Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021

NHỚ ANH HÙNG LIỆT SĨ BÙI NGỌC DƯƠNG

 


NHỚ ANH HÙNG LIỆT SĨ BÙI NGỌC DƯƠNG

(Cu sinh viên khoa Xây dng ĐHBK Hà Ni)

      

                BÙI MINH TRÍ

Hành lang Khe Sanh thn su qu khc
L
nh đã ban, anh đi trước m đường
              t
n công s ch huy tp đoàn ca gic
Hiên ngang
đứng trên xe tăng  

đánh quân thù phn kích

G
m thét nhng chùm đại bác
Đạn n, bom rơi nht nguyt cũng m
Đạn pht trúng cánh tay gn đứt  anh nh đồng đội cht lìa
Chân b
thương, vn ch huy đánh tiếp
Theo anh nh
ư nước v b quân ta ào lên phá tan đồn gic

Tr
ước hm lô ct sau trn tiến công
Anh ngã xu
ng bên vách đá
              máu tô c
đỏ, hn tri non sông
L
i tri trăng đứt trong hơi th:
M ơi! Nhim v trao con đã hoàn thành

Trường Bách Khoa nhn danh hiu anh hùng
Có chi
ến công anh trong ánh sao rng r
Gi
a khu vườn trường Li th khc đá
D
ưới màu xanh lá, tượng đài gin đơn:
Chi
ếc mũ lính úp lên trang sách
              bên nh
ành hoa thm sc lung linh

 

               Bùi Minh Trí

________________--

Gác bút nghiên lên đường chiến đấu

Bùi Ngọc Dương sinh ngày 15.02.1943 tại số nhà 15 phố Trần Nhân Tông, Hà Nội. Đang là sinh viên khoa Xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa, anh đã tình nguyện nhập ngũ vào Binh chủng Công binh và được biên chế về Trung đoàn Công binh 7 thuộc Bộ Tư lệnh 559.

Với chuyên môn sẵn có của một sinh viên sắp tốt nghiệp khoa Xây dựng, Bùi Ngọc Dương đã có nhiều sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mở đường cũng như xây dựng công trình chiến đấu của đơn vị.

Với những thành tích đã lập được trong quá trình công tác, Bùi Ngọc Dương được phong quân hàm Chuẩn úy và bổ nhiệm chức vụ trung đội phó.


Thực hiện ý đồ nghi binh chiến lược của trên, quân đội ta quyết định mở chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968 tại các đô thị miền Nam, Trung đoàn Công binh 7 của Bùi ngọc Dương được điều chuyển về trực thuộc Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh.

Nhiệm vụ chủ yếu của trung đoàn là mở đường phục vụ cơ động cho các phương tiện chiến đấu như pháo binh, xe tăng... đồng thời xây dựng các công trình chiến đấu phục vụ Bộ chỉ huy chiến dịch.

Khi Bộ Tư lệnh Mặt trận quyết định tiến công cụm cứ điểm Huội San, tiểu đoàn của Bùi ngọc Dương được giao nhiệm vụ bảo đảm cho xe tăng cơ động, đồng thời thực hành mở cửa cho xe tăng và bộ binh xung phong tiến công cứ điểm Tà Mây.


Chiến sĩ công binh thành danh anh hùng trên xe tăng

Cứ điểm Tà Mây nằm trong cụm cứ điểm Huội San, một vị trí có ý nghĩa quan trọng án ngữ trên đường 9, nằm cách biên giới Việt - Lào khoảng 10 km về phía Tây. Nếu không tiêu diệt được Huội San, xe tăng sẽ không thể cơ động về tiến công Làng Vây như kế hoạch đã định.

Vị trí tập kết của Đại đội xe tăng 3, Tiểu đoàn 198 lúc đó tại bản Cha Ki Phìn, cách Tà Mây khoảng 10 km theo đường số 9. Con đường số 9 sau nhiều năm bị bỏ hoang đã hư hỏng nhiều, nhiều chỗ bị sạt lở, đặc biệt tất cả các cầu đều đã bị sập.

Để bảo đảm cơ động cho xe tăng, tiểu đoàn công binh của Bùi Ngọc Dương vừa phải rải quân ra sửa đường, khắc phục những chỗ sạt lở, vừa phải làm 5 ngầm vượt suối. Riêng ngầm số 5 do nằm sát cứ điểm Tà Mây phải để lại và sẽ làm khi pháo bắt đầu bắn chuẩn bị.

Nửa đêm ngày 23.1.1968, pháo của ta bắn tới tấp vào cứ điểm Huội San, trận đánh bắt đầu. Trung đội của Bùi Ngọc Dương đảm nhiệm mở đường cho xe tăng ở ngầm số 5- ngay sát gần cứ điểm Tà Mây.

Do quá gần địch, không được làm trước, lại bị máy bay ngăn chặn nên gần sáng ngày 24.1, chỉ có 2 xe 555 và 558 vượt được ngầm và xung phong lên đánh Tà Mây.

Trung đội ca Bùi Ngc Dương bám sát 2 xe tăng. Đến trước c đim, anh lao lên lun bc phá vào hàng rào dây thép gai ri git n. Ln lượt các chiến sĩ theo anh ni tiếp lao lên đánh bc phá. Trung đội ca anh đã dn sch vt cn cho xe tăng ta tiến vào trung tâm.

Tuy nhiên, do xích bị đứt, xe 558 dừng lại ở hàng rào cuối cùng, chỉ còn một mình xe 555 lao vào cứ điểm. Trong khi đó, trời sáng dần, máy bay địch kéo đến ném bom ngăn chặn mãnh liệt. Quân địch trong cứ điểm được tiếp viện quay lại phản kích dữ dội.

 

Vốn ham học hỏi và sử dụng thành thạo các loại vũ khí bộ binh, nay thấy khẩu cao xạ 12,7 mm trên tháp pháo không có ai sử dụng*, Bùi Ngọc Dương leo phắt lên xe tăng quay súng cao xạ bắn trả máy bay địch.

Trong lúc đang tập trung bắn máy bay, một mảnh đạn phạt trúng cánh tay anh làm cánh tay gần đứt hẳn. Anh quay lại nói với người đồng đội chặt hộ cánh tay bị thương cho khỏi vướng để tiếp tục chiến đấu.

Người đồng đội ôm chầm lấy người đồng chí anh dũng của mình. Dương khẩn khoản: "Chặt cánh tay cho tôi đi, tôi còn chiến đấu được mà".

Trước quyết tâm của anh, người đồng đội đã giúp anh chặt bỏ cánh tay và băng bó lại. Anh tiếp tục dùng súng cao xạ 12,7 mm bắn máy bay hỗ trợ cho các chiến sĩ xe tăng 555 tung hoành diệt địch trong cứ điểm.

Ln th hai b thương vào chân, Dương đã nhường cun băng cui cùng cho đồng đội, còn mình băng tm mnh vi áo. Anh đã c hết sc mình, da vào thành tháp pháo, tiếp tc chiến đấu. Trn đánh kết thúc thng li, cùng lúc y anh ngã mình trong vòng tay đồng đội.

Tại đội điều trị quân y tiền phương, lãnh đạo đơn vị đến thăm và kết nạp anh vào Đảng ngay trên giường bệnh. Hai ngày sau vì vết thương quá nặng, Bùi Ngọc Dương đã anh dũng hi sinh góp phần xương máu vào sự nghiệp Giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà khi anh tròn 25 tuổi.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Bùi Ngọc Dương được Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, được cán bộ chiến sĩ trong đơn vị và toàn mặt trận suy tôn là "La Văn Cầu của Đường 9 - Khe Sanh".

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét