Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2024

DÒNG SÔNG ĐÁY QUÊ TÔI

 


DÒNG SÔNG ĐÁY

QUÊ TÔI

Người viết: Lưu Bá Thịnh


Ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ,

để gắn bó vấn vương thao thiết với đời mình từ

thưở ấu thơ đến lúc bạc đầu.


2

Dòng sông Đáy quê tôi là một dòng sông như

thế. Với tôi nó thật thân thương, êm đềm cùng tuổi

thơ tôi: Trong những ngày chân trần được đi chăn

trâu cắt cỏ, biết bao thú vui, vô tư, được thỏa thuê

tắm mát, chơi đùa, bơi lội giữa dòng trong.

Những cú nhảy bông giông thót tim từ trên

cành cây xung gìa nghiêng mình xuống dòng nước

sao mà thích thú, hấp dẫn lạ thường với tuổi thơ

của chúng tôi đến thế.? Ở cái độ tuổi ham khám

phá cảm giác mạnh, những cảm giác phiêu lưu, nỗi

hăm hở muốn chinh phục sự sợ hãi bất ngờ…cho

đến giờ tôi vẫn nhớ như in.

Lớn lên một chút, chúng tôi được học thuộc

lòng những vần thơ của nhà thơ Tế Hanh qua bài

Nhớ Con sông Quê Hương sao mà thân thương,

đắm say da diết:

”Quê hương tôi có con sông xanh biếc / Nước

gương trong soi tóc những hàng tre”…

Tuổi thơ và dòng sông luôn quấn quýt, đắm

say với nhau như một tình yêu vô tư, trong trẻo.


3

Đến khi trưởng thành được đi đây, đi đó, vì

công việc, vì cuộc sống, tôi lại càng gắn bó với

những dòng sông trên mọi miền đất nước, thậm chí

tình yêu sông nước, còn lớn lên, lan tỏa thành tình

yêu biển cả bao la, rộng lớn.

Mỗi lần được bơi lặn, được trườn lên, ngụp

xuống trong dòng nước trong xanh, tôi lại càng

thêm yêu đời, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên tươi

đẹp của tổ quốc mình.

Được học tập trên ghế nhà trường, cũng như

trên giảng đường trường đai học, tôi lại càng hiểu

thêm về ngọn nguồn, về triết lí nhân sinh, về tình

con người từ những dòng sông quê mẹ.

Tôi được biết dòng sông Đáy là dòng sông tự

nhiên có tự lâu đời, làm nhiệm vụ phân lũ cho

dòng sông Hồng lớn nhất của miền Bắc nước ta:

Khởi đầu từ bến Chèm, qua đập Phùng rồi chảy

qua các cánh đồng phì nhiêu của các huyện Đan

Phượng, Chương Mỹ, Thanh Oai. Ứng Hòa, Mỹ

Đức. Qua Nho Quan, qua bao thắng cảnh tuyệt đẹp


4

như Vịnh Hạ Long trên cạn của tình Ninh Bình.

Những đia danh như Tam Cốc, Bích Động. v.v.

luôn vẫy gọi những con người yêu thiên nhiên đi

du lịch, đi khám phá.

Qua Ninh Bình, dòng sông Đáy lại chảy vào

sông Thái Bình, đổ ra biển Tiền Hải bao la, rộng

lớn, hòa vào biển Đông mênh mông.

Dòng sông Đáy chủ yếu làm nhiệm vụ tiêu

nước, phân luồng, cho dòng sông Hồng, nhưng lại

chảy qua phần lớn các vùng đồng bằng, nên dòng

sồng chảy thật hiền hòa, thanh bình, êm ả, thơ

mộng. Đi đến đâu nó cũng cho nhiều tôm cá, thủy

sản đồng quê.

Với những vùng đất trũng nó tạo nên biết bao

ao, hồ, đầm, vực, để người dân quê nuôi trông thủy

sản, trồng cấy nhiều lọại cây phục vụ cho con

người ngoài lúa gao như: ngô, đỗ, dong riềng, dâu

tằm. súng, sen, cây ăn quả như đu đủ, bưới, chuối,

cam các loại ngát hương, mùa nào thức ấy quanh

năm.


5

Có thể nói cả tỉnh Hà Tây ngày xưa của quê

tôi, ngòai nghề trông lúa, còn có nghề trồng dâu,

nuôi tằm dệt lụa, ươm tơ được phát triển mạnh mẽ.

Chính vì vậy quê tôi còn được mang danh là tỉnh

“Hà Tây quê lụa”. Những cô gái nông thôn xinh

tươi, chăm chỉ, chăn tằm đệt lụa, đẹp người, đẹp

nết, còn là niềm mơ ước của biết bao chàng trai các

tỉnh, kể cả những chàng trai thanh lịch của đất Hà

Thành.

Những tấm lụa mịn màng, nổi chìm hoa lá,

rực rỡ sắc màu, làm nền cho những tà áo dài duyên

dáng tung bay trong gió, tôn nên những làn da

trắng hồng, nõn nà, những đường cong quyến rũ

của những thiếu nữ thanh tân.

Những tâm lụa ấy còn là niềm mơ ước của biết

bao thiếu nữ nước ngoài, ngay cả ở các thành phố

lớn như Parí, Nĩu Ước hoa lệ.

Ngày nay, Hà Tây đã trở thành ngoại thành của

thành phố Hà Nội, Những làng nghề truyền thống

vẫn được phát huy, vươn lên mạnh mẽ theo kịp với


6

xu thế chung của thời đại như: Làng Lụa Van

Phúc, Trung tâm dệt lụa Đan Phượng. Làng lụa

Phùng Xá Mỹ Đức v..v. Người dân nơi đây còn tự

mày mò, tỷ mỷ sáng tạo ra loại lụa được dệt bằng

tơ sen độc đáo,. Lụa vừa nhẹ nhàng, mịn màng,

thanh mảnh vừa thơm thoang thoảng mùi hương

sen. Một loại hoa được mệnh danh là quốc hoa của

đất nước.

Dòng sông Đáy còn là dòng sông thơ

mộng:Trong làn sương huyền ảo. .Trong trăng

sáng lung linh, trong những ngày thanh bình gió

nhẹ. Những đoàn thuyền, những con đò ngang,

dọc: xuôi, ngược đẹp như những bức tranh thủy

mặc của một miền cổ tích. Các con thuyền trao đổi

thông thương, chuyên chở nguyên vật liệu, hay sản

phẩm cho các làng nghề truyên thống như: Nón

Phương Trung, Quạt Dân Hòa, Vải, lụa Đặng Xá,

Mây tre đan Chương Mỹ, làng Tảo Dương, giò chả

Ước Lễ của huyện Thanh Oai . v.v.


7

Thực tế, trên dòng sông còn có cả một con

thuyền của một nhà thơ, yêu quê, yêu sông tha

thiết. đã mua hẳn một con thuyền để làm nơi giao

lưu thơ ca, gặp gỡ của các người yêu thơ, thích

sáng tác thơ, đàm đạo dưới trăng, nhâm nhi trà,

tửu. mang theo nhiều hồn cốt văn hóa cổ truyền,

thanh lịch của các vị nho gia. Họ thưởng nguyệt,

ngắm trăng, đắm say hòa quyện cùng cảnh đẹp

thanh bình của làng quê yêu dấu, của gió nội,

hương đồng. chan chứa tình làng, nghĩa xóm.

Trên dòng sông quê còn có biết bao nhiêu bến

đợi nghĩa tình. Bao thiếu phụ đã chờ chông, chờ

người yêu đi ra tiền tuyến, để giải phóng non sông

thống nhất đất nước. Nhiều người thân của họ đã ra

đi mãi mãi không về. Nhưng những bến đợi vẫn

giữ trọn lời thề, thủy chung son sắt.

Những người thiếu phụ hiền lành, chân chất,

vẫn dung cảm, kiên trì nuôi con, thờ chồng, làm

sáng ngời hình ảnh người phụ nữ Việt Nam anh

hùng, bất khúât, trung hậu, đảm đang.


8

Bên dòng sông Đáy còn có cả một bến đợi

không chồng, ghi sâu tội ác chiến tranh.

Bây giò mặc dù đã nghỉ hưu, đã bước vào cái

tuổi xưa nay hiếm. Nhưng dòng sông vẫn cho tôi

nhiều gắn bó, thân yêu. Những buổi đạp xe thể dục

trên đường đê gió mát chiều chiều, Những ngày

đầu hè được đạp xe dưới những rặng vải chua cổ

thụ, với quả sai lúc lỉu, nghe tiếng chim tu hú gọi

bầy, tôi lại càng cảm thấy dòng sông quê gán bó.

thiết tha. Nhiều khi được thưởng thức những quả

vải chua, làm cho cơn khát mùa hè dịu lại, cái nóng

không còn rang lưng, cơ thể. Mặc dù trái vải

truyền thống ở các bãi vải cổ này rất chua, không

ngọt khát như vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn, Bác

Giang, nhưng nó vẫn cứ làm cho người ta thich

thú. Nó lưu giữ một hồn quê đặc biệt của dòng

sông Đáy quê tôi.


Từ trên trời cao nhìn xuống, dòng sông

Đáy hiên hòa, chảy qua các cánh đồng lúa chin

vàng mênh mông, Qua những nương dâu, bãi mía


9

xanh ngắt, qua các làng quê trù phú, nó như dải lụa

trắng mềm, duyên dáng uốn lượn đẹp đến nao

lòng, đã làm cho nhạc sỹ Nhật Lai phải thốt lên lời

ca say đắm: “Anh phi công bàng hoàng ngỡ mình

bay trên gấm vóc” trong bài ca HÀ TÂY QUÊ

LỤA ngày nào.

Tôi hy vọng: Dòng sông Đáy quê tôi sẽ còn là

nguồn cảm xúc vô tận cho các nhà thơ, các nghệ

sỹ, các Nhạc sỹ, Họa sỹ, sáng tác được nhiều tác

phẩm chan chưa yêu thương, đằm thắm tình người,

lung linh cảnh đẹp tuyệt vời của những dòng sông

quê yêu dấu./.


Bình Minh ngày 10/6/2024

Lưu Bá Thịnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét