Thứ Năm, 14 tháng 3, 2024

NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ THIỆN VÀ CUỐN BÌNH THƠ...

 


ĐÔI ĐIỀU VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ THIỆN


VÀ CUỐN SÁCH “NƠI BIÊN CƯƠNG TỔ QUỐC, Thơ và lời bình”

Phạm Minh Tân (Hội nhà văn Hà Nội)


1. Từ một cô giáo, trở thành cây bút bình thơ. Trong lĩnh vực phê bình Văn học từ trước tới nay, những cây bút nam giới thường chiếm ưu thế. Nhưng thật vui gần đây, trên một số tờ báo, cả địa phương và Trung ương như: Phụ nữ Thủ đô, Tạp chí Người Hà Nội, Phụ nữ Việt Nam, Giáo dục và Thời đại, báo Văn nghệ Hội nhà văn, Thời báo Văn học nghệ thuật, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, Tạp chí Lý luận và phê bình Văn học nghệ thuật, Văn nghệ Công an… xuất hiện nhiều bài viết, nhiều nhất là bình thơ, giới thiệu tác phẩm của một cây bút nữ - nhà văn Nguyễn Thị Thiện. Qua những trang viết dung dị, chân thành mà không kém phần sâu sắc, chị đã chuyển tải cái hay, cái đẹp của thơ văn, những nỗi niềm,thông điệp mà các tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc. Các bài viết của chị để lại dấu ấn và nhận được sự yêu quý của bạn đọc.

Tôi cảm mến, quý phục cách chị sàng lọc, lựa chọn những bài thơ theo các chủ đề để

viết lời bình. Chị không chọn những bài thơ cách tân đến bí hiểm mang tính thời thượng

mà thường chọn những áng thơ tiêu biểu, có những bài đã khá quen thuộc với mọi

người, tưởng như không còn gì để nói, nhưng dưới con mắt xanh của một nhà phê bình

có tâm, có tầm, độc giả vẫn cảm nhận được sự tươi mới của nội dung và nghệ thuật thể

hiện qua từng lát cắt phát hiện tinh tế, qua những lời lẽ bình phẩm, giảng giải, minh

chứng rất thuyết phục.

Tôi lại càng cảm phục sự hăng say và sức viết của chị - một nhà giáo từng dạy Văn

hơn ba mươi năm, một cán bộ quản lý nhà trường đã về hưu (chị nguyên là phó hiệu

trưởng trường THPT Thạch Thất, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Dường như đam mê văn

thơ tiếp thêm cho chị nguồn năng lượng nên chỉ trong vòng 5 - 6 năm gần đây, chị đã

xuất bản liên tục 9 đầu sách, gồm: 7 tập tuyển và bình thơ: Trang thơ trang đời, Tình

quê tình người - tập I và II, Thơ dâng Mẹ; Quê hương Việt Nam; Tình Cha con; Nơi biên

cương Tổ quốc ; một tập truyện ngắn “Những bài học đắt giá”; và gần đây nhất là tập

tiểu luận Hái dọc đường Văn. Các cuốn sách đều từ 250 – 420 trang khổ thông thường,

do NXB Hội Nhà văn xuất bản.


2

2. Tập “Nơi biên cương Tổ quốc Thơ & lời bình” là cuốn sách xuất bản quý III năm

2022, tạo nhiều dấu ấn trong tôi nhất và nhiều bạn đọc khác nữa. Cuốn sách được Hội

nhà văn Hà Nội tổ chức hội thảo tại Hội trường 19 Hàng Buồm với nhiều tham luận ghi

nhận giá trị của tập sách cuối năm 2022 vừa qua. Miền đất biên cương - phên giậu của

Tổ quốc là nơi bao bọc chở che đất mẹ Việt Nam yêu thương trước những tai ương giặc

giã nên tự ngàn xưa cho đến nay và mãi mãi muôn sau, những người con đất Việt vẫn

đời đời nối tiếp nhau xả thân bảo vệ. Có lẽ nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả ấy là nguồn

cảm hứng thôi thúc nhà văn Nguyễn Thị Thiện đi sâu, tìm tòi, tuyển chọn những bài thơ

hay viết về chủ đề miền biên viễn để làm nên: “Nơi biên cương Tổ quốc - Thơ & lời

bình” - NXB Hội Nhà văn – 2022. Cuốn sách gồm 32 bài thơ và lời bình, có dung lượng

256 trang (khổ 14,5x 20,5 cm) đã mang đến cho bạn đọc cái nhìn khái quát về quá trình

Lịch sử kiên cường chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam kiên cường,

bất khuất.

Qua những bài thơ: từ “Nam quốc sơn hà” mà nhiều người cho là của Lý

Thường Kiệt; “Qủy môn quan” của Nguyễn Du; cho đến thời hiện đại có “Pắc Bó hùng

vĩ” của Hồ Chí Minh…, sự tìm tòi và ngòi bút sắc sảo của Nhà văn Nguyễn Thị Thiện

đã giúp độc giả có dịp được cảm nhận, thưởng thức sâu hơn, kỹ hơn về từng thi phẩm.

Mỗi bài viết, nhà văn đi vào giới thiệu hoàn cảnh ra đời, giảng giải cái hay về nội dung

cái đẹp về nghệ thuật trong những áng thơ hay của nhiều nhà thơ - chính trị gia nổi

tiếng như: Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm… Những Nhà thơ chiến sỹ như: Quang Dũng,

Phạm Tiến Duật, Khuất Quang Thụy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Thiều,

Trần Đăng Khoa… Hay cả những nhà thơ của thời kỳ đất nước trong hòa bình, đổi mới

như Chử Thu Hằng, Phạm Minh Tân, Vũ Minh Thu, Ngô Bá Hòa… Tất cả đều hướng

về dải đất biên cương với tình yêu tha thiết, không phải chỉ bằng những lời nói suông

bởi đã có bao lớp người ngã xuống vì chủ quyền và sự bình yên của dải đất này.

Như người đãi cát tìm vàng, trong trăm ngàn bài thơ của hàng ngàn tác giả, phải làm

sao tìm ra được những áng thơ hay, ưng ý nhất, lại viết về cùng một chủ đề tâm huyết đã

lựa chọn là một kỳ công. Nhưng trong lĩnh vực văn chương, việc phân tích, bình giảng

sao cho người đọc có thể tâm phục, khẩu phục còn khó hơn rất nhiều. Song nhờ có “con

mắt tinh đời” với tấm lòng trắc ẩn và cái tâm trong sáng đồng cảm được với tác phẩm,

tác giả, nhà văn đã phát hiện ra những tâm tư, nỗi niềm, những góc khuất mà tác giả đã


3

gửi gắm, ký thác vào đứa con tinh thần của mình để chuyển tải tới bạn đọc. Có thể nói,

đó là sự thành công của nhà văn Nguyễn Thị Thiện. Chẳng hạn như bình bài thơ “Vị

Xuyên” (Chử Thu Hằng), nhà văn đã lý giải và phẩm bình “Việc đưa địa danh vào thơ

vốn không hề dễ dàng, nhất lại là những cái tên gắn với những trận đánh kinh hoàng lấy

đi biết bao sinh mạng. Vậy mà tác giả đã liệt kê ra được tới 5 biệt danh liên tiếp chỉ

trong một câu thơ…Những vần thơ tác giả viết về sự hy sinh của các liệt sĩ như toàn

bằng nước mắt - nước mắt của tình yêu thương, lòng ngưỡng mộ, nước mắt của tấm

lòng nhớ tiếc, xót xa và cảm phục: ”Tuổi hai mươi hóa cây, nên rừng xanh ngăn ngắt/

Hồn nhập đá tai mèo, nên đá dựng hiên ngang”. Sự hy sinh, tinh thần chiến đấu

quên thân vì Tổ quốc của những anh hùng vô danh ấy không hề vô nghĩa. Anh linh, thể

phách, hồn thiêng của các anh hòa nhập, tạc khắc vào đá núi, rừng cây. Các anh đã

phát huy truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Các anh đã tiếp bước rất xứng

đáng những bậc tiên hiền đi mở cõi, khởi dựng giang sơn trước đây và cũng”Như những

liệt sĩ Hoàng Sa, Gạc Ma thế kỷ hai mươi”. Các anh đã và còn sống mãi trong trái tim

những người ở lại” (trang 222). Bên cạnh những nhà thơ thành danh, cây bút Nguyễn

Thị Thiện còn chú tâm đến mảng thơ của các tác giả dân tộc thiểu số. Như trong bài

bình thơ “Những đứa trẻ bản Mây” (Ngô Bá Hòa – dân tộc Tày), có đoạn viết: ”Những

đứa trẻ lớn trên lưng trâu/ giọng nói trưởng thành như nứa vỡ/ ước mơ được bay cao

hơn chim/ và lớn hơn cây cổ thụ”. Thơ tự do, vần điệu có phần gồ ghề, hình ảnh mộc

mạc nhưng lối so sánh “giọng nói trưởng thành như nứa vỡ” rất ấn tượng và gợi cảm.

Nứa lá loại cây cùng họ tre, mọc thành bụi, gióng dài, mỏng, thường dùng

để đan phên, làm giấy, khi nứa vỡ tạo âm thanh vang, mạnh được ví với những đứa trẻ

đang vỡ giọng, lớn rất nhanh. Lối so sánh đặc sắc này khiến người đọc thú vị. “Những

đứa trẻ” ấy không chỉ có ước mơ, bay “bổng hơn chim”, “lớn hơn cây cổ thụ” mà còn

là những chàng trai khoẻ mạnh vạm vỡ với “bước chân làm đau đá sỏi”. Thế giới nội

tâm của các em được thiên nhiên rừng suối “ru hồn trong veo”. (trang 250).

3.Qua những lời bình giầu chất văn của tác giả, biên độ thơ được mở rộng thêm; cảm

xúc thơ như phong phú hơn, dẫn dắt người đọc đến với miền phên dậu linh thiêng của

Tổ quốc, nơi lưu dấu cả chiều dài lịch sử mấy ngàn năm bất khuất kiên cường đánh giặc

giữ nước của dân tộc, để chúng ta càng hiểu thêm, yêu thêm và càng ghi sâu công ơn của

bao thế hệ Anh hùng Liệt sĩ đã không tiếc tuổi xanh, xương máu, xả thân bảo vệ chủ



quyền lãnh thổ, cho nước nhà Độc lập, cho người dân được Tự do - Hạnh phúc. Cuốn

sách đã tri ân, tôn vinh bộ độ biên phòng, truyền tải tình yêu đất nước tới bạn đọc. Trong

niềm tự hào dân tộc ấy chúng ta càng nhận rõ thêm trách nhiệm không của riêng ai với

từng tấc đất, gốc cây, ngọn cỏ nơi biên cương Tổ quốc. Cảm ơn nhà giáo – nhà văn

Nguyễn Thị Thiện về điều đó.

(PHẠM MINH TÂN – Chủ nhiệm CLB Thơ Sen Hồng,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét