GIỚI THIỆU TẬP THƠ "TÂM TÌNH" CỦA NHÀ KHOA HỌC LÀM THƠ ĐỨC VƯỢNG
Sáng 16 tháng 10, Thi đàn tổ chức giới thiệu tập thơ TÂM TÌNH của PGS TS Đức Vượng, Viện trưởng Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài - nhân lực. Vũ Nho có tham gia và có bài viết ngắn. Đưa lên vài hình ảnh và bài viết.
Nhà thơ Phạm Hoàng Nam trình bày cảm nhận về tập thơ
Những người dự
Thạc sĩ Minh trình bày cảm nhận về thơ tình yêu của tác giả
Nhà thơ Phạm Minh Lũng phát biểu
Một bạn trong Thi đàn trích đọc bài viết của nhà thơ Ánh Tuyết về tập Tâm tình
Chụp ảnh lưu niệm với tác giả Đức Vượng ( người cầm hoa)
Trái qua : Phạm Hoàng Nam, Vũ Nho, Đức Vượng, Hoàng Kim Bảo
Vũ Nho và các bạn nữ trong Thi đàn
NÓI
ĐÔI ĐIỀU VỀ TẬP
TÂM TÌNH của
nhà khoa học làm thơ ĐỨC VƯỢNG
Vũ Nho
Các
nhà chính trị và khoa học ở ta làm thơ không phải là hiếm. Những bài
thơ của Bác Hồ, của ông Trường Chinh,
ông Lê Đức Thọ, ông Xuân Thủy từng có mặt trong các tuyển tập thơ Việt
Nam.
Các
Giáo sư làm thơ có Giáo sư Viện sĩ Vũ
Tuyên Hoàng, Giáo sư Lê Trí Viễn, GS Hà
Minh Đức, GS Lê Văn Lân (Mã Giang Lân)…
PGS
TS Đức Vượng làm thơ không phải một công việc chính, cũng không phải để trở
thành nhà thơ. Anh tâm sự:
Sống vui bởi những ước mơ
Đời
vui bởi những vần thơ cộng đồng
Đây
là thơ của người làm khoa học nhằm chia sẻ những tâm sự, những buồn vui trong
cuộc sống, đặc biệt là trong cuộc sống cộng đồng của những người Việt xa xứ bên
Tiệp Khắc ( Séc và Slovakia ).
Vì vậy mà khi đọc thơ này, người đọc cần có một sự cảm thông nhất định với nhu
cầu sẻ chia, nhu cầu tâm tình của tác giả.
Tuy không chuyên, nhưng tập Tâm
tình đã là tập thơ thứ năm của Đức Vượng, chứng tỏ sức viết và lòng đam mê
nàng thơ của một cây bút làm khoa học từng có 18
tác phẩm công trình đứng tên riêng, 6 công trình làm chủ biên cùng 8
công trình viết chung, hơn 30 cuốn sách
gồm nhiều tác giả, và hàng trăm bài báo tiểu luận công bố ở trong nước và nước
ngoài.
Như tác giả tâm tình, thơ của Đức
Vượng gồm 3 mảng là triết lí, tự sự và trữ tình. Thật ra đây là một cách phân chia có
tính ước lệ và tương đối. Bởi vì đã là thơ, dù là triết lí, tự sự thì bản thân
nó cũng hàm chứa yếu tố trữ tình rồi. Chín chương của tập thơ, mỗi chương một
chủ đề cũng là sự phân chia có tính tương đối. Vì trong Quê hương êm đềm ( chương 1) có Quê
người ( chương 2), trong Vầng trăng
êm ả (chương7) có Những ngôi sao sáng
( chương 6). Tâm sự được dành cho
chương 4, nhưng cả 9 chương đều bàng bạc tâm sự của nhà thơ với mức độ đậm nhạt
khác nhau.
Tôi muốn ngẫu nhiên chọn ra mấy bài
của tác giả.
Bài
Tình đời trang 207 trong chương Thơ
triết lí:
Tình
đời như hạt mưa bay
Ngọt
ngào thì ít đắng cay thì nhiều
Tình
đời như áng mây chiều
Mỏng
manh như thể cánh diều nơi xa
Tình
đời như một đóa hoa…
Điều
đáng nói ở đây, gợi hứng cho tác giả là chuyện than phiền về Thói
đời. Nhưng tác giả lại viết tình đời vì quan niệm nếu muốn tình đời đẹp thì phải có
một tấm lòng.
Một bài thơ khác là bài Con đường. Nội dung bài thơ cũng như
hình thức bài thơ không có gì nổi trội. Nhưng tôi thích thú với một đoạn Lời tác giả ở cuối bài :
“Đường
chính trị là phức tạp hơn cả, vì người ta hiểu thế nào cũng được, bảo đúng là
đúng, bảo sai là sai, có cái sai lại cho là đúng, có cái đúng lại bảo là sai.
Nhận thức này còn tùy thuộc vào nhà chính trị, nhà quản lí đất nước. Đường lối
của mỗi quốc gia một khác. Quốc gia nào hưng thịnh, đời sống nhân dân được cải
thiện, giang sơn an bình, thì đường lối quốc gia đó là đúng và ngược lại” (
trang 209).
Tôi muốn trích một khổ thơ của bài Gia đình trong chương 8 Tình
yêu muôn thuở :
Không
có niềm vui toàn niềm vui
Không có khổ đau toàn khổ đau
Không
có hạnh phúc toàn hạnh phúc
Bất hạnh gia đình chẳng giống nhau
Đây
là trải nghiệm, tà tâm tình, là triết lí
về niềm vui- khổ đau, hạnh phúc- bất hạnh. Phải là người từng trải và có ý
thức chiêm nghiệm và một tấm lòng mới
viết ra như thế.
Đọc thơ của Đức Vượng không chỉ có cái
hay chân mộc của tâm tình, mà nhiều khi
rất thú vị vì những lời tác giả cuối mỗi bài. Thiết nghĩ, chính phần này, sẽ là điều làm cho người đọc thêm nhã hứng .
Chúc mừng tác giả có một tập thơ cho
Thi đàn bàn luận!
Hà
Nội 15/10/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét