AO
LÀNG - tuyệt cú của Nguyễn Khôi
---------------
Lời tâm
sự : Mình là Người Giao Chỉ, sống ở vùng đồng bằng sông Hồng toàn những
ao, hồ, sông, biển...năm 4 mùa vần vụ canh tác Lúa nước gắn với Âm Lịch (Lịch
Mặt Trăng - đó là chị Hằng vĩnh hằng) : mỗi tháng đôi lần khuyết /tròn - hình
tượng cứ như một cô gái yểu điệu -khi đầu tháng Trăng non, rồi lớn dần thành Bà
mẹ bụng chửa tròn căng sung mãn - lúc Trăng rằm + 16...và cái Ao Làng (Việt
trì) : nơi mẹ Âu Cơ đẻ & ấp 100 trứng để sinh ra nòi giống Việt ta
(cha Rồng-mẹ Tiên).
Vâng,
chính cái Ao Làng : ao Đình- xóm Đình, nơi mẹ sinh ta, nơi ta ngụp lặn cả tuổi
thơ, nơi ta gặp Em (từ chị Hằng hiện ra ) :
Khi em đến : mặt trăng vừa lặn mất
Em lại thành ánh sáng một vầng trăng.
Đó
là Quê hương -xứ sở để ta yêu mãi, thế là một tứ thơ vụt hiện :
AO LÀNG
Vượt biển, chơi hồ, trở quá giang,
Bỗng dưng lại thấy nhớ ao làng;
Cái đêm hè ấy ai ra tắm,
Để cả bầu trời phải tắt trăng.
NK-1995
*
LỜI BÌNH của Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim :
...Chao
ôi, chữ TẮT của câu 4 mới đắc địa làm sao ! Vâng, chữ "tắt" (nhãn tự)
khiến không gian sẫm lại như dồn hết ánh sáng vào cơ thể người gái trong sự
trộm ngắm, chiêm ngưỡng khối hình lồ lộ của chàng trai si mê kia. Tôi đã từng
ướm chữ vào câu thơ này "tối trăng", "dịu trăng","bớt
trăng"...đều không ổn cả, Vâng, chữ "tắt" khiến không gian hồi
tưởng ngỡ như hẹp lại, lại mở đến mênh mang bởi tâm điểm (đối tượng đã xác
định) mà các ranh giới bị đẩy đến nhòe lẫn,con người và vũ trụ mới đẹp làm sao
trong mắt kẻ xa quê, trong khoảnh khắc ngưng lại như thế, chắc chắn không nhiều
trong một đời người. Vô vàn chữ, vô vàn câu trong rừng - biển tiếng Việt,
tôi chỉ mới lẩy ra chút xíu chữ , câu mà tình cờ nhặt được đã sướng lắm rồi !
Càng tâm đắc hơn : Vạt áo nhà thơ không bọc hết bạc vàng mà đời rơi vãi, Hãy
nhặt những chữ của đời mà góp nên trang
(Chế
Lan Viên). Còn lại là tấm lòng và con mắt tinh đời nữa thôi.
Bài đã đăng báo Văn Nghệ (Hà Nội), trang 15, ngày 14-6-2003
*
Lời bàn thêm : T.s Nguyễn Hưng Quốc đã tâm sự "đọc thơ là nhập vào
vai tác giả. Khi văn bản đọc được chuyển hóa thành kinh nghiệm, thì ý nghĩa của
bài thơ xuất hiện, đó là kết quả của sự tương tác giữa người đọc và bài thơ
ấy.Đó là sự tương tác đầy tính báo động. Ở đây có 2 nạn nhân chính : 1 là,
người đọc, kẻ bị hình tượng thơ và nhạc điệu thơ mê hoặc dẫn dụ vào một thế
giới khác, ở đó hắn sẽ biến thành một người khác.
2
là, tác giả khi đã đi vào thế giới của thơ, người đọc quên mất tác giả trở
thành chủ nhân ông của cả thế giới (thơ) ấy."
Góc Thành Nam -Hà Nội 20-7-2011
Nguyễn Khôi
Chào anh Nguyễn Khôi!
Trả lờiXóaBài viết thú vị!
Vũ Công Hoan gửi lời chào! Bác Thái Hòa ở Thái Bình đã giới thiệu tôi lên Hà Nội làm quen với Nguyễn Khôi. Qua Blog của anh Vũ nho, chúng ta trao đổi với nhau. Hi vọng có thể mời anh đến tôi chơi. ĐT của tôi : 0984 823 269. Nhà riêng : phòng 301 nhà B2 đường Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân Bắc. Hân hạnh được đón tiếp!
VCH