Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

BIÊN NIÊN SỬ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA MATSUO BASHO




BIÊN NIÊN SỬ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA MATSUO BASHO

        (Tư liệu: Bảo tàng Basho-Tokyo tặng tháng 4 năm 2017)

                                    Đinh Nhật Hạnh    dịch


Năm1644: Matsuo Basho sinh năm 1644 tại Thị trấn Ueno,tỉnh Iga nay là một phần của Quận Mie.Bố là MatsuoYozaemon.


Năm1653: 10 tuổi làm hầu cận cho tiểu chủ TodoYoshitada ( trẻ hơn mình 2 tuổi),con trai lãnh chúa Todo Shinshichiro Yoshikiyo cai trị Tỉnh Iga, đang học làm thơ Haiku với Kitamura Kigin,bút danh là Sengin.Chịu ảnh hưởng chủ,ông cũng học làm thơ.


 18-2-1656: 12t Bố mất.


25-4-1666: 23t-Cậu chủ đột ngột qua đời ở tuổi25,ông thôi làm việc ở đó. Thường lên Kyoto,tiếp tục học làm thơ với Kigin.


1672/29t:Tháng giêng đề tựa tập “Trò chơi của lũ sò” của Chùa Tenmangu ở Ueno - 30 tác giả.Về sau tập này đã xuất bản ở Edo sau khi ông chuyển đến đó.Thời gian này,văn phong có phần thay đổi,dí dỏm và khôi hài hơn theo phái Denrin.


1675/32t: Phái Denrin do Nishiyama Soin phụ trách.Đến Edo,Basho đổi bút danh là Tosei thay vì Sobo.


1676/33t Mùa xuân đó cùng Yamaguchi Sodo xuất bản tập Edo Ryoginshu.Tháng 6 về thăm quê mang cháu nội là Toin 16tuổi lên theo.Từ đó định cư ở Edo.

 


1677/34t :  Mùa xuân trở thành nhà thơ Haiku.Từ 1677-1681,đôi lúc làm việc cho Nhà máy nước địa phương Koishikawa.


1677/34t  :“Những vần thơ hay” của 12 môn đệ của TOSEI in tháng 4.Lãnh đạo một hội thơ ở Edo.


1680/37t : Mùa thu ông viết bài:Trên cành trụi lá / quạ đậu / hoàng hôn thu (On a withered branch/a crow was settled / autumn night fall) Nói chung được xem là Cột mốc  trên bước đường thơ của ông.Mùa đông, dọn về ở Basho-an<am đầu tiên>do các môn đệ dựng lên, nhà buôn cá Sanpu ở Fukagawa chủ trì.Viết bài”Against the brushwood gate / Dead tea leaves swirl/in the stormy wind”Đối diện với lối đi cây xơ xác / lá chè khôtrong cơn bão/quay cuồng Ông tham thiền với nhà sư Butcho trụ trì ở Fukagawa.


1681/38t :  Mùa xuân một môn đệ trồng biếu Thầy một cây chuối cạnh thảo am.Cây tươi tốt đến nỗi người ta gọi nơi đây là Am-cây-chuối”Basho-an”.Thời kỳ này lấy bút danh “Basho”Mùa thu ông viết” A banana plant exposed to the autumn gale-I listen to the dripping of rain-into a basin at night” Khóm chuối oằn mình trong cơn bão / lắng nghe mưa gõ nhịp /trong chậu buồn đêm nay.


1682/39t:  “Musashiburi” do Ohara Chibaru biên tập, in tháng 3.Bút danh “Basho” bắt đầu có từ đây.Sự cố cháy Basho-an đầu tiên ngày 28/12/1682do ngọn lửa đám cháy lan từ ngôichùa ở Komagome,khu Bunkyo thiêu rụi cả vùng lân cận.Ông về ở Tỉnh Kai ,quận Yamanashi.


1683/40t : Trở lại Edo tháng 5.Ông và môn đệ ra tập “Hạt dẻ khô” (Shriveled Chesnuts),tuyển tập HK do Kiraku chủ biên.20-6,Mẹ ông mất.Dựng lại Basho-an.Mùa đông năm ấy,ông lại dọn về Basho-an lần thứ II và viết “ The sound of hail / I’m the same as before /like that aging oak”Ào ào tiếng mưa đá/ ta vẫn như xưa / giống gốc sồi già


1684/41t:Tháng 10 viết nhật ký đầu tiên “The records of a weather,Exposed skeleton “ Những kỷ lục của thời tiết.một bộ xương người”A weather / exposed skeleton / haunts my mind”Thời tiết khắc nghiệt sao /một bộ xương người / ám ảnh hồn ta”


1686/43t : Mùa xuân viết “Ao xưa/ con ếch nhảy vào/tiếng nước


1687/44t:Viết “The winter sun / frozen on the horse / my shadow”Mặt trời mùa đông / đóng băng trên lưng ngựa / chiếc bóng tôi


1688/45t: Cùng bạn Etsujin đi một chuyến lấy tư liệu viết” Chuyến thăm làng Sarashina” tháng 10.Viết “Blowing the gravel  Off the rooks of Mount Asama  an autumn gale”Gió bão mùa thu /thổi tung sỏi đá / từ ngọn núi Asama.”


1689/46t: Rời Basho –an II về ở chung ngôi nhà tranh của Sanpu “Saito-an”.Viết ”Ngay cả cỏ dại / cũng chịu  bó tay / trước những chủ mới dựng nhà cho búp bê “ Ngày 27/3 cùng môn đệ Sora bắt đầu cuộc viễndu tận 2 quận Ou và Hokuriku miền Bắc NB lấy tư liệu viết” The narrow Road to the Deep North - Con đường hẹp lên miền Bắc sâu thẳm”.Đây là cuốn Hành trình ký sự (Travel diary) có điểm một số haiku nổi tiếng của ông và là cuốn đạt chất lượng văn học cao nhất.Trong hành trình dài 5 tháng,  ông suy nghĩ về tính triết học trong tác phẩm cần cao hơn.Ông nhấn mạnh về SABI- nơi con người đạt được an nhiên trí tuệ bằng cách nhập cuộc cá nhân mình vào đời sống vô-vi-bản-thể của thiên nhiên.


1690/47t Tháng 4 chuyển về ở Genjiu-an gần hồ Biwa.Viết “An essay on the unreal Dwelling”.Xuất bản “Hisago” do Senseki biên tập.


1691/48t  Ở Rakushisha-Ngôi nhà “của những quả hồng rụng ngoại ô Kyoto”.Viết Nhật ký Saga.2 đệ tủ Boncho và Kyorai biên tập  “Chiếc áo tơi của khỉ”,tuyển tập đượm vị SABI thời kỳ này của ông.


1692/49tTháng 5-Lại chuyển về Basho-an thứ III .Viết “Cho tôi treo một tàu chuối trên cột /để ngắm trăng /ngay tại lều mình” .Hoàn thành“Basho o usitsu kotoba” và “Basho-an mikazuki nikki” bằng văn xuôi.


1693/50t : Xuất bản tập Fukugawa (haiku)Thời kỳ này ông phát triển quan điểm Khinh thanh“Lightness”Ông rất thương tiếc cháu Toin mà ông xem như con,mất tại Basho-an III tháng 9-1693.Tháng 6,ông thông báo sẽ không tiếp ai nữa.Ông mở cửa thêm một tháng nữa,vẫn suy tưởng về tính khinh thanh (lightness)trong thơ.




1694/51t : Tháng 4, Soryu hoàn thành in ấn kèm thư pháp cuốn “Con đường hẹp lên miền Bắc thăm thẳm”Chuyển về Kansai tháng 5.In “Bị than củi”một tuyển tập HK.




                        Sau khi đi Kyoto và về thăm quê Ueno,tháng 9 năm1694 ông lại đi Osaka rồi bị ốm nặng trên đường.Ngày 8 tháng 10-1694 ông viết khúc từ thế “ON A JOURNEY,AILING-MY DREAMS ROAM ABOUT OVER A WITHERED MOOR.Trên đường viễn du /những giấc mơ ta lang thang / trên cánh đồng hoang.


                        Ông mất ngày 12 tháng 10 năm 1694 trên đường về.Thể theo sinh nguyện, ông yên nghỉ tại Chùa Gichuji,Tỉnh Omi.


                                                                        .***********


                       Ngay năm sau,2 tập”Oi Nikki’” và”Basho gyojoki” đã xuất bản.Năm 1698,lại một tập nữa tiếp theo cuốn “Áo tơi của khỉ” do môn đệ SENPO biên tập./.


                                                                               *******


Ngõ Bằng lăng20 tháng 10 năm 2017


  Đinh Nhật Hạnh dịch



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét