ĐÔI ĐIỀU VỀ THƠ THIẾU NHI CỦA NHÀ THƠ MỴ DUY THỌ
PGS.TS. Nhà văn Vũ Nho
Nhà thơ Mỵ Duy Thọ là một thầy giáo Toán làm thơ. Cũng như các thầy giáo Toán mà tôi đã đọc như Nguyễn Ngọc Quế, Lê Quốc Hán, Vương Trọng, Đặng Hấn,… Từ 2012 đến 2023 liên tục được các nhà xuất bản tên tuổi cấp phép in 7 tập thơ: Bình phương nỗi nhớ (in chung với Nhà thơ Nguyễn Ngọc Quế), Mãi với sao trời (2019), Thời gian (2020), Gửi tình theo gió (2021), Bóng cuộc đời (2023), Trăng sáng tuổi thơ (2023), Em yêu Bầu trời xanh (2023) Và sắp tới có 4 tập thơ thiếu nhi nữa đang được chuẩn bị cho ra mắt: Diều và gió, Tiếng mẹ đẻ của em, Truyện tranh Thiếu Nhi và 101 Bài thơ đố giải tuổi Thiếu Nhi.Như vậy riêng về thơ cho thiếu nhi tác giả có 6 tập đã và đang in. Tôi từng đăng các bài thơ thiếu nhi trích trong tập Trăng sáng tuổi thơ lên trang Website clbvanchuong.com. Không biết có phải vì gần đây, Hội nhà văn Việt Nam chú ý nhiều đến văn chương cho Thiếu nhi (phát động sáng tác, mở trại viết, hỗ trợ quảng bá,…), hay do vốn yêu thích con cháu mình, rồi yêu thích, muốn gửi gắm những hi vọng vào lứa tuổi trẻ em hôm nay nhưng là chủ nhân của thế giới ngày mai mà thầy giáo Toán Mỵ Duy Thọ đầu tư nhiều cho mảng thơ này. Sáu tập thơ là một con số đáng kể.
“...Điện thoại em đơn giảnChỉ nghe tiếng nói cườiNhưng em thích, thích lắmNhư mình lớn thật rồi”(Trích Điện thoại của em)/-strong/-heart:>:o:-((:-hKhông phải khi nào cũng hóa thành em bé, như vậy thì đơn điệu quá! Tác giả còn sắm vai người kể chuyện, miêu tả hoạt động của bé. Chơi bán hàng, Bé làm công An, Bé rụng răng bà răng rụng,…:“...Bé kiếm một cái gậyNgắn chỉ bằng khuỷu tayĐội lên một cái mũChân diện thêm đôi giàyTuýt còi giơ thẳng gậyXe bố dừng lại ngayLỗi gì thế hả chúBố mới uống rượu say...”(Trích Bé làm Công an) Đôi khi tác giả lại nhập vào đồ vật để kể chuyện bằng ngôi thứ nhất: Tôi là chiếc lá xanh, Chiếc lá vàng, Thùng rác thải, Túi ni lông, Trống trường,… ( Em yêu bầu trời xanh) Bậc đá, Cây mạ non, Tâm sự cây lúa (Trăng sáng tuổi thơ):CHIẾC LÁ VÀNGTôi là chiếc lá vàngBay theo gió lang thangChạm đâu là bến đỗNắng chiều thu mơ màng
Có anh tay máy ảnhNgắm chụp hình tôi rơiVội về khoe với bạnSăn được mùa thu rồi
Có cô bé học tròNgồi xuống đỡ tôi lênÉp vào trong trang vở Thỉnh thoảng giở ra xem
Có một đôi thơ thẩnDắt tay nhau ven hồCài lá vàng lên tócThấy tình đầy mộng mơ
Cứ tưởng mình rác thảiVướng bước chân gần xaMay vẫn còn xao độngTâm hồn người lại qua.” Tác giả còn nói với các cháu, các em với tư cách là người thầy, người biết nhiều, hiểu rộng. Đó là các bài thơ Khi chúng mình ngủ say, Mắt đánh lừa mình thôi, Ăn gì?, Đếm hết dãy tự nhiên, Muôn loài và con người, Cộng trừ nhân chia, Hạt mưa từ đâu tới, Hạt muối, Điện – nguy hiểm, Sao hôm- Sao mai, Hệ mặt trời,…:
“...Khi chúng mình ngủ sayLúc màn đêm phủ dàyThì bên kia Trái đấtLại là lúc ban ngày” (Trích Khi chúng mình ngủ say)
“...Quạt quay ăn số điện
Xe bố chạy ăn xăng
Hỏi Trái đất Mặt trăng
Ăn gì mà quay suốt”
(Trích Ăn gì)
Nhà thơ quan niệm rất đúng về thơ cho các em ở thời 4.0 (Bốn chấm không):“Do xã hội phát triển vượt bậc, đời sống người dân nâng cao, nên khác hẳn với ngày xưa các em được tiếp xúc với rất nhiều cái mới hiện đại như: Điện thoại di động, smart phone, truyền hình thông minh, học online, các trò chơi điện tử, phim ảnh, sách nói...vv. Nhiều khi các em còn thao tác nhanh hơn cả người lớn. Tất nhiên thơ ca vẫn phải luôn gắn bó các em với thiên nhiên cây cỏ, hoa lá, chim muông, nhưng cũng phải đề cập đến những sinh hoạt thường ngày đó của các em mới mong gần gũi các em được” (Một vài suy nghĩ về thơ thiếu nhi – trong tập Em yêu bầu trời xanh)./-strong/-heart:>:o:-((:-hTác giả làm các bài thơ gần gũi với hoạt động thường ngày của các em. Không chỉ có chuyện đi học bình thường, mà còn có học online, sử dụng máy tính, sử dụng điện thoại thông minh. Các bài thơ: Điện thoại của em, Học Online, Cái Ipad, Hòn tẩy, Đồng hồ nhắc nhở,…chính là nhắm đến cái đích đó. Có thể nói, nhà thơ có gốc nhà giáo Toán sử dụng nhiều thể thơ khác nhau một cách nhuần nhuyễn, sử dụng nhiều hướng tiếp cận khác nhau: kể chuyện khách quan, nhập vào nhân vật, nhập vào sự vật; đối thoại ông cháu, bố con, mẹ con, bà cháu,…Chính vì thế mà các bài thơ gần gũi với các em, có những phát hiện thú vị về các con vật quanh em như chó Vàng, chó Vện, chó Xám, chó Đen, mèo, gà mái, gà trống, gà con, chim chào mào, bói cá, cò trắng, ếch, bướm,…về các sự vật như con đê, đồng lúa, đồng cói, cây bàng, cây khế, cây chuối, … Tác giả tâm sự : “qua thơ tôi muốn ngầm truyền tải đến các em những tâm tư tình cảm tốt đẹp đối với cha mẹ, anh em, họ hàng, bè bạn, con người nói chung và vun đắp những đức tính đáng quý, đáng yêu của tuổi thơ. Truyền đến các em cái đẹp diệu kì của thiên nhiên cỏ cây hoa lá chim muông. Còn muốn phần nào giúp các em tìm hiểu về quy luật tự nhiên quanh mình và cả nơi trăng sao vũ trụ xa xôi nữa”. (Lời tác giả trong tập Trăng sáng tuổi thơ). Với 6 tập thơ dành cho các em, chúng tôi nghĩ tác giả đã thực hiện được tâm nguyện của mình. Vậy là có thêm một nhà thơ ghi tên mình vào đội ngũ những người viết cho trẻ em. Nhà thơ ấy là thầy giáo Toán từng là một sinh viên xuất sắc nhất khóa 1968-1972 của khoa Toán Đại học Sư phạm Vinh. Là tác giả phần mềm MyEqText nổi tiếng gỡ khó cho các thầy cô giáo, học sinh, sinh viên trong soạn thảo và giảng dạy, nhận giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2007. Nhà thơ – thầy giáo ấy là tác giả Mỵ Duy Thọ!
Hà Nội, 20 tháng 7 năm 2024
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét