Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

Phạm Tâm Dung, Dan Pham, Ánh Tuyết, Huong Tran, Đình Bắc viết về VŨ NHO

 
                                                   Vũ Nho chủ trang
 
Phạm Tâm Dung P.G.S.; T.S.nhà văn Vũ Nho không sinh ra từ MIỀN SÔNG NƯỚC THÁI BÌNH, nhưng vì một lương duyên tình người, tình thơ mà anh đã gắn bó tri kỷ với con thuyền, dòng sông, cảnh sắc và những người bạn thơ mộc mạc, giản dị MIỀN CỔ TÍCH. Và thật vô cùng cảm động khi anh tự nguyện nhận mình là " THI NHÂN MIỀN CỔ TICH"của chúng tôi!
Chúng tôi đã nhiều lần giới thiệu những bài : giới thiệu tác phẩm, bình thơ xuất sắc của tiến sĩ cho các thi nhân MIỀN CỔ TÍCH cùng bạn bè và bạn đọc.Và chúng tôi đã nhận được thật nhiều chia sẻ, cảm xúc và lòng trân trọng...
Hôm nay, chúng tôi vinh hạnh được giới thiệu một chùm thơ tài hoa gồm sáu bài của NHÀ THƠ VŨ NHO gửi cho MIỀN CỔ TÍCH.
Xin cảm ơn tác giả thật nhiều!
Cảm ơn bạn bè và bạn đọc đã ưu tiên chia sẻ !
Quản lý
Dan Pham
Dan Pham Phó Giáo sư tiến sỹ Vũ Nho không chỉ là một nhà phê bình văn học, ông còn là một nhà thơ. Cảm ơn ông đã cho người đọc những bài thơ đầy cảm xúc của mình trên những nẻo đường đất nước.
Quản lý
Tuyết Nguyễn Ánh
Tuyết Nguyễn Ánh Chúng ta từng quen với những bài phê bình, giới thiệu chân dung các tác giả, tác phẩm văn học của nhà phê bình tiến sĩ khoa học Vũ Nho. Anh đã được dư luận đánh giá cao vì lối tư duy sâu sắc, sự am tường kiến thức văn học,sự tinh tế trong mỗi phát hiện,đánh giá về một tác giả, tác phẩm. Số trang phê bình của anh thật đáng nể chứng tỏ nhiệt huyết, công phu của anh, đóng góp của anh trong lĩnh vực tôn vinh các nhà văn nhà thơ. Thật bất ngờ Vũ Nho còn là một nhà thơ tình rất đa tình. Chùm thơ vừa được giới thiệu của anh đã nói lên điều đó. Từ Vĩnh Long đến Sơn La, Điện Biên, trở về thị xã của mình, ta thấy Vũ Nho thật dào dạt với cảnh, với tình người mỗi miền quê anh qua. Cảm xúc ngọt ngào da diết. Tưởng thoáng qua mà nghe đã "để thương để nhớ cho nhau"đọc thơ anh thêm yêu những miền quê ấy. Và thật lạ mình cũng đã từng qua nơi ấy mà sao không dào dạt được như anh. Cả đến chiếc Kẹp bông mai của nàng"mái tóc đổ như suối ngang vai"cũng trở thành hình ảnh nghệ thuật giống như vật làm tin để nhớ tìm đến nhau. Thật đáng yêu biết bao. Tinh tế, trữ tình rất cần thiết với nhà thơ. Tiến Sỹ, nhà phê bình Văn học Vũ Nho có tâm hồn, tài năng cảm nhận thơ rất tinh nhạy, Lẽ vậy nên thơ anh rất đi vào lòng người. Ta đã có câu trả lời : vì sao Vũ Nho phê bình Văn học rất có duyên và được nhiều người yêu thích.
Quản lý
Phạm Tâm Dung
Phạm Tâm Dung Tuyết Nguyễn Ánh :
Cảm ơn nhà thơ Ánh Tuyết thật nhiều về những chia sẻ cảm xúc về những thành tựu xuất sắc của nhà phê bình văn học tài hoa, nhà thơ đa tình P.G.S;T.S.Vũ Nho _ một thi đặc biệt của MIỀN CỔ TÍCH.
Chúc chị mãi xinh đẹp, hạnh phúc và tài hoa!
Quản lý
Vu Nho
Vu Nho Cám ơn nhà thơ Ánh Tuyết vì sự hào phóng lời khen!
Quản lý
Huong Tran
Huong Tran Xin cảm ơn PGS, TS Nhà văn VŨ NHO chúc anh mạnh khoẻ , may mắn , bình an , vui vẻ ạ !
Quản lý

Đình Bắc Nguyễn
Đình Bắc Nguyễn Tôi thật bất ngờ khi đọc thơ của PGS-TS nhà văn Vũ Nho bởi một lẽ:
trước đây tôi chỉ biết ông qua những trang phê bình, lý luận văn học. Ở lĩnh vức phê bình lý luận văn học cho thấy ông là một người lao động trí tuệ cần mẫn, nghiêm túc và khoa học. Th
ành tựu lao động sáng tạo của ông thật đáng kính nể bởi sự tinh tế, sâu sắc và hàm súc trong từng câu, từng bài; Nhưng với thơ đúng như nhà thơ Ánh Tuyết và nữ sỹ Tâm Dung nhận định : Ông là một nhà thơ đa tài và đa tình .
Sáu bài thơ, bài nào cũng tuyệt. Đúng là phong cách của một nhà thơ đàn anh.
Nhưng tôi mê nhất câu thơ tài hoa :
"Đờn ca tài tử Vĩnh Long mê đắm chiều huyền ảo
Uống rượu rồi mắt em nhìn giông bão"
Tôi cũng đã nhiều lần uống rượu, làm thơ về ...người đẹp và đọc nhiều vần thơ của nhiều tác giả viết trong ...hoàn cảnh đó nhưng " Uống rượu rồi mắt em nhìn giông bão" thì quả là chưa thấy ai viết được thế!
Câu thơ đa nghĩa và cũng thật đa duyên ...!
Xin cảm ơn tác giả!
Cảm ơn MIỀN CỔ TÍCH đã tặng cho người yêu thơ những món quà vô giá!
Quản lý
Vu Nho
Vu Nho Cám ơn anh Đình Bắc quá khen!
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét