Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

Dịch đưa câu thơ Chinh phụ ngâm của bà Đoàn thị Điểm



Dịch đưa câu thơ Chinh phụ ngâm 
của bà Đoàn thị Điểm
Laiquangnam


           Nếu không có bản dịch hoàn hảo của bà họ ĐOÀN ra Việt ngữ  thì bản văn chữ Hán của cụ Đặng Trần Côn  hẳn nằm ngửi bụi mệt nghỉ. Trong Chinh phụ Ngâm của Bà Đoàn  có hai câu này:

Non Yên đâu chẳng tới miền [CPN]

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên tới trời [CPN]

Đó là hai câu năm ở bài thơ nào, của ai ?, Bạn đoán thử xem.


                                                                                                   Nhà biên khảo Lại Quảng Nam
-0o0o0o-

               Bài thơ dưới đây là sự thương nhớ của một đôi tình nhân của nhà thơ Trung hoa Lý Bạch .  Thơ ông rất đỗi huê dạng. Các bài thơ về đề tài  Rượu và Trăng của ông  nổi tiếng. Vậy mà ông viết thơ tình cũng  OK .
   Trường Tương Tư dưới đây là một minh chứng .  Trường Tương Tư là gì ?  Xin  tạm dịch là "Thương nhớ đậm đà" hay "Nhớ quá chừng chừng". Bài gồm hai phân đoạn . Kỳ I do chàng viết  "Nhớ quá nàng ơi!", kỳ II  nàng hồi đáp, "Nhớ quá chàng ơi!".  Hạnh phúc thay cho ai được có mối tình đậm đà đến phút cuối như rứa.

  Bài thứ nhất Lý Bạch khởi đi bằng ba từ "trường tương tư" và cuối cùng cũng "trường tương tư " và chấm hết bằng ba từ trác tuyệt "Tồi tâm can", Thương nhớ đến mờ cả tim gan!. Cụm "Tồi tâm can" này khiến tình nhân của ông, tôi nghi nghi cô nàng phải thổn thức suốt đêm, nàng phải  cố mà viết bài hồi đáp sao cho  thật là mùi mùi.
Nhớ nhau đau đáu !
....
.....
Nhớ nhau đau đáu !
Hiu hắt tim gan ! ,
--------------o0o----------------------
Xin mời đọc bản văn

TRƯỜNG TƯƠNG TƯ
LÝ BẠCH
Nhớ quá nàng ơi !, Kỳ I
Ia-Nguyên tác
長相思 (其一 )












IIa_Phiên âm
Trường tương tư (kỳ 1)
Trường tương tư
Tại Tràng An
Lạc vi thu đề kim tỉnh lan
Vi phong thê thê đàm sắc hàn
Cô đăng bất minh tứ dục tuyệt
Quyển duy vọng nguyệt không trường thán
Mỹ nhân như hoa cách vân đoan
Thượng hữu thanh mạc chi trường thiên
Hạ hữu lục thủy chi ba lan
Thiên trường địa viễn hồn phi khổ
Mộng hồn bất đáo quan san nan
Trường tương tư
Tồi tâm can
Lý Bạch
IIIa-Dịch sang thơ quốc âm
Chàng viết
 Trường tương tư”
 ( kỳ I )
Tạm dich tiêu đề 
" Nhớ quá chừng chừng! nàng ơi" .

Nhớ nhau đau đáu !

Ngụ tại Trường An !
Dế thu miệng giếng gáy ran,
Sương rơi bao lớp âm hàn chiếu tre .
Đèn mờ, ruột thắt gan se,
Vén màn trăng ló e dè thầm than ...
_ Mỹ nhân !
"...Hoa cách mấy ngàn tầng mây!" .
Ngước lên trông trời tây* biên biếc ,
Cúi xuống nhìn sóng nước mông lung .
Hồn bay trời rộng hãi hùng ,
Mộng hồn khó đến ngàn trùng... quan san,
Nhớ nhau đau đáu !
Hiu hắt tim gan ! , 

Laiquangnam dịch
*Trời tây?, Tây là từ ước lệ chỉ miền thương nhớ trong thơ Đường .. 
Lời bàn “Câu ăn bạc là các cụm từ
Nhớ nhau đau đáu !...... Nhớ nhau đau đáu ! Hiu hắt tim gan !
  
TRƯỜNG TƯƠNG TƯ, Kỳ II
LÝ BẠCH
Nàng viết
 Trường tương tư”
 ( kỳ II )
Tạm dich tiêu đề 
" Nhớ quá chừng chừng! Chàng ơi" .

Nhớ quá chàng ơi , Kỳ II
Ib_ Nguyên Tác
(其二 )










IIb_Phiên âm
Trường tương tư (kỳ 2)
Nhật sắc dục tận hoa hàm yên
Nguyệt minh như tố sầu bất miên
Triệu sắt sơ đình phụng hoàng trụ
Thục cầm dục tấu uyên ương huyền
Thử khúc hữu ý vô nhân truyền
Nguyện tuỳ xân phong ký Yên Nhiên
Ức quân thiều thiều cách thanh thiên
Tích thì hoành ba mục
Kim tác lưu lệ tuyền
Bất tín thiếp trường đoạn
Qui lai khán thủ minh kính tiền
Lý Bạch
IIIb-Dịch sang thơ quốc âm
Trường tương tư II
Tạm dich tiêu đề 
" Nhớ quá chừng chừng! Chàng ơi" .

Lý Bạch
Hoa ngậm khói sắc trời sắp tận,
Trăng giăng tơ lòng ngẫn(!)... sầu mang
Đàn Triệu ngừng khúc Phượng Hòang
Muốn ôm đàn Thục uyên ương góp lời
Đàn ý hay không ai lưu giữ !
Gửi gió xuân đến xứ Yên Nhiên
Non Yên đâu chẳng tới miền [CPN]
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên tới trời [CPN]
Ánh mắt xưa lã lơi làn sóng,
Mà nay thành suối nóng lệ tuôn.
Chẳng tin lòng thiếp đậm buồn!
Chàng về mà ngắm... *đáy gương , hỡi chàng !.
Laiquangnam
IV_Chú thích và tâm tình .
1_bài có 11 câu biến thành 12 câu cho đủ khổ -STLB ,
2_ Bà Đoàn thị Điểm đã dịch hai câu này
Nguyện tuỳ xân phong ký Yên Nhiên
Ức quân thiều thiều cách thanh thiên
trong Chinh Phụ Ngâm thành
Non Yên đâu chẳng tới miền [CPN]
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời [CPN]
3_ Câu "Qui lai khán thủ minh kính tiền". Chàng về mà ngắm... *đáy gương, hỡi chàng!.
  
Đáy gương là điển từ thuộc bài thơ nổi tiếng  người Việt, bài " KhócThị Bằng hay Khóc Bằng phi", "Vô danh thị"-có lẽ là của Ôn như Hầu không chừng.  Câu đó là câu Đập cổ kính ra, tìm lấy bóng,
 Xếp tàn y lại, để dành hơi.  Rằng chàng ơi. chứng cớ còn rành rành đó mà .
 "Bất tín thiếp trường đoạn ,
Qui lai khán thủ minh kính tiền", Lý Bạch,
 ==>
Chẳng tin lòng thiếp đậm buồn!;
Chàng về mà ngắm... đáy gương, hỡi chàng !.
Laiquangnam
4_Khóc Bằng phi
Ới Thị Bằng ơi đã mất rồi!
Ới tình, ới nghĩa, ới duyên ôi!
Mưa hè, nắng chái, oanh ăn nói,
Sớm ngõ, trưa sân, liễu đứng ngồi.
Đập cổ kính ra, tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại, để dành hơi.
Mối tình muốn dứt càng thêm bận,
Mãi mãi theo hoài cứ chẳng thôi.
Vô Danh .
.
1-Trần Kiêm Đoàn nhắc rằng trong CPN có câu "Đưa chàng lòng dặc dặc buồn", dặc dặc chính là " trường ".
Trường tương tư là "nỗi nhớ dặc dặc" .
Nhớ nhau dặc dặc !
Ngụ tại Trường An !
Hồn bay trời rộng hãi hùng ,
Mộng hồn khó đến ngàn trùng... quan san,
Nhớ nhau dặc dặc !
Hiu hắt tim gan ! ,

2-Ông anh LC của mình cho rằng từ "Đau đáu" có vẻ như là từ " du kích ". Cười!.( LC cười ,chọc quê laiquangnam ? )
 Thanh Nghị ,Việt nam Tân Từ Điển định nghĩa "Đau đáu" là áy náy, băn khoăn”.
   
       Tôi cho rằng định nghĩa này không sát lắm. Đau đáu là từ láy. Phụ âm "đ". Từ "đáu " là từ "ký sinh" nó đi theo từ "đau". Tự thân "đáu" không có nghĩa . “?”, chắc phải chờ  Bác sĩ NHV lên tiếng ,”Đáu” là gì ? . Một khi nó là "từ ký sinh" thì từ "đau" là từ chính và gánh phần định nghĩa từ. Vậy tính từ kép " đau đáu" phải mang ngữ nghĩa của từ "đau". Do vì "đau +đau" nên tự nhân nó vẫn nói đươc cái nỗi đau râm ran và dằng dặc rồi.
       Vả lại bà họ Đoàn cũng đã viết " nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong" ,ĐTĐ .Vậy đau đáu là chữ do bà họ Đoàn khai sinh vào thế kỷ thứ 18,19

3-Nguyễn Du dùng từ láy với " đau " là từ "đau đớn". Dĩ nhiên đau đớn vừa mang nghĩa tinh thần lẫn vật chất, nhưng “đau đáu” thì không, nó mang nỗi đau râm ran, sâu lắng 100% tinh thần của người trong cuộc.
  Câu thơ của Nguyễn Du như vầy: "tưởng thề thốt nặng cũng đau đớn nhiều", Kiều, Tưởng là nghĩ đến ,tơ tưởng hay tưởng là "ngỡ rằng". "Ông Già Nguyễn Du dùng từ "tưởng" này ác thật! ,bởi "tưởng" là "ngỡ rằng" thì từ "tưởng" trở thành từ "công cụ" (giới từ ,liên từ,mạo từ) và câu thơ thành câu tiểu đối ngay quá sát ; tưởng thề thốt nặng// cũng đau đớn nhiều",
4- Cũng cần nói lại tiếng Việt rất  "lồng lồng" ..
Mưa hè, nắng chái, oanh ăn nói,
Sớm ngõ, trưa sân, liễu đứng ngồi.
Nắng chái là nắng gì? Chái có phải do bị nói ngọng là "nắng cháy" không?. Cháy  ==> Chái ?
“cái nắng cháy da ở miền Trung eo quê mình,ai mà không ớn . Giá mà trời đổ cơn mưa như SAIGON vào tháng bảy tây . Nắng sau đó lập tức trở nên "ngọt ngay" , "ngọt ngay" từ nhiệt độ đến "ngọt ngay "màu nắng.
Vậy "nắng chái " là nắng hè ngay sau cơn mưa.,
Giá mà đẩy xa hơn chút ,đôi tình nhân thuở mới yêu nhau ,họ đang dung dăng dung dẻ sóng đôi .Nắng SAIGON đổ lửa ,
“cơn mưa rào,ước ao trờ tới.
Hiên nhà ai nép sát vào ai “ 

Chờ mưa dứt hột ,nàng nói như chim mới ra ràng ,lọt lưỡi .
Tan hàng ,ai về nhà nấy ,nhớ vòng tay ấm của chàng ,nàng nhìn ra ngõ ,có "Ai đó" đạp xe qua lại nhiều lần không……
Nay chàng một nơi , nàng một nơi , thế nên

Đập cổ kính ra, tìm lấy bóng,

Xếp tàn y lại, để dành hơi.

Chị ĐLK  chủ trang , www.art2all.net  thì giải thích , Chái chỉ là mái hiên nhà mà thôi. Do vì ngôn ngữ  thi ca và do vì  cấu trúc Việt ngữ đã biến một danh từ Chái , thành  tính từ .Thế nhưng câu ca dao này thì sao ?
 
"Gái thương chồng đương đông buổi chợ,
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm".

Nắng quái là thứ nắng gì ? ..Quái là từ trong cụm “quỷ quái’ ? . ‘quái đản” ? , nếu thế thì  quái vẫn là từ định danh mang ý nghĩa tiêu cực, tức là  “cái  Nắng Cháy da thịt người” bởi, một khi mang nghĩa này thì “tình nồng nghĩa mặn”, một thuộc tính vốn có của  người Việt  từ thời Hai Bà Trưng, chứ đâu phải  là thuôc tính Hán “ vợ là kẻ tôi đòi, phục vụ chồng, phục vụ chồng gia đình chồng vô điều kiện”  .Tàu dùng thứ văn hóa  Khổng Mạnh này là cố úp Hán lên đầu người Đần ông Việt  “có được ăn học’ . Người Tàu chỉ mong đồng hương họ tại xứ này có vợ Việt.  Mẹ Bà Phùng Há là một minh chứng khổ đau này .. 

Viết lại* từ Thành phố  -Pseudo-Singapore ,
Trời hành cơn lụt mỗi năm
Cuối tháng bảy –2017
Laiquangnam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét