Phim này đã xem ở 51 Trần Hưng Đạo, nay muốn xem lại một lần nữa để hiểu vì sao người ta "ném đá" tơi bời trên mạng. Chiếu ở Trung tâm, nhưng không bán vé,chỉ mời xem. Mà xem không mất tiền những một tuần. Hai bộ phim hôm đó la Bác sĩ Trần Duy Hưng một người Hà Nội (30 phút) và Sống cùng lịch sử ( 110 phút). Bây giờ thì các nhà làm phim đã cắt chi tiết đưa pháo xuống bè vô cùng bịa đặt rồi. Nhưng cái cảnh sông và những bè lương thực cháy nghi ngút và loang máu đỏ thì vẫn còn đó. Vì nó liên quan đến nỗi ám ảnh của nhân vật nữ chính cùng hai bạn trai phượt Điện Biên. Ấn tượng chung là không hay, chắp và, minh họa lại đủ ba cảnh Tô Vĩnh Diện chèn pháo, Bế Văn Đàn làm giá súng và Phan Đình Giót lấp lỗ châu mai. Ùng oàng hơi nhiều và nói chung là phim xoàng. Chỉ có đổi mới là cho nhân vật đồng hiện, cùng tham gia vào sự kiện lịch sử. Và khi 3 nhân vật ở hầm Đờ cát thì có tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất. Nên có thêm cảnh đám tang, cập nhật thời sự. Dù lần trước đạo diễn Thanh Vân nói Đoàn cố gắng làm phim "cúng cụ" nhưng đổi mới. Thật ra chẳng mới được bao nhiêu. Có lẽ cái chính là tài năng của người biên kịch. Không am hiểu Lịch sử, ý tưởng nghèo nàn nên dù đạo diễn có giỏi, diễn viên có tài thì phim vẫn cứ XOÀNG!
Áp phích quảng cáo
Tặng hoa Đoàn làm phim Bác sĩ Trần Duy Hưng một người Hà Nội
Nữ diễn viên của phim Sống cùng lịch sử phát biểu
Khán giả
Hình ảnh trong phim Bác sĩ Trần Duy Hưng
Hình ảnh đại tướng Võ Nguyên Giáp trong phim Sống cùng lịch sử
Các nhân vật chính trong hầm Đờ cát
Hình ảnh nhân dân trong lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Cảm ơn bác, em không được xem. Bây giờ hiểu hơn nữa phim quốc doanh và thấm sư quốc doanh quê em. Chúc bác vui.
Trả lờiXóaCám ơn bác VanPham. Lâu mới thấy bác ghé trang. Chúc bác mọi sự như ý!
XóaTôi chưa xem phim, chỉ đọc được một số phê bình trên các trang mạng. Tôi nghĩ một phim ăn khách bây giờ phải có nhiều yếu tố, từ kịch bản, đạo diễn, diễn viên, quay phim, quảng cáo cho phim... Mảng phim quốc doanh (tạm gọi là như thế) chỉ biết có "làm cho xong nhiệm vụ", thì dù có hay mấy, có nghệ thuật mấy cũng khó có người xem, chưa nói đến phim quốc doanh còn nhiều cái dở, cái chưa thể thoát ra được... Chẳng hạn như những tượng đài (tượng thật sự ở những nơi công cộng), thường phải theo một motif cứng nhắc, phải có anh chị công nhân, anh chiến sĩ cầm súng, thêm đứa bé... Dân chán là phải.
Trả lờiXóaCám ơn bác Hiệp ghé thăm và trao đổi!
Xóa