đục

 

người muộn mằn mới gặp mẹ tôi

chúng tôi lần lượt ra đời dưới bàn tay quai búa                                        

đứa đi học đứa mới vào làm thợ

 

  • - Cha chết đến nơi rồi, không dạy được các con –                                                                  
  • tiếng người cứ nửa chừng lại đứt –  

các con hãy làm, hãy làm hết sức  

bàn tay sẽ dạy các con khôn…

 

Ngón tay người run run

dần chụm lại như một bông hoa héo

chúng tôi nâng tay người trong tay chúng tôi

 

Xin người cứ yên tâm vĩnh biệt cõi đời                                                        

chúng tôi biết mình có bàn tay tươi trẻ                                                        

mang sức lớn và tầm trí tuệ

của giai cấp công nhân in lên mọi công trình!

 

Nguồn: VHVN thế kỷ XX – Thơ ca 1945-1975 Quyển bốn tập X

(trang1039 –NXB Văn học 2010)

LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN

"XIN NGƯỜI CỨ YÊN TÂM VĨNH BIỆT CÕI ĐỜI"

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021

Anh là hình ảnh thân thương

Anh là hình ảnh thân thương

 

Hoàng Văn Năm

 nh_hong_vn_nm

Người dân yên ấm trong nhà

Còn bao người lính lao ra mặt đường

Canh khuya dày dạn với gió sương

Nhà bạt, băng ghế … thay giường vẫn êm

 

Mùa này nhiều trận mưa đêm

Những người lính ấy lại thêm nhọc nhằn

Ngày bao vất vả khó khăn

Đêm đêm bám chốt thức canh phố phường.

 

 Anh là hình ảnh thân thương

Đến từng ngõ, ngách, tỏ tường nhà dân

Cùng bao đồng đội góp phần

Phòng chống dịch bệnh, cứu dân trận này

 

Quân – dân sát cánh chung tay

Để đưa đất nước về ngày bình yên.

 

           Tháng 8-2021

bin_phong

 

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

Nhân đọc bài Bắt nạt, bàn về sách giáo khoa ngữ văn mới

 


Nhân đọc bài Bắt nạt, bàn về sách giáo khoa ngữ văn mới

Thứ ba - 02/11/2021 13:51

Nhà thơ Đỗ Trung Lai

Nhà thơ Đỗ Trung Lai
  • Tác giả: Nhà thơ Đỗ Trung Lai

    Dạo đầu một chút: - Ví dụ, để giáo dục con trẻ đừng quá chuộng hình thức, hãy kể rằng, Albert Einstein, khi còn chưa nổi tiếng, có người hỏi: “Sao anh cứ ăn mặc xềnh xoàng thế?”, ông bảo: “Có ai biết tôi là ai đâu mà phải mặc sang trọng!”. Khi đã rất nổi tiếng, lại có người hỏi thế, ông bảo: “Giờ ai chả biết tôi, sao tôi lại phải ăn mặc sang trọng?”. Chuyện ấy có thể không chấm dứt được bệnh hình thức, nhưng ngay cả khi người nghe mê mải thời trang quá, thì trong người họ vẫn có một “cái gì đó” làm cho họ nghĩ đến cái ranh giới cần có. Vậy là, giáo dục đức tính giản dị không có nghĩa là phải viết thẳng vào sách giáo khoa rằng, “Hãy giản dị!” - nên “đi vòng” qua Einstein một chút!

    - Ví dụ, để giáo dục lợi ích khi làm việc nhóm, đừng viết thẳng vào sách giáo khoa là “Hãy làm việc nhóm!” mà hãy kể rằng, lẽ ra, Chủ tịch Hội đồng khoa học Anh mới là người phát minh ra “Định luật Cảm ứng điện từ” chứ không phải là Michel Faraday. Nhưng vì ông Chủ tịch kia hẹp hòi nên chỉ tiến hành thí nghiệm một mình. Ông để ống dây điện và thỏi nam châm ở một phòng, rồi nối hai đầu của ống dây điện vào một chiếc điện kế ở một phòng khác để tạo thành một mạch kín. Thế là rất đúng rồi! Nhưng tiếc thay, ông đã thao tác sai vì chỉ có một mình! Ông ở phòng này và cho thanh nam châm chuyển động trong lòng ống dây rồi sau đó ông để đấy và chạy sang phòng kia để quan sát điện kế! Kết quả là, ông luôn thấy kim điện kế nằm im, và ông bỏ dở thí nghiệm! Michel Faraday không làm thế. Cũng với thí nghiệm đó, ông làm việc nhóm và khi ông cho thanh nam châm chuyển động trong lòng ống dây như ông Chủ tịch của mình, thì bạn ông ở phòng bên kia thấy kim điện kế chuyển động và reo lên: “Đã có dòng điện!” - thí nghiệm đã thành công - vì dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong mạch kín khi thanh nam châm chuyển động trong lòng ống dây (hoặc ngược lại) mà thôi!

Thích ứng trong chiến tranh, thích ứng trong hòa bình hậu chiến...

 


Thích ứng trong chiến tranh, thích ứng trong hòa bình hậu chiến -- trường hợp nữ nhân vật Phương trong "Nỗi buồn chiến tranh"

 

Một đối trọng đầy sức ám ảnh

 

Bên cạnh Kiên thì trong tác phẩm, Phương là nhân vật nổi lên hơn hết. Trong nỗi buồn như một thứ không khí phả vào từng trang tác phẩm, không chỉ có nỗi buồn xé lòng của Kiên mà còn có nỗi buồn dai dẳng, nỗi cay đắng đầu hàng của Phương. Khi Kiên đi sâu vào nhận thức để giải mã cuộc đời, cái đối tượng có sức ám ảnh với nhân vật không chỉ là chiến tranh mà còn là Phương nữa.

 

Trong các bài hát lẫn trong thơ ca Việt Nam đương đại, người phụ nữ những năm chiến tranh thường được hiện ra như những cô gái nhanh nhảu tháo vát, nếu không đi thanh niên xung phong hoặc làm giao liên đưa bộ đội vào chiến trường thì đó cũng là người con gái ở lại hậu phương chung thủy đảm đang, thay thế chồng con cha anh trong những công việc đàn ông thường làm. Họ hết sức năng động trong phạm vi những việc cụ thể, nhưng lại đơn giản sơ lược trong đời sống tinh thần, và thường thiên về những giọt nước mắt sùi sụt, để rồi sau đó lại đột ngột cứng cỏi một cách kỳ lạ đến mức gần như khó hiểu. Có thể bảo đó là nét đặc biệt của người Việt nói chung, song ở phụ nữ, người ta nhận ra những biểu hiện lý tưởng.

 

Trong Nỗi buồn chiến tranh, Phương trước tiên vượt lên mẫu người con gái thông thường đó để trở nên một ngoại lệ.

 

Hãy bắt đầu bằng hình ảnh Phương trước ngày tiếng súng bắt đầu nổ. Đó không phải chỉ là hình ảnh của hòa bình hạnh phúc mà ngay từ lúc ấy, Phương đã là con người của một nhận thức mới. Trong khi Kiên lao vào hành động, thì Phương lại có cái nôn nao khó tả, nó là nỗi dự cảm trước một điều lớn lao đang xảy tới. Toàn bộ sự nhạy cảm của Phương được huy động khiến cho người ta cảm thấy Phương như vượt hẳn lên so với người bạn trai cùng tuổi. Phương nói ra những điều lớn lao một cách trực tiếp như là lịch sử đã ứng vào miệng cô.

 

Buổi tối bên bờ biển (trong đợt Phương với Kiên đi nghỉ) có cái không khí huyền bí của một thời điểm mặc khải, tức mở ra điều bí mật. Từ lúc chưa ai cảm thấy, thì hình như Phương đã cảm thấy chiến tranh tới gần. Và nhất là những gì Phương phản ứng trước cái thực tại sắp tới đó thì thật bất ngờ mà suy cho cùng lại thấy rất có lý. Ngay từ lúc này người ta đã thấy Phương sâu sắc hơn Kiên. Phương không chỉ sống với cuộc đời trước mắt mà còn sống với những ký ức từ thuở người Việt viết nên Chinh phụ ngâm và ru con bằng những câu ca dao “Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”.

 

 

 

Nếu sự chừng mực trong tiếp nhận chiến tranh ngay từ khi tiếng súng chưa nổ khiến Phương có cái vẻ tiên cảm đến mức lạc lõng so với con người đương thời thì cái cách Phương hiểu về thời đại của mình càng sâu sắc lạ thường, một cách hiểu mới mẻ đến mức người ta phải nghi ngờ.

 

Nói chung trong cách xử sự, Phương là con người vượt ra ngoài thông lệ. Đoạn tác giả để cho Phương cảm thấy gần với cha Kiên hơn là Kiên, Phương đứng bên cha Kiên trong cái lần ông họa sĩ này đốt tranh… bị một số người cho là giả tạo. Nhưng lô-gich của một tính cách như Phương là vậy. Phương và cha Kiên tự nhận là những kẻ lạc thời và lạc loài, song sự thật, họ là những con người của nhân văn nhân đạo của vĩnh cửu.

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2021

Bi kịch của người nữ trong “Truyện Kiều” và “Nỗi buồn chiến tranh” - những tương đồng gặp gỡ

 

Bi kịch của người nữ trong “Truyện Kiều” và “Nỗi buồn chiến tranh” - những tương đồng gặp gỡ

                    HÀ TRANG

Trong văn học Việt Nam, Truyện Kiều của Nguyễn Du và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là hai tác phẩm có độ phổ biến trên thế giới lớn nhất. Dẫu niên đại sáng tác cách biệt nhau hơn 150 năm, cả hai văn phẩm đều xoáy sâu vào thân phận người nữ trong xã hội. Kiều và Phương đều là những “hồng nhan” điển hình với tài - sắc hơn người, lại chủ động trong việc bày tỏ cảm xúc (dục), chính vì lẽ đó đều “bạc mệnh” với những bi kịch tương đồng: bị cưỡng hiếp, ruồng bỏ và điếm hoá.

Ngay từ đầu Truyện Kiều, sắc đẹp của Thuý Kiều đã được miêu tả trong tương quan với Thuý Vân. So với em gái - người có vẻ ngoài “trang trọng khác vời” vốn đã vượt trội những cô gái đồng trang lứa, Kiều “càng sắc sảo, mặn mà” nghĩa là nhỉnh hơn về cả tài và sắc. Đều dùng hình ảnh thiên nhiên để miêu tả dáng vẻ hai ả tố nga, như “khuôn trăng”, “nét ngài”, “mây”, “tuyết”, “thu thuỷ”, “xuân sơn”, “hoa” và “liễu” nhưng Nguyễn Du chỉ ra sự khác biệt giữa hai chị em qua thái độ của thiên nhiên đối với từng nhan sắc. Nếu mây tuyết chịu thua và nhún nhường trước vẻ ngoài của Vân, thì hoa liễu ghen tức, hờn giận khi đối mặt với Kiều. Có thể hiểu thiên nhiên ở đây như một ẩn dụ về xã hội đương thời. Thái độ khép nép ngưỡng mộ ám chỉ rằng Vân dẫu đẹp hơn người nhưng vẫn đẹp trong khuôn phép, báo hiệu một cuộc đời sóng yên biển lặng. Trong khi đó, thái độ tị nạnh ấm ức hàm ý rằng nhan sắc của Kiều vượt khỏi mọi tiêu chuẩn ước lệ và mang điềm báo diệt vong “nghiêng nước nghiêng thành”, tiên liệu số mệnh trầm luân ba chìm bảy nổi.

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2021

BẮC GIANG ƠI!

Bắc giang ơi!

 

Vũ Thị Minh Thu

anh_vu_minh_thu.

Cây gạo mùa này không đỏ hoa

Lặng lẽ nghiêng mình bên Miếu Cô hưu quạnh

 Tháng năm khẳng khiu không sắc biếc

Gạo gồng mình chống dịch giữa nắng thiêu

 

Bao người qua đây trong sắc xuân yêu

Khoe dáng ngọc thướt tha tà áo trắng

Thương cây gạo oằn mình trong nắng

Thay sắc áo dài,  bằng áo trắng lương y

 

Chỉ ước rằng dịch chóng qua đi

Mái trường xinh véo von đàn chim hót

Và em nhỏ không còn lau nước mắt

Nhìn màn hình gọi mẹ “mẹ về đi!”

 

Đẹp vô cùng những chiến sĩ quân y

Màu áo xanh, khẩu trang che kín mặt

Chỉ đôi mắt nhìn con đằm thắm

Qua màn hình, qua tấm chắn trong veo

 

Hãy kiên cường, rồi dịch sẽ qua mau

Cả nước chung tay, tiếp thêm sức mạnh

Trong tâm dịch tình người toả sáng

Cuộc chiến cam go không đạn bom thù

nghi-luan-y-chi-nghi-luc-1

 

 

Thứ Hai, 8 tháng 11, 2021

Tôi nghiên cứu về Việt Nam như một điều tất yếu

 


Nhân kỷ niệm 104 năm ngày Cách mạng tháng Mười Nga (1917 – 2021), Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với nhà Việt Nam học người Nga Anatoli Sokolov để lắng nghe những chia sẻ của anh về sự gắn bó đặc biệt này.

Tôi nghiên cứu về Việt Nam như một điều tất yếu

Anh tới với tiếng Việt và ngành Việt Nam học như thế nào? Đến nay anh đã gắn bó chuyên ngành này được bao nhiêu năm và anh có bao giờ thấy hối tiếc vì chọn tiếng Việt chứ không phải một ngôn ngữ khác?

- Tôi nghiên cứu về Việt Nam như một điều tất yếu trong cuộc đời. Ngay khi thi vào trường Đại học Á – Phi thuộc ĐH Tổng hợp Quốc gia Lomonoxop, tôi đã lập tức quyết định gắn bó số phận của mình với đất nước Đông Nam Á xa xôi nhưng vô cùng thú vị này. Những ngày trẻ, thanh niên thế hệ chúng tôi đều biết rất rõ về cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam chống lại người Mỹ xâm lược. Hình ảnh Việt Nam lúc đó vừa oai hùng, vừa lãng mạn, khiến tôi tò mò muốn nghiên cứu và tìm hiểu.

Từ đó tới nay đã hơn 40 năm trôi qua, tôi chưa một lần nuối tiếc vì gắn bó cuộc đời mình với Việt Nam. Chặng đường đó không chỉ giúp tôi nghiên cứu lịch sử, văn hóa, văn học của đất nước này mà còn cho tôi cơ hội gặp gỡ những con người tuyệt vời, thú vị.

Nhà Việt Nam học người Nga Anatoli Sokolov:  “Tôi không bao giờ hối tiếc vì đã chọn Việt Nam” - Ảnh 1.

Nhà Việt Nam học người Nga Anatoly Sokolov với cuốn sách "Truyện Kiều" bản dịch tiếng Nga, năm 2015. Ảnh: NVCC

Hãy kể về những công việc anh đã hoàn thành về Việt Nam?

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

CHÙM THƠ PHẠM ĐỨC NHÌ

 

CHÙM THƠ PHẠM ĐỨC NHÌ Sửa

0._pham_duc_nhi

TRĂNG VUÔNG

Giàn tre cha bắc tháng ba
Mẹ trồng mướp nở kín hoa bên thềm

Trăng tròn chỉ sáng ban đêm
Trăng vuông - Giàn mướp sáng thêm ban ngày.

HỒ THU

Trên trời mây nõn lang thang
Heo may dỡn sóng mênh mang mặt hồ

Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2021

55 năm ĐHSP Việt Bắc nhớ kỉ nệm 50 năm

 

50 năm ĐHSP Việt Bắc - Một số hình ảnh khoa Ngữ văn ngày kỉ niệm ( tiếp)

                                                                       Trước hội trường

                                     Khóa 20 với thầy chủ nhiệm Nguyễn Đức Liễn

                              PGS TS  Trần Thị Việt Trung, PGS TS Trần Thế Phiệt và một bạn khóa 20
                                         Tốp ca lừng danh khóa 20

                                    Chúc sức khỏe và mừng gặp gỡ
                                  Ka chiu sa với thầy Bình  ( tiếng Nga)


                                         Cô Việt Trung khoe giọng vàng

                                       Thầy Thế Phiệt với " Chiếc khăn piêu"

                                     Thầy Liễn  sau phát biểu, nghe thơ tặng mình!

                                              Tặng hoa các thầy cô đến dự

                         Vũ Nho và anh Hoàng Nguyệt ( khóa 1) ở nhà Ngô Văn Thư. Anh Nguyệt đọc bài thơ kỉ niệm có nhắc đến các "anh tài" Đặng Tương Như, Lê Văn Đức, Lộc Phương Thủy và Vũ Nho

55 năm 2021 nhớ 50 năm 2016

 

50 năm ĐHSP Việt Bắc - Một số hình ảnh của khoa Ngữ văn

Vũ Nho đã  đưa lên ghi chép về  lễ kỉ niệm. Xin đưa lên một vài hình ảnh để lưu giữ  kèm với bài ghi chép. Cám ơn các bạn quan tâm!
                                         Không khí lễ kỉ niệm

                  Ở nhà TS Nguyễn Thị Vượng . Các học sinh cũ đến thăm và chúc mừng cô giáo

                  Trái qua : Thạc sĩ Lê Kim Hà, cô Bùi Thị Huân, GS TS Lộc Phương Thủy và anh Bằng ( phu quân của TS Vượng)

             Trái qua : PGS TS Trần Thế Phiệt, thầy TS Nguyễn Văn Chính, Thạc sĩ Đặng Quyết Tiến, Phó chủ nhiệm khoa chúc sức khỏe các thầy cô
                                    Ở văn phòng khoa Ngữ văn

                                        Tổ văn học nước ngoài với chủ nhiệm khoa

                                   Trái qua : Thầy Chính, thầy Bính, anh Phiệt, thầy Hoàng Xuân
                                              Hai PGS TS Cao Thị Hảo và Hoàng Minh Lường