Thứ Ba, 15 tháng 10, 2024

PHIẾM LUẬN VỀ CHỮ "Ả"

 

 Sửa

Tạp Ghi và Phiếm Luận :  
                                       
                                             Ả
                        
                              Inline image   
         
      Ả vốn là từ A 婀(妸) trong "Chữ Nho... Dễ Học" được Nôm Hoá và được thông dụng cả hai âm A và Ả. Chữ A 婀(妸) được hình thành bởi hai cách Tượng hình và Hài thanh theo diễn biến của  chữ viết như sau :

                           Kim Văn    Đại Triện      Lệ Thư         Khải Thư
                           Inline image

Ta thấy :
         Kim Văn (Chung đĩnh văn) được ghép bởi bộ NỮ 女 bên trái chỉ Ý, chữ KHẢ 可 bên phải chỉ ÂM; Phần Đại Triện thì vẫn là bộ NỮ 女 bên trái chỉ Ý và chữ A 阿 bên phải chỉ ÂM. Nên ta có thể đọc là A là Ả để chỉ dáng vẻ của một giới tính âm : Nữ giới ! Từ thông dụng nhất mà cũng là từ duy nhất được hình thành và sử dụng cho chữ viết nầy là...
      A NA 婀娜, còn được đọc là Ả NẢ để chỉ cái dáng điệu nhẹ nhàng, ẻo lả, mềm mại với vẻ yểu điệu thục nữ của các bà các cô, nên thường được dùng để chỉ sự đi đứng yểu điệu thướt tha của phái đẹp. Ta có thành ngữ :

THẦN THỨC CÕI DU MÊ

 Thần thức cõi du mê

(Đọc tập thơ Du Mê của nhà thơ Đoàn Thông,
Nxb Hội Nhà văn, 2021)

anh_anh_phong

NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG

 

“Du Mê” là tập thơ thứ 6, tác giả Đồng Thoan (bút danh
của nhà thơ Đoàn Thông, hội viên Hội Nhà văn Hà
Nội). Cái tên đó vừa lạ vừa quen với bạn đọc. Nó làm ta liên
tưởng tới miền liêu trai kỳ ảo yêu ngôn trong văn chương
thế giới và Việt Nam: “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh,
“Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ, “Mê hồn ca” của
Đinh Hùng...
“Du Mê” gồm 4 phần: Tạ lỗi, Du mê, Viết bên ngôi chùa
cổ, Bài ca những người tù xứ tuyết. Phần lớn dung lượng tác
phẩm là cuộc đi, cuộc dạo chơi, du thám trong chiêm bao,
như tên gọi của nó. Và cũng phần lớn là du mê trong cõi âm
gian. Phải chăng đó chính là khúc xạ của cõi dương gian.
Trong giấc vô thường ấy, bằng cái nhìn của Kinh luận Phật
giáo, đồng thời vừa biết khổ lạc vừa biết cảnh giới thiện ác,
sự hóa thân vào thần thức (linh hồn) đã giúp tác giả đa dạng
trong điểm nhìn, thoát khỏi sự chật hẹp của đời sống và dễ
dàng trong bộc lộ tư tưởng.
Có thể nói, mê/ mơ và tỉnh/ thức là hai trạng thái đối lập,
cùng sống chung trong một con người. Thực ra, giấc mơ
diễn ra không ít. Nhưng chỉ còn lại những giấc mơ, những


cơn mê ám ảnh được ký ức ghi lại. Đó như là những mảnh
vỡ của bóng đêm được cắt dán trong vô thức. Ý thức và vô
thức như thực và hư. Phần lớn giấc mơ/ cơn mê chính là cái
bóng của thực tại đời sống. Thơ đi giữa hư và thực, giữa âm
bản và dương bản. Nói như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo,
“Đêm sáng lên những ý nghĩ không đèn”.

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2024

CÓ MỘT NGƯỜI THƠ

 

CÓ MỘT NGƯỜI THƠ 

CÓ MỘT  NGƯỜI THƠ

                   PGS.TS. Nhà văn Vũ Nho

v_nho_tc_bch_kim

VŨ NHO Ảnh     HOÀNG XUÂN TUYỀN

        Tôi từng viết các bài giới thiệu, viết  lời mở cho không ít nhà thơ có tên tuổi và những nhà thơ ở Câu lạc bộ  thơ đang nổi, đã in một hai hoặc năm sáu tập thơ. Nhưng có lẽ với trường hợp tác giả Cẩm Vân khá đặc biệt.

          Tôi có trong tay tập bản thảo qua con gái tôi ở khoa tiếng Anh, Đại học quốc gia Hà Nội.

          Hóa ra tác giả Cẩm Vân từng sinh hoạt trong câu lạc bộ thơ Thanh Xuân, nơi địa bàn quận tôi cư trú. Hơn nữa không ít lần tôi tới sinh hoạt và từng viết bài cho nhà thơ Hà Hưng, nhà thơ Vũ Minh Thu, nhà thơ  Nguyễn Mạnh Thắng,  nhà thơ Công Thịnh,…

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2024

THƠ QUẬY TẶNG 15 TRẠI VIÊN NHÀ SÁNG TÁC ĐẠI LẢI 10/2024

 


THƠ QUẬY TẶNG 15 TRẠI VIÊN NHÀ SÁNG TÁC ĐẠI LẢI 10/2024

                           Vũ Nho

 

  1.    DƯƠNG HƯỚNG ( Trưởng trại)
  2. Từ DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI  cao

Nhà văn Dương Hướng rơi vào trại ta

Lái xe đi trại từ nhà

DƯƠNG   lên chả biết HƯỚNG  ra…cô nào!

trai_duong_huong

        * Tiểu thuyết   của Dương Hướng

 

  1.    LÊ TUẤN LỘC ( Phó trại)

Anh Lê Tuấn Lộc tài cao

Mê Kong anh viết dạt dào trường ca

Hát từ trên đỉnh núi xa

Gặp em “núng nính” thế là…hết pin!

 

    * Lê Tuấn Lộc có trường ca : Biết ơn người sông Mekong vĩ đại

       Và tập thơ Hát từ Phan Xi Păng

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2024

THƠ VUI TẶNG CỤ NHƯƠNG CỤ NHO

 THƠ VUI TẶNG CỤ NHƯƠNG CỤ NHO

(cấm nói lái)

Cụ Nhương cùng với cụ Nho
Đi thuyền ngại nắng nằm co ở nhà
Đến chiều anh em kiểm tra
Thì ra hai cụ bỏ nhà đi...câu
Đi câu chẳng thấy cá đâu
Nhìn kỹ thì thấy một xâu...chân dài...

(Sáng tác tập thể của Trại văn Đại Lải 10-2024)
Ảnh cụ Nhương đầu xanh, cụ Nho đầu bạc do Đắc Như chụp

Có thể là hình ảnh về 2 người

HAI DỊ BẢN CÙNG CHỦ ĐỀ

1. Trần Nhương cùng với Vũ Nho

Viện cớ sức yếu nằm co ở nhà

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2024

MAI ANH VỀ

 MAI ANH VỀ

 

Vũ Thanh Tùng

 

Mai anh về cố đô ngàn tuổi

Dòng Sào Khê con nước yên bình

Gặp lại em Tràng An xuôi mái

Ngân điệu chèo ngọt giọng môi xinh

 

Mai anh về Kỳ Lân Dục Thúy

Cánh chim xanh dòng Đáy dịu dàng

Ngọc Mỹ Nhân mơ màng tỉnh thức

Xôn xao chiều sóng nước Vân Giang

 

Mai anh về Thung Nham Tam Cốc

Dải Ngô Đồng lúa đã vàng ươm

Con đò nhỏ tay chèo như múa

Cánh cò chao chiêù nắng xâu cườm

 

Mai anh về Biện Sơn Tam Điệp

Cửa Thần Phù sóng vỗ nôn nao

Còn vang tiếng voi gầm ngựa hí

Hoàng đế Quang Trung ra Bắc xuân nào

 

Mai anh về rừng già nguyên thủy

Động Người xưa trầm tích quê nhà

Hương hoa cúc mùa thu nồng đượm

Nghe vẳng buồn điệu hát thánh ca

 

Mai anh về Vân Long, Địch Lộng

Nước mênh mang sen súng bạt ngàn

Nghe tiếng sáo ngàn xưa còn vọng

Bức tranh thần* đợi nước mưa chan

 

Mai anh về Bãi Ngang Cồn Nổi

Viếng thăm đền người mở đất năm xưa**

Nhà thờ đá mắt em thăm thẳm đợi

Sông Ân ngọt ngào chẳng kể nắng mưa

 

Mai anh về rồi anh ở lại

Làm rể hiền sông núi Hoàng Long

Miền đất nhỏ tình người thắm mãi

Gái cố đô sau trước vẹn lòng.

 

* Trong hang khu du lịch Địch Lộng, có một bức tranh chỉ hiện lên khi có nước chảy tràn qua kể về cảnh người ta phạm tội bị đày xuống địa ngục.

** Đền thờ Nguyễn Công Trứ người có công chiêu dân mở đất Kim Sơn, Tiền Hải.

 

 

Lời bình của Nhà thơ Trần Trọng Giá

anh_anh_gia