Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Chùm thơ Agnhia Barto trong bản dịch của Vũ Nho



Chùm thơ Agnhia Barto trong bản dịch của Vũ Nho

Nhà thơ Agnhia Barto xuất bản cuốn thơ “ Những bản dịch từ trẻ thơ”, nhà xuất bản Văn học thiếu nhi, Matxcơva, 1985. Các bài thơ trong tập, tác giả thay mặt các em bé  khác nhau để viết.
Vũ Nho giới thiệu bản dịch mấy bài thơ trong tập này nhân dịp năm mới Giáp Ngọ.

TÌNH YÊU
Thay mặt Ây-ia Vou-ti-lai-nen, 9 tuổi

Tình yêu đi vào trái tim
Bạn bỗng thành người hạnh phúc
Thế là người bạn tốt nhất
Của em, đã biết tình yêu

Thay mặt Taria X, học lớp 3

Tình yêu bạn quý của ta
Ập vào trái tim như bão
Say mê  với điều tuyệt diệu
Mơ cũng thấy ngày đính hôn

Còn có 4 dòng nữa về Tình yêu. Chúng thuộc về Chi-nha Lindxtrơ ( 13 tuổi), mà thay mặt em tôi đã viết bài thơ “ Chim bồ câu”. Tôi không biết chính em Chi-nha đã dịch từ tiếng Phần Lan hay bạn bè giúp đỡ em. Nhưng bản dịch sát từng chữ này biểu cảm và trực tiếp đến mức tôi coi là bất khả xâm phạm.

Tình yêu đó là cảm giác
Khi bạn được biết lần đầu
So với những gì trước đó
Chẳng có nét gì giống nhau.

Thay mặt em Tralzetta Mur 9 tuổi

CHÓ CÚN VÀ CÁ SẤU
Một hôm chó Cún
Chạy ra bờ sông

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Tiếu lâm GABROVO 20



TIẾU LÂM GABROVO 20 ( TIẾP)

CHẨN ĐOÁN
Người ta hỏi một bác sĩ người Gabrovo :
          - Vì sao khi khám cho bệnh nhân, ông luôn quan tâm đến chuyện họ ăn uống như thế nào? Chúng có ý nghĩa gì không đối với việc chẩn đoán?
          - Đối với việc chẩn đoán thì – không! Còn đối với việc xác định tiền thù lao khám thì – có!

BẰNG CHỨNG
-         Cậu hình dung xem, mình để lại mẩu giấy cho Tocha rằng mình sẽ đến chỗ nó ăn trưa. Khi mình đến – nó không có nhà…
-         Có nghĩa là, nó đã đọc mảnh giấy của cậu!

KHÔNG HIỂU
-         Cha tôi mất trí nên tôi làm chủ cửa hàng của ông.
-         Có nghĩa là cậu sẽ tăng tiền cho tôi vay chứ?
-         Bác không hiểu tôi: không phải tôi, mà là cha tôi mất trí – Người Gabrovo nhấn mạnh.

BẤT LỢI
-         Ôi, tại vạ! Đứa bé nuốt đồng 20 xu rồi! Phải mời bác sĩ thôi!
-         Vô nghĩa! Ông ta sẽ lấy 2 leva tiền công, nhưng chỉ lôi ra được đồng 20 xu!

CĂN HỘ PHẢI NHƯ THẾ NÀO
Một người Gabrovo định mua một căn hộ. Khi đó người ta hỏi anh ta: _ Diện tích căn hộ cần như thế nào. Anh chàng đáp:
          - Cần phải đủ rộng  để cho vợ tôi dọn dẹp, không có thời gian phất phơ ở chỗ mẹ đẻ cô ta. Nhưng lại phải đủ hẹp để mẹ vợ không thể đến ở cùng chúng tôi!

TRONG Ô TÔ
-         Vé cho cháu  tôi là bao nhiêu?
-         Cháu mấy tuổi?
-         Năm.
-         Thế thì không phải mua vé!
-         Nếu như cháu chiếm một ghế riêng?
-         Cũng không phải mua!
-         Nếu như tôi để cháu lên lòng , tôi sẽ được trả bao nhiêu tiền?
TRONG KHÁCH SẠN
Người Gabrovo có việc phải đến thành phố khác, anh ta quyết định ngủ lại ở khách sạn.
-         Giá một phòng là bao nhiêu? – Anh ta hỏi.
-         Phòng tầng 1: 10 leva; tầng 2: 8 leva; tầng 3 : 6, còn tầng 4 : 4 leva.
Anh chàng Gabrovo nghĩ ngợi toan bỏ đi.
-         Thế nào? Ông cho rằng giá cao quá à?
-         Không ạ! Khách sạn thấp quá!

HỢP VỚI LỜI CĂN DẶN
Bác sĩ dặn người vợ ốm của một người Gabrovo phải thay đổi không khí và điều chủ yếu là không khí “có chất muối”.
          Hôm sau, bác sĩ rẽ vào nhà họ và thấy anh chồng đang cầm đuôi con cá trích phẩy phẩy trước mặt vợ.

NGƯỜI ĐƠN GIẢN
Một nhà buôn treo lên cửa hiệu tấm bảng viết chữ rất ngoằn ngoèo và không chuẩn. Mọi người góp ý cho ông, nhưng ông đáp:
- Cứ đ cho khách hàng nghĩ rằng người chủ hàng là tay ngô nghê, dễ dàng bị lừa dối!

THỎA THUẬN
- Anh lấy tôi bao nhiêu để mang số đồ đạc này ra ga? – Người Gabrovo hỏi người bốc vác.
          - Bọc lớn thì 5 leva, còn những bọc khác 2 leva.
          - Vậy thì tôi sẽ mang bọc lớn. Những bọc kia anh mang!

TỪ NHỮNG NĂM THƠ ẤU
Một phụ nữ Gabrovo thết kẹo những đứa trẻ hàng xóm...Cô ta đãi một lần, đãi lần nữa. Khi trong hộp chỉ còn lại hai chiếc kẹo, một trong số những đứa bé chọn cơ hội thuận lợi thì thào:
          - Thím ơi, hãy cất những chiếc kẹo này. Sáng mai cháu lại đến nhà thím để thím đãi cháu.

SUỐT NGÀY
Một chàng trai đến nhà người Gabrovo ăn trưa bằng cá nục rán.
- Không nên thế, chàng trai ạ. Thế là quá lãng phí – Chủ nhà không chịu nổi và khoe khoang – Tôi ấy à, một con cá nục rán đủ cho suốt cả ngày. Sáng, tôi đặt cá nục lên miếng bánh mì để bánh thấm đẫm mỡ và mùi. Tôi ăn sáng bằng bánh mì. Bữa trưa ăn nửa con cá, bữa tối ăn nửa còn lại.

Vũ Nho dịch
Còn tiếp







Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Tình Xuân



TRẦN TRUNG-CHÙM THƠ TẤT NIÊN

1/THẪN THỜ
Ngẫu hứng tất niên gặp mấy Rồ
Rượu nghiêng quán vắng chửa thành Thơ
Chín(9) thằng đực rựa chông chênh quá
Yếm thắm bay ngang-để thẫn thờ...

2/TRAO NHAU
Xuân về ngóng đón cái vui
Dẫu đời còn lắm dập vùi thương đau
Đào-Mai mơn mởn một màu
Hôn lên con gió trao nhau chữ Tình

3/NHỚ
Chiều nghiêng bóng ngả nhớ Ai
Mẹ ơi! Mãi tận thương hoài xưa sau
Vọng trông mây trắng ngang đầu
Cúi hôn một dải nông sâu với Tình.

4/TÌNH XUÂN
Em khóc thầm bên song cửa chờ mong
Người khuất chân mây...Chim bằng tung gió
Nhớ nhớ quên quên cửa thường bỏ ngỏ
Gió động nơi nào ấm lạnh Tình-Xuân

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

TIẾNG THƠ ĐẶNG QUỐC VIỆT


Đường Văn

TIẾNG THƠ   ĐẶNG QUỐC VIỆT


(TỰA  tập thơ TRĂNG & BAN MAI)
ĐƯỜNG VĂN

          50 bài thơ được viết rải rác từ năm 1965, thời sinh viên chập chững, cho đến nay (2013), khi tuổi người thơ cũng đã tròm trèm thất thập… Thơ của gần một đời thơ, ngưng kết thành một tiếng thơ – Tiếng  thơ Đặng Quốc Việt, qua tập thơ đầu tay: Trăng và Ban Mai. Cả tập được tác giả sắp xếp thành 3 phần không đều nhau về số lượng bài thơ. Phần 1: Thời sơ tán. Phần 2: Suy ngẫm. Và phần 3: Nỗi lòng (Phiêu dạt). Bạn đọc yêu thơ sẽ cảm nhận được những gì khi gấp trang sách thơ cuối cùng còn thơm mùi giấy, mực?
          Câu thơ ám ảnh của Thế Lữ lại về trong âm trí tôi:
Cái thưở ban đầu lưu luyến ấy,
  Ngàn năm, chưa dễ mấy ai quên!
          khi đọc Tấm lòng sinh viên (1967) - bài thơ tự sự – trữ tình đạt giải Nhất cuộc thi thơ trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 1968. Bài thơ kể chuyện mộc mạc, đơn giản. Từ ngữ, hình ảnh dung di. Thực tế ùa vào tự nhiên, chân thực. Có khổ thơ miêu tả, sử dụng so sánh hơi vụng, nhưng chân thành:
    Trông thầy đi dạy học,
Như cha tôi đi cày,
         Quần xắn ngang đầu gối,
Gió lùa, áo tơi bay!
          Tấm lòng hiếu nghĩa cuả tập thể học trò sinh viên thể hiện bằng hành động bắc ngay chiếc cầu tre để thầy giáo an toàn qua suối, mỗi sớm đến lớp; khiến thầy cảm động, rưng rưng và khiến người đọc dễ dàng cho qua nghệ thuật kể – tả còn rất thô sơ. Dễ hiểu vì sao bài thơ đạt giải cao, khi nó rất phù hợp với quan niệm nghệ thuật về thơ của nhà thơ nổi tiếng Xuân Diệu hồi ấy: Thơ phải phản ánh cuộc sống chân, chân, chân, thật thật, thật! Thành công đầu tiên vang dội này chắc chắn khích lệ mạnh, tạo đà cho những sáng tác tiếp theo của cây viết trẻ. Nhưng, theo dõi quá trình thơ trong tập, thấy khuynh hướng hiện thực chân thật đó không được tác giả phát huy hay đào sâu. Theo thời gian năm tháng chất chồng, càng trải đời, trải việc, thơ Đặng Quốc Việt càng ý thức mở mang, xâm lấn vào những miền đất hứa của thơ khác, trên cơ sở quan niệm tư tưởng - nghệ thuật và cách biểu hiện khác với tiếng thơ thời thanh niên sôi nổi.

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Nguyễn Đức Thiện đã “trọn cuộc lang thang”



Nguyễn Đức Thiện  đã  “trọn cuộc lang thang”
                                
                                       Vũ Nho

Tôi  bàng hoàng khi nhận tin nhắn từ điện thoại di động của Nguyễn Đức Thiện trong ngày 24 tháng 1 “ Gia đình xin vô cùng thương tiếc báo tin Nhà văn Nguyễn Đức Thiện đã từ trần vào lúc 6 giờ 40 phút sáng nay”. Mới hôm qua tôi còn vào trang Blog cá nhân của Nguyễn Đức Thiện, còn đọc bài mới nhất có tên “ Thêm niềm vui mới”.  Từ khi Nguyễn Đức Thiện đột quỵ năm 2010, trang Blog cá nhân của anh là nơi bạn bè tới lui, thăm hỏi và bình luận những trang viết của chủ nhân.Tôi nhắn tin chia buồn vào máy và chuyển tiếp tin dữ tới nhà văn Hoàng Minh Tường và Hồ Thủy Giang. Thì ra hai bạn viết cũng đã biết tin. Những người viết cùng trang lứa với ba chúng tôi ở Thái Nguyên đã lần lượt đi xa. Đầu tiên là Chu Hồng Hải, rồi đến Trịnh Thanh Sơn, và bây giờ là Nguyễn Đức Thiện.
Tôi biết Nguyễn Đức Thiện lần đầu là qua truyện ngắn “ Trăng muộn” đăng trên Văn Nghệ Bắc Thái. Rồi tình cờ trong chuyến công tác Tây Ninh, chúng tôi mới biết mặt nhau. Rồi vì cùng gắn bó và bước vào con đường văn chương ở xứ Thái mà chúng tôi thân nhau. Nói đến Nguyễn Đức Thiện là nói đến một người “thợ cày” lực lưỡng trên cánh đồng chữ nghĩa. Gia tài văn chương của Nguyễn Đức Thiện khá đồ sộ 10 tiểu thuyết, 6 tập truyện ngắn, 5 tập thơ, 1 tập phê bình tiểu luận, 1 tập bút kí. Điều nổi trội ở Nguyễn Đức Thiện là anh luôn luôn hết mình: sống hết mình, yêu hết mình, làm việc hết mình và…nhậu với bạn bè cũng hết mình. Là người viết văn xuôi, thành danh với truyện ngắn và tiểu thuyết như thế, nhưng sức viết của Nguyễn Đức Thiện còn tràn sang cả địa hạt thi ca. Rồi phê bình và tiểu luận và bút kí nữa. Cuốn sách “Tôi & bạn, bạn & tôi” in năm 2010 đã in 44 bài viết về tác phẩm của bạn viết và những vấn đề văn chương. Trong bài viết cuối cùng nhà văn đưa lên Blog cá nhân, Nguyễn Đức Thiện thống kê từ năm 2010 bị đột quỵ, nhưng vẫn viết và cho ra mắt 8 cuốn sách. -         TÔI & BẠN, BẠN & TÔI ( phê bình tiểu luận)  NXB THANH NIÊN
-         KIẾP NGƯỜI XUỐNG XUỐNG, LÊN LÊN ( tiểu thuyết ) NXB QĐND
-         SÉT TRẮNG ( tiểu thuyết) NXB CÔNG AN
-         CÕI ÂM ( tiểu thuyết) NXB QĐND
-         TIẾNG QUÊ ( Tập truyện vừa) NXB QĐND
-         CÕI RIÊNG ( Tập thơ) NXB HỘI NHÀ VĂN
-         ĐẦY VƠI ( tập thơ) NXB VĂN HỌC
-         MỘT VÙNG NON NƯỚC TÂY NINH ( tập bút ký) NXB HỘI NHÀ VĂN
 Với người khỏe mạnh không chắc có mấy ai làm được như thế.

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Bài đăng cuối cùng của nhà văn Nguyễn Đức Thiện

nguyenducthien 23 January, 2014 09:10 TIN Đường dẫn cố định Trackbacks (0)
NGUY ĐC THIN
THÊM NIM VUI MỚI
 
Hôm nay trong tay đã có thêm một tập sách nữa của mình. Tập thơ ĐẤY VƠI với 52 bài thơ viết trong những ngày gần đây do NXB Văn học ấn hành. Trong tập còn in thêm những bài viết của Đỗ Nguyên, Phạm Quốc Toàn, Vũ Đình Quý và Trần Hoàng Vy viết về Nguyễn Đức Thiện. Như vậy là có thêm một sản phẩm nữa ra đời từ những ngày làm việc cho quên bệnh tật. Tính từ 2010, đến nay, tức là từ ngày nằm bệnh đến giờ, mình vẫn có 8 cuốn sách ra đời. Đó là các tác phẩm:
-         TÔI & BẠN, BẠN & TÔI ( phê bình tiểu luận)  NXB THANH NIÊN
-         KIẾP NGƯỜI XUỐNG XUỐNG, LÊN LÊN ( tiểu thuyết ) NXB QĐND
-         SÉT TRẮNG ( tiểu thuyết) NXB CÔNG AN
-         CÕI ÂM ( tiểu thuyết) NXB QĐND
-         TIẾNG QUÊ ( Tập truyện vừa) NXB QĐND
-         CÕI RIÊNG ( Tập thơ) NXB HỘI NHÀ VĂN
-         ĐẦY VƠI ( tập thơ) NXB VĂN HỌC
-         MỘT VÙNG NON NƯỚC TÂY NINH ( tập bút ký) NXB HỘI NHÀ VĂN
Ngày 22- tháng 1 2014 Nghiêm Khánh đưa vợ vào thăm tôi và tặng tôi tập thơ LÁ THU mới được NXB Hội nhà van ấn hành ( in chung với Đỗ Xuân Thu). Cùng đi có thêm Nguyễn Văn Tài nữa. Trong câu chuyện  với vợ chồng Nghiêm Khánh, mình tâm sự: “ Mình có lãi to rồi. Bị đột quỵ mà còn sống thêm được hơn 5 năm nữa. Tỉnh táo và còn ra được 8 đầu sách nữa. Không còn gì đáng phải băn khoăn nữa. Bây giờ sẽ tiếp tục sống và viết. Trời còn cho thì còn ra sách tiếp. Mà không thì thôi cũng được rồi.” Mong là như vậy. Nhân đây xin giới thiệu một số bài đã in trong tập thơ ĐẦY VƠI mới được NXB Văn Học ấn hành.


NHÀ CHẬT
 
Bạn bè ùa đến với tôi
chật nhà những tiếng cười vui rộn ràng
Chật nhà câu chuyện râm ran
Những vất vả những lo toan chật nhà
Cuối cùng tôi bỗng nhận ra
Bao gian khó tiếng cười xoà là xong
Mong căn nhà rộng mênh mông
Để chứa bao chuyện vẫn không chật nhà

24- 6- 2012
N.Đ.T


VUI VỚI CHÁU CON
 
Như thế là hơn một năm
Lại gặp con cháu ngập tràn niềm vui
Hoàng Long đã lớn lắm rồi
Học đến lớp bốn nói cười oang oang
Cẩm Thư chạy chưa vững vàng
Giận mèo chân đá và vang vang cười

Xúm, xít với hai  cháu tôi
Căn nhà bỗng chật những người thân yêu
Một năm mong sớm, mong chiều
Gặp con, cháu có thêm nhiều lòng tin

Bắc- Nam xa bặt hai miền
Đường xa diệu vợi ưu phiền hay không
Rồi lại nhớ rồi lại mong
Tiếng cười con trẻ giúp ông vững lòng

Hôm nay nhìn cháu tung tăng
Ước gì còn có sang năm cháu vào

12- 10- 2012
N. Đ. T

THÁNG BA DANG DỞ
 
Vẫn còn ngơ ngẩn tháng Ba
Hoa gạo vì sao không nở
Lòng dạ vấn vương, nhớ sao nhớ quá
Gọi em trong cả giấc mơ trưa
Em “ gửi tháng ba” vào những câu thơ

Em cũng như­ ai thổn thức chờ
Ngập ngừng hoa gạo nở trong mơ
Aó đan em cất, vâng em cất
Trong trẻo tình ai đến tận giờ ([1])

Tưởng như em đã mang cả tháng Ba
Gửi vào tôi và tôi nồng nàn nhận
Màu hoa là màu tình yêu đỏ thắm
Tháng Ba chao chát chuyện đời mình

Đã nghĩ chôn sâu chuyện ái tình
Ai ngờ cây lá cứ lên xanh
cứ nôn nao nhớ như mơ ấy
Ai biết bây giờ lại có anh

Mỗi đứa mình một phía trời xanh
Trong bao la, thấy nhịp tim rộn rã
Tìm và gặp trong dập dồn hơi thở
Trời đất riêng cho tháng Ba này

Nợ đời thiếp trả lại vay
Nợ tri âm em trả biết ngày nào xong

Tháng Ba này có nợ gì không
Mà em đọc một câu ca cũ
Chúng mình đã một đời dang dở
Hoa gạo mùa này sao không nở hoa ơi!

13- 4- 2013
N. Đ. T

Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Đức Thiện!
Xin trân trọng giới thiệu bài đăng cuối cùng của nhà văn trên trang Blog cá nhân!


Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Đức Thiện!



Nhà văn Nguyễn Đức Thiện, quê Thanh Hóa, sống và làm việc ở Tây Ninh, đã  đi xa mãi mãi vào hồi 6 giờ 40 phút ngày 24 tháng 1 năm 2014.
Xin chia buồn với gia đình và cầu chúc cho linh hồn nhà văn thanh thản miền CỰC LẠC!

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

TIẾU LÂM GABROVO 19



TIẾU LÂM GABROVO 19 ( TIẾP)

CẢ QUẢ TRỨNG
Một vị khách đến chơi nhà dân Gabrovo. Mẹ của chủ nhà rán cho ông ta một quả trứng để ăn sáng. Đứa cháu bé không rời mắt khỏi quả trứng.
          - Không nhìn thế cháu ơi! – Bà đứa bé nói- Bác đây không phải là con trâu để ăn hết cả quả trứng đâu. Thế nào cháu cũng có phần!

CẦN NGHĨ VỀ MÌNH NỮA
Vào ngày người mẹ chết, con trai đốt nến và đặt ở đầu giường mẹ. Một lát sau, ông bố tắt nến:
-         Hãy dành phần còn lại cho đám tang của bố, con trai ạ!

THOÁT KHỎI KHÓ KHĂN
Một nhà Gabrovo có  tivi bị hỏng. Hình thì có mà tiếng thì không.
- Mình ơi – Ông ta bảo vợ - Nhà bên cạnh cũng đang xem  tivi đấy. Bảo họ tăng âm thanh lên  với!

SUẤT ĂN THỪA
Một người Gabrovo sửa chữa mái nhà mình. Bỗng anh ta bị trượt chân và lăn xuống dưới. Khi rơi qua cửa sổ nhà bếp, con người tội nghiệp kêu lên:
          - Mình ơi, nấu bớt đi một suất ăn nhé!

QUẢNG CÁO
Chưa bao giờ tờ báo của chính phủ tư sản Bunga ri  “Ngày mới” in  16 trang. Những chú bé bán báo ở Gabrovo rao bán thế này:
          - Báo 16 trang giá 1 leva! Báo 16 trang giá chỉ 1 leva!

NHÌN XA
-Có thật ông gả con gái cho tay thủ quỹ của ông không?
- Thật!
- Nhưng chính ông không tin tay ấy kia mà!
- Cả bây giờ tôi vẫn không tin. Nhưng từ nay, tiền biển thủ của tôi, hắn sẽ đem cho con gái tôi!

LÃI RÒNG
Một trường học nông thôn cần lát lại nền nhà. Tiền công cho việc này chỉ có 400leva và người ta tuyên bố đấu thầu. Những tay thợ mộc không muốn làm – vì tiền công quá rẻ mạt. Khi đó, một người Gabrovo tới và nhận làm với giá rẻ một nửa.
          Lúc anh ta bắt đầu công việc, cả làng kéo đến xem mặt anh chàng khờ dại. Còn ”anh khờ” biết vậy, thỉnh thoảng lại quát, nhằm vào những anh vô công rồi nghề:
-         Này, giỏi lắm, chuyển hộ những tấm gỗ này cái!
-         Nào, thử xem, đàn ông gì cậu. Cậu có cưa nổi tấm gỗ này không?
-         Còn chú nữa. Đứng đấy làm gì. Hãy cầm búa và đóng đinh đi!
Cuối cùng, tất cả các công việc đều do dân làng làm, còn anh chàng Gabrovo thì thu tiền đút túi.

MUỐN HAY KHÔNG
Một người Gabrovo và một người dân vùng khác cùng đi tàu thủy. Khi đó, bỗng có gió mạnh và sóng lớn nổi lên. Người kia bèn yêu cầu anh bạn Gabrovo của mình:
-         Cậu hãy đưa mình mặc bộ com lê của cậu.
-         Nhưng cậu cũng đã có bộ của mình rồi kia mà?
-          Nhưng tớ không biết bơi, tớ mặc com lê của cậu, nhỡ tàu đắm, cậu sẽ cố cứu tớ!

NHÌN XA TRÔNG RỘNG
Nữ ca sĩ Opera nổi tiếng của Bungaria tên lag Krixtina Mophova học hết trung học ở Gabrovo. Một lần, bà ta về đây gặp gỡ các bạn cùng lớp và bà chủ căn buồng ngày xưa...
Cần phải nói rằng nữ ca sĩ này người khí to béo. Nên buổi chiều, khi chuẩn bị chăn đệm, bà chủ nhà đã đặt một cái hòm xuống dưới giường để cho lưới đệm giường không bị chùng xuống.

CÓ LỢI HƠN
Con trai người Gabrovo muốn trở thành bác sĩ phẫu thuật.
          - Đồ ngốc! – Ông bố nhận xét- Hãy làm bác sĩ nha khoa! Mỗi người chỉ có một tim thôi, còn răng thì những 32 cái!

VẬT HIẾM HOI
Sau khi biết bảo tàng mua những cổ vật hiếm hoi, một người Gabrovo đề nghị họ mua đôi giày của mình:
          - Đôi giày của tôi hiếm hoi ! Bố tôi đi trong thời chiến tranh thế giới thứ nhất, khi đó chúng là đôi ủng. Giải ngũ, bố tặng cho tôi. Tôi chữa nó thành đôi giày. Sau đó vợ tôi dùng nó thay cho dép. Sau đó, con trai tôi dùng nó để chơi, gọi nó là ”thuyền”. Vào thời chiến tranh thế giới lần thứ hai – làm sao đây! – Tôi lại phải dùng nó...Đây quả là một vật hiếm hoi!

Vũ Nho dịch ( còn tiếp)



Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

MÀU LÀNH


MÀU LÀNH -THƠ TRẦN TRUNG

 Bất chợt
 Thơ
Bay lên...
Từ quán bia "Cây đổ"
Dẫu vẫn hay
Đời Ta- Nước mắt-Nụ cười...
         ***
Rót nữa chưa say
Bạn bầu ơi!
Xuân tại lòng Ta
La đà
Cùng cận kề-Giáp Ngọ
        ***

 Nắng vẫn Lên-Xanh
Trên đầu Ta...bỡ ngỡ
"Cây đổ"-Nghiêng
Bất tận-Màu lành.

                HÀ NỘI-19/1/2014.
     (sắp tới Xuân Giáp-Ngọ)

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

CÓ NHỮNG LÝ DO ĐỂ CHÚNG TA CHỜ ĐỢI



TRUYỆN NGẮN VĂN NGHỆ THÁI NGUYÊN NĂM 2013:

CÓ NHỮNG LÝ DO ĐỂ CHÚNG TA CHỜ ĐỢI

Nguyễn Thanh Mai

Trong những năm gần đây, do phải đáp ứng yêu cầu đa dạng về thông tin, diện tích cho sáng tác văn chương trên báo chí cũng dần thu hẹp. Thế nhưng, với 43 truyện ngắn được tuyển chọn công phu, kĩ lưỡng trên 36 số báo Văn nghệ Thái Nguyên năm 2013, đủ thấy truyện ngắn Thái Nguyên vẫn là đứa con được cưng chiều của bà mẹ văn học.
1. Với biên độ phản ánh được mở rộng trong mọi chiều không gian và thời gian, từ cõi sống đến cõi chết, cái thực đến cái mơ, thành phố và miền rừng, chuyện trẻ con và người lớn…hầu như mọi lĩnh vực của đời sống đều được đề cập đến trong cái nhìn nhiều mặt của các cây bút truyện ngắn trên trang Văn nghệ Thái Nguyên (VNTN) năm 2013. Ở đây, ta gặp một thế giới nhân vật thuộc đủ mọi tầng lớp, từ chính trị viên trưởng, giám đốc, văn nghệ sĩ, bệnh nhân phong đến anh xe ôm, người điên, cậu sinh viên quăng thân trong chợ người, người đàn bà đi đêm…, tất cả đều hiện lên trong muôn mặt đời thường cùng những hệ lụy và bí ẩn khôn lường của cuộc sống. Lấy việc nghiên cứu đời sống làm hướng chính; tỉnh táo, chăm chú khám phá cuộc sống và con người; càng ngày, các tác giả truyện ngắn càng tỏ ra mẫn cảm hơn với cái hiện tại, cái đương thời với sự định hướng tư tưởng rõ ràng. Đây vẫn là một trong những cách thức chính của các cây bút truyện ngắn Thái Nguyên trên VNTN. Về mặt này, không phải không có những tác phẩm có sức nặng.
2. Dễ dàng nhận thấy, đa số tác phẩm vẫn viết theo lối truyền thống; thiên về tả thực, coi trọng luận đề, cốt truyện, nhìn cuộc sống bằng cảm quan “đại tự sự”; nhưng cái nhìn hiện thực đã chín, chắc hơn, và không né tránh. Đó là hiện thực nông thôn với những khuôn mặt sạm đen và buồn như đất trong Mã số 1683(1); ở đó, có những Đại gia làng(2) phất lên được từ lòng hảo tâm và cái nhìn không định kiến. Đó còn là hiện thực đắng lòng của đời sống thị thành trong Tiếng khóc(3) mà đôi khi, mỗi chúng ta buộc phải chấp nhận Cát mặn(4) của đời. Tuy nhiên, còn một hiện thực khác ấm lòng hơn khi Trên đường(5) đời còn nhiều nghịch lý vẫn có những Lá bùa đỏ(6) mê hoặc, nơi Góc khuất(7) vẫn nở ra “hoa thầm”, các giá trị nhân văn được nhìn nhận lại. Và bên cạnh những phận người lam lũ giữ nguyên vẻ quê mùa, chất phác như thằng Cui, lão Ban, bà Liễu, cụ Bòng, cậu bé Non, cháu Vải, lão Mạ, ông Bùng(8)…còn có Người đàn bà đi đêm(10) mang tên Trinh (tiết), hai người lính ở hai bên chiến tuyến thân xác đã dưới mồ vẫn gọi tên nhau Chiến, Thắng; và họa sĩ Lương An với thế giới nội tâm sâu thẳm chẳng bao giờ bình an (Cổ Thành thấp thoáng(11)); là nhà điêu khắc lừng danh đóng cửa hà khắc với tất cả mọi người, nhưng lại mở lòng trước một bà cụ ăn xin (Danh họa(12)); một Thầy Giang(13) mà cuộc đời như đã thành một phần của bà con xóm chài lênh đênh sông nước. Đã có một thế hệ mới trưởng thành, họ phải đối mặt với bao Thử thách(14), đấu tranh khốc liệt với hoàn cảnh, với chính mình để giữ lại chất Vàng ròng(15); trong muôn vàn nỗi éo le bi kịch của đời, vẫn cố giữ mình đứng vững trên lập trường nhân ái (Mùa vải(16), Mình ơi(17); nhưng cũng có những người, sống đến hết đời vẫn chưa thôi ngơ ngác, chưa hết lầm lạc và ảo tưởng (Trai chúa(18); Tham mưu(19). Một số truyện viết về đề tài chiến tranh của các cây bút ngoại tỉnh(20) đã thể hiện một hướng tiếp cận mới hơn, trần trụi, khắc nghiệt hơn. Bằng cách lựa chọn sự kiện, tình tiết và nhân vật tạo ra sự đồng hiện không gian và thời gian; đan cài, lồng xen các yếu tố thực- ảo; vừa liên kết vừa mâu thuẫn; vừa đồng nghĩa vừa ngược nghĩa…những tác phẩm này đã lay động mạnh trái tim người đọc, thể hiện cái nhìn riêng, lạ. Ở đó, con người xuất hiện như một cá nhân toàn vẹn có ý thức, có vẻ không phù hợp với trật tự đã hiện hành, với những giá trị đã được thiết lập, chủ động đi tìm giá trị đích thực, cho mình và cho người, dù không phải ai cũng thừa nhận.