Nguyễn Bảng
NGƯỜI DƯNG – ĐÂU PHẢI NGƯỜI XA LẠ
(Đọc "Người dưng" của Đặng Xuân Xuyến)
NGƯỜI DƯNG
Đã mòn con mắt lá răm
Lời yêu còn ở ngã năm chửa về
Sập sùi sũng ướt triền đê
Khạo khờ mãi nhuộm câu thề người dưng
Hội làng thì đã lưng chừng
Người dưng ơi hỡi...
Người dưng
Chả về.
Đặng Xuân Xuyến
Lời bình
Ấy là hơi thở nhẹ của một cô gái quê trong bài thơ NGƯỜI DƯNG của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến. Và nghe xong tiếng thở ấy, ta như nhìn thấy cô gái đang trong đám hội nhưng không đứng trong đám đông dân làng mà đứng lẻ ra mé ngoài, ngóng mắt về phía đường xa mong đợi và mong đợi đến độ:
Đã mòn con mắt lá răm
Một cô gái quê xinh đẹp đúng như ca dao từng ca tụng: “Đàn bà con mắt lá răm/ Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền” mà thời nay dẫu có đốt cả trăm bó đuốc soi vào cả ngàn tiệm spa làm đẹp cho phụ nữ cũng không dễ gì tìm được một người.
Đôi mắt đẹp quý hiếm ấy “đã mòn” vì sao? Chỉ là vì:
Lời yêu còn ở ngã năm chửa về
Thật tội nghiệp! Bởi lẽ, thói thường, khi gặp ngã ba đường người ta đã phải phân vân tìm cách nên lựa chọn ngả nào? Vậy mà lời yêu con mắt lá răm ngóng đợi lại đang ở ngã năm, chỗ con đường đi ra năm ngả; có thể ngã năm ấy không còn xa hội làng lắm nhưng biết đi ngả nào cho đúng hướng đây? Chính vì thế, đâu chỉ mình cái lời yêu đó phải phân vân tìm lối mà cả cô gái quê cũng đang bồn chồn lo lắng, liệu lời yêu có chọn đúng ngã rẽ để về hay sẽ đi lạc lối để uổng phí một hội làng, phí hoài một ngày xuân tươi đẹp. Vì thế con mắt lá răm không chỉ đã mòn vì mong đợi mà còn:
Sập sùi sũng ướt triền đê
Người đời thường dùng từ hạt lệ để nói về nước mắt. Thiên tài Nguyễn Du trong Truyện Kiều thì tài hoa phong phú hơn nhiều: hạt châu, giọt ngọc, giọt tương, giọt riêng, mạch tương.
Và để diễn tả mức độ khóc, người đời thường ví von khóc như mưa:
Nhớ ai em những khóc thầm
Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa
Hay ví cụ thể hơn “như mưa tháng mười”:
Anh về em chẳng dám đưa,
Hai hàng nước mắt như mưa tháng mười.
Cũng có khi nói “khóc đỏ lòm con ngươi”:
Phù sa nước đục khó dòm,
Nhớ anh em khóc đỏ lòm con ngươi
Làn thu thủy của nàng Kiều “nghiêng nước nghiêng thành” đã đẹp lại đẹp hơn lên khi khóc bởi những từ ngữ như đầm đầm châu sa, châu sa vắn dài, giọt ngọc như chan:
Lòng đâu sẵn nỗi thương tâm
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa./
Lại cùng ủ dột nét hoa
Sầu tuôn dứt nối châu sa vắn dài".
Nàng càng giọt ngọc như chan,
Nỗi lòng luống những bàn hoàn niềm tây"/.
Trong NGƯỜI DƯNG của Đặng Xuân Xuyến thì nước mắt của con mắt lá răm được diễn tả mộc mạc như ta đã thấy:
Sập sùi sũng ướt triền đê
Một hình ảnh rất sáng tạo của nhà thơ hiện đại nhưng vẫn giữ được chất quê mùa bình dị rất gần gũi với người dân đồng ruộng mà không kém phần sâu sắc.
Triền đê là dải đất thoai thoải của con đê ở hai bên bờ sông. Khi mưa, nước thường từ trên trời rơi xuống mặt đê rồi trôi theo triền đê xuống tràn vào bờ bãi hay chảy hòa vào nước dòng sông cùng tuôn ra biển cả. Triền đê đâu phải là chỗ trũng để nước mưa dễ bề đọng lại. Vậy mà nước mắt của cô gái ướt sũng triền đê chứng tỏ triền đê đã bị thấm nhiều quá, lâu quá bởi những dòng lệ của con mắt lá răm.
Vậy vì sao con mắt lá răm, con mắt biết nói, biết cười mà ai trót nhìn vào sẽ đắm say, quyến luyến chẳng muốn rờì ấy đã mòn vì ngóng đợi lại khóc đến ướt sũng cả triền đê? Đây là câu thơ cắt nghĩa nguyên do nông nỗi ấy:
Khạo khờ mãi nhuộm câu thề người dưng
Chỉ là một câu thề của một người dưng nhưng cô gái đã khạo khờ nhuộm nó vào lòng và thời gian đã trôi qua nhưng không hề phai nhạt.
Người dưng hay người dưng nước lã, chỉ người không có máu mủ ruột rà thân tộc nội ngoại gì với mình mà nó tự nhiên như nước mưa, nước giếng. Nhưng sao cái người dưng kia lại nhuộm được câu thề trong lòng cô gái? Chỉ có thể nói đó là một người dưng quá đặc biệt, nếu không nói là người đã biết nhau từ kiếp trước thì ít nhất cũng là người đã biết nhau từ hội làng năm cũ. Cái người dưng quá đặc biệt ấy đã lọt vào “con mắt lá răm”, đã cho cô gái lời yêu, mách bảo trái tim cô gái một điều gì đó rất linh diệu khiến nỗi lòng cô hằng nhớ và đời sống tâm hồn tình cảm của cô đã bị xao động:
Cơm ăn nửa chén lưng lưng
Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này?
Và vì thế, hội làng năm nay, cô mới phải hoài công ngóng đợi lời yêu và cái người dưng kia.
Qúy con mắt lá răm đáng trăm quan tiền của cô gái quê trong thơ Đặng xuân Xuyến, tôi bỗng nhớ tới cô gái trong khung cửi nổi tiếng từ hơn 80 năm trước trong thơ Nguyễn Bính. Cũng hội chèo làng Đặng ở thôn Đoài. Một cô gái nông thôn trẻ trung xinh đẹp đội mưa bụi đi hội nhưng không phải để xem mà chính là để tìm gặp người yêu:
Thôn Ðoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chả thiết xem …
Và cũng thật tội nghiệp cho cô, tìm anh suốt một đêm thâu để rồi:
Chờ mãi anh sang anh chả sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Ðể cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!
Thương con mắt lá răm đã khóc ướt sũng triền đê, tôi lại nhớ đến người thiếu phụ mòn mỏi chờ bóng tình quân bài thơ Mòn Mỏi của Thanh Tịnh ngang thời Nguyễn Bính. Bài thơ được phóng tác theo truyện "Barbe bleue" của nhà văn Pháp Charles Perrault chìm ngập nỗi buồn. Người thiếu phụ xinh đẹp ngồi bên trong bức rèm, dệt vải. Còn em gái nàng thì ngồi ở gian ngoài, ngóng ra ngoài đường, chờ đợi. Ngôi nhà bé nhỏ nằm dưới thung lũng cũng cô đơn lặng lẽ như hai chị em họ. Sau bao lần tưởng như trông thấy tình quân với con ngựa hồng đang đến gần cùng với tiếng gọi của chàng trong tiếng ngựa hí, tiếng nhạc ngựa vang reo, người thiếu phụ nhờ em gái nhẹ cuốn bức rèm tơ lên xem có phải đúng thế không để rồi chỉ nhận được những câu trả lời cuả em gái: khi thì "Chị ơi em thấy một cây liễu buồn", khi thì: “Bên rừng ngọn gió rung cây”, khi thì “Sóng chiều đùa chiếc thuyền nan” và "Chị ơi con nhạn lạc bầy kêu sương" hay "Chị ơi con sáo gọi ngàn bên sông".
Nhưng khi bất chợt nghe em gái nói như reo lên:
Ô kìa! Bên cõi trời đông
Ngựa ai còn ruổi dặm hồng xa xa
Thì nàng thiếu phụ bỗng lo lắng bảo em gái:
Nhẹ nhàng em sẽ buông rèm xuống,
Chị sợ trong sương bóng ngựa chìm.
Và rồi kết cục:
Ngựa hồng đã đến bên hiên
Chị ơi, trên ngựa chiếc yên vắng người
Sự bất ngờ của hình ảnh chiếc yên ngựa vắng người đã khiến bao người yêu thơ muốn vỡ tim vì buồn thảm
Tôi vô cùng yêu thích hai bài thơ diễm tình: MƯA XUÂN của Nguyễn Bính và MÒN MỎI của Thanh Tịnh, rất quý mến tấm tình của cô gái trong khung cửi tìm người yêu, rất cảm thương người thiếu phụ xinh đẹp đã mòn mỏi mong đợi tình quân từng giây từng phút để rồi tan nát cõi lòng trong tuyệt vọng. Nhưng tôi không muốn cô gái có con mắt lá răm trong thơ Đặng Xuân Xuyến phải cam phận như hai số phận ấy. Theo kinh nghiệm người đời: Người có đôi mắt lá răm thường sắc sảo đa tình và rất thủy chung nhưng cũng luôn nhuốm chút u buồn, sâu lắng. Nhưng tôi không muốn con mắt lá răm ấy trong thơ Đặng Xuân Xuyến sẽ phải buồn tủi tê tái như cô gái trong khung cửi “Để cả mùa Xuân cũng nhỡ nhàng”, lại càng không muốn con mắt lá răm ấy phải vận vào người nỗi mòn mỏi tuyệt vọng như người thiếu phụ trong thơ Thanh Tịnh.
Bài thơ NGƯỜI DƯNG của Đặng Xuân Xuyến rất ngắn, hai khổ nhưng cả thảy chỉ có 6 câu mà trong đó có tới 5 câu thơ buồn. Chỉ còn lại một câu:
Hội làng thì đã lưng chừng
Câu thơ tả thời gian, nhưng cũng diễn tả tâm trạng “sốt ruột”, đã xuất hiện sự “buồn nản” trong chờ đợi “người dưng” của “con mắt lá dăm”. Tuy không buồn như 5 câu thơ kia, nhưng câu thơ cũng gieo vào lòng người tâm trạng se buồn.
Hội làng thì đã lưng chừng, là khoảng thời gian đã đi qua những màn diễn chính của lễ hội và đang nhích dần về nửa sau, về những màn cuối, để khép lại hội làng, nghĩa là vẫn còn thì giờ để ngóng đợi “người dưng” nhưng hy vọng đã không còn nhiều, ngày một thu hẹp, rút ngắn.
Bài thơ khép lại với tiếng thở dài, tê tái:
Người dưng ơi hỡi...
Người dưng
Chả về.
Tôi không muốn cô gái có con mắt lá răm trong thơ Đặng Xuân Xuyến phải cam phận như vậy. Vì thế, nghĩ cho cô gái, tôi nghe như trong gió từ hội làng tiếng ai đó đang hát:
Bèo dạt mây trôi, chốn xa xôi,
Anh ơi, em vẫn đợi…
Cô gái con mắt lá răm ơi, cô có nghe thấy tiếng hát đó không?
Nếu nghe được thì xin cô hãy cùng tôi tin rằng, sau tiếng hát ấy, lời yêu của cô ở ngã năm sẽ tìm ra lối rẽ đúng và kịp về với cô, người dưng chưa về sẽ kịp đến bên cô. Hãy vững tin đi, “con mắt lá răm” xinh đẹp đa tình nhưng chung thủy nhé! Bởi gọi cái người gọi là người dưng đó đâu phải là người xa lạ, nếu không nói là đã gặp nhau trong tiền kiếp thì cũng đã biết mặt nhau, đã nghe lời yêu của nhau, đã nhận câu thề với nhau và đã nhuộm câu thề đó trong trái tim từ buổi còn khạo khờ. Nhất định người dưng ấy sẽ về hội làng để “lên ngôi” thành người nghĩa, người tình của cô và sẽ cùng cô “đơm hoa kết trái” thành hạnh phúc lứa đôi!
Vĩ thanh
Khép lại bài thơ Người Dưng, không hiểu sao tôi lại có cảm giác, hơi thở dài của cô gái mắt lá răm cũng chính là hơi thở dài của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến. Hình như nhà thơ cũng đang trong Hội làng và cũng đang để trái tim se buồn, bâng khuâng ngóng đợi một lời yêu của một người dưng nhưng cũng không phải là một người xa lạ mà là một người đặc biệt như đã cùng nhà thơ biết nhau trong tiền kiếp. Nếu đúng vậy, tôi chúc nhà thơ sẽ mau chóng đón nhận lời yêu ấy, có thể không phải là đang ở ngã năm mà ở một ngã bẩy sẽ về.
Sài Gòn, ngày 18/02/2017
N.B
NGƯỜI DƯNG – ĐÂU PHẢI NGƯỜI XA LẠ
(Đọc "Người dưng" của Đặng Xuân Xuyến)
NGƯỜI DƯNG
Đã mòn con mắt lá răm
Lời yêu còn ở ngã năm chửa về
Sập sùi sũng ướt triền đê
Khạo khờ mãi nhuộm câu thề người dưng
Hội làng thì đã lưng chừng
Người dưng ơi hỡi...
Người dưng
Chả về.
Đặng Xuân Xuyến
Lời bình
Trong không khí của một quần thể con người hỗn loạn, hoang mang, hung
bạo đang tràn ngập trong mùa lễ hội ở nhiều nơi trên miền Bắc, mà người
ta đi dự lễ hội, đi đến các chùa chiền, đền thờ để vụ lợi với hy vọng
đến đấy sẽ được buôn may, bán đắt, sẽ được thăng quan tiến chức, trở nên
giàu có..., bỗng nghe trong gió từ đâu đưa lại một hơi thở dài buồn
trách:
Hội làng thì đã lưng chừng
Người dưng ơi hỡi...
Người dưng
Chả về
Phải là hội làng với đúng nghĩa là sinh hoạt văn hoá dân gian của cư dân địa phương ở một quy mô nhỏ vào tháng Giêng đến hội, người dân nô nức tham dự nhưng rất đẹp chữ lễ chứ không phải là lễ hội với những cảnh chen lấn, giành giật, giẫm đạp lên nhau có cả máu người và máu các con vật như trâu bị treo cổ cho đến chết, lợn bị chém giữa sân đình…, ta mới có thể nghe được hơi thở nhẹ buồn trách đó.
Hội làng thì đã lưng chừng
Người dưng ơi hỡi...
Người dưng
Chả về
Phải là hội làng với đúng nghĩa là sinh hoạt văn hoá dân gian của cư dân địa phương ở một quy mô nhỏ vào tháng Giêng đến hội, người dân nô nức tham dự nhưng rất đẹp chữ lễ chứ không phải là lễ hội với những cảnh chen lấn, giành giật, giẫm đạp lên nhau có cả máu người và máu các con vật như trâu bị treo cổ cho đến chết, lợn bị chém giữa sân đình…, ta mới có thể nghe được hơi thở nhẹ buồn trách đó.
Ấy là hơi thở nhẹ của một cô gái quê trong bài thơ NGƯỜI DƯNG của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến. Và nghe xong tiếng thở ấy, ta như nhìn thấy cô gái đang trong đám hội nhưng không đứng trong đám đông dân làng mà đứng lẻ ra mé ngoài, ngóng mắt về phía đường xa mong đợi và mong đợi đến độ:
Đã mòn con mắt lá răm
Một cô gái quê xinh đẹp đúng như ca dao từng ca tụng: “Đàn bà con mắt lá răm/ Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền” mà thời nay dẫu có đốt cả trăm bó đuốc soi vào cả ngàn tiệm spa làm đẹp cho phụ nữ cũng không dễ gì tìm được một người.
Đôi mắt đẹp quý hiếm ấy “đã mòn” vì sao? Chỉ là vì:
Lời yêu còn ở ngã năm chửa về
Thật tội nghiệp! Bởi lẽ, thói thường, khi gặp ngã ba đường người ta đã phải phân vân tìm cách nên lựa chọn ngả nào? Vậy mà lời yêu con mắt lá răm ngóng đợi lại đang ở ngã năm, chỗ con đường đi ra năm ngả; có thể ngã năm ấy không còn xa hội làng lắm nhưng biết đi ngả nào cho đúng hướng đây? Chính vì thế, đâu chỉ mình cái lời yêu đó phải phân vân tìm lối mà cả cô gái quê cũng đang bồn chồn lo lắng, liệu lời yêu có chọn đúng ngã rẽ để về hay sẽ đi lạc lối để uổng phí một hội làng, phí hoài một ngày xuân tươi đẹp. Vì thế con mắt lá răm không chỉ đã mòn vì mong đợi mà còn:
Sập sùi sũng ướt triền đê
Người đời thường dùng từ hạt lệ để nói về nước mắt. Thiên tài Nguyễn Du trong Truyện Kiều thì tài hoa phong phú hơn nhiều: hạt châu, giọt ngọc, giọt tương, giọt riêng, mạch tương.
Và để diễn tả mức độ khóc, người đời thường ví von khóc như mưa:
Nhớ ai em những khóc thầm
Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa
Hay ví cụ thể hơn “như mưa tháng mười”:
Anh về em chẳng dám đưa,
Hai hàng nước mắt như mưa tháng mười.
Cũng có khi nói “khóc đỏ lòm con ngươi”:
Phù sa nước đục khó dòm,
Nhớ anh em khóc đỏ lòm con ngươi
Làn thu thủy của nàng Kiều “nghiêng nước nghiêng thành” đã đẹp lại đẹp hơn lên khi khóc bởi những từ ngữ như đầm đầm châu sa, châu sa vắn dài, giọt ngọc như chan:
Lòng đâu sẵn nỗi thương tâm
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa./
Lại cùng ủ dột nét hoa
Sầu tuôn dứt nối châu sa vắn dài".
Nàng càng giọt ngọc như chan,
Nỗi lòng luống những bàn hoàn niềm tây"/.
Trong NGƯỜI DƯNG của Đặng Xuân Xuyến thì nước mắt của con mắt lá răm được diễn tả mộc mạc như ta đã thấy:
Sập sùi sũng ướt triền đê
Một hình ảnh rất sáng tạo của nhà thơ hiện đại nhưng vẫn giữ được chất quê mùa bình dị rất gần gũi với người dân đồng ruộng mà không kém phần sâu sắc.
Triền đê là dải đất thoai thoải của con đê ở hai bên bờ sông. Khi mưa, nước thường từ trên trời rơi xuống mặt đê rồi trôi theo triền đê xuống tràn vào bờ bãi hay chảy hòa vào nước dòng sông cùng tuôn ra biển cả. Triền đê đâu phải là chỗ trũng để nước mưa dễ bề đọng lại. Vậy mà nước mắt của cô gái ướt sũng triền đê chứng tỏ triền đê đã bị thấm nhiều quá, lâu quá bởi những dòng lệ của con mắt lá răm.
Vậy vì sao con mắt lá răm, con mắt biết nói, biết cười mà ai trót nhìn vào sẽ đắm say, quyến luyến chẳng muốn rờì ấy đã mòn vì ngóng đợi lại khóc đến ướt sũng cả triền đê? Đây là câu thơ cắt nghĩa nguyên do nông nỗi ấy:
Khạo khờ mãi nhuộm câu thề người dưng
Chỉ là một câu thề của một người dưng nhưng cô gái đã khạo khờ nhuộm nó vào lòng và thời gian đã trôi qua nhưng không hề phai nhạt.
Người dưng hay người dưng nước lã, chỉ người không có máu mủ ruột rà thân tộc nội ngoại gì với mình mà nó tự nhiên như nước mưa, nước giếng. Nhưng sao cái người dưng kia lại nhuộm được câu thề trong lòng cô gái? Chỉ có thể nói đó là một người dưng quá đặc biệt, nếu không nói là người đã biết nhau từ kiếp trước thì ít nhất cũng là người đã biết nhau từ hội làng năm cũ. Cái người dưng quá đặc biệt ấy đã lọt vào “con mắt lá răm”, đã cho cô gái lời yêu, mách bảo trái tim cô gái một điều gì đó rất linh diệu khiến nỗi lòng cô hằng nhớ và đời sống tâm hồn tình cảm của cô đã bị xao động:
Cơm ăn nửa chén lưng lưng
Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này?
Và vì thế, hội làng năm nay, cô mới phải hoài công ngóng đợi lời yêu và cái người dưng kia.
Qúy con mắt lá răm đáng trăm quan tiền của cô gái quê trong thơ Đặng xuân Xuyến, tôi bỗng nhớ tới cô gái trong khung cửi nổi tiếng từ hơn 80 năm trước trong thơ Nguyễn Bính. Cũng hội chèo làng Đặng ở thôn Đoài. Một cô gái nông thôn trẻ trung xinh đẹp đội mưa bụi đi hội nhưng không phải để xem mà chính là để tìm gặp người yêu:
Thôn Ðoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chả thiết xem …
Và cũng thật tội nghiệp cho cô, tìm anh suốt một đêm thâu để rồi:
Chờ mãi anh sang anh chả sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Ðể cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!
Thương con mắt lá răm đã khóc ướt sũng triền đê, tôi lại nhớ đến người thiếu phụ mòn mỏi chờ bóng tình quân bài thơ Mòn Mỏi của Thanh Tịnh ngang thời Nguyễn Bính. Bài thơ được phóng tác theo truyện "Barbe bleue" của nhà văn Pháp Charles Perrault chìm ngập nỗi buồn. Người thiếu phụ xinh đẹp ngồi bên trong bức rèm, dệt vải. Còn em gái nàng thì ngồi ở gian ngoài, ngóng ra ngoài đường, chờ đợi. Ngôi nhà bé nhỏ nằm dưới thung lũng cũng cô đơn lặng lẽ như hai chị em họ. Sau bao lần tưởng như trông thấy tình quân với con ngựa hồng đang đến gần cùng với tiếng gọi của chàng trong tiếng ngựa hí, tiếng nhạc ngựa vang reo, người thiếu phụ nhờ em gái nhẹ cuốn bức rèm tơ lên xem có phải đúng thế không để rồi chỉ nhận được những câu trả lời cuả em gái: khi thì "Chị ơi em thấy một cây liễu buồn", khi thì: “Bên rừng ngọn gió rung cây”, khi thì “Sóng chiều đùa chiếc thuyền nan” và "Chị ơi con nhạn lạc bầy kêu sương" hay "Chị ơi con sáo gọi ngàn bên sông".
Nhưng khi bất chợt nghe em gái nói như reo lên:
Ô kìa! Bên cõi trời đông
Ngựa ai còn ruổi dặm hồng xa xa
Thì nàng thiếu phụ bỗng lo lắng bảo em gái:
Nhẹ nhàng em sẽ buông rèm xuống,
Chị sợ trong sương bóng ngựa chìm.
Và rồi kết cục:
Ngựa hồng đã đến bên hiên
Chị ơi, trên ngựa chiếc yên vắng người
Sự bất ngờ của hình ảnh chiếc yên ngựa vắng người đã khiến bao người yêu thơ muốn vỡ tim vì buồn thảm
Tôi vô cùng yêu thích hai bài thơ diễm tình: MƯA XUÂN của Nguyễn Bính và MÒN MỎI của Thanh Tịnh, rất quý mến tấm tình của cô gái trong khung cửi tìm người yêu, rất cảm thương người thiếu phụ xinh đẹp đã mòn mỏi mong đợi tình quân từng giây từng phút để rồi tan nát cõi lòng trong tuyệt vọng. Nhưng tôi không muốn cô gái có con mắt lá răm trong thơ Đặng Xuân Xuyến phải cam phận như hai số phận ấy. Theo kinh nghiệm người đời: Người có đôi mắt lá răm thường sắc sảo đa tình và rất thủy chung nhưng cũng luôn nhuốm chút u buồn, sâu lắng. Nhưng tôi không muốn con mắt lá răm ấy trong thơ Đặng Xuân Xuyến sẽ phải buồn tủi tê tái như cô gái trong khung cửi “Để cả mùa Xuân cũng nhỡ nhàng”, lại càng không muốn con mắt lá răm ấy phải vận vào người nỗi mòn mỏi tuyệt vọng như người thiếu phụ trong thơ Thanh Tịnh.
Bài thơ NGƯỜI DƯNG của Đặng Xuân Xuyến rất ngắn, hai khổ nhưng cả thảy chỉ có 6 câu mà trong đó có tới 5 câu thơ buồn. Chỉ còn lại một câu:
Hội làng thì đã lưng chừng
Câu thơ tả thời gian, nhưng cũng diễn tả tâm trạng “sốt ruột”, đã xuất hiện sự “buồn nản” trong chờ đợi “người dưng” của “con mắt lá dăm”. Tuy không buồn như 5 câu thơ kia, nhưng câu thơ cũng gieo vào lòng người tâm trạng se buồn.
Hội làng thì đã lưng chừng, là khoảng thời gian đã đi qua những màn diễn chính của lễ hội và đang nhích dần về nửa sau, về những màn cuối, để khép lại hội làng, nghĩa là vẫn còn thì giờ để ngóng đợi “người dưng” nhưng hy vọng đã không còn nhiều, ngày một thu hẹp, rút ngắn.
Bài thơ khép lại với tiếng thở dài, tê tái:
Người dưng ơi hỡi...
Người dưng
Chả về.
Tôi không muốn cô gái có con mắt lá răm trong thơ Đặng Xuân Xuyến phải cam phận như vậy. Vì thế, nghĩ cho cô gái, tôi nghe như trong gió từ hội làng tiếng ai đó đang hát:
Bèo dạt mây trôi, chốn xa xôi,
Anh ơi, em vẫn đợi…
Cô gái con mắt lá răm ơi, cô có nghe thấy tiếng hát đó không?
Nếu nghe được thì xin cô hãy cùng tôi tin rằng, sau tiếng hát ấy, lời yêu của cô ở ngã năm sẽ tìm ra lối rẽ đúng và kịp về với cô, người dưng chưa về sẽ kịp đến bên cô. Hãy vững tin đi, “con mắt lá răm” xinh đẹp đa tình nhưng chung thủy nhé! Bởi gọi cái người gọi là người dưng đó đâu phải là người xa lạ, nếu không nói là đã gặp nhau trong tiền kiếp thì cũng đã biết mặt nhau, đã nghe lời yêu của nhau, đã nhận câu thề với nhau và đã nhuộm câu thề đó trong trái tim từ buổi còn khạo khờ. Nhất định người dưng ấy sẽ về hội làng để “lên ngôi” thành người nghĩa, người tình của cô và sẽ cùng cô “đơm hoa kết trái” thành hạnh phúc lứa đôi!
Vĩ thanh
Khép lại bài thơ Người Dưng, không hiểu sao tôi lại có cảm giác, hơi thở dài của cô gái mắt lá răm cũng chính là hơi thở dài của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến. Hình như nhà thơ cũng đang trong Hội làng và cũng đang để trái tim se buồn, bâng khuâng ngóng đợi một lời yêu của một người dưng nhưng cũng không phải là một người xa lạ mà là một người đặc biệt như đã cùng nhà thơ biết nhau trong tiền kiếp. Nếu đúng vậy, tôi chúc nhà thơ sẽ mau chóng đón nhận lời yêu ấy, có thể không phải là đang ở ngã năm mà ở một ngã bẩy sẽ về.
Sài Gòn, ngày 18/02/2017
N.B
Đây nữa ạ:
Trả lờiXóahttp://dangxuanxuyen.blogspot.com/search/label/-%20V%E1%BB%81%20%C4%90%E1%BA%B6NG%20XU%C3%82N%20XUY%E1%BA%BEN%20%26%20T%C3%81C%20PH%E1%BA%A8M?&max-results=30