Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

NHỮNG NGƯỜI DỊCH THƠ ĐỨC RA TIẾNG VIỆT



NHỮNG NGƯỜI DỊCH THƠ ĐỨC RA TIẾNG VIỆT
                       
                                         TS.  Nguyễn Văn Hoa

1- Đặt vấn đề

Nhờ có người chuyển dịch thơ Đức ra Việt văn nên độc giả yêu thơ ở Việt Nam ( VN ) cũng đã biết đến thơ Đức ; 
Nhưng vẫn đứng sau rất xa so với Thơ Tầu ,thơ Pháp ,thơ Nga 
Vậy những ai đã dịch thơ Đức ra Việt văn ?

2- Ai đã dịch thơ Đức ra Việt văn ?

Theo dữ liệu mà chúng tôi sưu tầm trong tay thì số dịch giả thơ Đức có thể đếm trên đầu ngón tay . Chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ

2.1- Dịch thơ J.W.Goethe 

Có lẽ người có công đầu dịch thơ Đức ra Việt văn là TS Đỗ Ngoạn ( tác giả từ điển Đức-Việt đầu tiền in công khai ở Việt Nam ) . 
Ngay từ năm 1976 ông đã công bố tập 1 Tác phẩm thơ đồ sộ là Faust của J .W. Goethe 
Và 19 năm sau 1995 ts Đỗ Ngoạn cùng nhà thơ Thế Lữ lại công bố tập 2 Faust của J.W. Goethe ; Tác phẩm này sau đó dịch giả Quang Chiến cũng công bố tác phẩm Faust vào năm 2001( sau 25 so với tập 1 và sau 6 năm so với tập 2 của TS Đỗ Ngoạn và Thế Lữ . 
Cá nhân chúng tôi hết sức khâm phục các dịch giả trên , vì họ đã leo lên đỉnh cao nhất thi ca của Đức. 
J.W.Goethe độc giả yêu thơ người Đức kêu J.W.Goethe là “VUA THƠ”- 
Đây là mốc son trong lịch sử dịch thơ Đức của Việt Nam . 
Tuy nhiên vì tác giả đã sinh cách đây 264 năm và chết cách đây 181 năm , vả lại số bản in có hạn, cho nên số độc giả yêu thơ Đức ở VN tiếp cận tác phẩm này không nhiều .

2.2 Thơ Heinrich Heine

Năm 1999 dịch giả Nguyễn Khắc Khoa đã công bố thơ Heinrich Heine dưới dạng song ngữ ( Nhà xuất bản Văn Học ). 
Năm 2008 dịch giả Trần Đương cũng công bố Thơ tình Heinrich Heine( Nhà xuất bản Phụ Nữ )

2-3 Thơ Betolt Brecht

Năm 2006 Quang Chiến đã công bố thơ Betolt Brecht ( Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ) 
2-4 Năm 2012 TS Nguyễn Văn Hoa và Thạc Sỹ Diệp Phương Chi công bố 54 bài thơ Đức của 49 nhà thơ ( Nhà xuất Bản Văn Học Hà Nội ) . 
Ngoài ra chúng ta cũng còn có thể truy cập trên mạng internet để tìm nhiều dịch giả thơ Đức từ tiếng Đức ở VN & Đức ; 

Qua những ví dụ trên , chúng ta thấy thơ Đức đã đến với độc giả yêu thơ người Việt ; 
Những có lẽ bài thơ chúng tôi sưu tầm sau đây được độc giả yêu thơ VN biết nhiều nhất : 

Bài thơ của  nhà thơ Đức Christa Reinig (sinh năm 1926):


Gott schuf die sonne 
Ich rufe den wind 
wind antworte mir 
ich bin sagt der wind 
bin bei dir 
ich rufe die sonne 
sonne antworte mir 
ich bin sagt die sonne 
bin bei dir 
ich rufe die sterne 
antwortet mir 
wir sind sagen die sterne 
alle bei dir 
ich rufe den menschen 
antworte mir 
ich rufe – es schweigt 
nichts antwortet mir

(Trong tập Thơ “Gedichte“, nxb S. Fischer, 1963).

Trong tạp chí Văn học nước ngoài năm 2002 có đăng bản dịch của Quang Chiến:



Thượng đế đã làm ra mặt trời 
Tôi gọi gió 
Gió hãy trả lời tôi 
Gió nói 
Tôi ở bên em. 
Tôi gọi mặt trời 
Mặt trời hãy trả lời tôi. 
Mặt trời nói 
Tôi ở bên em. 
Tôi gọi các vì sao, 
Xin hãy trả lời tôi 
Các vì sao nói 
Chúng tôi ở bên em. 
Tôi gọi con người, 
Xin hãy trả lời tôi 
Tôi gọi – im lặng 
Không ai trả lời tôi.


Tác giả *Christa Reinig (1926): Trước 1964, Christa Reinig là nhà thơ Cộng hoà Dân chủ Đức (Đông Đức). Tuy nhiên, ngay từ năm 1951, nhà thơ đã bị cấm xuất bản tại Đông Đức. Năm 1964, nhân dịp đi Bremen (Tây Đức) nhận giải thưởng cho tập thơ xuất bản năm 1963 – trong đó có bài “Gott schuf die sonne” –  nhà thơ đã ở lại Cộng hoà Liên bang Đức, không trở về Đông Đức nữa.
Bài trên nổi tiếng ở Việt Nam vì có người nhầm với bài sau đây của Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà Văn VN


HỎI

Tôi hỏi đất: 
- Đất sống với đất như thế nào? 
- Chúng tôi tôn cao nhau 

Tôi hỏi nước: 
- Nước sống với nước như thế nào? 
- Chúng tôi làm đầy nhau 

Tôi hỏi cỏ: 
- Cỏ sống với cỏ như thế nào? 
- Chúng tôi đan vào nhau 
Làm nên những chân trời 
Tôi hỏi người: 
- Người sống với người như thế nào? 
Tôi hỏi người: 
- Người sống với người như thế nào? 
Tôi hỏi người: 
- Người sống với người như thế nào?

1992 
( Trích trong tập Thư mùa đông )


Cũng xin phép lan man nói thêm vì có lẽ ít người Việt Nam quan tâm tường tận lịch sử hình thành thi ca Đức bởi lẽ : 

- Trước 1975, các dịch giả từ Bắc vĩ tuyến 17 Việt Nam dịch thơ Đức ( qua tiếng Đức , Tiếng Nga , Tiếng Pháp hoặc Anh …) cũng chỉ dám dịch thơ của Goethe ( sinh 28-8-1749 chết 22-3-1832 ) hoặc thơ Heinrich Heine(1797-1856) , hoặc thiên lệch họ chỉ dịch thơ của các nhà thơ Đông Đức hoặc như B. Becht ;

- Sau 1990 bức tường Berlin sụp đổ các nhà viết sử thi ca gốc Tây Đức mặc nhiên xóa bỏ dữ liệu của nền thi ca Đông Đức Nếu cố tìm dữ liệu về Đông Đức (D D R) thì lại rất dễ dàng sưu tầm một kho tàng ( Witz) tiếu lâm bôi bác Đông Đức (D D R)

- Do vậy bức tranh thi ca Đức luôn luôn bị nhìn nhận méo mó từ phía dữ liệu gốc ở Đức hoặc từ ý đồ né tránh của người dịch ở Việt Nam

- Rất nhiều người Việt Nam định cư tại Đức giỏi tiếng Đức hơn tiếng Việt , nhưng dịch thi ca Đức không quan trọng bằng việc mưu sinh hoặc lĩnh vực khác.
- Do vậy nghiên cứu lịch sử thi ca Đức cực kì khó khăn từ tư liệu gốc luôn luôn bị bưng bít ( ví dụ dữ liệu gốc thơ ca thời chiến tranh thế thứ 2 ?); hoặc người Việt khi dịch chỉ dịch những bài thơ an toàn ;

- Như vậy lịch sử thi ca Đức từ dữ liệu gốc tiếng Đức hoặc bản dịch tiếng Việt vẫn méo mó ;

- Ngay cả các nhà thơ lớn cũng chưa có ai dịch hết tác phẩm của họ ví dụ I.W.Goethe hoặc Heinrich Heine,

- Bởi vì người giỏi tiếng Đức lại không có cảm giác thơ ;

- Người có cảm giác thơ lại không biết/ không giỏi tiếng Đức.

- Đã có cuốn sách cộng tác người biết tiếng Đức cùng nhà thơ dịch tác phẩm của J.W..Goethe Nhưng đọc tác phẩm dịch ấy độc giả thơ vẫn thấy bất an !

- Bởi vì thơ Việt người làm thơ đều tự bỏ tiền in thơ ,vì chả nhà xuất bản VN nào dám in Thơ bán thơ ( trừ một số tác phẩm in bằng tiền thuế của dân ), Còn thơ Đức mà dịch giả đã hao tâm khổ tứ dịch mà lại tự bỏ tiền tự in thơ Đức đã dịch thì cực hiếm hoi ;có lẽ chỉ vì họ có sự đam mê kinh khủng lắm , mới làm từ a-z ;

- Biên tập viên thẩm thơ dịch từ tiếng Đức có lẽ không nhiều do vậy chất lượng dịch thơ thế nào chưa được thẩm định nghiêm khắc ;

- Như vậy chưa thể có dữ liệu tiếng Đức và tiếng Việt hoàn hảo để viết Lịch sử thi ca Đức ;

- Dưới đây chỉ cung cấp tóm tắt lịch sử thơ ca Đức;

- Thơ mà kí ức thời gian độc giả Đức còn lưu giữ được, không nhiều ,

Ví dụ :

- 1050-1350 chỉ có 5 nhà thơ; 
- 1600-1720 có 5 nhà thơ ; 
- thế kỉ 18 dưới 10 người ; 
- (trong đó 7 người viết Thánh Ca và dịch anh hùng ca cổ) ; 
- 1800-1835 có chừng hơn 10 người ; 
- 1846-1897 có chừng hơn 10 người ; 
- 1910-1924 có chừng 15 người ; 
- Có lẽ sau chiến tranh thế giới thứ 2 còn khác biệt về tiêu thức phân loại ( Đông và Tây Đức ) nên thống kê chưa đầy đủ nhà thơ thế kỉ 20/ 21 này 
- Có lẽ cũng nên nhìn đến phụ nữ Đức làm thơ 
- Nhà thơ nữ ở Đức qua các thời kì 
- Mãi đến thế kỉ 16 mới có thống kê về nhà nữ Đức ; trước thế kỉ 16 , phụ nữ Đức chắc chưa có thói quen làm thơ hoặc tác phẩm của họ bị thất lạc , công nghệ in ấn chưa phát triển , nên chưa lưu truyền và được lưu trữ ? 
- Thế kỉ 16 có 4 nữ thi sĩ ; 
- Thế kỉ 17 có 5 ; Thế kỉ 18 có 9 ; Thế kỉ 19 có 54 ; Thế kỉ 20 có 10( có lẽ do có 2 cuộc chiến tranh thế giới liên miên , nên phụ nữ Đức bất an bận bịu nội trợ ít quan tâm thơ ca ?) 
- Có lẽ thành tự lớn nhất mà độc gỉa thơ Việt biết đến thi ca Đức thời kì Khai sáng , mà đỉnh của nó là.J Goethe - người cũng đã dịch sử thi Promete 
- Và nhiều độc giả yêu thơ biết đến thơ của Heinrich Heine đã dũng cảm luận chiến chống lại Chủ nghĩa quân phiệt Phổ có xu hướng tôn trọng tiểu tư sản 
3 Cuốn THƠ ĐỨC Nhà Xuất bản Văn Học năm 2012 công bố trên :
http://newvietart.com/index1.3876.html có lẽ mới khiêm tốn như chỉ giơ cái Thúng bé tẻo teo úp voi khổng lồ hoặc cũng chỉ như thày bói chuẩn bị sờ voi.
Chúng tôi đang chuẩn bị kĩ lưỡng để 5-10 năm nữa sẽ công bố tập thơ dịch tiếp theo ./. 

_______________________________ 


4 nhận xét:

  1. 1- Được biết Betolt Brecht còn là nhà viết kịch, đạo diễn sân khấu và viết nhiều tác phẩm lý luận phê bình kịch nghệ
    2- Một dạo dư luận làm ầm rằng Hữu Thỉnh đạo thơ Christa Reinig người Đức. Hai bài thơ lập ngôn như nhau. Hữu Thỉnh nhấn mạnh ba lần hỏi người. Hình như phê Hữu Thỉnh mạnh nhất có Trần Mạnh Hảo.
    3- Rất cảm ơn bác Vũ Nho đã đưa hai bài thơ lên để người ngoại đạo văn chương như bu tui được biết

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bác Bu đã quan tâm và để lại lời bình luận!

      Xóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. https://www.facebook.com/profile.php?id=100035399626958

    Trả lờiXóa