Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

NHÀ LÝ LUẬN PHÊ BÌNH CƠ DUYÊN CON SỐ 7




NHÀ LÝ LUN PHÊ BÌNH CƠ DUYÊN CON S 7
(Đọc Tiểu luận – Phê bình Văn chương, nghệ thuật
& thẩm mỹ tiếp nhận-Nhà xuất bản Hội Nhà văn 2015)
TS. Lê Thị Bích Hồng ( Đại học Sân khẩu – Điện ảnh ) ,
Người sở hữu và mang cơ duyên với con số 7 (bảy) đó tôi muốn nói tới đó là PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện - Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, Ủy viên Hội đồng lý luận - phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Ủy viên thường trực Hội đồng lý luận - phê bình văn học, nghệ thuật thuật (Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam). Đã không ít lần anh “bật mí” về cái “sự lạ” cứ như “Thiên phú cho mình con số 7 và cứ theo chu kỳ 10 năm lại có một sự kiện nào đó đến với mình”: sinh năm 1947, quê ở xóm 7 (trước là Phù Ninh, Từ Sơn Bắc Ninh, nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), về đầu quân cho Viện Văn học năm 1967, gia nhập Đảng  Cộng sản Việt Nam năm 1977, tốt nghiệp Tiến sĩ (loại A) tại Cộng hòa dân chủ Đức năm 1987, 10 năm sau là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1997) và cũng 10 năm sau (2007) nhận nhiệm vụ Tổng biên tập tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam (Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam) - tiền thân là Tạp chí Văn nghệ (cơ quan ngôn luận của Hội Văn nghệ Việt Nam, thành lập năm 1948 ở Chiến khu Việt Bắc). Còn tôi, thì cũng thật ngẫu nhiên nhận cuốn sách do PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện tặng đúng ngày có con số 7 (ngày 27/8/2015).

Nhn trên tay cun sách với cái tên thật ấn tượng Văn chương, nghệ thuật & thẩm mỹ tiếp nhận vào mt ngày chm Thu Hà Ni khi gió heo may chy dài ngõ ph, vn vít bao trùm lên không gian Hà thành có hương cm mi nng nàn, thoang thong đâu đây chm hương hoa sa đu mùa, Hà Ni thêm nhng tuyến ph mang tên ngh sĩ. C Hà Ni hi h, c Th đô ngp tràn nim vui, c đt Thăng Long ngàn năm văn hiến có nim xôn xao, náo nc như đang sng trong hoài nim ca 70 năm v trước Cách mng Tháng Tám thành công. Người Hà Ni được chng kiến thi khc lch s trng đi ca đt nước khi ln đu tiên giai cp công nhân và nhân dân lao đng giành được chính quyn trong c nước, ln đu tiên chế đ dân ch nhân dân Vit Nam ra đi, c dân tc “rũ bùn, đng dy sáng lòa” (Nguyn Đình Thi)…Tôi c băn khoăn t hi không biết PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện có ý định chọn thời điểm cho “đứa con tinh thần” ra đời không mà cuốn sách chào đời vào thời điểm đẹp và nhiều ý nghĩa đến thế?
Khả năng đó cũng không loại trừ khi tôi được biết một Nguyễn Ngọc Thiện là nhà khoa học nghiêm túc, chặt chẽ, chỉn chu và cũng rất lãng mạn; một nhà văn đam mê văn chương ngay từ thuở thiếu thời; một người con sinh ra và lớn lên ở quê hương Kinh Bắc luôn tràn ngập niềm tự hào về nền móng văn hóa cội nguồn; người bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Ngữ văn tại CHDC Đức; một nhà nghiên cứu phê bình văn nghệ tâm huyết, gắn bó sâu sát với thực tiễn, luôn có ý thức làm đầy vốn sống, dày kiến văn; một nhà giáo tận tụy với nghề; một nhà văn trầm tư, sâu lắng; một nhà khoa học say sưa nghiên cứu, là tác giả của 6 cuốn  sách và chủ biên hơn 20 đầu sách về lý luận phê bình văn học, có tác phẩm in chung trong gần 40 cuốn sách; một người say mê sưu tầm sách báo, tạp chí văn chương, nghệ thuật, cổ vật bằng đồng, đá, sành sứ, gốm, thạch anh... qua các niên đại; một nhà lý luận phê bình trầm tĩnh đã nhận Giải thưởng của Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ Trung ương (cuốn Lý lun phê bình và Đi sng văn chương).
          Dày 424 trang, ngoài Lời đầu sách, cuốn Tiểu luận – Phê bình Văn chương, nghệ thuật & thẩm mỹ tiếp nhận có ba phần chính:
Phần 1: Tiểu luận, phê bình văn chương nghệ thuật Việt Nam hiện đại;
Phần 2: Ma Văn Kháng – đời văn và tác phẩm;
Phần 3: Về Báo chí văn nghệ.
Như lời mở đầu, tác giả cho biết tập sách này là kết quả tuyển chọn từ các bài tiểu luận, phê bình, chân dung văn học được viết trong 5 năm (2010-2015) phần lớn đã được công bố trong các Hội thảo khoa học quốc gia, đã đăng tải trên báo chí Trung ương. Ở mỗi phần cuốn sách, tác giả khu biệt vào từng cụm vấn đề trong cái nhìn toàn diện chỉnh thể các mối quan hệ linh hoạt, uyển chuyển của bộ ba đời sống – tác phẩm - bạn đọc; đối thoại văn chương dân chủ; tranh luận trên cơ sở khoa học và văn hóa.  
Ở phần 1, tác giả chọn 17 bài tiểu luận, phê bình về một số vấn đề lý luận, phê bình văn học nghệ thuật, văn hóa; về các tác gia, tác phẩm văn chương Việt Nam hiện đại dưới góc độ của sự đọc chuyên nghiệp và thẩm mỹ tiếp nhận.
Ở phần này, tác giả có những bài viết hệ thống hóa thành tựu lý luận phê bình văn học Việt Nam của tác giả trong chặng đường 5 năm, như: “Vấn đề người đọc – tiếp nhận trong lý luận tiểu thuyết ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX”; “Nghiên cứu, nâng cao chất lượng hiệu quả của lý luận văn học Việt Nam qua tiếp thu Lý luận văn học từ nước ngoài”; “Phê bình văn học – bạn đồng hành cùng người đọc và nhà văn”, “Thực trạng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật hiện nay”. Là một nhà báo, tác giả cập nhật vấn đề khá “nóng”, đó là việc hướng dẫn luận văn, luận án “Xung quanh việc hướng dẫn người học Văn chọn đề tài Khóa luận, Luận văn, Luận án”. Nhà phê bình đã chỉ ra thực trạng đào tạo đại học, sau đại học ngành văn những năm gần đây “đáng báo động về chất lượng đào tạo ở các khâu, như: tuyển sinh; Chọn đề tài nghiên cứu tùy tiện, không theo quy hoạch chặt chẽ([1]). Cùng chung vấn đề này, thể hiện quan điểm của mình, Nguyễn Ngọc Thiện có bài “Từ một công trình ngụy khoa học, lệch lạc về tư tưởng học thuật”. Từ đó, tác giả đã thẳng thắn đề xuất, kiến nghị những giải pháp đổi mới trong việc chọn đề tài và hướng dẫn thực hiện đề tài. Ngoài những bài viết liên quan đến lĩnh vực văn nghệ, cá biệt có bài viết đánh giá Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 tại Hội thảo khoa học “70 năm Đề cương văn hóa Việt Nam” do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tại Hà Nội (9/2013) có tiêu đề “Đề cương về văn hóa Việt Nam và vấn đề dân tộc hóa tiếng nói chữ viết”. Từ Đề cương văn hóa 1943, tác giả làm rõ thêm sức sống của nó sau 70 năm. Văn nghệ phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân được tôn vinh, những phương châm xây dựng nền văn nghệ có tính dân tộc - khoa học - đại chúng được đông đảo văn nghệ sĩ, học giả đón nhận với động cơ trong sáng vì một nền văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Ngoài lý luận chung, phần I còn gồm 8 bài viết về các tác gia, tác phẩm văn chương Việt Nam hiện đại dưới góc độ của sự đọc chuyên nghiệp và thẩm mỹ tiếp nhận. Đó là nhà lý luận Mác xít Hải Triều “Qua mấy ý kiến đương thời về tác phẩm buổi đầu của nhà mác xít trẻ tuổi”; là Nguyên Hồng nhìn từ tác phẩm Những ngày thơ ấu; là nhà thơ Mai Văn Phấn với bài viết “Xóa nhòa ranh giới giữa thơ ca và văn xuôi trong thơ văn xuôi của Mai Văn Phấn”; là thầy Đinh Gia Khánh từ “Bài học về tư duy thực chứng và đối thoại trong nghiên cứu văn học từ một người thầy”. Trong bài viết “Về các tiểu luận cho là của Lê Tràng Kiều trong Văn chương và hành động”, tác giả đã thẳng thắn trao đổi với Anh Chi về tác giả chính của Văn chương và hành động bằng sự luận giải khoa học. Đặc biệt ở phần này tác giả có phần ưu ái với “phái Đẹp” khi trân trọng những “Tác phẩm đầu tay của bốn cây bút nữ nghiên cứu, phê bình văn học đồng thời là bốn nhà giáo, “tứ nữ” văn sĩ” Việt Nam. “Bốn nàng công chúa nổi tiếng” (tôi mạn phép mượn tên một bộ phim Hàn Quốc trên màn ảnh nhỏ gần đây) gia nhập “ngôi nhà” lý luận phê bình văn học và “trình làng” 4 chuyên luận khoa học hấp dẫn có nguồn gốc từ luận án Tiến sỹ: chuyên luận Lịch sử phê bình văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945 của PGS.TS Trần Thị Việt Trung; chuyên luận Một chặng đường đổi mới lý luận văn học Việt Nam (1986-2011) của TS Cao Hồng; chuyên luận Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng của TS Đỗ Phương Thảo và tiểu luận phê bình Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình của TS Lê Thị Bích Hồng về thơ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Qua “4 trong 1”, tác giả đã cho người đọc thấy đặc trưng giới được thể hiện rất đậm qua từng trang viết của “tứ nữ văn sĩ”. Văn là người. Sức lôi cuốn và hấp dẫn từ tác phẩm ấy là bởi sự đan cài khéo léo giữa độ chính xác trong khoa học xã hội nhân văn được thể hiện qua tiếng nói độc lập, học thuật rõ ràng, chính kiến, quan điểm thẳng thắn, rõ ràng…với chất giọng uyển chuyển, linh hoạt, đằm sâu, cá tính, duyên dáng, nữ tính… để từ đó nêu lên một thông điệp “Văn học có mang gương mặt nữ”.
Có người đã từng nhận xét Nguyễn Ngọc Thiện là “Chuyên gia về Ma Văn Kháng”, hay là “Nhà Ma Văn Kháng học”. Cứ nhìn công trình nghiên cứu và sự chuyên tâm của ông dành cho nhà văn, nhà giáo Đinh Trọng Đoàn (tên thật của Ma Văn Kháng) – người đã ẵm trọn cả hai giải thưởng cao quý của Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật (Giải thưởng Nhà nước  năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh  năm 2012) sẽ thấy điều đó là có lý. Thế nên phần 2 cuốn sách này “Ma Văn Kháng – đời văn và tác phẩm”, Nguyễn Ngọc Thiện dành toàn bộ các bài phỏng vấn, nghiên cứu, phê bình trước nay về tác giả văn xuôi Ma văn Kháng với một số danh tác thuộc truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi ký, bút ký tiểu luận. Nhà phê bình đã bộc lộ sự vững vàng trong xử lý tư liệu, thực chứng, khoa học, cách tư duy mềm mại, uyển chuyển… về lý luận phê bình văn học nghệ thuật,
Ở phần III, Nguyễn Ngọc Thiện bộc lộ tư chất của một nhà báo văn nghệ khi kết hợp hài hòa kiến thức văn nghệ và kinh nghiệm làm báo. Ở vị trí Tổng biên tập Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, tác giả có điều kiện dành “đất” tung tẩy ngòi bút văn chương kết hợp với ngôn ngữ, phong cách báo chí để mang đến bạn đọc những trang viết thẫm đẫm hiện thực đương đại của báo chí văn nghệ. Các bài viết kết cấu theo hai phần lớn: Về Tạp chí Diễn dàn văn nghệ Việt NamThực trạng và mấy vấn đề về báo chí văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới.
Về Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, hơn ai hết là người trong cuộc đau đáu với việc đổi mới, nâng cao chất lượng ấn phẩm ngôn luận của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Tổng Biên tập đã đánh giá nghiêm túc Tạp chí qua 3 bài viết ở những góc nhìn về nó, như: “Tuổi 20 - Diễn đàn văn nghệ Việt Nam – cầu nối và bạn đồng hành trên mặt trận văn nghệ”; “20 năm với 200 số Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam”; “Tăng cường dung lượng và chất lượng bài viết lý luận, phê bình văn nghệ trên Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam”. Tác giả đã chỉ ra những bất cập của báo chí văn nghệ và mong muốn khắc phục tình trạng “hoạt động lý luận phê bình VHNT chưa theo kịp thực tiễn sáng tác, phấn đấu từng bước xây dựng hệ thống lý luận VHNT Việt Nam”([2]). Tác giả đã thẳng thắn chỉ ra những bất cập của báo chí văn nghệ, hoặc báo có chuyện mục văn nghệ qua bài báo nêu lên Thực trạng và mấy vấn đề về báo chí văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới. Cũng từ đó, tác giả thể hiện sự chuyên chú cho sự nghiệp báo chí văn nghệ, trăn trở bởi làm sao báo chí văn nghệ đạt “thương hiệu” thẩm mỹ, có chất lương cao, chuyển tải được những giá trị nhân văn để đáp ứng nhu cầu đọc ngày càng cao của độc giả và cũng là góp phần giáo dục con người tới chân thiện mỹ nhất là trong thời kỳ  công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đây là tư liệu dày dặn thực tiễn được khảo sát, nghiên cứu khá kỹ lưỡng sẽ là nguồn tại liệu tham khảo hữu ích cho lãnh đạo cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí; cho cho phóng viên, biên tập viên hoạt động báo chí trên lĩnh vực văn nghệ; cho các giáo viên và sinh viên các đơn vị đào tạo báo chí và văn nghệ.
Từ những trang đầu cho đến khi 424 trang sách khép lại, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện đã liên tục thể hiện một tinh thần lao động khoa học, một phong thái làm việc nghiêm túc, chỉn chu; một bản lĩnh vững vàng trước học thuật lý luận phê bình văn học; một thái độ thực sự cầu thị, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp; luôn cập nhật những trào lưu, trường phái lý luận thế giới vận dụng cho lý luận, phê bình trong nước; bày tỏ nhất quán quan điểm cá nhân trong học thuật; thái độ trân trọng, đồng cảm với người lao động sáng tạo; đề cao cái đẹp, hoàn thiện cái đẹp trong tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật như chính tiêu đề cuốn sách mang tới... Qua sáu cuốn sách, phong cách cá nhân tác giả đã thể hiện ở phương pháp luận khảo cứu biện chứng nguồn tư liệu, ở vai trò chủ kiến trong tư duy biện chứng trên cơ sở khoa học có lý, có tình; ở công phu trong thao tác khoa học, vận dụng kỹ lưỡng tư liệu, sử liệu trung thực (kể cả những vấn đề phức tạp trong văn chương); ở phong thái điềm tĩnh, chín chắn; ở thái độ trân trọng, ân tình với người lao động sáng tạo…
Sau thành công ở 5 tập tiểu luận phê bình, chuyên luận: Văn chương và tác giả (1995); Tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ (2000); Phong cách và đời văn (2005); Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh (2004); Lý luận phê bình và Đời sống văn chương (2010); cuốn Văn chương, nghệ thuật & thẩm mỹ tiếp nhận là sự tiếp tục con đường, làm đầy thêm công trình nghiên cứu lý luận – phê bình văn học và thể hiện sự trung thành với lĩnh vực mà từ khi lập nghiệp đến nay PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện dày công đeo đuổi.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét