Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Dế mèn phiêu lưu kí 70 năm...

Dế Mèn phiêu lưu ký” 70 năm rồi vẫn thấm đẫm tình yêu thương
Nov 22, 2012 3:10 PMPublicPageviews 31 2
“Dế Mèn phiêu lưu ký” 70 năm rồi vẫn thấm đẫm tình yêu thương
QĐND - Thứ Ba, 20/11/2012, 18:28 (GMT+7)
QĐND Online – Buổi lễ kỷ niệm 70 năm ra đời tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài diễn ra tại Hà Nội vào sáng 20-11 đã mang đến cho độc giả những cảm nhận thú vị về giá trị của một tác phẩm văn học dành cho thiếu nhisức sống vượt thời gian, đã được dịch ra hàng chục thứ tiếng trên thế giới.
Nhà văn Tô Hoài sinh năm 1920 tại Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội. Năm 1941, ông viết truyện “Con Dế Mèn” cho sách Truyền Bá của Nhà xuất bản Tân Dân. Năm 1942, ông viết tiếp 2 tập “Dế Mèn phiêu lưu ký”. Đây là tác phẩm đầu tay viết cho thiếu nhi của nhà văn Tô Hoài và cũng là tác phẩm quan trọng đánh dấu sự nghiệp sáng tác của ông.
70 năm qua, “Dế Mèn phiêu lưu ký” đã trở thành người bạn của tuổi thơ nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Cuốn sách thấm đẫm tình yêu thương, ca ngợi lý tưởng hòa bình và tình bạn cao đẹp.
Nhà văn Tô Hoài phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm70 năm ra đời tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”
Tại buổi lễ kỷ niệm, những tham luận và phát biểu của các chuyên gia, nhà phê bình văn học đã làm nổi bật giá trị của tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”.

“Dế Mèn không già, không mỏi. Bảy mươi năm và còn dài nữa về sau, Dế Mèn vẫn luôn trẻ. Một con Dế đã từ tay nhà văn Tô Hoài thả chu du thế giới tìm những điều tốt đẹp cho loài người, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Con Dế ấy đã mang tên tuổi ông đi cùng trên những chặng đường phiêu lưu đến với cộng đồng những con vật văn học thế giới, đến với xứ sở thiên nhiên và văn hóa của các quốc gia khác”, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nhấn mạnh.
Nói về cách sử dụng ngôn từ của nhà văn trong tác phẩm này, nhà phê bình văn học Vũ Nho nhận xét: “Nhà văn Tô Hoài chẳng những quan sát tinh tế, miêu tả sinh động từng loài vật như: Bọ Ngựa, Kiến Chúa, Châu Chấu Voi... mà ngôn ngữ kể chuyện cũng rất cuốn hút. Ngoài những từ ngữ hóm hỉnh, ý nhị, nhà văn còn sáng tạo ra không ít những từ mới mang thương hiệu Tô Hoài”.
“Dế Mèn phiêu lưu ký” được nhà văn Tô Hoài bắt đầu đặt bút viết khi ông mới 18 tuổi. Ở cái tuổi còn trẻ đối với người viết văn mà ông đã tìm ra phương thức viết mới. Điều này đã làm nên thành công của tác phẩm để đến hôm nay “Dế Mèn phiêu lưu ký” vẫn tiếp tục hấp dẫn bạn đọc.
Tác phẩm này không chỉ hấp dẫn độc giả nhỏ tuổi mà người lớn, cả những nước chưa biết đến con Dế Mèn là thế nào mà nhiều người cũng thích đọc, thích trải nghiệm cùng cuộc phiêu lưu của Dế.
Độc giả tặng hoa nhà văn trong ngày kỷ niệm
Phó Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng Nguyễn Huy Hoàng tự hào khi nhắc đến tác phẩm này: “Mặc dù nhà văn Tô Hoài chưa một ngày làm việc chính thức tại Nhà xuất bản Kim Đồng nhưng tên tuổi và tác phẩm của ông đều được in tại đây. Cuốn Dế Mèn phiêu lưu ký được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành năm 1960. Đến nay, tác phẩm này đã được chuyển thành truyện tranh, truyệnminh họa. Qua hàng chục lần tái bản với hàng triệu bản in, Dế Mèn phiêu lưu ký vẫn luôn được bạn đọc yêu mến và đón nhận”.
Theo đánh giá của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội: “Cha đẻ của Dế Mèn không viết chuyện bâng quơ. Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn chính thực lànội dung xã hội như ông đã nói. Mượn hình thức đồng thoại, nhà văn muốn cổ vũ những người bạn đồng trang lứa mình bước lên con đường xây dựng một xã hội tốt đẹp, hạnh phúc, không chấp nhận lối sống ủ rũ, buồn chán. Nhưng nội dung đó phải nhờ đến Dế Mèn rất nhiều. Hay nói cách khác, thiên bẩm văn chương đã mách bảo tác giả chọn hình thức đồng thoại để chuyển tải tư tưởng của mình”. 
Tại buổi lễ kỷ niệm, Ban tổ chức còn giới thiệu với độc giả 14 bức tranh minh họa được rút ra từ các ấn phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” khác nhau do các họa sĩ: Trương Qua, Ngô Mạnh Lân, Thành Chương, Tạ Huy Long sáng tác.
Trong dịp này, Nhà xuất bản Kim Đồng cho ra mắt hai tác phẩm mới của nhà văn Tô Hoài: “Nói về cái đầu tôi” và “Chú Bồ Nông ở Sa Mác Can”.
Dù đã bước vào tuổi 92 nhưng nhà văn Tô Hoài vẫn dành phần lớn thời gian cho sáng tác.lẽ ông là một nhà văn trẻ mãi không già trong văn chương để đến tuổi đại lão, ông vẫn cho ra đời những trang viết tươi rói, tung tẩy như thuở mới tung tăng cùng Dế. Hành trình phiêu lưu của Dế Mèn qua 70 năm vẫn hiệu hữu trong lòng độc giả.
Bài, ảnh: KHÁNH HUYỀN
  • TÂY NGUYÊN XANH
    Chà chà . chín ba rồi mà vẫn phát biểu rành rọt được. mến nhà văn Tô Hoài quá. Hôm trước đi nhà sách. Thấy đại ca Tô Hoài còn ra sách mới. đọc hóm phết. Đúng là cha đẻ của chú dế mèn
    • Vu Nho Ninh Binh
      Khen phò mã mặc áo đẹp là điều...tất nhiên!
  • Vu Nho Ninh Binh
    Phó giám đốc kiêm tổng biên tập nhà xuất bản Kim Đồng là Nguyễn Huy Thắng chứ không phải Nguyễn Huy Hoàng. Tôi có góp ý sửa cho Báo nhưng không được. Xin phép sửa ở đây cho đúng!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét