Thứ Tư, 3 tháng 7, 2024

ĐỨT NỐI CÙNG NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN

 ĐỨT NỐI CÙNG NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN

PHẠM CÔNG TRỨ 

pham_cong_tru

Người gọi Nguyễn Đình Chiến là “kẻ lãng tử tài hoa”, người coi gã là “kẻ quen mưa to gió lớn những phương trời”, với tôi Nguyễn Đình Chiến là “một con nghiện vô phương cứu chữa”. Vậy Chiến nghiện gì mà có vẻ ghê gớm vậy? Thưa rằng gã “nghiện thơ” và “nghiện đi”! Muốn có thơ thì phải đi và đi vì nhiều lẽ, song suy cho cùng cũng là để có thơ. Mới đây, về với quê hương bên bờ sông Chảy là chuyến đi cuối cùng của người con xứ cọ “quen đi nhanh bước mạnh” này.

Tôi gặp Nguyễn Đình Chiến lần đầu tiên là vào một ngày tháng 10 năm 1990. Sở dĩ tôi nhớ khá rõ như vậy vì đó là ngày tôi đặt chân lên Moskva. Đã hơn 20 năm rồi nhưng ký ức như vẫn còn đấy, tươi nguyên. Chuyến bay đã dài lại còn bị hải quan sân bay Seremetchevo gây khó dễ khiến kẻ lần đầu du học vô cùng mệt mỏi. Số là khi kiểm tra người Việt quá cảnh, hải quan Nga phát hiện có rất nhiều “đồ quốc cấm” trong các túi hàng nên ách lại để các “đương sự” thực hành nộp phạt, trong đó có tôi. Vậy nên chập choạng tối tôi mới được Châu Hồng Thủy và một người anh em ở bên ấy đón ra, sau khi cho vay tiền để nộp phạt. Ra khỏi sân bay, chúng tôi đi taxi về một cái “ốp” thuộc Khoa dự bị của Trường MГУ mà người ta xếp cho mấy sinh viên Việt Nam mới sang để học thêm tiếng Nga, trước khi họ chính thức nhập học vào Trường (viện) viết văn mang tên Makxim Gorky danh tiếng.

Trong tâm trạng tiếc của (vì bị hải quan tịch thu mất không ít hàng hóa) tôi lê những bước nặng trĩu lên cầu thang gác và khá bất ngờ trước không khí đón tiếp trang trọng và đầm ấm tại đây. Tôi nhớ là hôm ấy có mặt hầu hết những người Việt sang học ở Trường viết văn M. Gorky, trong đó Trần Đăng Khoa, Nguyễn Đình Chiến là những người đã có thâm niên ở Nga một hai năm, nay nghe có người từ trong nước sang nên đến chơi. Châu Hồng Thủy, Vũ Xuân Hương, Thùy Linh, Phan Thanh Thủy và mấy bạn trẻ nữa sang Nga chưa lâu. Ngoài vài người đã quen biết từ trước, còn gần như lần đầu tôi biết mặt, nhưng tên tuổi thì không lạ gì: “Thần đồng” Trần Đăng Khoa lúc ấy danh tiếng đang vang như sấm rền, còn Nguyễn Đình Chiến tác giả “Gặp lại các em”, Thùy Linh tác giả “Mặt trời bé con của tôi”, đều là những người từng đoạt giải thơ, văn trước đó, tên tuổi cũng nổ như ngô rang.

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2024

BÀI VÀ VIDEO VŨ NHO VỀ "HÁT TỪ PHAN XI PĂNG"

 


BÀI VÀ VIDEO VŨ NHO VỀ "HÁT TỪ PHAN XI PĂNG" 

Vũ Nho
 
ĐÔI ĐIỀU CÁM NHẬN VỀ TẬP THƠ “HÁT TỪ PHAN XI PĂNG”
    Tập thơ của Lê Tuấn Lộc, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, 2023
 
Ấn tượng về sự dồi dào
 
            Tiến sĩ mê thơ, làm nhiều thơ Lê Tuấn Lộc có thể coi là “hiện tượng” của thơ ca Việt. Anh đã công bố 16 tập thơ, 2 tập trường ca. Tập thơ thứ 17 “Hát từ Phan xi păng” coi như là tuyển tập thơ với 442 trang in khổ lớn 16 x 23,5 cm. Viết khỏe, kinh tế cũng khỏe để đủ in những điều đã viết cũng đáng để khâm phục (Tập thơ bìa cứng, giấy tốt, in đẹp, 1000 bản chi phí sẽ khoảng hơn 40 triệu). Dẫu biết rằng văn chương nghệ thuật “quý hồ tinh bất quý hồ đa”! Nhưng thơ cũng khá “tinh” (Bằng chứng là Giải thưởng của các tỉnh Tuyên Quang, Thanh Hóa, Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam và Bộ Giao thông Vận tải), mà lại cũng “đa” về số lượng!  Vừa “tinh” lại vừa “đa” như thế thật đáng chúc mừng!
 
Ấn tượng về sự sắp đặt
 
    In nhiều thơ như thế, nhưng khi chọn đưa vào tập thơ thứ 17, với tổng cộng 228 bài dài, ngắn; tác giả đã tỉ mẩn, công phu ngồi soạn lại theo 14 khúc hát. Mỗi khúc hát lấy tên một ca khúc được phổ nhạc đặt lên đầu. Mỗi khúc hát có những bài thơ khác nhau, nhưng được gói vào một chủ đề chính như “Một nét thành Tuyên" (trong đó chủ yếu là về Tuyên Quang, có cả những bài thơ về quê, về Thái Nguyên, Cao Bằng, Đà Lạt…) “Đêm trăng trên dòng sông Đáy”, “Ca ba vùng mỏ”, “Bao giờ em trở lại”, “Em là người Tày”, “Lính trẻ về thăm nhà”, “Tôi người xứ Thanh”…

Thanh Thảo - Đường vào thơ

 

Thanh Thảo - Đường vào thơ

GD&TĐ - Nhà thơ Thanh Thảo có sức sáng tạo mãnh liệt, bởi ông viết từ trải nghiệm để văn - đạo - đời nhuần nhuyễn, hài hòa, hô ứng, tôn tạo nhau trên ngòi bút.

Nhà thơ Thanh Thảo và Quỹ học bổng 'Vì trẻ em Sơn Mỹ' do ông thành lập 1998. Ảnh tư liệu
Nhà thơ Thanh Thảo và Quỹ học bổng 'Vì trẻ em Sơn Mỹ' do ông thành lập 1998. Ảnh tư liệu

Nhà thơ Thanh Thảo có sức sáng tạo mãnh liệt, bởi ông viết từ trải nghiệm để văn - đạo - đời nhuần nhuyễn, hài hòa, hô ứng, tôn tạo nhau trên ngòi bút. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” của nhà thơ xứ Quảng được đưa vào SGK Ngữ văn 12, Tập 1 từ năm học 2008 - 2009 và nay “đứng chân” trong bộ Cánh diều.

Từ tình yêu văn chương

Nhà thơ Thanh Thảo (tên khai sinh Hồ Thành Công), sinh ngày 12/2/1946 tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tình Quảng Ngãi. Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khóa 10 (1965-1969) và đi chiến trường miền Đông Nam Bộ từ đầu những năm 1970.

NHỮNG CÁNH HOA BẤT TỬ

 


NHỮNG CÁNH HOA BẤT TỬ

 

 

Có những loài hoa sớm nở tối tàn

Có những bông hoa thoang thoảng thơm

Cũng có những đóa hoa sắc màu ong bướm

Sao những cánh hoa nơi ngã ba Đồng Lộc

Trong lửa đạn

Những cánh hoa bất tử

Các chị vẫn xanh tươi

Mãi mãi tuổi đôi mươi

Như khoảng trời xanh Can Lộc tỏa nắng

Khi người người về tưởng niệm những nụ cười!

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2024

“SỐNG ĐẾN BÌNH MINH”

 


“SỐNG ĐẾN BÌNH MINH”

Tự truyện của một số phận vinh quang và cay đắng

Về cuốn Trần Mai Hạnh – “Sống đến bình minh”, Nxb Chính trị quốc gia Sự Thật, 2024

                            VŨ NHO

                   Một người chỉ làm báo và viết văn mà hai lần được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu hãng thông tấn Quốc gia, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam,  Phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội nhà báo Việt Nam như Trần Mai Hạnh quả là hiếm gặp. Đặc biệt hơn nữa, đó chỉ là một chàng trai tỉnh lẻ, bố là viên chức bình thường, mẹ là công nhân, không có ai đỡ đầu đỡ chân. Lại càng đặc biệt hơn nữa là khi đang ở đỉnh cao vinh quang, bỗng gặp “tai nạn nghề nghiệp và hệ lụy kinh hoàng” ( lời  tác giả trên bìa 4), vướng vòng lao lí, bị kết án 9 năm tù rồi được ân xá trước thời hạn. Ai đó trong đời như thế, chắc sẽ suy sụp hoàn toàn,  sẽ gục ngã vĩnh viễn, sẽ bẻ bút,… nhưng tác giả thì không. Người lính đã từng “đi qua cái chết” ở chiến trường khốc liệt Quảng Nam - Đà Nẵng  vẫn tiếp tục sống, “sống và viết với niềm tin những gì tươi sáng rồi sẽ đến. Tên sách “ Sống đến Bình minh” được đặt cho cuốn tự truyện cũng vì lẽ đó” ( Lời tác giả trên bìa bốn).

          Cuốn sách văn học gây tiếng vang lớn là cuốn “Biên bản chiến tranh 1,2,3,4.75” (2014) được viết lại hoàn toàn  với cái nhìn trầm tĩnh, khách quan sau những ngày trong vòng lao lí, được tặng giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam, được tặng giải thưởng ASEAN là một minh chứng cho nghị lực sống, nghị lực làm việc với niềm tin mãnh liệt của người viết.  Sau đó, tác giả tiếp tục việc sáng tạo với các cuốn Lời tựa một tình yêu (2016); A war account 1-2-3-4.75 (2017) (Phiên bản tiếng Anh của Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75); Thời tôi sống (2018). Và bây giờ là cuốn sách đồ sộ “Sống đến bình minh” khổ lớn 14 x 26 cm, 688 trang, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật ấn hảnh ra mắt sáng 25 tháng 4 năm 2024,  hơn hai chục ngày sau ngày tác giả đột ngột qua đời khi thăm lại chiến trường xưa ở miền Nam ( 2/4/2024).