Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Hội thảo kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Trần Huyền Trân


HỘI THẢO KỈ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH NHÀ THƠ 
TRẦN HUYỀN TRÂN

          Sáng thứ Bảy, 14 tháng 9, tại Trụ sở Hội liên hiệp VHNT Hà Nội, số 19, Hàng Buồm đã diễn ra buổi Hội thảo.
          Tham dự có nghệ sĩ Hạc Đính, vợ của nhà thơ và các con cháu. Giám đốc nhà hát chèo Hà Nội, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội, các văn nghệ sỹ, phóng viên báo chí và bạn đọc ngưỡng mộ nhà thơ.
Sau tiết mục chào mừng của Nhà hát chèo Hà Nội, trình bày một số làn điệu trong các vở chèo mà nhà thơ Trần Huyền Trân  sưu tầm, chỉnh lí; Giám đốc nhà hát, nghệ sỹ Thúy Mùi phát biểu ghi nhận công lao của nhà thơ với nhà hát và ngâm bài thơ “ Những cánh thơ vàng” của Trần Huyền Trân.
Mười bản tham luận và ý kiến trình bày tại Hội thảo:
1.     Phạm Xuân Nguyên
2.     Vân Long
3.     Lại Nguyên Ân
4.     Nguyễn Hữu Sơn
5.     Lê Thị Bích Hồng
6.     Phạm Hồng Thắm
7.     Nguyễn Sỹ Đại
8.     Vũ Nho
9.     Lê Lâm
10.  Bằng Việt
Ba tham luận của Lưu Khánh Thơ, Bùi Văn Kha, Vũ Bình Lục vì lí do người gửi vắng mặt và không còn thời gian nên không được trình bày.
Nhà thơ Bằng Việt trong phát biểu có nhấn mạnh ý : Hội liên hiệp VHNT Hà Nội sẽ cùng với Hội Nhà văn Hà Nội và gia đình xuất bản Toàn tập cho nhà thơ Trần Huyền Trân.
          Đạo diễn Trần Kim Bằng thay mặt gia đình cám ơn các cơ quan và các nhà văn cùng mọi người tham gia Hội thảo.
          Kết thúc hội thảo, mọi người tham gia tiệc nhẹ với rượu vang và rượu quê, cùng bánh trái, hoa quả.
Vũ Nho lược thuật




Một số hình ảnh của buổi Hội thảo


Tiết mục của Nhà hát chèo Hà Nội chào mừng Hội thảo

Giám đốc Nhà hát chèo HN, nghệ sỹ Thúy Mùi ngâm bài thơ của nhà thơ Trần Huyền Trân


Phó Chủ tịch Hội nhà văn HN, TS Nguyễn Sĩ Đại giới thiệu khách Hội thảo

Hàng đầu từ phải qua : Đạo diễn Trần Kim Bằng, con trai nhà thơ; Nghệ sĩ Hạc Đính, vợ nhà thơ

Chủ tịch Hội nhà văn hà Nội Phạm Xuân Nguyên tặng hoa bà Hạc Đính

Những người tham dự

Nhà thơ Bằng Việt phát biểu

Đạo diễn Trần Kim Bằng, thay mặt gia đình cám ơn





7 nhận xét:

  1. 1- Bác Vũ Nho phát biểu chay hay đọc bài ẤN TƯỢNG TỬU SẮC TRONG THƠ TRẦN HUYỀN TRÂN bác ơi
    2- Sang nhà bác đọc mấy bài này mới thấy hồi tuổi học trò bu tui thần tượng hai bác Hoài Thanh Hoài Chân hơi thái quá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bác Bu, những lần tham gia Hội thảo tôi hay nói những điều đã viết. Nhưng lần này, bài viết ngắn, nên tôi "đọc" bài viết của mình.
      Tôi cũng rất quý tài và ngưỡng mộ bác Hoài Thanh, nhưng tôi không sùng bái hai ông thái quá. Khi trẻ, tôi đã viết một bài "cãi" bác Hoài Thanh, khi bác ấy chê cô Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu tự vẫn như nhảy ở sân vận động. Tôi chứng minh rằng bác Hoài Thanh đã không công bằng và thiếu chính xác khi so sánh mối tình Kim - Kiều với mối tình Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. Kim- Kiều đều là người tự do nên quyến luyến. Còn Vân Tiên khi gặp Nguyệt Nga, chàng đã đính ước. Không có tình ý gì, nên cuộc gặp ấy không hề làm chàng họ Lục vấn vương. " Vân Tiên ngoảnh lại rằng ừ/ Làm thơ cho kịp, chừ chừ chớ lâu". Nếu Vân Tiên lại cũng say mê Nguyệt Nga, thì khi chàng bị họ Võ phụ tình, người ta thấy không có gì đáng trách nhiều. Nhưng Vân Tiên tuyệt đối không màng ai khác khi đã có chốn, có nơi, chứng tỏ chàng rất cao thượng và chung thủy. Tiếc là khi ấy, tôi là một anh chàng vô danh nên Tạp chí Văn học không đăng bài. Nhưng không sao. Tôi vẫn "bảo lưu" ý kiến của mình. Nói thêm thế để bác Bu rõ vì sao tôi không quá đề cao bác Hoài Thanh.

      Xóa
  2. Nói thêm một chút nữa để bác Bu rõ. Cô Kiều trước khi gieo mình xuống sông Tiền Đường còn đang cay đắng về thân phận mình, biết là sông Tiền Đường, nhớ lại khi mộng gặp Đạm Tiên, nàng viết tuyệt mệnh rồi nhảy xuống sông. Còn Nguyệt Nga " Vai ôm bức tượng vội vàng nhảy ngay" thì khác. Nguyệt Nga quyết chết để chung thủy với Vân Tiên. Nàng không có gì còn phân vân hay đắn đo cả. Vả lại nếu không nhảy ngay, bọn người trên thuyền sẽ ngăn lại. Một người quyết chết với tấm lòng trong trắng như thế, mà chế nhạo " như nhảy ở sân vận động" là không thỏa đáng, rất bất công và đáng trách.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bu tui làm nghề lục lộ, ham đọc sách, có đọc Kiều và Lục Vân Tiên tuy nhiên không "ngâm cứu" kỹ về cuộc nhảy của Nguyệt Nga, lại chưa đọc ông Hoài Thanh về vụ này. Hồi nhỏ thấy số lần tái bản của Thi nhân Việt Nam thì phục lắm. Sau này chơi thân với anh bạn làm phó tổng biên tập báo Văn nghệ (Phạm hữu Nhuận) và nhà văn Hoàng Lại Giang - người chủ trương in Chân dung nhà văn của Xuân Sách, mới hiểu thêm bác Hoài Thanh.
      Bác Vũ Nho phân tích tâm trạng Kiều và Nguyệt Nga thật chí lý, bac HT chê trách Nguyệt Nga thì quả là bất công và tàn nhẫn nữa. Cảm ơn bác đã trả lời thấu đáo

      Xóa
    2. Cám ơn bác Bu đã đọc và chia sẻ!

      Xóa
  3. Nhà thơ Bằng Việt khẳng định : " Thơ Trần Huyền Trân hay ở mọi thời đại ,mới ở mọi thời đại - khi đọc : Tôi nghe xa lắm làn mây trắng / Rời bóng kinh thành lững thững đi " Tôi thích thơ Trần Huyền Trân từ hồi còn là học sinh phổ thông , khi đã là một Kĩ sư tôi vẫn thích thơ ông Hôm nay ngòi dự hội thảo từ đầu đén cuối nghe những tham luận của các quý vị và lời khẳng định của Nhà thơ Bằng Viết tôi càng thích thơ Trần Huyền Trân tôi từng thuộc lòng nhiều câu thơ của ông và hôm nay nữa, tôi thấy thật hạnh phúc vì Bầu trời thi ca Việt Nam có một ngôi sao lấp lánh Trần Huyền Trân - Nguyễn Đăng Luận

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn nhà thơ Nguyễn Đăng Luận đã đọc và chia sẻ!

      Xóa