Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

Nhớ ĐHSP Việt Bắc, nhớ Đức Lương - Đại Từ




Nhớ ĐHSP Việt Bắc, nhớ Đức Lương -Đại Từ
                 (
Lê Trung Lập K1 1966-1970 )
Tháng 11-1966,mình là lưu Hs từ TQ, vì cmvh của họ mà về học sp trong nước.Giấy gọi về muộn, mình và Thắng quê Thái bình đến ngã ba Ba Giăng thì gặp nhau. Hai người đi bộ đến tối thì đếnkhoa Văn (đóng ở bản Na Ri-Đức Lương-Đại Từ) Thầy Hoàng Nhân , trưởng khoa đón mình và Thắng quá ân cần. Thầy bảo chị Lý, người Hà Bắc là thủ kho chuẩn bị 3 suất cơm để thầy ăn cùng hai em . Khi cơm mang tới, thầy Tâm mang đến một bát tương.Thầy nói" Đây thức ăn của các em đây" Gian khổ mà đầm ấm tình thầy trò!
Mình đến khoa đúng dịp 20-11, ngày hiến chương các nhà giáo . Bữa liên hoan chỉ có sắn luộc . Các bạn miền xuôi ăn rất ngon, còn mình ko ăn nổi vì quê mình ăn quá nhiều sắn rồi.
Năm đầu, sv chúng tôi trọ tản mát ở nhà dân.Trước mình ở nhà ô Như dt Tày, sau cả tổ chuyển về nhà anh Khôi, Ô Mẩu, bà Hào,đều là người Thái bình lên khai hoang . Oanh(Thái Bình)là tổ trưởng và Bùi Đình  Vẻ ở nhà a Khôi, mình , Ngôn, Lượng, Ngô Thư, a Ma ngọc Tài (Hà Giang) ở nhà bà Hào.
Kể làm sao hết những gian khổ của thầy trò chúng tôi những ngày "cháo bẹ rau măng" ấy...Ăn thì cơm 1 bát (chẳng biết quản lí nhà trường làm thế nào với tiêu chuẩn 17 kg\1ng/tháng mà thế), rau cải khô của Trung Quốc, họa là thêm tí đậu xị cũng TQ cho...còn toàn là muối rang tán nhỏ .Thầy cũng đói như trò. Nhà các thầy ở đỉnh đồi, nhà chúng  tôi ở thấp hơn nhưng rất gần. Đêm các thầy luộc sắn, mình nghe rõ tiếng thầy Long nói "cứ mở vung ra là bở tất".


  





Ăn sắn xong, trên đồi lại vọng xuống tiếng đàn của các  thầy (gian nan đời vẫn ca vang núi đèo...mà)...Còn về học, cũng ko kém gian nan!Dầu hỏa ko có. Chúng tôi đọc sách , viết đề cương ban ngày. Đêm đến, sau bữa sắn nấu với rau tàu bay ăn đệm dạ, cả tổ ngồi quanh đống lửa đốt giữa phòng thảo luận đề cương . Hoàng Đoạn (Bắc Kạn), Trung Tẩu (Cao Bằng) hút thuốc Lào...cái điếu chạy quanh đống lửa ...mình nghiện ngập từ đấy đến giờ.

Ngày ấy,thầy Cung Khắc Lược dạy cổ văn rất quý mình vì mình ham học môn của thầy và mình cũng có chút vốn Trung văn từ phổ thông.Nhớ câu thầy dạy "sả tắc tàng dụng tắc hành"( những gì bỏ đi thì hãy giữ lại lúc cần thì dùng vào việc khác-tạm dịch ý như vậy-) nên mình sống hơi tiêt kiệm...!!!
Bốn năm đai học chưa ngày nào chúng mình là sinh viên (trừ việc học tập và nghiên cứu rất nghiêm túc).Trong năm thì lấy củi,trồng rau, trồng sắn. Hè đến thì lao động làm nhà để đón sinh viên mới.Vào rừng sâu chựt gỗ, chặt nứa gánh lá cọ của dân bán...Chúng tôi đứa nào cũng đẫm mồ hôi mệt nhoài. Lại còn khổ vì rắn xanh, muỗi khoang , vắt...Có chàng ăn cơm trưa xong, nằm ngủ trưa dậy chuẩn bị đi làm mới phát hiện một con vắt no máu vắt ngang cổ...!
Giếng nước ăn và tắm giặt chúng tôi đào ở góc ruộng dưới chân đồi. Cứ một tuần lại tát giếng môt lần...thế mà có bạn vẫn bị ghẻ đấy! 
Hội trường khoa rất rộng bằng tranh nứa lá dưới tán mấy cây đa cổ thụ . Nơi đây , chúng tôi hội họp, tập giảng, diễn văn nghệ...Chính hội trường này đã vang lên dàn hợp xướng"Tiếng chày trên Xoc PomBo" của sv biểu diễn...đến giờ tôi vẫn ko quên!

Chúng tôi còn diễn hoạt cảnh "Bán con..." của chị Dậu (Tắt đèn), anh Lê Hoạt (Phú Thọ) đóng vai Nghị Quế đạt quá! Sv học tập rất nghiêm. Giờ học tối từ 7đến10giờ. Gần 9giờ có kẻng giải lao15phút.Trong giờ giải lao, các dãy nhà vang lên tiếng cười nói,tiếng sáo tiếng đàn. Phạm Thông và Trung Tẩu bụng cao dạ dốc vẫn không quên cán bột mì nấu với rau cải ăn đêm trong giờ nghỉ...Ngoài học hành, chúng tôi còn làm công tác dân vận.Tuy những năm sau, không trọ nhà dân nữa nhưng chúng tôi vẫn giúp dân làm nương.Chi đoàn lớp A nhận làm bèo hoa dâu cho bản Na ri.Trời rét như cắt, tôi và Đặng Minh Thư (quê Phú Thọ- vợ Quách Công Chấp bây giờ) vẫn lội nước sâu đập bèo...
Nhớ nhiều lắm những đêm mưa rét lầy lội tháng 2 âm lịch, cả khoa bấm chân trên đường lầy gánh sắn về kho ăn kèm gạo...K1 có hơn trăm sv. Mình thử kể mọi người nghe xem não mình lão hóa đến mức nào nhé: Hà Nội có Vi Văn Đoàn (bố làm nghề xe bò,bị tai nạn mất 1968). Chị Nguyễn Thị Phương Chi tổ mình . Lộc lớp B (hình như HN), Lê Thanh Lâm (Hòa bình) cô gái toc hơi xoăn chuyên lấy thư từ khoa về mang niềm vui cho tất cả, chị Súy (Phú Thọ), phu nhân anh H Ngọc bây giờ, A Hoạt (pt) Hoàng Ngà, Hùng toc Xoăn(Phú Thọ) Nga là vợ Thiệu (gáiPt lấy trai Thanh hóa).Dương Thị Mên, Phan Thị Ly, Tô Thị Dung, A Lương Văn Chiêm, Lương Minh Định ,Hoàng Mạnh Tiến (xứ Lạng)...a Vũ Khiết, a Đàm Khoắn, Dương Văn Khì, Nông Ngọc Dung, Ngân Thị Nhiệm...(Cao bằng)...a Ma Ngọc Tài( Bắc quang-Hà giang) A. Hoàng Ngọc vàTuyên (Hà Giang).Riêng Tuyên có chiến công tiễu phỉ ở Hà giang trước đó.Quê Vĩnh phúc,có a VũDuy Quỳ,a Đỗ Văn Ngẫu(công an chuyển sang sp), Đặng Trần Cát (Vĩnh tường),Ng Thị Bạ (Bạ có chữ kí 134) Ng Thị Tuất,(Tuất dạy LNQ Thái nguyên, nghỉ hưu về Hà nôi--ko liên hệ được),Ng Thiệug Khang. Riêng a Ngẫu được mệnh danh là anh "20 điếu cuối cùng" vì anh nghiện thuốc lá ko có ko chịu được mà chúng tôi, những thằng hút chơi cứ xin mãi...thương quá sự thiếu thốn một thời bao cấp!

Anh Ngẫu có cái đài Nhật nhỏ cứ 10h đêm là mở Tiếng thơ chúng tôi nằm nghe mê lắm! Vĩnh phúc còn Lê Đức dáng thư sinh, hơi kín tiếng...Ninh bình có Vũ Nho học xong giảng dạy tại Khoa cùng Lộc Phương Thủy, Bàn Tiến Tân (người Dao) Mấy năm sau Tân mất vì tai nạn giao thông ngay cổng trường...thương tiếc lắm Tân ơi!...Âu mập mạp, Loa thi sĩ , a Nhậm cũng ở Ninh binh có thời làm quản lý bếp ăn cùng Lập, Vẻ, Ninh...Mỗi lần nghe bài hát "Suối Lê nin" lại cồn cào nhớ và tự hào về Trần Văn Loa...Quách Công Chấp trai NB bén duyên với Minh Thư họ Đặng từ ngày đang học.Chắc hai bạn hạnh phúc lắm!...Quê Thái bình có Oanh,Vẻ(xin chia buồn-vợ Vẻ vừa mất cac bạn nhé!), Đào Hữu Lượng (Trình Trại, Thụy Anh) Nguyễn Hữu Hùng,Thắng, Bùi Phú Hảo, Miễn họ Lại(một thời sếp GD Hà Giang nay đang say mê nông trại...ai ăn cá tên lửa thì về chơi nhà Miễn nhé!...Nam Định cố hương của Lập có Trần Trung(TP), Bình(Yên nghĩa,Yên Thành)...Thanh Hóa có Thiệu người thấp nhỏ yêu và nên vợ nên chồng với Nga(Phú Thọ)...Mải mê xuýt quên Phú Thọ còn Ng.Thị Hải (Hạ Hòa) Ng.Thị Lợi.

Quê Nam định còn Ngô Văn Thư ra phổ thông một đôi năm rồi về Khoa giảng dạy. Anh chàng này có tật nằm là ngủ. Ai nhắc nhở thì cãi" Tao đang tư duy". Hắn dẫn thực tập về trường mình hai lần , mình mời về thăm nhà mấy lần ko được...(tay này KÉM)...Nông Vĩnh Ngôn (Chiêm hóa-Tuyên quang) thân vơi Lượng. Hắn làm Sếp Chiêm Hóa...sau nghe bị tai biến ko biêt giờ thế nào? Thảo Tuyên Quang cao ,trắng đẹp trai,rât thích chơi violon!...Ở Tây bắc có a Cầm Bua,a Cầm Long Thủy(bọn ranh hay đùa là Cặp lồng Thủng)...Lộc Phương Thủy ko biết quê mô?

Còn Trần Thanh Hải (Tiền Hải-TB) cao đoàng đoàng cùng tổ với mình.Tết âm lịch (Mậu Thân 1968 mình đón Hải về nhà mình ăn tết...Còn a Phiến (Hải Dương hay QuảngNinh?) và Ninh người mỏng như nhau. Ngày ấy, khi bàn về sắc thái ý nghĩa của các từ: con,cây,cục cái tấm,miếng, có chàng bảo:"từ TẤM gợi sự mỏng...", mình tranh luận lại:"thế Tấm mía...có mỏng không?"rồi"Lấy chồng cho đáng TẤM chồng..." thì sao,có mỏng ko? Rồi đùa a Phiến "Nếu Tấm chồng mà mỏng thì lớp mình, chỉ a Phiến xứng đáng "(em xin bác Phiến tha cho tiểu đệ này yêu quý bác mới dám nhờn với bác) Còn ai nữa mình chưa nhắc đến được thì qui tội cho bộ não già cỗi của mình hỏng đến nơi rồi nhé!...
 Mấy năm đầu thiếu thầy,khoa phải nhờ các thầy từ ĐHSP Hà nội, ĐH Tổng hợp,Viện VH lên dạy.Chúng tôi được học các thầy Đinh Trọng Lạc, Thầy Côn,thầy Nguyễn Đình Chú,thầy Hoàng Ngọc Hiến,thầy Đinh Gia Khánh,thầy Cung Khăc Lược,thầy Lương Duy Trung,thầy Lương Duy Thứ,thầy Nguyễn Đăng Mạnh...cùng các thầy ở khoa như thầy Hoàng Nhân,thầy Trần Văn Bính,thầy Long,thầy Đoàn Hồng,thầy Vi Hồng,thầy Phan Thanh Lương,thầy Phạm Luận, thầy Cù Đình Tú...
Vì bom đạn chiến tranh,mỗi lần từ Hà nôi lên dạy,các thầy đều phải guồng xe đạp suốt đêm vượt chặng đường hàng trăm cây số đầy hiểm nguy...gian khổ quá...Tôi còn nhớ thầy Nguyễn Đức Đàn từ Viện Văn học lên,đạp xe suốt đêm trong gió rét, ngay hôm sau lên lớp 5 tiết sáng,4tiết chiều phần VHHT 1930-1945.Vì thời gian eo hẹp,sớm hôm sau lại phải về Viện rồi, Thầy cho chúng tôi thắp đèn măng xông để học tiếp ban đêm.Trên cổ thầy chỉ quấn một khăn len mỏng.Cuối buổi thầy ho giọng khản đặc không nói được nữa...cảm động quá thầy ạ!
Nhớ các thầy quá!Có lần thấy Thầy Bính,thầy Lạc, thầy Lược trên Tivi...đều già lắm rồi...Đến hôm nay, ngồi viết những dòng hồi ức này mà lòng phấp phỏng không biết ai còn,ai mất...!

Các thầy,mình còn nhớ Thầy Hoàng Xuân, !!!Thầy Trúc, thầy Túc, thầy Đoàn,Thầy Cao Xuân Thử...Thầy Thử lấy cô Ngọc Văn 4 Hà Bắc, vất vả lắm:được cậu con trai lớn rồi vẫn bị đuối nước,cô Ngọc mất năm kia rồi!
...Nói đến Hà Bắc...ồ quên chính mình!!!...Hà Bắc có Lập, Kháng, Lễ, Diện, Vang, Lê Duy Sơn. Đỗ Huy Lễ mất sau năm thứ nhất vì bệnh gan.Trần Đức Kháng dạy Cao Bằng, sau làm thanh tra Sở Bắc giang. Kháng bị K thận, mất ba năm nay . Vang vào Sài Gòn với con, Lập và Diện về hưu ở quê,Sơn ko liên lạc được!
Nhớ VB,phải nhớ người nuôi mình! Chị Lịch,Chị Tèo ,Chị Lí giờ ở đâu chăc già lắm rồi!.... .. ........ !

Bây giờ mới nhớ ra: anh Minh Phương (hình như lớp trưởng lớp B)đánh bóng chuyền rất giỏi ,rất chịu khó, tốt nết nhưng thi tốt nghiệp hơi vất vả một chút. Tạ Trần Duyên Hà Nội(?)mang phong cách thầy Long .Mấy năm trước nghe Duyên bị trọng bệnh ko biêt có qua khỏi ko?...Hoàng Đoạn Bắc Kạn hút thuốc lào thích văn nghệ ,thường ôm về phòng cây contơ bat to tướng.Chàng này còn có tài thiến gà nữa chứ!.. .Anh XangzuVơt ngườiÊđê cũng hòa mình học tập cùng anh em nhiều dân tộc khác.Năm học thứ nhât hội Hà Bắc chúng tôi liên hoan đồng hương.Thầy Nhân đến dự.Cuối buổi thầy ôn tồn khuyên: các em từ nay ko nên tổ chức liên hoan đồng hương nữa.Nếu tỉnh nào cũng kêt nối đồng hương thì thầy thương anh Vơt lắm,có môt mình từ Tây Nguyên xa xôi,đât nước đang chia cắt biết đồng hương vơi ai? Cả hội mình chuyển vui thành ân hận ngậm ngùi...Kể từ đó chúng mình ko dám liên hoan đồng hương nữa...


Thái nguyên còn có Thịnh ở Tân Long(T.Phố),Triệu Thanh Chu (Phú Thịnh Đại Từ) chàng này vào sau lại ngoại trú ít gắn bó với anh em...khó nhớ quá!...còn một chàng cao gầy hay mặc quần bò ...tên gì...chịu ko nhớ nổi!
...Bây giờ là nỗi nhớ núi rừng và đồng bào:
Đặt chân đến khoa Văn, năm đầu , SV ở nhà dân.Các thầy căn dặn chúng tôi nhiều lắm về tập quán sinh hoạt của người Tày nơi đây và những điều người ta kiêng kị.Lên nhà sàn,nhà ai cũng đặt ban thờ rất cao phía đầu đốc.Bếp lửa giữa nhà rât ấm áp. Đến chơi nhà dân,chúng tôi được tiếp rất niềm nở...nhưng xin bạn nhớ hãy ngồi ngay quanh bếp đừng nhìn ngang nhìn ngửa nhiều và nhớ đừng quay lưng về phía ban thờ...kiêng lắm đấy!...Chủ nhà thường là các lão ông bắt đầu pha trà tiếp khách.Trà Đại Từ rất ngon lại ko thuốc trừ sâu như trà bây giờ đâu nhé .Trà được gói lá chuối khô bỏ vào một ống bương nắp kín trên gác bếp.Nước pha trà có sẵn cả ngày trên bếp lửa rừng rực.Chủ cho trà vào cái ấm đồng con con có cán gỗ.Chiết nước xong lại dúi ấm trà vào đống than củi đang đỏ rực. Trà vừa chín đủ ngấm,chủ rót mời chúng tôi cùng uống .Trà vừa thơm vừa có vị chát ngọt quyến rũ...

Một lần đi thực tế Văn học, mình về xã Phúc Lương (nơi hai khoa Sử Địa đóng).Vừa tới buổi sáng (ở nhà một bác người Tày),buổi chiều đã có nhà hàng xóm(cũng người Tày) mời ăn cỗ giỗ.Mình ngại quá vì chưa quen biết gì nên từ chối.Cả hai bác(chủ nhà và hàng xóm) đều khuyên mình:ở đây,các bác đã mời mà ko đến là các bác ko quí đâu,sang đi cháu!Mình đành theo chân họ đi.(cũng là dịp làm quen các già bản để tiện cho việc sưu tầm VHDG Tày-Nùng).Mình sang đến nơi,trên sàn , đã thấy cỗ bày rồi. Mọi người đều đon đả mời chào.Mình lễ phép chào các cụ và ngồi cùng mấy bác và một anh cán bộ lâm nghiệp người Hiệp hòa- Hà bắc,đồng hương với mình . Mỗi người có một phần xôi gói lá chuối tươi vuông vắn để trướcmặt(chứ ko phải đựng đĩa như cỗ người Kinh). Rượu rót mỗi người một bát.Vừa nhấp một chút,chủ lại rót đầy miệng bát Giữa bữa thì mình có nguy cơ say mất rồi...Anh bạn lâm nghiệp biết phong tục ở đây, biết mình đang bí liền ghé tai nói:"Cứ để đầy bát,ko ai mời nữa đâu!"Mình nghe theo,để đầy bát rượu,quả nhiên ko ai mời thật!Giá biết từ trước mình đã để đầy bát rượu từ giữa bữa! Ăn,uống xong,bác chủ nhà mình vẫn ở lại, mình vội chào mọi người ra về.Khổ quá ko dám đi,mình phải bám từng bậc cầu thang gỗ bò về...Nhớ mãi cái say rượu men lá...say tình,say nghĩa đồng bào

Hè năm thứ ba 1969,cả khoa nghỉ hè. Mình và Đặng Trần Cát (Vĩnh phúc) xung phong ở lại nuôi lợn cho bếp ăn tập thể.Giữa rừng sâu, lỏm thỏm hai anh em,buồn não ruột!Đã thế lại thêm cái mưa tháng báy thối đât, thối cát...càng buồn!...Khi có bạn lên thay thì Thái nguyên lụt rồi.Mình và Cát chuẩn bị về quê thì ông Mài,chủ trọ ba năm trước của Cát(người Tày ở bản Na Ri) ra bảo chúng tôi vào ăn rằm tháng bảy với gia đình.(Người Tày ở đây ẳn rằm tháng bảy và tết thanh minh to như tết nguyên đán.Tết thanh minh bao giờ cũng có bánh trứng kiến, rằm tháng bảy thì thịt vịt và măng nhường,món măng tươi nhồi thịt).Mình và Cát vào đã thấy cỗ bày rất nhiều món : thịt vịt(loại vịt già ngày thường đã đẻ rồi), gà trống thiến, xôi,các loại bánh trái...Ông gói sẵn cho hai anh em mình hai gói xôi to và hai cái đùi gà to.Chúng mình định từ chối ,bị ông mắng cho một trận bắt phải nhận đi ăn đường...Chào ông bà , mình và Cát đi bộ hơn 30 km ra đến Bờ Đậu đã thấy nước mênh mông rồi.Nhưng vì nhớ nhà quá,chúng mình cứ liều nhờ xe lội nước ra thị xã Thái nguyên(hồi ấy còn là thị xã).Chao ôi,trên đường nhựa nước ngang bụng.Đường tàu chưa ngập nên Cát lên tàu về quê được.Mỗi mình trèo lên nhà Bảo tàng Việt Bắc ngủ qua đêm chờ nước rút.Dân phố cũng chạy lụt đến đây rất đông.Mình vớ được hai miếng phên gỗ vốn là hòm xà phòng để nằm.Nước uống thì xin bà con chạy lụt ,còn đồ ăn thì may có gói xôi ông Mài...! Cũng phải ăn dè kẻo nước chưa rút thì chết đói!Nằm héo hắt suốt ngày hôm sau,cấu dần gói xôi cầm hơi!Đến hôm sau nữa thi nước rút đến đầu gối...đi được rồi! Mình lội nhanh lên bờ sông Thác Huống về quê.Lên đê,đi nửa buổi sáng nữa mình mới dám ăn nốt chỗ xôi còn lại đã thiu chảy rồi...Hú vía! Ko có gói xôi ông Mài thì thế nào nhỉ? Gói xôi như ấm lòng mình đến tận bây giờ!
Ấy thế mà suốt 50 năm,mình chưa một lần trở lại Na ri,với ô Như,ô Mài, Bà Hào A Khôi...Hồi Kỉ niệm 40 năm trường,mình lên muộn ko cùng anh emk1 về lại Na ri,Đức lương,Đại từ...lòng cứ day dứt mãi đến hôm nay! 
(Hết toàn bộ những dòng hoài niệm về thầy , về bạn về đồng bào đã cưu mang một thuở)

LÊ TRUNG LẬP. T103 -BC11C-K1

1 nhận xét:

  1. Ông Lập nhớ khá chi tiết. Tôi kể thêm cho ông rõ. Nguyễn Xuân Thắng cùng đi với ông, sau dạy ở gần hồ Ba Bể ( cấp 3 Chợ Đồn). Tôi dẫn sinh viên vào kiến tập. Thắng dạy rất hay. Khi chuyển về quê thì không gặp lại nữa. Tạ Duyên, Hoàng Đoạn, Đặng Trần Cát đã mất. Kỉ niệm 50 năm, Tôi có gặp anh Hoàng Nguyệt ở nhà Ngô Văn Thư. Hai ông không nhận ra nhau, nhưng ông Nguyệt vẫn nhắc Vũ Nho, Tương Như, Lộc Phương Thủy. Vừa rồi lên Lạng Sơn tôi gặp Hoàng Mạnh Tiến và Nguyễn Khắc Mễ. Hôm nào tôi đưa ảnh lên trang của ông.

    Trả lờiXóa