Đôi điều cảm nhận về tập thơ TỰ SỰ của Đinh Tú Anh
Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2017
Vũ Nho
Một trong những tình cảm nổi bật
của tập thơ “Tự sự” của Đinh Tú Anh chính là tình quê.
Dù đi lập nghiệp nơi xa nhưng tình
quê vẫn là một tình cảm gắn bó sâu nặng với tác giả. Có nhiều bài anh viết về quê. Về quê,
Quê ơi, Vẫn nặng lòng, lắm lắm lắm, quê ơi.
Anh kể về quê trong các bài thơ Tự sự,
Giao thừa viết cho con, Tôi là con của
miền Trung, Về thăm mộ mẹ, Tôi, Tản mạn
tuổi thơ tôi, Nhớ quê núi, Nghe hát
Hà Tĩnh mình thương,… Những câu thơ mộc mạc mà chân thành, khi tác giả không
thể về quê trong dịp đoàn viên:
Bất chợt thương quê nhà nhiều lụt
bão
Chẳng biết ông bà đang đón Tết ra sao?
( Giao thừa viết cho
con)
Đầu năm mới nhớ về quê cũ mà ngậm
ngùi:
Quê nhà vẫn quê nhà xưa cũ
Hằn mặt người lam lũ sinh nhai
Đã bê tông hóa ngõ dài
Mà con đường chính chưa
ai ngó ngàng
(
Khai bút)
Vũ Nho chủ trang
Tác giả bộc bạch nỗi nhớ quê bằng cách điệp liền ba lần lắm lắm lắm trong một câu thơ kết bài:
Dù đã qua biết bao nhiêu miền đất
Vẫn nặng lòng, lắm lắm lắm,
quê ơi!
( Vẫn nặng lòng, lắm lắm lắm,
quê ơi)
Những câu thơ giản dị mang phong
cách tự sự kiểu ca dao cho thấy quê là một thường trực trong tâm trí tác giả:
Dù đi đâu, dù ở đâu
Chữ quê luôn ở trong đầu
tôi đây
Giọng tôi nói, người tôi
gầy
Cách tôi suy nghĩ đều đầy
chất quê
(
Tôi là con của miền Trung)
Một trong các nét độc đáo trong cách thể hiện
là tác giả đã dùng thể thơ Đường luật, một thể thơ được coi là “xưa cũ” khi
phong trào thơ mới ra đời. Dùng hình thức thơ xưa, lại nói về những kỉ niệm xưa, kỉ
niệm cái thời chăn trâu, hái củi, bắt cua, cắt rạ, tắm mưa, thì quả là thích hợp.
Một số câu thơ đường có sáng tạo khá
sinh động:
Khi nhỏ thường hay bít củi tê
Trèo lên Thiên Nhẫn trện nhiều ghê
Non cao khe mát tha hồ ngắm
Mắt thoáng giời cao, mặc sức mê
(
Bít củi)
Moóc dam
chuyện nớ khó chi mồ
Thấy lỗ thò tay móc móc vô
Khu chổng lên giời đầu nghía nghía
Chân ngâm xuống ruộng đít nhô nhô
( Moóc dam)
Đưa mồm phải lựa răng nhằn thóc
Đánh lưỡi làm sao trấu bật môi
Xóm dưới làng trên, già giống trẻ
Trong nhà ngoài ngõ, đứng như ngồi
( Cúp
trắt)
Hơn thế nữa, cái chất quê Hà Tĩnh
ấy được thấm đẫm trong các từ “địa phương” như là một thứ đặc sản quê hương. Về
lí thuyết mà nói, làm thơ là để trao gởi tâm tình với mọi miền đất nước chứ không
phải chỉ với những người bạn “đồng hương” hàng tỉnh hay hàng huyện. Bởi vậy mà
cụ Nguyễn Du xưa đã dùng ngôn ngữ toàn dân để sáng tác Truyện Kiều. Cụ Nguyễn Công
Trứ cũng không dùng tiếng địa phương để viết thơ ngông hay hát nói. Các nhà thơ
Nghệ Tĩnh khác nếu có, thì cũng chỉ dùng đôi ba tiếng địa phương trong trường hợp
thật cần thiết. Thế nhưng Đinh Tú Anh dùng nhiều từ địa phương để viết. Từ tên
bài đã “rặt” Hà Tĩnh như : Bít củi (
hái củi), bít toóc ( cắt rạ), cất rớ ( cất vó), câu dam ( câu cua), moóc dam ( mò cua), rèo tru ( chăn trâu), đan đúa
(đan rổ, thúng), cúp trắt ( cắn trắt),
gánh nác ( gánh nước), đi nhủi (đi bắt tôm cá bằng nhủi), lặt phân tru ( nhặt phân trâu), mở khóa troóc ( mở khóa đầu), mót ló ( mót lúa). Đến nội dung bài với
các từ địa phương như ni, tê, răng, mi,
bay, nà, trùn, giừ, cân gấy, rành khổ,
ôi chầu,… Có thể nói những bài này từ địa phương khá đậm đặc và nó đem lại
màu sắc quê Hà Tĩnh rõ rệt. Khá thú vị. Đó là một nét ưu điểm. Thế nhưng khi “lạm
dụng”, hay có thể nói nhẹ hơn là không giữ được ngưỡng, từ địa phương làm câu
thơ bị khuôn cứng và gây cảm giác trùng lặp, nặng nề. Ấy là chưa kể về niêm luật thơ Đường, bài thơ
bị xộc xệch.Ví dụ rõ nhất là bài Chợ Gôi, một chợ vùng quê. Có đến 5 từ “hè”
trong tổng số 8 câu thơ:
Dăm bảy lều con thấp thấp hè
Chợ Gôi chợ lớn nhất quê hè
Hàng xén mươi bà trầu bỏm bẻm
Thịt thà mấy vị tiếng vang hè
Đi xa về lại : Mần dê nhé!
Sớm nắng chiều mưa: bánh đúc hè
Làng cũ không còn đan đúa cạo
Chợ phiên mấy xã vẫn đây hè
Nhiều từ địa phương luôn cần chú thích, mà nếu không chú ý, sẽ làm
giảm cảm hứng của người đọc. Chẳng khác nào khi đọc thơ cổ luôn luôn phải đọc
chú thích về từ ngữ, về điển cố. Đó sẽ là một rào cản đối với sự tiếp nhận của
người đọc hiện nay.
Một nội dung
khác phong phú là tình yêu lứa đôi, tình cảm gia đình với cha mẹ, vợ hiền, con
gái. Người cha, người mẹ được tác giả nhớ lại:
Cha gánh sông Ngàn Phố về đổ đầy vại nước
Trong những ngày khô hạn nắng chang
chang
Mẹ chở nguyên núi Thiên Nhẫn về làng bằng
thuyền
Nhặt hạt sỏi, tôn nền nhà trong lũ
(Tản mạn tuổi thơ tôi)
Cha gánh sông, mẹ chở núi là hình ảnh kì vĩ của cha mẹ
trong kí ức trẻ con. Tác giả viết nhiều
về cô bạn gái cùng quê, cùng học, cùng “quần lủng áo sờn”, cùng tắm sông, cùng
chơi trò bán mua hay vợ chồng. Bạn đọc
thấy nỗi niềm khắc khoải một mối tình đầu đẹp đẽ nhưng không thành trong các bài
thơ Chờ em trong hội lớp, Bến xưa, Chuyện xưa hai đứa, Đau lắm tình xưa, Đợi về họp
lớp lần sau tính, Em có về hội lớp phải không em? Em ở đâu, em đang ở chốn nào? Em sao không về?
Những bài thơ cho thấy người viết là người chung tình, đa cảm mà cũng khí đa đoan.
Nhưng bên cạnh đó, tác giả cũng hết mình
chân thành với người bạn đời bằng một tình cảm si mê mạnh mẽ:
Mai sau trong cõi vô cùng
Nhớ em anh chắc lục tung thiên hà
(Gửi em)
Cũng là một cách bày tỏ như Tú Xương trong “Thương vợ”, người
viết biết ơn người bạn đời của mình, thấy mình đáng trách:
Thần ái tình gặp anh và bảo
Người trao em cho anh
Bởi trên đời không còn một phụ nữ nào
Biết yêu anh hơn em
Biết chịu đựng những tính nết gàn dở của anh
hơn em
( Anh hiểu)
Cái cách bày tỏ có phần vụng về, nhưng cái tình thì thật chân
thành, tha thiết:
Em yêu ơi
giữa trần gian nếu thấy
Lứa đôi nào hạnh phúc hơn hai ta
Thì ta cùng kiểm điểm những ngày qua
Để yêu nữa, yêu nhiều hơn hơn nữa!
(Yêu
nhiều hơn hơn nữa)
Tác giả không chỉ viết về tình riêng, mà còn viết về tình
chung, tình quê hương đất nước. Những bài thơ có ấn tượng đẹp như Đêm trung thu giữa vụng neo tàu Hòn Nét, Cẩm
Phả; Ghi ở công trường; Một chuyến thăm vịnh; Non sông một dải trời
mây; Thức dậy rồi Nha Trang.
Nhìn chung thơ
của Đinh Tú Anh không chạy theo mốt thời thượng, không hiện đại hay hậu hiện đại.
Anh viết khá tự nhiên, hồn nhiên. Đó vừa là ưu điểm nhưng lại cũng chưá sẵn nhược
điểm. Vì tự nhiên, không gia công trau
chuốt nên có những từ ngữ vụng về, cách diễn đạt trở nên thô, mạch
thơ có khi rời rạc. Một đôi bài “kể chuyện”
hơi dài, lan man như thể diễn ca, nhiều việc nhưng ít cảm xúc.
Tục ngữ ta có câu “Một con, một của ai từ”. Đó là nói cái tâm
lí của người Việt mình thích đông con, thích nhiều của. Thật khó mà cưỡng lại
được cái mong muốn nhiều con, nhiều của vốn là tâm lí của dân nông nghiệp phương
Đông. Thế rồi, bây giờ chính sách dân số không khuyến khích nhiều con, chỉ khuyên
có một đến hai con để nuôi dạy cho tốt. Bây giờ có lẽ chỉ còn ham muốn nhiều của là không ai cấm, mà cũng là
mong muốn được thừa nhận vì làm giàu được khuyến khích để cho dân giàu nước mạnh.
Tác giả Đinh Tú Anh không nói ra,
nhưng coi những bài thơ là những đứa con, đồng thời cũng coi như là của cải
tinh thần cho mình và cho các thế hệ con
cháu mai sau. Bởi vậy mà thật đúng với tâm lí người Việt được phản ánh trong câu
tục ngữ xưa. Những bài thơ đó là con, là của, vì vậy mà tác giả ham muốn có nhiều. Song chính vì nhiều con,
cho nên không chăm sóc được kĩ càng. Bởi vậy mà cảm thấy tiêng tiếc. Giá như tác
giả tiết chế hơn, giá như chọn lọc kĩ càng hơn, giá như trau chuốt hơn,…Nhưng
người đọc cũng nên cảm thông cho tác giả. Ngay cả đến nhà thơ chuyên nghiệp lừng
danh như Xuân Diệu, khi in tập thơ, vẫn bị chú bé Khoa chê là ôm đồm kia mà. Tôi
biết từ bản thảo đầu tiên tới bản in, tác giả cũng đã tiếc nuối bỏ lại ngót nghét
30 bài.
Dù sao thì cũng mừng là tác giả có
nhiều con, nhiều của trong một tập thơ nhiều nội dung, nhiều hình thức thể hiện,
nhiều cung bậc nỗi niềm.
Hà Nội,
mùa Thu năm 2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét