Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

ẤN TƯỢNG VỀ MỘT VỊ TƯỚNG

 

ẤN TƯỢNG VỀ MỘT VỊ TƯỚNG

 

                     Phạm Tâm Dung

 tm_dung_1

                                    NHÀ VĂN PHẠM TÂM DUNG

       Nghe danh ông trên phim ảnh, báo chí và sách vở đã lâu, nhưng mãi đến ngày 2 tháng 12 năm 2021, tôi mới được kiến diện ông tại văn phòng viện sĩ 162 Trấn Vũ, Hà Nội. Đây, một Anh hùng Quân đội, Thượng Tướng, Viện sĩ hàn lâm khoa học Nghệ Thuật Quân sự Liên bang Nga, nguyên Thứ trưởng bộ quốc phòng: Nguyễn Huy Hiệu.

         Trái với trí tưởng tượng của tôi, về một vị Tướng đường bệ, to lớn với bộ quân phục rực rỡ  sao và quân hàm quân  hiệu...

Ông tầm thước, dáng thư sinh, trắng trẻo, tươi tắn, nhỏ nhẹ, ăn mặc thường phục với áo phông, áo khoác hơi cũ ra tiếp chúng tôi. Không quan cách, ông hỏi tên khách và tự giới thiệu về mình:

  • Tôi là Nguyễn Huy Hiệu sinh năm 1947!

          Lại một ngạc nhiên nữa với tôi. Nếu thoạt nhìn, người ta chỉ đoán ông cùng lắm là ngoài sáu mươi. Với nét cười rạng rỡ, ẩn giấu một sự bí ẩn sau ánh mắt sáng ngời và thông minh, Thượng Tướng để lại ấn tượng không nhỏ với người đối diện.

Chỉ một lát sau, khách mời là gần mười các văn nghệ sĩ đã đến. Tiệc trà nhẹ của buổi sáng mùa đông, giữa không gian bát ngát gió Hồ Trúc Bạch, chúng tôi làm quen rất nhanh trong không khí ấm áp của căn phòng.

Cuộc trò chuyện diễn ra thân thiện như những người bạn lâu ngày gặp lại nhau.

Ông kể về quê hương là miền quê yên bình, nên thơ của vùng ven biển của Xã Hải Phong, Hải Hậu Nam Định của mình; về một gia đình Trung nông nền nếp, về người cha có tình có nghĩa; về người mẹ dịu hiền, nhân hậu bao dung; về những ngày chưa đủ tuổi đã rời ghế nhà trường nhập ngũ; về sự bỡ ngỡ của chàng lính trẻ Binh Nhì và nhiều hơn cả là những người đồng đội, những gian khó, hy sinh cùng những chiến công ngoạn mục...

                 Vị Tướng trận mạc với sáu mươi bảy trận đánh, tham gia cả bốn chiến dịch lớn của Quân đội trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ấy nói về sự sống và cái chết sao mà nhẹ nhàng quá. Điểm nhấn trong các cuộc chiến thắng ông đều giành cho đồng đội của mình. Bóng dáng "cái tôi" trong người anh hùng này thật ít được... chăm sóc.

Không chỉ trận mạc, bước chân của người anh hùng còn không biết mỏi giữa thời bình. Ông đã giành nhiều thời gian cho nghiên cứu môi trường - một vấn đề nổi cộm nhất không chỉ ở Việt nam mà ở cả toàn cầu. Ông đã có mặt ở sáu mươi bảy quốc gia và là người đầu tiên được bầu làm Viện Sĩ nghệ thuật khoa học quân sự Liên bang Nga.

             Nhìn vào số lượng đồ sộ sách ông viết người ta thấy rằng: từng giai đoạn, từng mảng hoạt động, đều được ông cẩn trọng ghi lại thành sách. Ông trần tình với chúng tôi : "Sách tôi viết không hay như các nhà văn đâu, toàn là khoa học kỹ thuật quân sự và môi trường" rồi ông kể về sự phát hiện ra cái gọi là "bốn tại chỗ" trong phòng chống thiên tai, hay vấn đề "Quân đội với giải pháp hậu quả sau chiến tranh"...

           Có mặt trong buổi gặp mặt hôm đó, tuy số người không đông nhưng khá đầy đủ thành phần. Gồm các nhà khoa học văn chương, các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo, nhà đạo diễn điện ảnh...

          Và tôi không ngạc nhiên bởi một con người có tâm, đa tài và hết sức thú vị như Tướng Hiệu, là một đối tượng thu hút các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ, các nhà báo tìm đến và viết bài ở nhiều góc độ là điều đương nhiên.

           Để minh chứng cho lời nhận định trên của tôi, tôi xin phép được thống kê chưa đầy đủ về sự "vào cuộc" trước, nay của các nhà văn khi viết về Tướng Hiệu:

1- Nhà văn Lê Hoài Nam với -Bến sông tuổi thơ

 -Những bước chân không mỏi của người anh hùng

- Hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội

-Vị Tướng với tấm lòng tri ân

- Chủ biên "Vị Tướng với mùa thu vàng ".

2- Nhà văn Kiều Bích Hậu với " Vị Tướng chín năm ở nhà con rồng".

3- Nhá báo Lục Hường với –“Vị Tướng an ninh môi môi trường” 

- “Vị Tướng có duyên với con số 7”.

4- Đại Tá nhà văn Lê Hải Triều với cuốn hồi ký: "Một thời quảng trị"

5-Nhà báo Phạm Xuân Trường với "Ngọn đèn trong bão lửa".

6- Nhà văn Dương Thiên Lý với tiểu thuyết "Vị Tướng Thành Nam".

7 -Nhà báo  Nguyễn Hường  viết  "Vị Tướng  với mùa xuân".

8- Nhiều tác giả với "Vị tướng với mùa thu vàng".

Ngoài ra còn hàng trăm bài báo, hàng chục bộ phim tài liệu đã lấy ông làm "nhân vật " chính cho tác phẩm của mình. Tướng Hiệu đến với nhân dân, với công chúng không chỉ bằng những thành tích chiến đấu và chiến thắng  trong chiến tranh, thành tích trên mặt trân ngoại giao quân sự thời bình, mà còn xuất hiện như một "nhân vật huyền thoại" có thật trong đời...

      Trong số tác giả viết về Thượng Tướng, tôi đặc biệt chú ý tới nhà văn tên tuổi Lê Hoài Nam.

Có lần tôi từng hỏi:

-Xin phép được hỏi, anh vào làng văn từ 1988, mãi đến năm 2010 mới viết  tướng Hiệu. Cơ duyên nào đã cho anh gặp gỡ và gắn bó lâu dài với vị tướng tài ba?

- Tôi  và anh Hiệu gặp nhau mùa thu năm 1982. Lúc ấy anh Hiệu là đại tá, sư đoàn trưởng. Anh  ấy được điều động về trạm 66 (trạm khách của Bộ Quốc phòng) chờ đi tu nghiệp quân sự bên Liên Xô. Lê Hoài Nam là trung úy Hải Quân được quân chủng cho lên Hà Nội ôn thi vào trường đại học Văn Hóa. Nam được xếp ở cạnh phòng anh Hiệu. Thế là hai anh em  trở thành bạn thân từ đó.

- Anh đã từng viết bao nhiêu tác phẩm về Tướng Hiệu?

- Mình viết một cuốn bút ký có tên "Bến sông tuổi thơ" còn các cuốn "Hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội", "Những bước chân không mỏi của người anh hùng", "Vị tướng với tấm lòng tri ân", "Vị tướng với mùa thu vàng" do nhiều tác giả viết, trong đó có những bút ký của mình. Và mình làm chủ biên những cuốn đó.

        Tôi nhớ mãi bài viết đăng  trên "Công lý xã hội "  một bài viết rất hay của tác giả là nhà văn Kiều Bích Hậu, viết về Thượng Tướng Nguyễn Huy Hiệu. Bài viết có đoạn:

"Một kho báu kiến thức đa dạng, từ nghệ thuật quân sự tới khoa học về môi trường đến những giải pháp cho thiên tai, địch hoạ, và những triết lý sống thông thái đã được truyền đạt một cách giản dị, dễ hiểu qua lẽ thật, lẽ sống mà chính ông trải nghiệm, đúc rút".

           Ngày 7- 7- 2019,  tác giả Dương Thiên Lý ra mắt tác phẩm: "Vị tướng Thành Nam" do nhà xuất bản Hội Nhà văn cho phép phát hành. 

Đây là một tiểu thuyết dài 300 trang, tác giả Dương Thiên Lý viết về một con người có thật: Thượng Tướng Nguyễn Huy Hiệu,  - Viện Sĩ Hàn Lâm Khoa học quân sự Liên bang Nga.

Tác giả Dương Thiên Lý phần nào đã giải mã được một  phần hiện thực cuộc sống  và nguyên nhân thành đạt của nhân vật chính trong tiểu thuyết.

Tác phẩm đã được nhiều nhà hoạt động chính trị, nhà văn, nhà phê bình đến dự và phát biểu.

           Nhà văn Lê Hoài Nam- một nhà văn tài hoa, có nhiều thành công xuất sắc trong các đề tài khai thác vẻ đẹp tiềm ẩn của những nhân vật lịch sử, đánh giá về tác phẩm: "Vị Tướng với mùa thu vàng ":

Đây là một tập hợp các tác phẩm của các nhà văn, nhà báo viết về Tướng Hiệu.

Ngày ra mắt tác phẩm, ông xúc động chia sẻ: "Tôi có rất nhiều kỷ niệm về Nước Nga, nhưng có lẽ, kỷ niệm sâu sắc nhất là cách mạng Tháng mười Nga, là văn hoá nước Nga, đặc biệt đó là mùa thu vàng. Những gì tôi muốn chia sẻ đã được thể hiện trong cuốn sách".

        Sự đồng cảm của người trong cuộc chính là tiếng nói cảm xúc từ trái tim người tướng lĩnh từng vào sinh ra tử nơi chiến trường ác liệt bằng chất lãng mạn của một tâm hồn nghệ sĩ.

           Cuốn sách "Một thời Quảng Trị" do Nhà văn Lê Hải Triều chấp bút, xuất bản năm 2008 do nhà xuất bản Quân đội Nhân dân ấn hành. Cuốn sách tái hiện cuộc chiến tranh Việt Nam, chủ yếu là trên mảnh đất Quảng Trị những năm 1969 - 1972 và nhân vật chính là Anh Hùng Nguyễn Huy Hiệu. Cuốn sách này chúng tôi được đích thân tướng Hiệu kí tặng. Một cuốn sách công phu phục dựng một thời Quảng Trị máu lửa, đau thương, anh dũng, chiến đấu và chiến thắng. Cuốn sách cũng tái hiện  việc tướng Hiệu cùng đồng đội tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh,

Đập tan tuyến tử thủ phía Bắc Sài Gòn”.

          Tôi đặc biệt chú ý đến chương 7 “Trên mặt trận mới”. Chương sách tuy không dài, nhưng cho thấy tài năng của vị tướng trên mặt trận mới. Ông tham gia ban Phòng chống  lụt bão  và  tìm kiếm cứu nạn của Bộ Quốc Phòng và Chính phủ. Ông phụ trách đối ngoại của Bộ quốc phòng. Ông được cấp trên tin cậy giao phụ trách Cục Đối ngoại Tổng cục Kĩ Thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng, Trung tâm Khoa học – Kĩ thuật – Công nghệ Quân sự Bộ Quốc phòng, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga. Công việc nào ông cũng hoàn thành xuất sắc.

          Rất nhiều nhà báo, nhà văn, các  sĩ quan quân đội đã có ấn tượng rất tốt về cuốn sách quý này.

       Cuốn sách sau đó được Giáo sư Lê Quang Long âm thầm dịch ra tiếng Anh và đặc biệt được nhà nước chọn làm quà tặng tổng thống Barack  Obama trong chuyến thăm Việt Nam.

          Đọc sách báo, xem phim ảnh, tiếp xúc trực tiếp, tôi  có một ấn tượng sâu sắc và  rất tốt đẹp về một vị tướng huyền thoại mà thật giản dị, thân gần!

               

                                             Hà Nội, tháng 12/2021

sinh__hot___thng_ba__2019_320

  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét