BƯỚC ĐẦU TÌM
HIỂU
CÁC DANH TỪ
CHỈ ĐỊA DANH:
TRÈM
- CHÈM – TỪ LIÊM
(Biên khảo)
TS. ĐƯỜNG VĂN
Tôi người họ Nguyễn Đại tôn, một trong những dòng tộc lớn, lâu đời, đã và
đang sinh sống ở làng Trèm (Chèm) –
phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà
Nội, cho đến nay, đã được 19 đời, khoảng hơn 500 năm.
Nghiên cứu các bộ cổ sử: Đại Việt
sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí,... các công trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam giá trị
của các giáo sư: Trần Quốc Vượng (Văn hóa
Việt Nam – tìm tòi và suy ngẫm), Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, tra cứu Từ điển Wikipedia (trên mạng Internet)... kết hợp với những lần trao
đổi và được nghe các cụ già trong làng kể lại, chúng tôi đã thức nhận được
nhiều điều thú vị và bổ ích về: thời điểm ra đời, nội dung ý nghĩa cho đến cách
phát âm (nói, viết (chính tả) của các danh từ riêng chỉ địa danh quen thuộc: Trèm – Chèm và Từ Liêm.
Xin được trao đổi đôi lời cùng bạn đọc gần xa, mong nhận được những lời
góp ý, bổ sung hoặc phủ chính cho sự hiểu biết vấn đề thuộc lĩnh vực lịch sử -
văn hóa – ngôn ngữ - xã hội chuẩn xác, hoàn bị hơn.
***
1. Trèm (Chèm) là 1 danh từ riêng thuần Việt (Nôm) vào loại tối cổ để gọi tên làng Trèm
(Chèm) của chúng tôi, một trong những làng Việt cũng vào loại tối cổ, toạ lạc bên bờ Nam sông Hồng
(Cái), sớm nhất, có lẽ từ thời Hùng Vương, cách đây hơn 2000 năm.
Về nguồn gốc
cách phát âm từ Trèm, theo ý kiến
của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ từ
nguyên học giải thích, thì nó
được khởi nguồn từ từ Việt cổ: t’lem
(tương tự như các từ trâuß t’lâu; lờiß b’lời; tre àb’le...). Suốt trong gần ngàn năm Bắc thuộc,
tiếng Việt cổ bị các tầng lớp thống trị Trung Quốc cưỡng bức Hán hóa ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng. Quá
trình biến âm, chuyển âm, từ Trèm à t’lem à từ liêm... là theo quy luật ngôn ngữ ấy. Một từ
Việt (Nôm) cổ dần được Hán Việt hoá từ cách đọc, viết đến phát âm (nói) và cách
giải thích nội dung ý nghĩa từ vựng.
TS Nguyễn Văn Đường ( Đường Văn)
Từ những thế kỷ đầu sau công nguyên, làng tôi có 2 cách
gọi tên:
1. Nôm cổ: Trèm;
2. Hán Việt đương thời: Từ Liêm.
2. Đến năm 621(Vũ Đức thứ tư, thời thuộc
Đường), huyện Từ Liêm lần đầu tiên được thành lập (thuộc Từ châu; gồm 3 huyện: Từ Liêm, Ô Diên và Vũ Lập).
Như vậy, tên Hán Việt của làng Trèm tôi đã trở thành tên chung của 1
huyện mà làng Trèm chỉ còn là 1 thành viên (bộ phận).
Một trong những lý do được người đời sau giải thích, đó là vì trong phạm
vi đất đai của huyện có sông Từ
(Không rõ là 1 đoạn sông Hồng (Cái), hay sông Nhuệ, hay cả 2 sông ấy?) chảy
qua.
Vì tên huyện đã được đặt là Từ Liêm
nên làng Trèm tôi, xã Từ Liêm tôi, từ
đó không còn sử dụng tên Hán Việt là Từ Liêm nữa mà được đặt lần lượt những
tên Hán Việt mới: Thụy Kiềm (Điềm?), Thụy
Hương và cuối cùng là Thụy Phương
(nghĩa là hương đẹp), (vào đời Nguyễn
(thế kỷ 19), như tên gọi xã (phường) hiện
nay.
3. Riêng từ Trèm cũng từ ngàn xưa, không hoàn toàn
chỉ tên riêng làng (xã) tôi mà còn được hiểu một cách rộng rãi hơn để chỉ chung
cả một vùng rộng lớn dọc bờ Hữu Hồng
gồm các làng (xã) Liên Mạc, Thụy Phương, Đông Ngạc (Vẽ). Nôm na vẫn gọi
là vùng Trèm Vẽ, kẻ Trèm, kẻ Vẽ... bên cạnh những Kẻ Noi (Cổ Nhuế), Kẻ Sù, Gạ (Phú Thượng),
Kẻ Giàn, Cáo (Xuân Đỉnh)...
4. Về 2 xu hướng phát âm (nói, viết (chính tả) từ
Trèm:
1. Xu hướng nhẹ hóa phụ âm tr. Dần biến thành ch (Trèm àChèm). Xu hướng này, theo thời gian, ngày càng
phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, phổ biến lấn át xu hướng 2.
2. Giữ nguyên cách phát âm uốn lưỡi, cong lưỡi cổ xưa:
tr (Trèmà Trèm).
Hiện nay, trên các giấy tờ, văn bản hành chính, pháp luật, xã hội, văn
hóa, giáo dục... của Hà Nội và cả nước, xu
hướng 1 đã và đang là xu hướng chủ đạo bên cạnh xu hướng 2 đã và đang tồn tại
(tuy một cách yếu ớt của một số người quê Trèm muốn và cố giữ gìn, bảo tồn cách
phát âm (nói) giọng quê, âm quê, truyền thống phương ngữ của làng quê lâu đời
của ông cha trao truyền cho đời đời các thế hệ con cháu tương lai. Bảo tồn lối phát âm (Tr), (Trèm) - và viết
chính tả (Tr), (Trèm).
Đó là một chủ trương, quan niệm
nghiêm túc, mang tính khoa học và lịch
sử chứ không phải xuất phát từ một vài ý thích cá nhân, chủ quan muốn chơi
trội, lập dị hay gàn dở... cần phê
phán!
5. Về nội
dung ý nghĩa từ Hán Việt: Từ Liêm (ngoài ý nghĩa gốc từ Nôm; Trèm (t’lem) như trên đã phân giải;
đương nhiên còn có những ý nghĩa rất tường minh, giàu tính tư tưởng - thẩm mỹ:
Từ: hiền từ, nhân
hậu, nhân ái. Liêm: liêm chính, liêm
khiết, trong sạch. Từ Liêm: vùng địa linh
nhân kiệt, nơi sinh sống những con người nhân hậu, liêm chính, trong sáng
về đaọ đức, nhân cách, dũng cảm, tài hoa, anh hùng về khí phách, phẩm chất...
mà Đức Thánh Trèm Lý Thân (Ông Trọng),
(quê ở làng Trèm, sống vào các đời Hùng Duệ Vương, An Dương Vương) là tấm
gương sáng chói đầu tiên.
Hiện nay Đền (đình) Trèm là nơi
thờ tự Đức Ngài Lý Thánh Ông, Phu nhân
Công chuá Bạch Tịnh Cung và Lục vị Vương (6 người con trai, con gái
của các Ngài).
Đền Trèm và Lễ
hội Đền Trèm (14, 15, 16/5 Âm lịch hằng năm) đang được đề nghị lên các cấp trên công
nhận danh hiệu Di sản Vật thể và Phi vật
thể cấp Quốc gia đặc biệt.
Hình ảnh Tứ trụ - Gảnh đình Trèm
đã được các cấp ngành Văn hóa lựa chọn làm biểu
tượng – lôgô cho quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Đó là sự lưạ chọn chuẩn xác, hợp
lòng nhân dân toàn quận.
6.Từ khi thành
lập cho đến nay, trải qua nhiều triều đại phong kiến khác nhau (Đinh, Tiền Lê,
Lý, Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn, đến thời Pháp thuộc, Cách mạng Tháng 8, kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ, thống nhất đất nước, đổi mới..., huyện Từ Liêm đã từng thuộc những châu, phủ khác nhau.
Có giai đoạn (từ hòa bình lập lại (1954),
huyện Từ Liêm còn bị tạm thời giải thể (thay bằng 2 quận 5, 6)!
Đến năm 1961, huyện Từ Liêm mới
tái lập (trên cơ sở lại sáp nhập 2 quận 5, 6 này).
Tới ngày 27/12/2013, theo nghị
quyết 132 của Chính phủ, huyện Từ
Liêm được chia tách thành 2 quận,
đều thuộc nội thành Hà Nội: Bắc Từ Liêm
và Nam Từ Liêm. NQCP có hiệu lực thi hành chính thức từ ngày 1/4/2014.
Phường Thụy
Phương (làng Trèm – xã Thụy Phương xưa) của chúng tôi thuộc quận Bắc Từ Liêm.
***
Thời gian lịch sử trôi qua với biết
bao vật đổi sao dời, nhập tách, tách nhập các đơn vị hành chính – kinh tế, văn
hóa, xã hội... để thích ứng với từng giai đoạn phát triển khác nhau của địạ
phương, Thủ đô Hà Nội và cả nước. Trong thế kỷ 21 này, chúng ta đã, đang và
càng tự hào được là người dân quận Bắc Từ
Liêm. Nhân dân quận bắc từ Liêm chúng ta quyết giữ vững và phát triển những
truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp, hào hùng của cha ông mình, quê hương
mình: Huyện Từ Liêm Anh hùng, đặng góp
phần xứng đáng vào quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội - Thành phố Vì Hòa bình, giàu mạnh, văn minh và hiện
đại, sánh cùng Thủ đô của các cường quốc trên thế giới./.
Trèm – Thụy Phương – Bắc Từ Liêm, Hà Nội,
Trước kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2017. ĐV
·
Tham khảo bài: Đặc
sản ngôn ngữ làng Trèm (trong tập tản văn Hồn Trèm (Đường Văn (2013), tr. 207 – 208; hoặc
trên trannhuong.com (3/2013)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét