Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2021

TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT


 

TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VĂN HỌC VÀ 

NGHỆ THUẬT
(Bùi Minh Trí  sưu tầm  và giới thiệu)


 

          Văn hóa, văn học và nghệ thuật là các phạm trù có liên quan mật thiết với nhau trong hoạt động của xã hội và con người. Nếu coi văn hóa là sự tổng hợp những tư tưởng và giá trị vật chất và tinh thần,  thì văn học và nghệ thuật biểu hiện văn hoá, là tấm gương của văn hoá, là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người.

    *Văn hoá , theo Bách khoa toàn thư, là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.

 Khi nghiên cứu quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khái quát các hoạt động của xã hội thành hai loại hình hoạt động cơ bản là "sản xuất vật chất" và "sản xuất tinh thần". Do đó, văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.

Văn hóa vật chất là năng lực sáng tạo của con người được thể hiện và kết tinh trong sản phẩm vật chất. Văn hóa tinh thần là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá trị được sáng tạo ra trong đời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người.

Như vậy, nói văn hóa là nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực thuộc bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người. Do đó, văn hóa có mặt trong mọi hoạt động của con người, trên mọi lĩnh vực hoạt động thực tiễn và sinh hoạt tinh thần của xã hội.

*Văn học, cũng theo Bách khoa toàn thư, là khoa học nghiên cứu văn chương.

Hiểu một cách hạn chế hơn, văn học là dạng văn bản được coi là một hình thức nghệ thuật, Trong các định nghĩa hiện đại hơn, văn học bao hàm cả các văn bản được nói ra hoặc được hát lên (văn học truyền miệng). Sự phát triển trong công nghệ in ấn đã cho phép phân phối và phát triển các tác phẩm chữ viết, và tạo ra loại văn học điện tử.

Văn học có thể phân loại thành: hư cấu hoặc phi hư cấu (theo nội dung), và thơ hoặc văn xuôi (theo hình thức). Thể loại văn xuôi có thể phân loại tiếp thành tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch bản. Các tác phẩm văn học có thể được phân loại theo từng giai đoạn lịch sử được nhắc đến, hoặc một số thể loại nội dung hoặc hành văn đặc thù (bi kịch, hài kịch, lãng mạn, gợi tình v,v…)

 *Nghệ thuật (tiếng Anh: art) là một loạt những hoạt động khác nhau của con người và những sản phẩm do những hoạt động đó tạo ra. Nghệ thuật thị giác bao gồm việc tạo ra những hình ảnh hay vật thể trong những lĩnh vực như hội họa, điêu khắc, đồ họa in ấn, nhiếp ảnh, và những phương tiện truyền thông hình ảnh khác.

Kiến trúc thường được xem là một trong các nghệ thuật thị giác; tuy nhiên, giống như các loại hình nghệ thuật trang trí, nó liên quan đến sự sáng tạo ra các vật thể cho những công dụng cụ thể, một điều hoàn toàn khác với, chẳng hạn, hội họa. âm nhạc, kịch, điện ảnh, múa, và những môn nghệ thuật trình diễn khác, cũng như văn chương, và những phương tiện truyền thông tương tác, được bao gồm trong một định nghĩa rộng hơn về nghệ thuật, gọi chung là các môn nghệ thuật. 

    *Văn hóa Việt Nam. Văn hóa Việt Nam dưới quan niệm là văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa sắc thái văn hóa tộc người được thể hiện ở ba đặc trưng chính:

-Đặc trưng thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn họcnghệ thuật.

-Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa Kinh Kỳ, văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc. Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoangười Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên.

-Đặc trưng thứ ba: Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong hàng nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21,Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại. Một số yếu tố thường được coi là đặc trưng của văn hóa Việt Nam khi nhìn nhận từ bên ngoài bao gồm tôn kính tổ tiên, tôn trọng các giá trị cộng đồng và gia đình, thủ công mỹ nghệ, lao động cần cù và hiếu học. Phương Tây cũng cho rằng những biểu tượng quan trọng trong văn hóa Việt Nam bao gồm rồngrùahoa sen và tre.

    *Văn học Việt Nam. Cũng như nền văn học của các nước khác trên thế giới, văn học Việt Nam bao gồm hai bộ phận đó là văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian là văn học truyền miệng của người dân và văn học viết gồm có văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ.

Kho tàng văn học dân gian của Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Để giữ gìn những truyền thống quý báu của dân tộc, để bảo tồn những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất của các thế hệ người Việt Nam khi đại đa số người dân trong thời phong kiến không có điều kiện biết chữ Hán, một hình thức văn học dân gian truyền miệng đã ra đời và được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác tại Việt Nam. Đó là những câu chuyện thần thoại như Thần Trụ Trời của người Việt, Đi săn mặt Đất của người Lô Lô,...những sử thi như Đam San của người E Đê, Đẻ đất đẻ nước của người Mường…những truyền thuyết như Sơn Tinh Thuỷ TinhThánh Gióng của người Việt, những cổ tích như Thạch Sanh....và các truyện ngụ ngôntruyện cườitục ngữca dao,.... Văn học dân gian thường ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, trước kẻ thù độc ác, ca ngợi lòng nhân hậu, độ lượng giúp đỡ nhau, ca ngợi tình yêu trai gái, tình chung thuỷ vợ chồng, yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu làng xóm, quê hương. Không những thế, văn học dân gian Việt Nam còn là vũ khí đấu tranh chống lại những thói hư tật xấu của con người, chống lại những bất công thối nát trong xã hội. Bằng ngôn ngữ dân gian giàu hình ảnh, bằng nghệ thuật nhạc điệu sinh động, văn học dân gian Việt Nam đã thấm sâu vào lòng người một cách tự nhiên và rất dễ dàng truyền lại cho đời sau.

Văn học viết, bắt đầu với chữ Hán và chữ Nôm được diễn ra trong một thời gian dài. Các tác phẩm văn học cổ nhất còn lưu lại được sáng tác vào thế kỷ 11 và chủ yếu liên quan đến đạo Phật khi đó đang thịnh hành tại Việt Nam. Đó là những bài thơ của các vị sư giải thích về cơ sở căn bản của đạo Phật cũng như bình luận về các biến cố lịch sử hay các đề tài về ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên. Từ thế kỷ 13 nhiều công trình về lịch sử, địa lý và địa chí bằng chữ Hán đã xuất hiện. Khi hệ thống chữ Nôm được hoàn chỉnh vào thế kỷ 13, nhiều tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm lần lượt xuất hiện, một trong những tác phẩm sớm nhất bằng chữ Nôm còn để lại đến hôm nay là các bài thơ của Nguyễn Trãi, các tác phẩm đồ sộ của ông bao gồm một tuyển tập hàng trăm bài thơ Nôm có tên Quốc âm thi tập ở thế kỷ 15, và kế tiếp là Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, các bài thơ của Hồ Xuân Hương và đặc biệt là tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Từ đầu thế kỷ 20, chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi, với sự phát triển của công nghệ in ấn cùng với những tiếp xúc với văn học phương Tây, văn học Việt Nam xuất hiện các thể loại văn học mới, văn xuôi chiếm vị trí quan trọng trên văn đàn cùng với thơ ngự trị trước đó. Các thay đổi trong đời sống văn học đã xuất hiện với sự ra đời của phong trào Thơ Mới vào những năm 1930, đây là một phong trào hiện đại nhằm giải phóng thơ Việt Nam ra khỏi những luật lệ gò bó của thơ Trung Quốc cổ. Văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá. Trong tác phẩm văn học, ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn. Đó là bức tranh văn hoá dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương (tục ngữ, câu đố tục giảng thanh, trò chơi…), là những vẻ đẹp của văn hoá truyền thống trong truyện ngắn và tuỳ bút Nguyễn Tuân (hoa thuỷ tiên, nghệ thuật pha trà, thư pháp…), là những tín ngưỡng, phong tục trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (đạo Mẫu và tín ngưỡng phồn thực, tục thờ Thần Chó đá, Thần Cây đa, Thần Thành hoàng, cách lên đồng, hát chầu văn, tục kết chạ, ma chay, cưới hỏi…).Trong lĩnh vực văn xuôi, các hoạt động của nhóm Tự Lực Văn Đoàn chịu ảnh hưởng từ phương Tây đã tạo ra thể loại tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Sách Ngữ văn lớp 11 (tập 1) viết:”Nhóm Tự lực văn đoàn với những tác phẩm xuất sắc của Nhất Linh, Khái Hưng, Thế Lữ, Hoàng Đạo Thạch Lam, Tú Mỡ, Xuân Diệu… đã đẩy cuộc cách tân tiểu thuyết lên một bước mới: cách dựng truyện tự nhiên, tổ chức kết cấu linh hoạt, tính cách nhân vật được xem là trung tâm của tác phẩm, đời sống của nhân vật được chú trọng và được phân tích, diễn tả tinh vi. Ngôn ngữ tiểu thuyết Tự lực văn đoàn giản dị, trong sáng, có khả năng diễn tả chính xác, tinh tế từ ý nghĩ, tình cảm, cảm xúc đến cảm giác mong manh, mơ hồ nhất”.

Nền văn học Việt Nam từ thời kỳ này xuất hiện nhiều trào lưu, có những tác phẩm chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn, có những tác phẩm theo chủ nghĩa hiện thực và cũng có những tác phẩm gắn liền với chính trị đó là dòng tác phẩm cách mạng phát triển sau Cách mạng Tháng Tám.

     Những tác phẩm văn học hay nhất của Việt Nam qua các thời kỳ có thể kể ra là: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Hoàng Lê Nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái, Dế Mèn Phiêu lưu ký của Tô Hoài, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, Hà Nội 36 phố phường của Thạch Lam, Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Sống mòn của Nam Cao, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng,  Đất rừng Phương Nam của Đoàn Giỏi, Vượt Côn Đảo của Phùng Quán, Thời xa vắng của Lê Lựu,Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng...      

       Những Nhà thơ Việt Nam tiêu biểu và nổi tiếng nhất sắp xếp theo lượt yêu thích và số lượt xem của độc giả có thể kể ra là: Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu 1916-1985) - 336 bài thơ, Xuân Quỳnh (Nguyễn Thị Xuân Quỳnh 1942-1988) - 162 bài thơ, Hàn Mặc Tử (Nguyễn Trọng Trí 1912-1940) - 213 bài thơ, Hồ Xuân Hương (1772-1822) - 160 bài thơ, Nguyễn Bính (Nguyễn Trọng Bính 1918-1966) - 220 bài thơ, Nguyễn Khuyến (Nguyễn Thắng 1835-1909) - 95 bài thơ, Huy Cận (Cù Huy Cận 1919-2005) - 207 bài thơ, Anh Thơ (Vương Kiều Ân 1921-2005) - 59 bài thơ, Bà Huyện Thanh Quan (Nguyễn Thị Hinh 1805-1848) - 8 bài thơ, Đoàn Phú Tứ (1910-1989) - 3 bài thơ, Hồ Dzếnh (Hà Triệu Anh1916-1991) - 68 bài thơ, Lưu Trọng Lư (1912-1991) - 96 bài thơ, Mường Mán (Trần Văn Quảng 1947-xxxx) - 44 bài thơ, Quang Dũng (Bùi Đình Diệm 1921-1988) - 45 bài thơ, T.T.Kh.(Ẩn Danh) - 4 bài thơ, Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu 1989-1939) - 285 bài thơ, Tế Hanh (Trần Tế Hanh 1921-2009) - 149 bài thơ, Thâm Tâm (Nguyễn Tuấn Trình 1917–1950) - 21 bài thơ, Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ 1907-1989) - 51 bài thơ, Thu Bồn (Hà Đức Trọng 1935-2003) - 158 bài thơ, Tú Xương (Trần Tế Xương 1870-1907) - 170 bài thơ, Vũ Đình Liên (1913-1996) - 9 bài thơ, Vũ Hoàng Chương (1916-1976) - 324 bài thơ, Hữu Loan (1916-2010), Hoàng Cầm (1922-2010), Lưu Quang Vũ (1948-1988), Bế Kiến Quốc (1949-2002),  Phạm Tiến Duật (1941-2007), Hữu Thỉnh (1942-…)…

 

Bùi Minh Trí có bài thơ :

Bùi Minh Trí có bài thơ :

ĐÔI DÒNG VỀ CẢM XÚC THƠ VIỆT NAM

 Tôi đến Nguyên tiêu thơ rất trẻ

Rực trời Văn Miếu hội thi ca
Thơ bay lấp lánh tâm hồn mở
Biển đảo mùa xuân Tổ quốc ta
*

Hội vui dấu ấn nền văn hóa
Đồng điệu “Phố thơ” thỏa tấm lòng
"Khát vọng hoà bình" 10 thế kỷ
Dòng thơ tuôn chảy mạch non sông

 *

 Nức tiếng Nguyễn Du  “tài” đố “mệnh”
Trăm năm buồn kiếp sống nhân sinh

Tiếng thơ cả đất trời dấy động

Đất nước “Hồn thơ đã hóa văn”

 *

Gói vào “Tây tiến” (1)  niềm bi tráng

“Vang khúc độc hành” sông Mã reo

Chắp cánh bay lên hình chiến sĩ

Anh đi sông núi gửi hồn theo

 *

Tôi nghe thơ hát “Thuyền và biển”(2)

Cháy bỏng tình yêu giữa sóng chiều

Hồn đắm tỉnh say qua bão tố 

Tình em thơ nói hộ muôn điều

.________________

(1)Thơ của Quang Dũng

(2) Thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét