Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2024

THƠ NGUYỄN QUANG TOẢN

 


THƠ NGUYỄN QUANG TOẢN 

Tác giả NGUYỄN QUANG TOẢN
Thôn Thúy Lạc xã Nam Phú huyện Tiền Hải Thái Bình
ĐT: 0366023078


DẶN LÒNG

Mơ màng cái đẩu đầu đâu
Bởi Nàng đã lấy chồng lâu lắm rồi
Mà sao lòng vẫn bồi hồi
Nhớ nhau đành hí hoáy ngồi ghép thơ.

Tình đầu buồn mãi đến giờ
Đem sầu gửi cả vào thơ giải buồn.
Chẳng rành cái chuyện bán buôn
Nên đeo đẳng mãi nỗi buồn, khổ thân.

Người yêu xưa, ở rất gần
Nhớ không chịu nổi, mấy lần định sang
Nhưng mà sợ gặp chồng Nàng
Ghen tuông, trút cái phũ phàng sang nhau.

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2024

Chùm thơ của Phạm Hồng Nhật: Vịn vào sông Hồng xôn xao nắng gió

 

Chùm thơ của Phạm Hồng Nhật: Vịn vào sông Hồng xôn xao nắng gió

Vanvn- Thơ Phạm Hồng Nhật thiên về trực cảm, nỗi niềm và đây cũng là thế mạnh của thơ ông. Ông luôn hướng về những phận người éo le, trắc trở với sự nhân bản tự bên trong luôn được đề cao. Ông cũng là người luôn đánh thức thiên lương trong từng con người. Phạm Hồng Nhật làm thơ từ rất sớm và từng được đánh giá cao trong phong trào thơ Quảng Ninh từ những năm chống Mỹ.

Nhà thơ Phạm Hồng Nhật

TIẾNG ĐÀN CHIỀU

 



TIẾNG ĐÀN CHIỀU

của NGUYỄN LÂM CẨN
Xế chiều dạo khúc đàn chơi
Âm thanh như đọng tiếng đời vào tâm
Lắng tai trong tiếng sắt cầm
Con đường thiên lý bóng râm nhạt nhoà.
Ôm đàn gảy khúc chiều tà
Bàn chân vô định biết là về đâu
Từng âm rứt sợi trắng đầu
Thả theo gió cuốn qua cầu gió bay .
Tiếng đời búng ở trên tay
Thấm vào gan ruột đắng cay tuổi trời
Cố hương tiếng vọng vời vời
Âm thanh lặng, ứ đầy vơi nỗi niềm.
Đàn chiều dạo khúc bình yên.
Tránh xa thời thế kim tiền lụy thân
Bánh xe lăn chốn phong trần
Con đường lậc khậc xoay vần đến đâu.
Hà Nội, 22-6-2023
LỜI BÌNH CỦA NGHIÊM THỊ HẰNG
Bài thơ lục bát “Tiếng đàn chiều” của tác giả Nguyễn Lâm Cẩn cho bạn đọc nhớ lại Thúy Kiều trong tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du đã có bốn khúc đàn ở các hoàn cảnh, tâm trạng khác nhau. Bốn khúc đàn của Thúy Kiều, khúc nào cũng hay với tâm trạng yêu đương và đau khổ. Lần thứ nhất Kiều đàn cho Kim Trọng nghe sau lần gặp gỡ. Lần thứ hai, Kiều đàn cho Hoạn Thư nghe, khi nàng bị bắt và hành hạ ở nhà họ Hoạn. Lần thứ ba, Kiều bị ép hầu đàn cho Hồ Tôn Hiến sau khi Từ Hải lâm chung. Lần cuối là Kiều đàn cho Kim Trọng nghe sau mười lăm năm tái hợp .

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2024

TRẢ TÊN ANH VỀ VỚI TRUNG ĐOÀN

 TRẢ TÊN ANH VỀ VỚI TRUNG ĐOÀN

              BÙI QUANG THANH

bui_quang_thanh


Mở intenet, đọc xong dòng cuối trên Quân sử Việt
Nam về trận đấu tăng “1 chọi 10” của kíp xe tăng mang
số hiệu 377, tôi comment vào đây thông điệp: “Tôi là Bùi
Quang Thanh tác giả bài viết “Xe tăng 377 và những Anh
hùng chưa được tôn vinh” đã in dịp tháng 6.2008 trên báo Bảo
vệ pháp luật, tôi không ngờ bài viết có hiệu quả nhanh với công
luận, với các đồng đội một thời đánh Mỹ như vậy và rất vui
vì có đến 11 trang bàn luận trong Quân Sử Việt Nam xung
quanh chiếc xe 377 Anh hùng. Tôi cũng hết sức xúc động vì

ngày 09.2.2009 Đảng và Nhà nước đã truy phong danh hiệu
Anh hùng Lực lượng vũ trang cho kíp xe tăng 377. Rất cám ơn
các độc giả đã quan tâm những thông tin tôi đã tìm và viết trên
đây. Tuy nhiên phần cuối bài ký sự này tôi có đề cập đến Liệt
sĩ Nguyễn Đức Toàn (quê Phú Thọ) - người mà mấy chục năm
nay vẫn ghi danh trên tấm bia ở Tượng đài Chiến thắng Đăk Tô
bây giờ đã được thay bằng Liệt sĩ Hoàng Văn Ái (quê Hà Nội).
Theo thông tin từ Trung đoàn tăng 273 (Quân đoàn 3) thì đơn
vị đã cho người về xã Phù Ninh (huyện Phù Ninh, Phú Thọ)
tìm hiểu nhưng không có ai là Nguyễn Đức Toàn bộ đội xe tăng
thời ấy cả và trong danh sách liệt sĩ của Lữ đoàn tăng 273 (nay
là E273) cũng không có tên anh Toàn(?). Vậy là Liệt sĩ Toàn
không còn hồ sơ tên tuổi nữa sao, bởi theo các đồng chí của anh
thời ấy mà hiện giờ đang sống thì Nguyễn Đức Toàn là chiến
sĩ của D297 thiết giáp được bổ sung về xe 376 trước trận đánh
vào thị xã Kon Tum và mất tích ở đó. Tại sao không thấy có ai
hồi âm về tin tức của anh Toàn?. Tôi vẫn nung nấu trong lòng
sẽ trở lại vấn đề này tìm hiểu điều tra về anh để đưa anh trở về
(dù chỉ một dòng tên) trong đội ngũ những liệt sĩ đã hy sinh vì
Tổ quốc. Hy vọng các đồng đội của anh Toàn và của tôi - đặc
biệt là những cựu binh xe tăng thời ấy nhớ lại và cho tôi những
thông tin quý giá. Xin gửi về địa chỉ của tôi... (BQT)

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2024

NGUYỄN NGỌC THIỆN - MỘT PHÁC THẢO CHÂN DUNG

 


NGUYỄN NGỌC THIỆN - MỘT PHÁC THẢO CHÂN DUNG

 

      TS. Phạm Đình Ân

(Hội Nhà văn Việt Nam)

 

   

 

 

PGS.TS, nhà văn Nguyễn Ngọc Thiện, là một tên tuổi văn học, báo chí có nhiều đóng góp nổi bật trong sự nghiệp Lý luận - Phê bình mà ông theo đuổi suốt năm mươi năm. Ông từng là Ủy viên Hội đồng Lý luận, Phê bình VHNT Trung ương, Ủy viên Hội đồng Lý luận - Phê bình Hội Nhà văn Việt Nam và hiện nay là Ủy viên thường trực Hội đồng Lý luận - Phê bình Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam. Ngoài 40 quyển sách chủ biên, 62 quyển in chung, ông đã có riêng 10 quyển, trong đó có hai tuyển tập lớn, xuất bản vào các năm 2018 (832 trang) và 2020 (1228 trang).

Sau quyển sách đồ sộ Nguyễn Ngọc Thiện - Văn và Đời (nhiều tác giả), in năm 2021, 1072 trang, thuộc loại ấn phẩm "Tác phẩm và dư luận", công bố 134 bài của 91 tác giả về Nguyễn Ngọc Thiện, khiến nhiều bạn đọc ngỡ ngàng, ngưỡng mộ, ông có thêm Khúc hợp đàn Văn vừa công bố năm 2023, sách in riêng thứ mười, gom chọn 20 bài viết mới, cũng gây nên sự chú ý của giới chuyên môn và bạn đọc rộng rãi. PGS.TS, nhà văn Nguyễn Ngọc Thiện đã được trao: Giải thưởng và tặng thưởng của Hội đồng Lý luận, Phê bình VHNT Trung ương, Hội xuất bản sách Việt Nam cho các công trình Lý luận - phê bình và đời sống văn chương; Văn chương nghệ thuật và thẩm mỹ tiếp nhận (2013, 2016); Đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng và Lý luận, thực tiễn nghệ thuật (2021).

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2024

THAO THỨC KHÚC TRÁNG CA...

 

THAO THỨC KHÚC TRÁNG CA... 

THAO THỨC KHÚC TRÁNG CA
“BÌNH MINH ĐỎ” - KỊCH HÁT
CỦA NGUYỄN SĨ ĐẠI

(Đăng Thời báo Văn học nghệ thuật số 52
ngày 29/12/2022, trang 16)

NGUYỄN THỊ THIỆN

anh_nha_giao_-_nha_van_nguyen_thi_thien

NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ THIỆN

Tôi đã xem vở kịch hát ”Bình minh đỏ” (hay là câu chuyện một buổi sáng Truông Bồn) thật chăm
chú và vô cùng xúc động
. Vở kịch đã khép lại nhưng tôi vẫn rưng nước mắt và thao thức mãi. Thao thức bởi niềm trăn trở tiếc thương, niềm
cảm phục và tri ân những người con gái con trai tuổi mới mười tám, đôi mươi nhưng đã sống kiên cường, hy sinh anh dũng. Các anh chị đã không quản ngại gian khổ, hy sinh quyết đảm bảo cho sự lưu thông của con đường huyết mạch ra chiến trường với tinh thần ”Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2024

THƠ BẢO NGỌC

 

THƠ BẢO NGỌC 

bao-ngoc-vanvn1

                NHÀ THƠ BẢO NGỌC

Ý NGHĨ

 

Ta đem ý nghĩ chạy theo con đường

Nhưng con đường chẳng dài hơn ý nghĩ

 

Đem ý nghĩ vào đêm

Ta lạc lối giữa những mộng mị

 

Ý nghĩ

Vụt lóe như tia chớp

Dai dẳng hơn sự cô đơn tiền kiếp

 

Như khối vuông ru bích

Ý nghĩ ẩn sau từng khuôn mặt

 

Ngạo nghễ mỉn cười

Ý nghĩ dẫn dắt ta bằng trò chơi đuổi bắt

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2024

NGŨ HỒ Ở BẮC NINH



 NGŨ HỒ(1) Ở BẮC NINH

Đỗ Trung Lai
Kìa em, kìa cái dáng em
Y như cô Tấm về bên sông Cầu
Sông kia chỉ có một màu
Em ta ba mớ bảy màu như không
Không em, ừ, chợ vẫn đông
Có em, chợ có cầu vồng mọc lên
Em ra ngoài bến, lên thuyền
Thánh thần cũng muốn bỏ đền ra sông
Thuyền nan cũng hóa thuyền rồng
Nước sông cũng hóa rượu nồng trăm năm
Uống vào cho cải thành răm
Cho sông Cầu hóa ra năm con hồ

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2024

THƠ PHẬM CÔNG TRỨ

 pham_cong_tru

Sang hè

 

     Nàng Bân e thẹn ra đi

Nắng lên - mưa xuống - gió về - hè sang

     Thổi tàn đuốc gạo đầu làng

Hè dâng nến vạn cành bàng lên không

     Chị tôi giặt chiếu bên sông

Mẹ tôi mang áo ra hong dậu ngoài

     Cha tôi nén tiếng thở dài

Tiếng con cuốc cuốc gọi ai ngoài đồng

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2024

MẤY GHI NHẬN CUỐN “ĐÔNG ANH THƠ CHỌN” TẬP 1

 


MẤY GHI NHẬN CUỐN “ĐÔNG ANH THƠ CHỌN” TẬP 1

                                   Vũ Nho

Đông Anh thơ chọn tập 1 gồm có 31 tác giả với tổng số  81 bài thơ. Đa số các tác gia được chọn 3 bài, có ít  người  được chọn 2 bài, hai tác giả chỉ được chọn 1 bài. Lại nữa, hầu hết các tác giả đã có thơ in thành tập. Người nhiều thì 8 tập, người ít hơn thì 1 đến bốn, năm  tập. Có người chưa in tập nào nhưng có hàng trăm bài thơ. Ai cũng có thơ in ở các báo Trung ương và địa phương. Như vậy người viết của Đông Anh  trong tập này đã có nhiều thành tựu.

Đôi ngũ các tác giả có người sinh trưởng ở Đông Anh, nhưng phần lớn ở các miền quê khác, tụ về Đông Anh đất lành. Các anh chị đã từng đi lính, làm nhiều công việc khác nhau : giáo viên nghỉ hưu, hiệu trưởng, công an, bộ đội,  Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, Đại sứ, Giám đốc, Tổng giám đốc,… Thật đa ngành nghề,… Nhưng có một nét chung là đều say đắm thơ ca!

Các bài thơ được chọn cũng rất nhiều đề tài, chủ đề khác nhau. Làng quê, Ngõ quê, Chợ quê,  người mẹ, nhớ bạn chiến trường, tình cảm đồng hương, Vẻ đẹp Đông Anh,  mùa hoa,…xa hơn là Sa Pa, Sa Vỹ,  Đất Mũi Cà Mau,…

Cái công việc vất vả, tỉ mẩn,  khó khăn “so bó đũa chọn cột cờ” ấy do nhà thơ Khang Sao Sáng, Chi Hội trưởng chi hội Đông Anh, người đã in đến 8 tập thơ riêng, đoạt nhiều giải thưởng thơ cấp Thành phố và Trung ương đảm nhận. Thật đáng trân trọng!

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2024

DÒNG SÔNG ĐÁY QUÊ TÔI

 


DÒNG SÔNG ĐÁY

QUÊ TÔI

Người viết: Lưu Bá Thịnh


Ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ,

để gắn bó vấn vương thao thiết với đời mình từ

thưở ấu thơ đến lúc bạc đầu.


2

Dòng sông Đáy quê tôi là một dòng sông như

thế. Với tôi nó thật thân thương, êm đềm cùng tuổi

thơ tôi: Trong những ngày chân trần được đi chăn

trâu cắt cỏ, biết bao thú vui, vô tư, được thỏa thuê

tắm mát, chơi đùa, bơi lội giữa dòng trong.

Những cú nhảy bông giông thót tim từ trên

cành cây xung gìa nghiêng mình xuống dòng nước

sao mà thích thú, hấp dẫn lạ thường với tuổi thơ

của chúng tôi đến thế.? Ở cái độ tuổi ham khám

phá cảm giác mạnh, những cảm giác phiêu lưu, nỗi

hăm hở muốn chinh phục sự sợ hãi bất ngờ…cho

đến giờ tôi vẫn nhớ như in.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2024

CHÙM HẠ CUỐI



 CHÙM HẠ CUỐI-THƠ TRẦN TRUNG

1/NGHE

Nghe hạ loãng dần trong nắng dịu

Những cơn mưa

vội đến

vội đi...

Hương cốm chập chờn

vương hồn

gợi...

Nâng gót thu sang,

Buổi dậy thì...

2/SẤU

Đã qua mùa sấu thơm thanh

Chua chua

đằm lắng ngọt lành

Mình ơi!

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2024

THÓI ĐỜI ĐIẾM TRỌ TRẦN GIAN...

 THÓI ĐỜI ĐIẾM TRỌ TRẦN GIAN... 

Chùm thơ Đặng Xuân Xuyến 

*

DẤU HỎI

.

Rau trên luống chắc gì rau sẽ sạch

Người thôn quê đâu hẳn đã chân quê

Rượu ngàn trận chửa tin là tình bạn

Ngủ mòn giường chưa dám gọi tình nhân.

*

Hà Nội, 21 tháng 02 năm 2018

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

.

PHỐ KHUYA

.

Gió lạnh cong mình cóng mái hiên

Mưa táp song thưa buốt dáng thiền

Dật dờ phố nhỏ hai thằng nghiện

Một gã xe thồ đạp như điên.

*.

Định Công, 22:38 ngày 11-01-2024

(Mồng Một/Chạp năm Quý Mão)

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

.

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2024

THƠ TRẦN TRỌNG GIÁ

 Trần Trọng Giá

anh_anh_gia

ĐỪNG CƯỜI…

Đừng cười ta đắm trong mơ
Trước hoa đời, trước nàng thơ nồng nàn
Tình như: sông nước lũ tràn
Gieo niềm vui với đa đoan… nỗi người

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2024

THƠ PHẠM CÔNG TRỨ

 


Thuở ấy

 

Thuở ấy hồn ta còn bỏ ngỏ

Suốt ngày mơ những chuyến đi xa

Chân bước đâu cũng nghe thấy gió

Mắt nhìn đâu cũng rối cỏ gà

 

Ơi những trưa rập rờn cánh bướm

Phía bờ ao hoa khế rụng như mưa

Ơi những đêm lập loè đom đóm

Mắt ai nhìn mờ ảo dậu thưa

 

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2024

TRỰC CẢM HAY LINH CẢM...

 TRỰC CẢM HAY LINH CẢM...

Trần Trung



1/Đã nhiều lần,lên “chương trình” hay ngẫu hứng,mấy anh em hợp “cạ”lại hẹn gặp nhau tào lao với văn chương, thế sự...linh tinh mà vui đáo để. Thế mà, hôm nay chỉ có Tôi và nhà văn họ Cao-anh Cao Thắng đối ẩm.Đành vậy! Vẫn nguồn cảm hứng tâm đắc, sau vài chập nâng ly (rượu)...Tôi lên tiếng bên đĩa lòng lợn cùng bạn.Chả là, anh em cùng bàn về hoàn cảnh sáng tác nghệ thuật-Mà, đặc biệt là nghệ thuật sáng tạo thơ. Tôi trải lòng: ngay cả khi dạy cho học sinh bậc Trung học, tôi vẫn bổ sung cách cảm nhận về hoàn cảnh ra đời một bài thơ.Các thầy cô-nhất là ở cấp PTCS, hay có thói quen tìm về hoàn cảnh thời gian, không gian.Theo Tôi, mỗi một thi phẩm ra đời,nằm trong hai trạng thái của nhà thơ: ngẫu hứng hay ngẫm ngợi.Ngẫu hứngkhiến bài thơ xuất thần nhanh trong thăng hoa cảm hứng; Sự ngẫm ngợi gắnvới thời gian suy tư và ám ảnh mới tạo ra thi phẩm.Cũng bởi thế, ngẫu hứnghay ngẫm ngợi đều có cái hay, cái được riêng trong sự ra đời của một bài thơ.

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2024

TRẦN ĐĂNG KHOA VIẾT VỀ THƠ BẢO NGỌC

                


                           

\TRẦN ĐĂNG KHOA

 

 

                                                             I

          Tôi biết nữ thi sĩ Bảo Ngọc từ những năm 90 của…thế kỷ trước. Khi ấy, trường viết văn Nguyễn Du hay mời tôi đến trao đổi nghiệp vụ. Bảo Ngọc là học viên của trung tâm đào tạo tài năng trẻ này. Nhưng chị không giống với bất kỳ một sinh viên nào của trường. Xinh đẹp. Yểu điệu, lại rất khiêm nhường. Bảo Ngọc rất ít xuất hiện. Nếu có phải “nhô ra” thì chị cũng lại giấu mình vào đám đông. Trông chị mỏng manh, lặng lẽ như cái chính bóng của mình.

Nhà phê bình nghiên cứu văn học Nguyễn Đăng Mạnh thật có lý và cũng vô cùng sâu sắc khi ông cho rằng, muốn xét vị trí hay giá trị đích thực của một nhà văn, nhà thơ thì trước hết phải đặt nhà văn ấy, nhà thơ ấy vào nền văn học, ngắm anh ta trong vẻ đẹp của tổng thể, rồi thử nhấc anh ta ra, xem có vì sự khuyết vắng của nhà văn, nhà thơ ấy mà nền văn học xộc xệch, méo mó đi không. Nếu không có gì thay đổi, thì nhà văn, nhà thơ ấy chẳng có giá trị gì cả.

Và như thế, để có được một vị trí, dù rất nhỏ nhoi ở trong nền văn học, người viết cũng phải tạo dựng được một phong cách riêng, một giọng điệu riêng, không lẫn với ai, cũng không ai thay thế được.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2024

VỀ BÀI THƠ "CÂY ĐÁNH ĐU" VÀ "ĐÁNH ĐU"

 


BÀI “CÂY ĐÁNH ĐU” CỦA LÊ THÁNH TÔNG VÀ

BÀI “ĐÁNH ĐU” ĐƯỢC CHO LÀ CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG
Vũ Nho
Trong số những bài thơ của Hồ Xuân Hương do hai ông Lê Quý và Nguyễn Văn Đại được Antony Landes thuê về tận nhà của Trưởng tràng Tử Minh, học trò cụ Hồ Phi Diễn sưu tầm, có một số bài nghi là hai ông đã chép lại của Lê Thánh Tông, sửa đổi một số chữ nhằm lấy…thưởng! (Vì càng nhiều bài sưu tầm được thì tiền trả càng hậu). TS. Phạm Trọng Chánh từng viết rằng : “Tập thơ này nhiều bài lẫn lộn với thơ vua Lê Thánh Tôn, tôi cho rằng đó là những bài thơ Hồ Xuân Hương yêu thích, là mẫu mực thi ca của bậc thầy, cần thiết trả lại các bài thơ Chợ Trời, Đánh Đu, đền Khán Xuân.. cho ông Vua Thơ Nôm Lê Thánh Tôn”. ( nguồn : https://vietbao.com/.../ho-xuan-huong-chan-dung-va-tac-pham.).
Đây là bài thơ của vua Lê Thánh Tông:
CÂY ĐÁNH ĐU
Bốn cột lang, nha cắm để chồng,
Ả thì đánh cái, ả còn ngong.
Tế hậu thổ, khom khom cật,
Vái hoàng thiên, ngửa ngửa lòng.
Tám bức quần hồng bay phới phới,
Hai hàng chân ngọc đứng song song.
Chơi xuân hết tấc xuân dường ấy,
Nhổ cột đem về để lỗ không.
( nguồn : thivien.net)
Lang, nha được chú thích - Lang: Cây cau. Nha: Cây dừa, những thứ cây cứng dùng làm cột cây đu.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2024

GHEN Truyện ngắn của Kim Hoa

 GHEN

                               Truyện ngắn của  Kim Hoa 

 anh_kim_hoa

Bà tên Mimi

        Nay đã 75 tuổi rồi. 

        Nhưng tóc bà vẫn trắng màu bạch kim y như màu tóc bà sở hữu từ thuở nhỏ. Không biết có phải vì cái tên của bà dễ nhớ hay vì năm mươi năm qua, kể từ ngày họ cưới nhau, ông chỉ xưng hô với bà là Mimi em yêu của anh. Bởi lẽ nay ông đã 85 tuổi, mắt đã mờ và trí nhớ không còn minh mẫn. Trong mọi cuộc nói chuyện, bây giờ chỉ còn sót lại câu duy nhất mà ông nói không bị nhầm đó là: Mimi em yêu của anh. 

       Hai ông bà rất thích ăn thức ăn Châu Á. Nhưng món Châu Á duy nhất mà họ có thể nấu được lúc này chính là mì gói và phở gói. Vì thế, cứ chiều đến thì hai ông bà lại tay trong tay tản bộ để hít thở không khí của nắng xế yếu ớt và ghé tiệm mua vài gói mì.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2024

TẢN MẠN SỰ ĐỜI

 

TẢN MẠN SỰ ĐỜI 

mai_thanh_tan

GS.TSKH. MAI THANH TÂN

Lời dạy của tiền nhân

            MAI THANH TÂN

Từ bao đời nay, các bậc vĩ nhân thường để lại cho hậu thế những câu nói bất hủ. Và tôi muốn ghi lại một số trong những lời dạy quý báu đó

Các bậc tiền nhân đất Việt:

  1. Ức Trai Nguyễn Trãi (1380-1442) nói về tình thế xã tắc: “Bên ngoài giặc phương Bắc dòm ngó, gây hấn, lăm le, chỉ chờ thời cơ thuận tiện là nuốt trọn nước ta. Bên trong vua chúa hèn mạt bất tài, không lo chống giặc chỉ lo đàn áp nhũng nhiễu dân, quan lại từ trên xuống dưới tham nhũng nặng nề, khắp làng quê thôn xã cường hào ác bá nhung nhúc đè đầu cưỡi cổ dân”.
  2. Quang Trung Nguyễn Huệ (1753-1792) nói về tinh thần dân tộc trước kẻ thù: “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng, đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

3.Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) nói về tài năng và quyền lực: “Kẻ không có tài mà có quyền thì muốn người khác cũng không có tài để khỏi lộ cái bất tài của mình rồi làm đủ cách chôn vùi người có tài”.

  1. Phan Châu Trinh (1872-1926) có câu: “Nước ta bị diệt vong vì nhiều điều rất tồi tệ. Nhưng tựu trung lại có bốn tội lớn nhất: Một là ngoại giao hẹp hòi. Hai là nội trị hủ bại. Ba là dân trí bế tắc. Bốn là vua thì hèn và dốt còn quan binh trên dưới đều tự tư tự lợi”.


 

Các bậc tiền nhân trên thế giới:

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2024

ẤN TƯỢNG VỀ "NGƯỜI TRÊN ĐƯỜNG ĐỜI"

 


Ấn tượng về "Người trên đường đời": Tận cùng của văn hóa là con người

Vietnam+ xin giới thiệu bài viết của nhà phê bình văn học Bùi Việt Thắng "Tận cùng của văn hóa là con người," chia sẻ ấn tượng về tác phẩm "Người trên đường đời" của nhà văn-nhà báo Hồ Quang Lợi.

"Người trên đường đời" là tác phẩm thứ 13 của Hồ Quang Lợi.
"Người trên đường đời" là tác phẩm thứ 13 của Hồ Quang Lợi.

Không thể không viết

Không phải người cầm bút (viết văn, làm báo) nào cũng có thể thực hành được tinh thần tối thượng “không thể không viết." Muốn thực hành được tín điều này thì bút lực người đó phải thực sự dồi dào, kiểu như nhà tài phiệt hơn cả nhà tư bản.

Không ít người viết được một cuốn sách nhận được giải thưởng, một thời nổi tiếng, nhưng sau đó ngủ quên (mấy chục năm) trong hào quang, gậm nhấm cái gọi là “vang bóng một thời” và “ăn mày dĩ vãng." Ấy gọi là “lộc trời” song cứ lóe lên như sao băng rồi... vụt tắt, nhường chỗ cho sao Hôm, sao Mai.

Tôi nghĩ, nghề báo chọn Hồ Quang Lợi như một định mệnh, còn khi học đại học ở Romania (1974-1979), anh theo ngành Ngữ văn. Nhưng hình như giữa báo và văn có mối tương liên, có cái duyên ngầm cố kết, nên ngày trước (hồi đầu thế kỷ 20) các cụ nhà ta gọi báo là “tân văn."