Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Sâu sách



                                                       
                                                                       Nhà văn Vũ Công Hoan


  SÂU SÁCH

                                                                                                             Tần Dõng



                                                                                                    Vũ Công Hoan dịch



          Năm 1985, lên 7 tuổi, tôi chính thức trở thành một học sinh tiểu học quang vinh. Hai năm vừa cắp sách đến trường, tôi cảm thấy tất cả đều tươi mới. Dần dần tôi mất đi hứng thú với những thứ như cộng trừ nhân chia và đứng nghiêm nghỉ, ngay đến bài ngữ văn từng yêu thích bây giờ nghe thấy cũng mặc kệ. Nội dung giảng bài của thầy cô giáo cũng kém xa sự hấp dẫn so với câu truyện bà nội kể trước khi ngủ.



          Từ bé tôi ngủ với bà nội. Câu truyện bà nội kể trước khi ngủ tổng cộng có đến dăm ba truyện. Bà kể đi kể lại nhiều năm. Tôi chớp mắt nghe cũng nhiều năm. Tôi nhớ câu truyện Trương Tam Lý Tứ. Trương Tam lương thiện. Lý Tứ xảo trá. Cuối cùng, Trương Tam lương thiện, sau một cuộc sét đánh gãy cây gỗ lớn, nhặt được một ổ vàng. Đúng, bà nội kể một ổ vàng. Tôi có vẻ nghi hoặc, vàng không thể giống như  gà vịt lợn dê, có mẹ vàng con vàng, làm sao có từng ổ từng ổ? Nhưng tôi không hỏi, tôi cũng không muốn ngắt đứt câu truyện hay, thế là nuốt nước bọt nghe tiếp. Còn Lý Từ xảo trá thì sao? Đương nhiên không có kết quả tốt. Ông ta bị sét đánh trúng, cháy đen, bị người ta coi thành than gỗ nhặt về nhà đun bếp. Kết cục này thật ra rất đáng nghi, bởi vì học đến cao trung, tôi hiểu cơ thể con người, thành phần chủ yếu là nước, có bị sét đánh cũng không biến thành thân cây ngô bị ép khô nước?




          Câu truyện bà nội kể trước khi ngủ càng kể càng nhạt. Năm học lớp ba, tôi quen La Vĩnh Hồng. Hai đứa cùng tuổi, hai nhà cách nhau cũng không xa, nhưng khác lớp, Lớp ba chia lại lớp, tôi và cậu thành học trò cùng lớp. Tôi ngồi hàng ghế thứ ba, cậu ấy ngồi hàng ghế sau cùng. Cậu ấy phát dục sớm, dáng cao hơn tôi. Tình trạng này kéo dài đến năm thứ ba sơ trung. Năm ấy tôi bỗng lớn vổng lên, không những cao hơn cậu ấy, còn cao hơn các bạn khác cùng lớp. Điều này không quan trọng, quan trọng là, có hôm tan học về nhà, La Vĩnh Hồng mời tôi sang nhà chơi, tôi đã trông thấy trong nhà cậu ấy có quyển sách tên là “Dao Triều Dương ngũ phong”. Bạn nên nhớ, năm 1988, ở nhà quê rất ít người xem tiểu thuyết. Người lớn không có thì giờ, trẻ em cũng không cho xem. Bọn người lớn cảm thấy, đọc tiểu thuyết ảnh hưởng học tập. Nếu trong dầu chứa đầy câu truyện, sẽ hết chỗ cho kiến thức.



          Hy sinh một vốc táo tôi mượn quyển truyện “Dao Triều dương ngũ phong về nhà”. Làm xong bài tập, nhân lúc bố mẹ làm việc nhà xem ti vi, tôi len lén đem sách ra xem, lại còn lấy bìa giấy báo bọc quyển sách ngữ văn che sách làm ngụy trang. Đêm khuya một chút, mẹ tôi sẽ đến bảo đi ngủ. Học tập có cố gắng đến mấy cũng không được lãng phí điện. Câu truyện đang hay, tôi tắt đèn, khóa cửa, châm nến, nằm trên giường đọc tiếp. Năm ấy mất điện luôn, cả nhà đang ăn cơm mất điện. Mùa hè quạt đang quay mất điện, cho nên nhà nào cũng mua sẵn nến. Một hôm sau đó, vô tuyến truyền hình đang phát lại “Tây du kí”, đột nhiên mất điện. Mẹ tìm nến khắp nơi, lật hòm dốc tủ, tìm không thấy, lại còn ca cẩm:

-      Còn nhớ lần trước mua nến còn lại mấy cây, lẽ nào bị chuột gặm hết?

Ngồi một bên, tôi mím mồm không dám cười thành tiếng.



          Có tiểu thuyết làm bạn, thời gian tiểu học trôi rất nhanh. Hai năm qua đi, tôi gặm gần hết lượt sách của gia đình La Vĩnh Hồng. Còn nhớ quyển thứ hai là  “Kiếm tam hiệp “ của Trương  Gia Tân, trong đó có một đôi anh em Đại Tặc Ma, một người tên là Âu Dương Thiên Hựu, một người tên là Âu Dương Tả Tả, giống nhau y hệt. Trời nóng nực cũng mặc áo bông dầy dầy. Sau đó xem “Tiết nhân Quí chinh đông”, “Tiết Cương phản Đường” “Tùy Đường diễn nghĩa”. “Dương Gia Tướng”. Trong sách có nhiều chữ không đọc được, nhưng tôi thường đọc say sưa, mặt mày hớn hở.



          Thu hoch lớn nhất trong thời gian này là  tìm được dưới gối của ông nội La Vĩnh Hồng một quyển “Liên thành quyết” của Kim Dung. Bìa sách đã rách bươm, bẩn ơi là bẩn. Thời gian này tôi như trúng phép ma, lên lớp cứ như mất hồn, ăn cơm, đi ngủ lộn tùng phèo. Có khi đang ăn cơm, liền nghĩ đến Bảo Tượng đại sư bị chết vì canh chuột, nhịn không nổi bật cười. Bố thấy tôi khác thường, một buổi tối, gục xuống đầu giường châm nến đọc sách, bị bố bắt quả  tang.  Tiểu thuyết bị tịch thu, không nói; còn cái tội lấy trộm nến bị mẹ ca cẩm ít nhất nửa tháng trời. Lại còn phải tránh mặt La Vĩnh Hồng, chỉ sợ cậu ấy đòi quyển sách bị bố tịch thu.



Có lẽ nửa tháng trôi qua, bố gọi tôi đến trước mặt:

-         Thằng nhãi ranh kiếm đâu ra quyển sách này,

Tôi khẽ trả lời:

-         Con mượn nhà bạn!

Tôi đang chờ bị mắng, nào ngờ bố trả lại quyển sách. Bố nói:

          - Lại mượn về mấy quyn nữa bố con mình cùng xem. Nhưng không cho phép con châm nến ở đầu giường, giường bị cháy thì sao?



          Thì ra, sau khi bố tịch thu sách, tùy ý mở ra xem, nào ngờ rất nhanh chóng  bố cũng  bị câu truyện trong sách cuốn hút. Tuy những nhân vật bố thích là Đinh Điển, còn tôi thích Địch Vân, nhưng chuyện này cũng không cản trở hai bố con đồng thời trở thành “Mê Kim Dung” sắt đá.



Từ đó trở đi, nói theo lời mẹ tôi, nhà tôi có hai “con sâu sách”.



                                                 Vũ Công Hoan dịch ngày 21 táng 8 năm 2013

                                                  (Theo Tiểu tiểu tuyết Tring Quốc năm 2012)

2 nhận xét:

  1. Lâu quá rồi, còn nhớ em không nè, em qua gựt cái tem vàng. Chúc anh CN an vui nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quả thật là không nhớ! Rất xin lỗi nha! Có điều sau khi bỏ Blog trên Yahoo, nhiều bạn bè thất lạc.
      Cám ơn đã ghé trang và để lại nhận xét!

      Xóa