Thứ Tư, 11 tháng 12, 2024

THƠ NGUYỄN VĂN TRÌNH

 

THƠ NGUYỄN VĂN TRÌNH Sửa

anh_trinh_4

Trong tôi Hà Nội
Nguyễn Văn Trình – BD:KA THI



Hà Nội trong tôi, nhớ những chiều
Hồ Tây lộng gió, sóng hồ bồng phiêu
Đường Cổ Ngư xưa chớm hồng hoa phượng nở
Liễu rũ thẹn thùng trong gió bay bay
Mặt hồ xanh búp sen hồng thơm ngát
Hương dịu dàng gợi nhớ những mùa thu
Hà Nội trong tôi, nắng vàng dịu ngọt
Mây lững lờ trôi nhè nhẹ giữa trời thu
Lộc vừng rơi đầy lối
Hoa sữa thơm nồng nàn
Màu lá bàng đỏ thắm
Đọng bao niềm nhớ nhung
Hà Nội trong tôi, giấu bao niềm ký ức
Dạo chơi ba mươi sáu phố phường
Sao nghe vương vấn, dấu thương trong lòng:
Chùa Trấn Quốc, đường Đê La Thành
Chợ đêm, phố cổ, Ba Đình, Hồ Tây
Lũy Hoa lửa khói, cốm đây Làng Vòng ….
Hà Nội kỷ niệm vơi đầy
Để người đi luyến lưu bao nỗi nhớ
Ngày trở về ghi tạc những vần thơ !!!
NVT
Hà Nội thu về

Nguyễn Văn Trình – BD:KA THI

Hà Nội thu về
lưng lửng trời chiều, lưng lửng nắng
xuyến xao góc phố con đường

Phan Đình Phùng ngọn sấu còn vương
đường Cổ Ngư những cành ban hoa trắng
Hoàng Diệu con đường lá đỏ
gốc bàng mồ côi, lá rụng rơi đầy…
Hà Nội thu về
trời biếc xanh
những tia nắng hồng quyến rũ
gió heo may lành lạnh tràn về
mơn man bờ vai gầy guộc
liêu xiêu trong gió cuối chiều
xôn xao phố, xôn xao người
một mình lẻ bóng, giọt buồn cà phê
chiếc lá rơi, còn vương ngấn lệ
ngậm ngùi dấu lặng tàn phai…
Hà Nội thu về
nồng nàn hương hoa sữa
Cốm Làng Vòng da diết món quà quê
quán Hồ Tây lộng gió mặt hồ
điệu nhạc buồn bâng khuâng
Chùa Một Cột cổ kính rêu phong
gợi niềm ký ức xa xăm một thời
nắng thu phai, nhuộm hồng đôi má
tà áo dài trong gió bay bay…
Hà Nội thu về
Hồ Tây màn sương giăng bảng lảng
Chùa Trấn Quốc tiếng chuông ngân trầm mặc
vang vọng dài, theo ngọn gió lan xa
Hồ Gươm lung linh, soi bóng Tháp Rùa
Đền Ngọc Sơn khói hương trầm nghi ngút
Cầu Thê Húc chói ngời sắc đỏ
linh thiêng hào khí, Thăng Long muôn đời…

NVT


Văn Miếu - Quốc Tử Giám (1)
Nguyễn Văn Trình – BD:KA THI
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
trường đại học đầu tiên
của Nước Nam văn hiến
bốn ngàn năm dựng nước
mãi trường tồn lưu danh
bước qua cổng tam quan
có ba cửa ra vào
Đại Trung Môn ở giữa
hai bên là tả hữu
cửa Thành, Đạt khoa cử (2)
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
đến thăm Khuê Văn Các
chân đế bốn khối trụ
xây bằng gạch vồ vuông
bàn đỡ gác Khuê Văn
kết cấu toàn bằng gỗ
gác có bốn cửa tròn
ngắm nhìn ra bốn hướng
Đông Tây và Nam Bắc
hàng lan can con tiện
mái ngói chồng hai lớp
cổ kính và rêu phong
Gác Khuê được công nhận
biểu tượng của văn hóa
Hà Nội thủ đô ta
danh hiệu vì hòa bình…
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
trước gác Khuê Văn Các

là hồ Thiên Quang Tỉnh
giếng soi ánh mặt trời
gột rửa những bụi trần
xây nhân cách sạch trong
hai bên hồ, bia tiến sĩ
chất liệu làm bằng đá
ghi danh người đỗ đạt
sau các kỳ khoa cử
làm rạng danh nước nhà…
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
ghé thăm hai tòa nhà
Bái Đường và Thượng Cung
nơi thờ phụng Khổng Tử
và các vị Tứ Phối (3)
đề cao nền Nho học
đến khu nhà Thái học
và Tiền Đường, Hậu Cung
thờ các Vua thời Lý
Tư Nghiệp Quốc Tử Giám
thầy giáo Chu Văn An…
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
trường đại học Nước Nam
ngọn lửa luôn soi sáng
cho học vấn nước nhà
xây nên nền văn hiến
Đất Việt bốn ngàn năm
trường tồn và phát triển
Thăng Long chiều xao xuyến
tự hào đất rồng bay…
NVT

(1) Văn Miếu - Quốc Tử Giám : Xây dựng năm 1070 dưới thời Vua Lý Thánh Tông, là
nơi thờ tự Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối. Đến năm 1076 Vua Lý Nhân Tông cho lập
thêm Quốc Tử Giám, bên cạnh trường đại học dành riêng cho con Vua và các gia đình
quý tộc đến đây tu tâm, luyện tài. Sang thời hậu Lê, đời Vua Lê Nhân Tông bắt đầu cho
dựng bia tiến sĩ, để ghi danh những người đỗ đạt cao trong khao cử, nhằm khuyến
khích, đề cao việc học hành thi cử.
(2) Hai cửa tả hữu có tên là: Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn, với ý nghĩa đi vào đây là
để đỗ đạt thành tài. Vừa là người có đức, vừa là người có tài để sau này phụng sự đất
nước.
(3) Thờ Tứ Phối là gồm thờ bốn vị: Nhan Tử,Tăng Tử, Tư Tử và Mạnh Tử.
Chùa cổ Trấn Quốc (1)
Nguyễn Văn Trình – BD:KA THI
Trấn Quốc ngôi chùa cổ Thăng Long
tọa lạc trên một bán đảo nhỏ
nằm ở phía Đông của Hồ Tây
có vẻ đẹp rêu phong, cổ kính
có nét thâm nghiêm và nhã nhặn
có vườn cây cổ thụ trăm năm
xung quanh chùa, hồ nước mênh mông
chùa xếp hạng, đẹp nhất thế giới (2)
là nơi phật tử thường lui tới
du khách ngưỡng vọng, vãn cảnh chùa…
Trấn Quốc ngôi chùa cổ Thăng Long
thuộc hệ phái phật giáo Bắc Tông
chùa xây theo kết cấu chữ “ Công ”
gồm Tiền Đường, Thiêu Hương, Thượng Điện
mỗi tòa nhà, có kiến trúc riêng
phía sau nhà Tam Bảo tâm linh
hai dãy hành lang, nối song song
nhà Thiêu Hương, và nhà Thượng Điện
phía sau nhà, tháp chuông sừng sững
tiếng chuông vang vọng khắp mặt hồ
nghe thanh tịnh, tâm linh cõi thiền…

Trấn Quốc ngôi chùa cổ Thăng Long
ghé thăm vườn tháp, đượm khói hương
có Bảo Tháp lục độ đài sen
xây cao mười một tầng vững chãi
mỗi tầng tháp, một pho tượng Phật
A Di Đà làm bằng đá quý
trên đỉnh, có tháp sen chín tầng
tạc đá cẩm thạch rất uy nghi…
đối diện tháp là cây bồ đề (3)
chiết từ Đại bồ đề Đạo Tràng
nơi Đức Phật Thích Ca hành đạo
trời Hồ Tây xanh cao lồng lộng
dưới gốc Bồ đề, cây xứ Phật
nghe lòng thanh tịnh, bụi trần vơi…
NVT
(1) Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ có hơn 1500 tuổi. Ban đầu Chùa có tên là chùa
Khai Quốc, được xây dựng từ năm 541 thời tiền Lý. Sau nhiều lần thay đổi, do biến cố
của thiên nhiên và chiến tranh, chùa dời vị trí và đổi tên thành Chùa Trấn Quốc vào đời
vua Lê Hy Tông
( 1681-1705). Xưa Chùa Trấn Quốc là trung tâm phật giáo của Thành Thăng Long.
(2) Chùa Trấn Quốc được trang Thrillist uy tín quốc tế bình chọn là ngôi chùa đẹp nhất
thế giới.
(3) Cây bồ đề: Do Tổng Thống Ấn Độ tặng năm 1959 trong chuyến ông sang thăm Hà
Nội. Cây bồ đề được chiết từ cây Đại bồ đề Đạo Tràng, nơi khi xưa Đức phật Thích Ca
ngồi tu thiền và đắc đạo.
Chiều Hồ Gươm (1)
Nguyễn Văn Trình – BD:KA THI
Chiều Hồ Gươm quá đổi thân thương
chân dạo bước trên đường diễm phố
Hàng Khay nét cổ đẹp mê say
thả hồn hóng mát, theo ngày gió
lòng vui cảnh sắc đất Thăng Long
Hồ Gươm xanh, giữa trái tim hồng
Hà Nội văn minh Sông Hồng đỏ

ngàn năm dấu tích vẫn còn đây
gươm báu thiêng, trả lại Rùa Vàng
xây độc lập, rạng ngời Nước Nam …

Chiều Hồ Gươm điểm hẹn bốn mùa
Xuân về, sắc hoa đào rực rỡ
lễ hội vui, tưng bừng truyền thống
mùa Hạ đến, gió lồng lộng thổi
xua tan đi cái nóng oi nồng
thu Sang, bàng bạc lá vàng rơi
trên bờ những cành cây liễu rũ
ven hồ nhìn tựa dáng tóc tiên
màn sương tỏ mờ, thêm huyền ảo
mùa Đông, lất phất giọt mưa phùn
mưa như níu bước chân quên về…
Chiều Hồ Gươm lòng thấy bồi hồi
ghé tham quan hai hòn đảo nổi
giữa lòng hồ phẳng lặng, bình yên
Đảo Ngọc nằm ở phía Bắc hồ
Cầu Thê Húc cong cong uốn nhịp
nối bờ ra đảo, sắc tươi hồng
trên đảo có Đền thiêng Ngọc Sơn
là nơi thờ phụng thần Văn Xương
ngôi sao sáng, văn chương một thời
có Đền thờ Thánh Trần hào kiệt (2)
anh hùng dân tộc chống ngoại xâm
giữa hồ có một hòn Đảo Rùa
trên đảo là ngọn tháp trầm tư
kiến trúc kết hợp Đông và Tây
ngọn tháp cao ba tầng vững chãi
biểu tượng tinh thần của Thủ Đô…
Chiều Hồ Gươm quá đổi thân thương

lòng háo hức về đây chiêm ngưỡng
ngọn Tháp Bút, Đài Nghiên sừng sững
tháp cao năm tầng, hiên ngang đứng
trên đỉnh tháp có hình ngọn bút
hướng thẳng bầu trời xanh cao vút
Đài Nghiên, đứng trên ba cóc đá
kiên gan trụ vững với thời gian…
Tháp Bút, Đài Nghiên “ Thế bút chống trời ”
nhằm đề cao vai trò ngọn bút
truyền thống hiếu học của cha ông
anh hùng hào kiệt, danh thơm mãi
“ Con Lạc, cháu Hồng ” dân Nước Nam …
NVT
(1) Hồ Gươm nằm ở giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, được bao quanh bởi ba con phố
chính: Hàng Khay, Lê Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng. Hồ Gươm gắn liền với sự tích trả
gươm báu cho Rùa vàng của Vua Lê Thái Tổ, sau khi đánh tan quân xâm lược phương
Bắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc Việt. Một dân tộc hòa hiếu và yêu chuộng
hòa bình. Nên Hồ Gươm còn có tên gọi khác là Hồ Hoàn Kiếm.
(2) Đền thờ Đức Thánh Trần, là đền thờ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, người có
công đánh thắng giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại nền độc lập cho nước nhà.

chamomile_live_wallpaper_4

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét