Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

VỀ “BÀI THƠ” “ĐỒNG DAO CHO NGƯỜI LỚN”





V “BÀI THƠ” “ĐNG DAO CHO NGƯỜI LN”

                                           Phạm Đức Nhì
                                   
T Mt Bình Lun Trên Facebook

Dưới bài “Em Còn Tr Và Em Không Th Biết” Ca Nguyn Đc Tùng Có Phi Là Thơ? (1) do tôi (Phm Đc Nhì) viết và đăng trên Facebook đã khá lâu, ch Kim Phượng Ngc Huỳnh mi đây đã có bình lun như sau:

Anh PĐN ơi!
Bài thơ Đng Dao Cho Người Ln ca nhà thơ Nguyn Trng To, theo em thy nó "khô" quá. Vy có phi là thơ không anh?

Đc bình lun ca ch xong tôi vào Google tìm đc Đng Dao Cho Người Ln thì thy bài thơ đã đuc khá nhiu người bình. Nó cũng được nhc sĩ Đ Triu An ph nhc và còn được ly ta đt tên cho c mt tp thơ ca thi sĩ. (2) Vi bài thơ được đc và yêu mến rng rãi như thế mà ch KPNH li chê là “khô” và li còn đt câu hi “Vy có phi là thơ không anh?” thì đúng là ch đã hơi b “to gan” mà li còn “làm khó” tôi na. Tuy nhiên, vì câu hi liên quan đến bài viết ca mình nên tôi b thi gian đc k bài thơ và “gng mình” viết thêm mt bài ngn tr li ch.

Dưới đây là c bài thơ:

ĐNG DAO CHO NGƯỜI LN
               
Có cánh rng chết vn xanh trong tôi
có con người sng mà như qua đi
có câu tr li biến thành câu hi
có k ngoi tình ng là tic cưới
có cha có m có tr m côi
có ông trăng tròn nào phi mâm xôi
có c đt tri mà không nhà
có vui nho nh có bun mênh mông
mà thuyn vn sông mà xanh vn c
mà đi vn say mà hn vn gió
có thương có nh có khóc có cười
có cái chp mt đã nghìn năm trôi.

Nguyn Trng To - 1992


Trước hết, xin cm ơn ch Kim Phượng Ngc Huỳnh. Ch có con mt thơ rt tinh. Đúng như ch nói, “bài thơy “khô”, chng có tý cm xúc nào. Còn nó có phi là thơ hay không thì bây gi tôi s gii thích.

Đng Dao Và Vè

Đng dao là li hát dân gian truyn ming ca tr em, thường kèm mt trò chơi nht đnh. (3)


Sau đây là mt ví d:

DUNG DĂNG DUNG D

Dung dăng dung d
Dt tr đi chơi
Đến ngõ nhà Tri
Ly Cu ly M
Cho chó v quê
Cho dê đi hc
Cho cóc nhà
Cho gà bi bếp
Ngi xp xung đây

Theo Wikipedia Tiếng Vit thì:

“Vè là mt trong nhng th loi văn hc dân gian Vit Nam. Vè được sáng tác bng văn vn, s dng nhiu hình thc khác nhau: câu bn ch, năm ch, lc bát, hát gim, nói li. Có vè đng dao, là nhng bài hát ca tr em. Có vè thế s, v người tht vic tht, phn ánh, bình lun nhng câu chuyn thi s đa phương, nhng truyn đi phong bi tc, nhng chuyn áp bc bóc lt ca cường hào đa ch và đi sng kh cc ca dân nghèo trong làng xóm. Nhng người đt vè, b vè, nói vè phn nhiu thuc tng lp dưới trong xã hi.”

Da vào thông tin trích dn trên có th kết lun mà không s sai lm, xét v mt th loi, đng đao cũng là mt loi vè, không phi là thơ.

Tr Li “Đng Dao Cho Người Ln”

Theo Đ Trng Khơi, “Đng Dao ca Nguyn Trng To viết nhp 8 ch nhưng soi ch rch ròi vn thy cái dư khí ca hn bn ch dân gian”. Tôi đng ý vi anh đim này. Cho nên ĐDCNL – đúng như cái ta ca nó – là mt bài đng dao. Và theo tôi, khi chn cái ta y, v mt hình thc, tác gi đã vô tình t xếp loi nó là vè.

V ni dung thì “bài thơy ch là mt tp hp “h ln” nhng câu nói, nhng phát biu ca nhà thơ, xếp đt tùy tin, không theo mt cu trúc hay mt thế trn nào. Mi phát biu là mt “triết lý vn” v mt khía cnh nào đó ca cuc đi.

Nhng phát biu kiu “triết lý vn” y đã được ông góp nht t quá trình hc hi cũng như kinh nghim sng ca mình. Lúc cơn hng đến hoc có gì đó khơi gi, thôi thúc, ông cho nó tuôn ra và dùng k thut thơ ca mình ghi li. Rt tiếc, ông đã quên to ra mt khung cnh đ mi tâm hn ca mình bước vào cho “tâm đi cnh” và “tc cnh sinh tình”. Cái gi là “t thơ” ch là dòng ý tưởng – hoàn toàn là sn phm ca lý trí - tuy m ra nhiu min nghĩa nhưng li không có tâm hn và cm xúc làm bn đng hành nên khô cng như mt cái xác không hn.

Như vy, Đng Dao Cho Người Ln – đúng như tác gi đã vô tình t xếp loi – là mt bài vè, không phi là thơ.


Nhng Vòng Nguyt Quế

Đng Dao Cho Người Ln không phi là thơ nhưng, không biết ti sao, li được dân chơi thơ chp nhn, tán thưởng và trao tng nhiu phn thưởng cao quý:

1/ Được nhc sĩ Đ Triu An ph nhc.
2/ Được ly tên đt cho c mt tp thơ cùng tác gi (2)
3/ Được ít nht 3 người viết li bình. (Đ Trng Khơi, Trn Kim Lan và Trn Trung) (4)  
4/ Được chn là mt trong 100 Bài Thơ Hay Thế K 20.
5/ Bài do Trn Trung viết li bình được đưa vào tp Bình Thơ T 100 Bài Thơ Hay Thế K XX - Tp Hai


Kết Lun:

Nhn din thơ – phân bit thơ vi nhng th không phi là thơ - l ra phi là bài hc đu tiên cho thi sĩ, cho nhà phê bình và c nhng người thưởng thc thơ. Nhưng bài hc nhp môn này thường không được gii chơi thơ coi trng hoc tìm hiu đến nơi, đến chn.

Thnh thong có mt bài vè đi lc vào vườn thơ cũng không phi là chuyn l. Vè được nhc sĩ ph nhc cũng chng có gì đáng nói. Vè mà được ly tên đt cho c mt tp thơ, tuy có hơi ngược đi nhưng đó là quyn ca tác gi. Vè mà được my người chơi thơ xúm vào viết li bình, tuy hơi l nhưng cũng d hiu – đó là quyn ca người bình; hơn na h thuc trường phái bình thơ không bàn thi pháp - ch đem ý t tán rng ra – thì thơ có khác gì văn xuôi, thơ vi “không thơ” cũng “cá mè mt la”.

Tuy nhiên, đ mt bài vè như Đng Đao Cho Người Ln, mt th cây d chng, chưa đ điu kin đ được gi là thơ, không nhng lt vào vườn thơ mà li còn được đt vào ch trang trng nht, được chn vào danh sách 100 Bài Thơ Hay Thế K 20, thì qu là trái khoáy và bt công đến đ l bch. L lùng thay, s trái khoáy và bt công y vn c ung dung tn ti sut bao nhiêu năm nay. Mãi cho đến tun l cui tháng 6 /2018  mi có người lên tiếng phn bác. Mt ln na, cám ơn ch Kim Phượng Ngc Huỳnh, người có tm lòng vàng vi thơ, đã mnh dn bày t ý kiến ca mình.

 Xin nhng người có trách nhim canh gi Vườn Thơ Vit Nam và nhng người yêu thơ khác cùng góp tiếng nói đ ly li công đo cho thơ.

Texas ngày 10 tháng 7 năm 2018
Phm Đc Nhì

CHÚ THÍCH:

1/ Trang Facebook nhipham
2/ Đng Dao Cho Người Ln, Nhà Xut Bn Văn Hc, Hà Ni 1994.
4/
Đ Trng Khơi trong Bàn V Đng Dao Cho Người Ln Ca Nguyn Trng To
Trn Kim Lan trong Cm Nghĩ V Bài Thơ Đng Dao Cho Người Ln Ca Nguyn Trng T
Trn Trung trong “Đng Dao Cho Người Ln”
Bình Thơ T 100 Bài Thơ Hay Thế K 20 (Tp Hai), Vũ Qun Phương Ch Biên, Nhà Xut Bn Giáo Dc 2008.
C 3 người bình đu gi ĐDCNL là bài thơ.




6 nhận xét:

  1. Đây là ý kiến cá nhân của tác giả Phạm Đức Nhì! Về định nghĩa thể loại thì Nguyễn Trọng Tạo gọi đây là đồng dao ( Đồng là trẻ em, dao là bài hát không thành chương khúc. Đồng dao là bài hát trẻ con) Nhưng ở đây là đồng dao cho người lớn. Nguyễn Trọng Tạo chỉ "mượn" hình thức đồng dao thôi. Cũng không nên căn cứ vào tuyên bố của tác giả để quyết rằng đồng dao là một loại VÈ như Phạm Đức Nhì đã làm. Cũng không thể nói rằng VÈ thì kém THƠ. Vè là một thể loại văn học dân gian. Một bài VÈ Hay thì quý gấp nhiều lần một bài THƠ Dở. Đó là điều không thể phản bác. Nhưng "Đồng dao cho người lớn" có phải là VÈ không thì câu chuyện không đơn giản. Những bài đồng dao, hay vè, yếu tố cá nhân, cái tôi của tác giả hầu như khá mờ nhạt. Ngay cả khi kể vè : "Ve vẻ vè ve, lặng nghe tôi kể... thì cái "tôi" ấy cũng không có nét riêng. Thường thì dân gian bắt đầu : "Ve vẻ vè ve, cái về thằng Nhác...". Bài đồng dao cho người lớn thể hiện CÁI TÔI của tác giả rất rõ. Chỉ hai câu đầu thôi, đã thấy cảm xúc mạnh mẽ của tác giả về sự SỐNG Và CHẾT. Tại sao anh Nhì lại thấy rằng những dòng này "không có tâm hồn và cảm xúc" nhỉ? Đó là chuyện riêng của anh. Riêng câu nhận xét của chị KIm Phương rằng bài đó "khô" cho nên hoài nghi không biết có phải thơ không thì...thật là phiến diện. Có thơ trữ tình, có thơ trí tuệ, có thơ văn xuôi...sao cứ phải "ướt" hay "không khô" mới là THƠ? Chẳng ai được giao trách nhiệm canh giữ vườn thơ cả. Là thơ hay không thơ là do người đọc cảm nhận. Là THƠ hay hoặc THƠ dở cũng do cách đánh giá riêng của mỗi người. Cứ việc bàn luận. Nhưng chớ nghĩ rằng mọi người sao... lơ mơ thế, chỉ có ý kiến mình là đúng đắn thôi. Tôi muốn nhắn anh Phạm Đức Nhì mấy lời và dù khác ý kiến của anh, tôi vẫn tôn trọng đưa bài viết này!

    Trả lờiXóa
  2. Kính bác Vũ Nho,

    Tôi đã đọc bình luận của bác dưới bài viết và thấy rằng nhìn nhận và đánh giá của bác và tôi về bài ĐDCNL của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, quả thật, có khác nhau. Xin phép được làm rõ vài điểm trong bình luận của bác.

    1/ Xét về mặt hình thức, ĐDCNL có phải là Vè không?

    Theo Đỗ Trọng Khơi, “Đồng Dao của Nguyễn Trọng Tạo viết ở nhịp 8 chữ nhưng soi chẻ rạch ròi vẫn thấy cái dư khí của hồn bốn chữ dân gian”. Tôi đồng ý với anh ở điểm này. Cho nên ĐDCNL – đúng như cái tựa của nó – là một bài đồng dao (biến thể). Mà đồng dao, theo đoạn trích trong Wikipedia Tiếng Việt ở trong bài viết của tôi, là một loại vè. Chính vì thế, theo tôi, khi chọn cái tựa ấy, về mặt hình thức, tác giả đã vô tình tự xếp loại nó là vè.

    Tuy nhiên, để khỏi lầm trường hợp mà theo bác, “Nguyễn Trọng Tạo chỉ ‘mượn’ hình thức đồng dao thôi” nên tôi phải nhìn vào nội dung. Nếu nó có cảm xúc từ cái tôi riêng tư của tác giả thì đúng là một bài thơ mượn hình thức đồng dao. Nếu nó tuyệt nhiên không có một tý ty cảm xúc của “cái tôi riêng tư” thì trong trường hợp này, vì đã có hình thức đồng dao, nó sẽ là bài Vè. Tôi sẽ bàn về điểm này ở phần số 4.

    2/ Cũng không thể nói rằng VÈ thì kém THƠ. Vè là một thể loại văn học dân gian. Một bài VÈ Hay thì quý gấp nhiều lần một bài THƠ Dở. Đó là điều không thể phản bác.

    Thưa bác Vũ Nho,

    Tôi đã gặp một y tá già, giầu kinh nghiệm lại mát tay nên chạy rong chữa bệnh cho bà con trong thôn xóm được nhiều người thích. Có người phát biểu: “Y tá mà như ông M. thì còn hơn mấy anh bác sĩ mới ra trường”. Nói thì nói thế chứ đi vào thực tế thì y tá và bác sĩ ở hai đẳng cấp khác nhau, cao thấp cách nhau một trời một vực. Chẳng ai là y tá mà dám coi mình ngang hàng với bác sĩ. Làm thế người ta cười chết. Phòng tổ chức của một đơn vị y tế cũng không dám bổ nhiệm một y tá vào cương vị của bác sĩ. Làm thế là sai luật, trái nguyên tắc.

    Vè với Thơ cũng thế. Vè là Vè, Thơ là Thơ. Hai loại ở hai đẳng cấp riêng biệt, cao thấp khác nhau. Tôi có thằng bạn nói đùa về thơ một thằng bạn khác “Thơ của mày cứ như Vè ấy”. Thằng làm thơ coi đó là điều sỉ nhục, và hai đứa giận nhau rất lâu. Hồi mới bập bẹ làm thơ, thầy giáo môn Việt Văn của tôi thường nhắc “Khéo đấy! Coi chừng thơ thành vè thì tổ làm trò cười cho thiên hạ.”

    Vì thế tôi cho rằng y tá có kinh nghiệm cách mấy cũng cũng không thể vỗ ngực coi mình ngang hàng với bác sĩ; và Vè rõ ràng không thể cùng đẳng cấp với Thơ.


    3/ Bác Vũ Nho viết: “Những bài đồng dao, hay vè, yếu tố cá nhân, cái tôi của tác giả hầu như khá mờ nhạt”.

    Theo tôi, nếu đúng là đồng dao thì cái tôi riêng tư của tác giả không phải là “hầu như khá mờ nhạt” mà hoàn toàn vắng bóng. Bởi chỉ cần một tý tẹo teo cái tôi riêng tư thì nó đã không còn là vè nữa mà được nâng cấp thành thơ.

    Trả lờiXóa
  3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  4. 4/ Bài đồng dao cho người lớn thể hiện CÁI TÔI của tác giả rất rõ. Chỉ hai câu đầu thôi, đã thấy cảm xúc mạnh mẽ của tác giả về sự SỐNG Và CHẾT.

    Trong câu thơ của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo:

    “Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi”

    chữ “tôi” nằm sờ sờ ra đó nên rất dễ hiểu lầm là “cái tôi” của tác giả đã có mặt trong câu thơ.

    Có hai điểm cần lưu ý trong “câu thơ” này:

    a/ Cụm từ “Có cánh rừng chết” nói chung chung, không cụ thể, không nói rõ “cánh đồng chết” nào nên chỉ là một hình tượng đã lôi ra từ trong ký ức, là sản phẩm của lý trí chứ không phải cảnh thơ. Nếu có một đoạn trước đó nói về “cánh rừng chết” và ở đây dùng cụm từ “Cánh rừng chết ấy” thì chúng ta đã có cảnh thơ. Thí dụ như đoạn thơ dưới đây:

    Cánh rừng sát bên Xóm Đạo
    sau những đợt mưa bom, mưa pháo
    đã thành cánh rừng chết
    với người đời
    nhưng trong tôi
    vẫn tươi mát một màu xanh.

    “Cánh rừng chết” đã là cảnh thơ nên 2 câu thơ cuối:

    nhưng trong tôi
    vẫn tươi mát một màu xanh

    đã là tâm tình của cái tôi riêng tư (tác giả), ít nhiều đã có cảm xúc và đã xứng đáng được gọi là thơ. (Hay dở chưa bàn đến).

    b/ Sự xuất hiện của chữ “Có” đã khiến chữ “tôi” trở thành nhân vật trong “câu kể” của tác giả chứ không phải chính tác giả - người đang sáng tác thơ. Thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo ở đây phải đóng 2 vai. Một, là nhân vật “tôi” trong “câu kể”, đã xuất hiện trong quá khứ và đã trốn trong ký ức, giờ bị lôi ra trình làng. Hai, là người bằng xương bằng thịt đang ngồi cầm bút làm thơ.

    Kết quả là câu “Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi” chỉ là hình tượng được lội ra từ ký ức, không có cái tôi riêng tư của tác giả dự phần nên không có cảm xúc và không phải là thơ.

    Bài ĐDCNL chỉ có câu đầu dễ hiểu lầm là thơ, còn lại những câu khác đều là những “câu kể” phát xuất từ bề mặt ý thức, rất dễ nhận ra. Sau khi đã chấp nhận phần giải thích lý do tại sao câu đầu không phải là thơ, độc giả có thể tự kết luận cả bài không phải là thơ. ĐDCNL có hình thức là đồng dao - một loại Vè – nên nó là một bài Vè.

    5/ Riêng câu nhận xét của chị KIm Phương rằng bài đó "khô" cho nên hoài nghi không biết có phải thơ không thì...thật là phiến diện. Có thơ trữ tình, có thơ trí tuệ, có thơ văn xuôi...sao cứ phải "ướt" hay "không khô" mới là THƠ?

    Thưa bác Vũ Nho,

    Theo tôi hiểu, chị Kim Phượng nói “khô” với nghĩa không có tý cảm xúc riêng tư nào của tác giả. Thơ trữ tình thì không nói làm gì, còn thơ trí tuệ, thơ văn xuôi hay thơ … gì gì nữa cũng phải có cảm xúc riêng tư của tác giả thì mới gọi là thơ. Chứ “khô queo” thì nếu không là vè thì cũng là thứ dị chủng, khác loại với thơ.

    Trả lờiXóa
  5. 6/ Bàn thêm về câu thơ “sinh tình”

    ĐÀN BÀ

    Có hai loại đàn bà
    loại chính chuyên chung thủy với chồng

    Loại không lấy chồng
    suốt đời đến với đàn ông
    chỉ để thỏa mãn nhu cầu xác thịt
    tìm vui trong chốc lát.

    Sáu câu trên chỉ là cách nhìn của tác giả về đàn bà, đến từ bề mặt ý thức, chưa phải là thơ. Nhưng chỉ cần thêm câu sau đây:

    Tôi thích loại đàn bà thứ hai

    thì đã có cảm xúc, tình đã xuất hiện, cả bài đã trở thành thơ. Câu “Tôi thích loại đàn bà thứ hai” là câu thơ sinh tình.

    Bài ĐDCNL, tôi trộm nghĩ, do cấu trúc của đồng dao “không thành chương khúc” nên khó đưa vào một câu thơ sinh tình thích hợp.

    Kết Luận

    Với tôi, trang web Vũ Nho Ninh Bình của bác là một trang văn học đứng đắn. Tôi rất thích câu chào “Đây là quán tha hồ muôn khách đến!” Cám ơn bác đã cho tôi hân hạnh có một số bài được đăng ở đấy. Phần cuối của bình luận về bài viết bác đã nhắn “dù khác ý kiến với anh tôi vẫn tôn trọng đưa bài viết này”. Đó là thái độ người lớn, công tâm trong giao lưu văn học.

    Với nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo tôi một lòng kính trọng ở tài năng và uy tín của ông. Mặc dù chưa trực tiếp trò chuyện, tôi đã “gặp” ông nhiều lần trong những Ngày Thơ Nguyên Tiêu ở Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nhận xét về tính thơ của bài ĐDCNL của ông tôi đâu dám giỡn chơi. Tôi đã tra cứu, vận dụng kiến thức của mình về thơ ca và viết rất cẩn trọng.

    Bình luận của bác đã cho tôi cơ hội nhìn lại bài viết của mình một cách kỹ càng hơn để trả lời những chất vấn của bác. Tôi tin ở những điều mình viết, nhưng với đề tài liên quan đến lý thuyết thơ, ai dám chắc là mình không sai sót, ai dám chắc là mình được sự đồng thuận của mọi người. Tôi sẵn sàng đón nhận những phê bình, góp ý của bác và của những độc giả khác.

    Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn bác.



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn anh Phạm Đức Nhì đã hồi âm về nhận xét của tôi!
      Việc tranh luận học thuật là bổ ích. Tôi và anh không nhằm mục đích THẮNG/THUA. Chúng ta tranh luận là để nhận thức đúng hơn, sâu hơn về vấn đề được quan tâm.
      Ai cũng tin vào nhận thức của mình và quan điểm mình bảo vệ. Đó là điều bình thường. Xin vắn tắt một chút về THƠ và VÈ. Anh so sánh Y tá lành nghề với Bác sĩ. Kết luận đó là 2 đẳng cấp cũng như Vè và Thơ là 2 đẳng cấp. Chỗ này anh có một ngộ nhận lớn. Y tá và Bác sĩ là 2 chức danh cùng ngành y. Y tá đào tạo ngắn hạn. bác sĩ đào tạo dài hạn. Nhưng Thơ và Vè không phải như vậy. Vè là thể loại, Ca dao ( thơ dân gian) là một thể loại khác. Không thể ví như Y tá với Bác sĩ. Anh có biết rằng trong sách giáo khoa Ngữ văn, Vè được trích học ngang hàng với ca dao, với thơ ( những bài hay nhất. Bài "Vè con dao", "Vè rau" thuộc loại những viên ngọc của thơ ca dân gian. Việc chê Thơ dở như Vè là cách chê nôm na, dân dã. Không thể dựa vào đó để bình giá chất lượng một bài Vè đặc sắc hay bài Thơ đặc sắc được. Tôi đã khẳng định một bài VÈ hay quý hơn một bài THƠ dở. Vì vậy anh cố công chứng minh bài "Đồng dao cho người lớn" là một bài Vè sẽ không ảnh hưởng mấy đến chất lượng của nó. Cốt là bạn đọc thấy ĐDCNL hay!

      Xóa