Thứ Tư, 22 tháng 2, 2023

Sự “đa dạng” của ngôn ngữ – húy ngữ

 


Sự “đa dạng” của ngôn ngữ – húy ngữ

Kỳ Thanh

Nhà ngôn ngữ học đầu tiên (của nước ta) Phạm Quỳnh đã nói: “…tiếng Việt có sức sống vô cùng lớn, vì có thể mượn từ ngoại lai để làm giàu kho từ ngữ của mình. Nhờ mượn chữ Tàu (từ Hán Việt) mà tiếng Việt mỗi ngày một giàu thêm; mượn chữ Tàu thì mượn bao nhiêu cũng có thể tiêu hoá được… không kể ngày nay đôi khi có thể mượn thêm chữ Tây nữa…. khi du nhập nước ta cũng được người Việt tiếp nhận, sử dụng toàn bộ….”

Theo chiều dài của lịch sử, dân Việt đã hấp thụ những tinh hoa của nền văn minh Trung Hoa, được phản ánh (phần nào) qua từ Hán Việt (chữ Hán – tượng hình). Sau đó tiếp nhận thêm nét tinh túy, hiện đại của mẫu tự La Tinh (Phương Tây), mà hình thành nên chữ Việt. Chữ Việt là sự kết hợp nhuần nhuyễn: tư tưởng và khoa học thuộc hai nền văn minh Đông và Tây, cộng thêm sự sáng tạo, linh động của Ông Cha ta, đã làm phong phú, đa dạng, tiện dụng và ngày càng hoàn chỉnh cho ngôn ngữ Việt.

Hơn trăm năm Trịnh – Nguyễn phân tranh, chia đôi đất nước với Đàng Trong và Đàng Ngoài. Gần trăm năm dưới thời thực dân Pháp, đất nước bị chia ba: Bắc Trung Nam, tác hại làm cho ba miền có ít nhiều điều chưa hiểu nhau. Rồi từ 1954 đến 1975 đất nước lại bị chia đôi, cho nên sự khác biệt về nhiều mặt lại gia tăng hơn nữa.

Sau 1975, người Miền Bắc tràn vào Miền Nam rất đông và có rất nhiều điều không hiểu Miền Nam vì ngôn ngữ bất đồng. Sưu tầm một số từ Hán Việt, có khác biệt giữa hai miền sẽ giúp chúng ta dễ hiểu nhau hơn.

Văn học Việt từ ngàn xưa đã sử dụng nhiều từ Hán Việt. Khi các chúa Nguyễn lập nghiệp ở phương Nam, do “kỵ húy” đã sáng tạo và bổ sung thêm, như các từ: võ, chánh, nhơn, phước… và phổ biến gần 500 năm rồi. Do đó không thể nói “vũ, chính, nhân, phúc…” là đúng; hay “võ, chánh, nhơn, phước…” là sai. Và ngược lại. Các từ ngữ này sẽ cùng tồn tại và đó là sự đa dạng, làm phong phú thêm cho ngôn ngữ. Càng thêm yêu quý thì càng phải trân trọng và giữ gìn vẻ đẹρ, trong sáng của tiếng Việt.

***

Húy ngữ 諱语là cách viết hay đọc trại một từ nào đó do bị kiêng kỵ trong ngôn ngữ, văn tự tại các nước quân chủ chuyên chế (thuộc khu vực văn hóa chữ Hán). Theo luật, trong phạm vi quốc gia, mọi thần dân kiêng kỵ tên húy của vua chúa không được phép dùng để đặt tên cho con cái trong gia đình, cũng như không được phép dùng trong văn tự hay trong lời nói hàng ngày. Trong phạm vi gia đình, do truyền thống văn hóa, con cái có thể kiêng gọi tên thật ông bà tổ tiên. Trong đời sống xã hội, có thể do mê tín dị đoan mà người dân tránh dùng một chữ nào đó.

Ngược lại với tập tục (kỵ húy) này, ở các nước phương Tây: phải kể đến phong tục đặt tên Thánh (hay tên của cha mẹ đỡ đầu) cho người con khi mới chào đời. Cha mẹ thường mượn họ tên của “thần tượng” mà mình ngưỡng mộ để đặt tên cho con.

***

Hán Việtchữ HánQuen dùngGhi chú
AnYên
ÂnƠncảm ân (cám ơn) 感恩
BaPha (坡)波 ba 坡 pha (dễ nhầm)

phong ba 风波

Tân Gia Ba 新加坡,Tô Đông Pha蘇東坡

Báchtùng bách (tòng bá) 松柏
Báchbách tính (bá tánh) 百姓
Ban nhược般 若Bát nhãPg (Phật giáo)
Bảo寶 ( 宝 )Bửu, báuchâu bảo (châu báu) 珠寶
BảnBổnbản (bổn) sư 本 师
CảnhKiểngđp (địa phương)
CátKiếtcát tường (kiết tường) 吉祥
ChânChơnchân nhân (chơn nhơn) 真人
Chính正 ,政Chánh
Chu周 ,朱Châu, ChuPhan Chu Trinh (Phan Châu Trinh)

潘周楨

Châu Văn Tiếp (Chu Văn Tiếp) 朱文接

Cung dưỡng供 養 ( 养 )Cúng dườngPg
Cương綱 ( 钢 )CangKim Cương Kinh (Kinh Kim Cang) 金钢经
Đảm擔 ( 担 )Đởmđp
ĐanĐơnluyện đan (đơn) 炼丹

cao đơn hoàn tán 膏丹丸散

DaoDiêutiêu dao (tiêu diêu) 逍遥
Đỉnh頂 ( 顶 )Đảnh
Đương當 ( 当 )Đangđp
ĐườngĐàngđp
HàiHiađp
Hằng恒 # 恆

恒 # 常

Thường常.Hằng (# Thường) Nga姮娥 # 嫦娥
HoaHuêhoa (huê) hồng花 红
Hoa華 ( 华 )Huê
HóaHuếThuận Hóa顺化 # Huế.
HoàngHuỳnhdo kiêng húy (chúa Nguyễn Hoàng) đọc chệch là huỳnh.

Hoàng đế (Huỳnh đế) 黄帝

Hoàng đế皇帝.

Hồng紅 ( 红 )Hườngđp
HợpHiệp
KhangKhương
KínhKiếng
LamChàm
LânLinh
Lĩnh領 ( 领 )Lãnh
Long龍 ( 龙 )LuôngHàm Luông 含龍
LượngLạnglưỡng (số đếm)
MệnhMạng
Nam vô南 無 ( 无 )Nam môPg
Nghĩa義 ( 义 )NgãiQuảng Ngãi 廣義
NguyênNgươnthượng nguyên (thượng ngươn上元: ngày rằm tháng giêng âm lịch)

trung nguyên (trung ngươn 中元: ngày rằm tháng bảy âl)

hạ nguyên (trung ngươn 下元: ngày rằm tháng mười âl)

NhânNhơn
NhânNhơnTrần Nhân Tông (Trần Nhơn Tôn) 陳仁宗

nhân nghĩa (nhơn nghĩa) 仁義

NhânNhơnhôn nhân (nhơn) 婚姻
NhânNhơnnhân (nhơn) quả因果
NhấtNhứt
NhậtNhựtNhật Bản (Nhựt Bổn) 日本
NhịNhì
NhiệmNhậmNgô Thời Nhiệm (Ngô Thì Nhậm) 吳時任
Nhuệ鋭 ( 锐 )Duệđp
Phổ譜 ( 谱 )Phả
PhúcPhước
Phụng鳯 ( 凤 )Phượng
Quan觀 ( 观 )Quán
Quý貴 ( 贵 )Quớiquý nhân (quới nhơn)貴人
SâmSum
SinhSanhsinh mệnh (sanh mệnh; sanh mạng) 生命
SơnSan
TháiThới
Thoái退Thốitiến thoái lưỡng nan (tấn thối lưỡng nan) 進退两难
Thật實 ( 实 )Thực, thiệtthực # thật # thiệt tình 實情
Thi詩 ( 诗 )Thơthi (thơ) ca詩歌
Thiên

(dễ nhầm: ngàn, nghìn  trời)thiên sơn千山

thiên hạ 天下

ThịnhThạnh
ThổĐộPg *
Thời時 ( 时 )Thì
Thư書 ( 书 )Thơthư (thơ) tình (# 情書)
ThụThọ
ThụyThoại
Tiến進 ( 进 ) Tấn
Tiết節 ( 节 ) Tết
TínhTánh
TínhTánhtính (tánh) tình  性 行
TòngTùng
TôngTông, Tôn Lê Thánh Tông (Lê Thánh Tôn) 黎聖宗
Triều朝 Trào
Trường長 ( 长 )Tràng
TuệHuệdễ nhầm:  惠Huệ **

trí tuệ 智慧; ân huệ恩惠

TuyềnToànđp
Tỷ khưu比 丘Tỳ khưu, tỳ kheoPg

Sự thống nhất về ngôn ngữ là điều vô cùng cần thiết cho một dân tộc. Ngôn ngữ sẽ trở nên chính thống khi nó được phổ biến rộng rãi, được mọi người chấp thuận và được giảng dạy ở học đường. Sự đa dạng về ngôn ngữ là điều rất tốt chứ không phải là điều xấu, miễn là sự “đa dạng” được người dân hiểu và chấp nhận.

***

* Chữ  có hai cách đọc Hán Việt là thổ (đất) và độ (kinh Tịnh Độ, một trong năm bộ kinh thuộc Tịnh Độ Tông 净土宗)…

** Chữtuệ (hùi) là cổ ngữ của chữhuệ (hùi); trước đây là hai chữ đồng âm đồng nghĩa, có thể thay nhau sử dụng mà nghĩa không đổi. Nhưng từ đời Hán mới có sự phân biệt giữa, tuy cùng bộ chữ (tâm nằm) và đồng âm nhưng khác nghĩa. tuệ: là đầu óc sáng suốt, hiểu biết mau lẹ; phải tự mình rèn luyện mà hình thành. huệ: là yêu thương; mang tình thương đến cho người hoặc tiếp nhận của người khác ban cho.

Ghi chú: Đề tài Húy ngữ là vấn đề: lớn, sâu, rộng; có chiều dài lịch sử. Các bậc thức giả xưa và nay còn đang tranh luận, tìm tòi, nghiên cứu. Phải am tường, thông hiểu về ngôn ngữ Hán Nôm; văn học sử Trung Quốc và Việt Nam; văn hóa và truyền thống dân gian, mới giải thích về xuất xứ của húy ngữ. Đây chỉ nêu ra vài thí dụ để minh họa, không đi sâu vào ngôn ngữ và quá trình hình thành. (Đề nghị các bạn nên tham khảo thêm qua mạng Internet và các sách báo chuyên đề về Húy Kỵ).


Nguồn tham khảo:

  • Từ điển Hán Việt. Tác giả: Thiều Chửu (Nguyễn Hữu Kha).
  • Hán Việt tân từ điển. Tác giả: Nguyễn Quốc Hùng.
  • https://vi.wikipedia.org/wiki/
  • Các bài viết về Phạm Quỳnh của học giả Nguyễn Hải Hoành, đăng trên trang mạng Nghiên Cứu Quốc Tế.
  • Cám ơn nhà thơ Nguyễn Khôi đã gửi cho!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét